Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

hiện tượng Sét đánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.45 KB, 6 trang )

Sét là một trong những màn trình diễn đẹp nhất trong tự nhiên. Nó cũng là một trong
những hiện tượng thiên nhiên gây chết chóc nhiều nhất đối với loài người. Với nhiệt độ
chớp lửa nóng hơn bề mặt mặt trời và các sóng xung kích phát ra theo mọi hướng, sét là
một bài học trong khoa học vật lí lẫn nhân loại học.
Ngoài vẻ đẹp tráng kiện của nó, sét còn đi vào khoa học với một trong những bí ẩn cục
bộ lớn nhất của nó. Nó hoạt động như thế nào? Người ta thường biết rằng sét phát sinh
trong những hệ giông bão tích điện, nhưng phương thức các đám mây tích điện vẫn còn
là một ẩn số. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát hiện tượng sét nhìn từ trong ra để
bạn có thể hiểu rõ hiện tượng này.
Sét bắt đầu với một quá trình kém bí ẩn hơn: vòng tuần hoàn nước. Để hiểu trọn vẹn
vòng tuần hoàn nước hoạt động như thế nào, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các nguyên
lí bay hơi và ngưng tụ.
Sự bay hơi là một quá trình nhờ đó một chất lỏng hấp thụ nhiệt và biến thành hơi. Lấy
thí dụ một vũng nước sau một cơn mưa rào. Vì sao vũng nước đó khô đi? Nước trong
vũng hấp thụ nhiệt từ mặt trời và môi trường xung quanh và thoát ra dạng hơi nước.
“Thoát ra” là thuật ngữ được sử dụng khi trình bày về sự bay hơi. Khi chất lỏng là đối
tượng chịu nhiệt, thì các phân tử của nó chuyển động ra xung quanh nhanh hơn. Một số
phân tử có thể chuyển động đủ nhanh để chọc thủng bề mặt chất lỏng và mang nhiệt ra
ngoài dưới dạng hơi hoặc khí. Một khi đã thoát khỏi sự ràng buộc của khối chất lỏng, hơi
nước bắt đầu bốc lên cao trong khí quyển.
Sự ngưng tụ là quá trình nhờ đó một chất hơi hoặc khí mất nhiệt và biến thành chất lỏng.
Hễ khi nào có nhiệt truyền tải, thì nó chuyển từ nhiệt cao hơn sang nhiệt độ thấp hơn. Cái
tủ lạnh trong nhà sử dụng nguyên lí này để làm lạnh thực phẩm và nước uống của bạn.
Nó cung cấp một môi trường nhiệt độ thấp hấp thụ nhiệt từ thức ăn và đồ uống của bạn
và mang nhiệt đó ra bên ngoài trong cái gọi là chu trình máy lạnh. Ở khía cạnh này, bầu
khí quyển đóng vai trò một cái tủ lạnh khổng lồ đối với chất khí và hơi. Khi hơi hoặc chất
khí bốc lên cao, nhiệt độ trong không khí xung quanh càng lúc càng giảm đi. Không bao
lâu sau, hơi nước, cái mang nhiệt ra khỏi chất lỏng “mẹ” của nó, bắt đầu mất nhiệt sang
khí quyển. Khi nó bốc lên những độ cao càng lớn và nhiệt độ càng thấp, cuối cùng thì
phần nhiệt mất đi đủ để làm cho hơi nước ngưng tụ và trở lại trạng thái lỏng.
Giờ ta hãy áp dụng hai khái niệm này cho vòng tuần hoàn nước.


Nước hoặc hơi nước trên trái đất hấp thụ nhiệt từ mặt trời và môi trường xung quanh. Khi
nhiệt lượng hấp thụ đã đủ, thì một số phân tử chất lỏng có thể có đủ năng lượng để thoát
ra khỏi chất lỏng và bắt đầu bốc lên vào trong khí quyển dưới dạng hơi. Khi hơi bốc lên
càng cao, thì nhiệt độ của không khí xung quanh trở nên càng thấp. Cuối cùng, hơi mất
đủ nhiệt sang không khí xung quanh để cho phép nó quay trở lại thành chất lỏng. Lực hút
hấp dẫn của trái đất khi đó làm cho chất lỏng “rơi” trở xuống trái đất, do đó hoàn thành
vòng tuần hoàn. Nên lưu ý rằng nếu nhiệt độ trong không khí xung quanh đủ thấp, thì hơi
nước có thể ngưng tụ và sau đó đông đặc thành tuyết hoặc băng. Một lần nữa, lực hấp dẫn
sẽ quyết định dạng đông đặc và chúng sẽ rơi trở lại mặt đất.
Bão điện
Trong cơn bão điện, các đám mây giông được tích điện giống như những tụ điện khổng
lồ trên bầu trời. Phần phía trên đám mây nhiễm điện dương và phần phía dưới nhiễm điện
âm. Làm thế nào đám mây tích điện như thế này thì cộng đồng khoa học vẫn chưa có sự
nhất trí, nhưng mô tả sau đây mang lại một lời giải thích đáng tin cậy.
Trong tiến trình của vòng tuần hoàn nước, hơi nước có thể tích góp trong khí quyển. Sự
tích góp này là cái chúng ta thấy dưới dạng mây. Thật thú vị, các đám mây có thể chứa
hàng triệu triệu giọt nước và băng lơ lửng trong không khí. Khi quá trình bay hơi và
ngưng tụ tiếp diễn, những giọt nước này va chạm với hơi ẩm đang ở trong tiến trình
ngưng tụ khi nó bốc lên cao. Đồng thời, hơi ẩm đang bốc lên có thể va chạm với băng
hoặc mưa đá đang trong tiến trình rơi xuống đất hoặc nằm trong phần dưới của đám mây.
Tầm quan trọng của những va chạm này là các electron bị đánh bật ra khỏi hơi nước đang
bốc lên, do đó tạo ra sự chia tách điện.
Các electron mới bị đánh bật ra tập hợp lại ở phần dưới của đám mây, làm cho nó tích
điện âm. Hơi nước đang bốc lên vừa mất electron mang điện tích dương lên phần trên của
đám mây. Ngoài các va chạm ra, sự đông đặc còn giữ một vai trò quan trọng. Khi hơi
nước đang bốc lên gặp phải nhiệt độ lạnh hơn ở những vùng mây cao hơn và bắt đầu
đông lại, thì phần đông đặc trở nên tích điện âm và các giọt chưa đông đặc thì trở nên tích
điện dương. Ở đây, dòng không khí đang bốc lên có khả năng lấy các giọt tích điện
dương ra khỏi băng và mang chúng lên phần trên của đám mây. Phần đã đông đặc còn lại
có khả năng rơi xuống phần dưới của đám mây hoặc tiếp tục rơi tới mặt đất. Kết hợp các

va chạm với sự đông đặc, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được làm thế nào một đám mây có
thể có được sự chia tách điện tích trái ngược cần thiết cho một cú sét.
Khi có sự chia tách điện tích trong đám mây, thì sẽ có điện trường đi cùng với sự chia
tách đó. Giống như đám mây, điện trường này là âm ở vùng dưới và là dương ở vùng
trên.
Cường độ hay độ lớn của điện trường đó tỉ lệ với lượng điện tích hình thành nên đám
mây. Khi các va chạm và sự đông đặc tiếp tục xảy ra và điện tích ở phần trên và phần
dưới của đám mây tăng lên, thì điện trường càng lúc càng mạnh hơn – mạnh đến mức,
trên thực tế, các electron ở mặt đất bị đẩy sâu hơn vào trong lòng đất bởi điện tích âm ở
phần dưới của đám mây. Sự đẩy các electron này làm cho mặt đất bị nhiễm điện dương
mạnh.
Tất cả những gì cần thiết lúc này là một đường dẫn cho phần dưới đám mây nhiễm điện
âm tiếp xúc với bề mặt trái đất nhiễm điện dương. Điện trường mạnh, có phần tự lực, tạo
ra đường dẫn này.
Sự ion hóa không khí
Mô tả sau đây còn đúng là cái xảy ra khi một máy phát Van de Graff hoạt động. Nếu bạn
có ước muốn chơi cùng tia sét, thì máy phát Van de Graff chính là cách an toàn nhất để
triển khai và có thể mang lại hàng giờ giải trí.
Điện trường mạnh làm cho không khí xung quanh đám mây bị “chọc thủng”, cho phép
dòng điện chạy trong một nỗ lực nhằm trung hòa sự phân li điện tích. Nói đơn giản,
không khí bị chọc thủng tạo ra một lối dẫn làm ngắn mạch đám mây/trái đất như thể có
một dây kim loại dài nối đám mây với trái đất. Sau đây là cách thức sự chọc thủng này
hoạt động.
Khi điện trường trở nên rất mạnh (vào bậc hàng chục ngàn volt trên inch), thì điều kiện
đã chín muồi cho không khí bắt đầu bị chọc thủng. Điện trường làm cho không khí xung
quanh trở nên bị phân li thành các ion dương và các electron – không khí bị ion hóa. Chú
ý rằng sự ion hóa không có nghĩa là có nhiều điện tích âm (electron) hay nhiều điện tích
dương (hạt nhân nguyên tử mang điện dương/ion dương) hơn trước đó. Sự ion hóa này
chỉ có nghĩa là các electron và ion dương tách ra xa nhau hơn so với ở trong cấu trúc
phân tử hoặc nguyên tử ban đầu. Về cơ bản, các electron bị tước ra khỏi cấu trúc phân tử

của không khí chưa bị ion hóa.
Cái quan trọng của sự phân li/chia tách này là các electron giờ đã tự do di chuyển dễ dàng
hơn nhiều so với trước khi phân li. Cho nên, không khí bị ion hóa này (còn gọi là plasma)
có độ dẫn cao hơn nhiều so với không khí chưa ion hóa trước đó. Vả lại, khả năng hay sự
tự do di chuyển của các electron là cái làm cho mọi chất dẫn điện tốt. Thông thường, kim
loại được xem là hạt nhân nguyên tử tích điện dương được bao quanh bởi đám mây
electron giống như chất lỏng. Điều đó làm cho nhiều kim loại là chất dẫn điện tốt.
Các electron này có độ linh động cao, cho phép dòng điện chạy qua. Sự ion hóa không
khí hay chất khí tạo ra plasma với các tính chất dẫn tương tự như tính chất của kim loại.
Plasma là công cụ tự nhiên dùng để trung hòa sự phân li điện tích trong một điện trường.
Độc giả đã quen thuộc với phản ứng hóa học của lửa sẽ nhớ lại sự ôxi hóa giữ một vai trò
quan trọng. Ôxi hóa là quá trình qua đó một nguyên tử hay phân tử mất đi một electron
khi kết hợp với ôxi. Nói đơn giản, nguyên tử hay phân tử đã biến đổi từ một thế dương
thấp hơn sang một thế dương cao hơn. Thật thú vị, quá trình ion hóa, cái tạo ra plasma,
cũng xảy ra qua sự mất electron. Với sự so sánh này, chúng ta có thể xem quá trình ion
hóa là “đốt đuốc” trong không khí cho tia sét đi qua, giống hệt như đào một đường hầm
xuyên qua núi cho xe lửa chạy qua.
Sau quá trình ion hóa, đường dẫn giữa đám mây và mặt đất bắt đầu hình thành.
Sự phóng điện tiên phát
Một khi quá trình ion hóa bắt đầu và plasma hình thành, một đường dẫn không được tạo
ra ngay tức thời. Thật ra, thường thì có nhiều đường dẫn không khí bị ion hóa phát sinh từ
đám mây. Những đường dẫn này thường được gọi là dòng phóng điện tiên phát.
Các dòng phóng điện tiên phát truyền về hướng mặt đất thành từng giai đoạn, chúng
không phải đi thẳng đến đất. Không khí không bị ion hóa đồng đều theo mọi hướng. Bụi
hay các tạp chất (bất kì vật gì) trong không khí có thể làm cho không khí bị chọc thủng dễ
hơn theo một hướng, mang lại cơ hội tốt hơn cho dòng phóng điện tiên phát đi tới đất
theo hướng đó. Đồng thời, hình dạng của điện trường có thể ảnh hưởng đáng kể lên
đường dẫn ion hóa. Hình dạng này tùy thuộc vào vị trí các của các hạt tích điện, trong
trường hợp này chúng nằm dưới đáy đám mây và tại mặt đất. Nếu như đám mây song
song với mặt đất, thì vùng diện tích đủ nhỏ để bỏ qua được độ cong của mặt đất, và hai vị

trí tích điện sẽ xử sự như thể hai bản tích điện song song nhau. Các đường sức điện phát
sinh bởi sự phân li điện tích sẽ vuông góc với đám mây và mặt đất.
Các đường sức luôn đi ra vuông góc với bề mặt tích điện trước khi tiến về phía đích của
chúng (vị trí tích điện ngược lại). Có kiến thức này, chúng ta có thể nói nếu mặt dưới của
đám mây là không thẳng, thì các đường sức sẽ không đồng đều. Hãy thử như thế này: Vẽ
hai điểm tại hai phía đối diện của một quả bóng rỗ. Sau đó, vẽ một đường thẳng trên quả
bóng rỗ nối liền hai điểm đó. Sự cong của đường thẳng đó là tương tự với các đường sức
trong một điện trường không đều. Đường sức không đồng đều có thể làm cho dòng phóng
điện tiên phát đi theo một đường dẫn không phải là đường thẳng xuống mặt đất.
Xem xét những khả năng này, rõ ràng là có những nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến
hướng của dòng phóng điện tiên phát. Chúng ta đã được dạy trong nhà trường rằng
khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là một đường thẳng; nhưng trong trường hợp điện
trường, các đường sức không đi theo đường đi ngắn nhất, vì đường đi ngắn nhất không
luôn luôn thể hiện đường đi có điện trở thấp nhất.
Giờ thì chúng ta có một đám mây tích điện với các dòng phóng điện tiên phát kéo dài dần
về hướng mặt đất thành từng giai đoạn. Những dòng tiên phát này phát sáng yếu ớt dưới
dạng lóe màu hơi tía và có thể sinh ra những dòng tiên phát khác ở những nơi dòng tiên
phát ban đầu uốn cong hoặc đổi hướng. Một khi đã bắt đầu, dòng tiên phát sẽ vẫn tồn tại
cho đến khi dòng điện chạy, cho dù nó có phải là dòng tiên phát đầu tiên đi tới đất hay
không. Dòng tiên phát về cơ bản có hai khả năng: tiếp tục lớn lên trong các giai đoạn tăng
trưởng plasma hoặc kiên nhẫn chờ trong điều kiện plasma hiện tại của nó cho đến khi
dòng tiên phát khác đi tới đích của nó.
Dòng tiên phát đầu tiên đi tới đất sẽ gặt được kết quả của hành trình là mang lại một
đường dẫn giữa đám mây và mặt đất. Dòng tiên phát này không phải là tia sét; nó chỉ vẽ
đường cho tia sét đi theo. Tia sét là một dòng điện lớn, đột ngột chạy từ mây xuống đất.
Trước khi tiếp tục câu chuyện, chúng ta phải xét xem cái gì đang xảy ra với bề mặt trái
đất và các vật trên mặt đất. Chúng ta sẽ xét các cột sáng dương và cái xảy ra khi những
cột sáng này gặp các dòng tiên phát trong phần tiếp theo.
(theo HowStuffWork)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×