KHOA HỌC
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Xác định khi nào nên dùng thuốc .
-HS nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc
và khi mua thuốc
-Hiểu được tác hại của việc dùng thuốc không đúng, không
đúng cách và không đúng liều lượng
2. Kĩ năng: HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-
min.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa
học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 24 ,
25
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
T
G
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1. Khởi động:
- Hát
4’ 2. Bài cũ: Thực hành nói
“không !” đối với rượu,
bia, thuốc lá, ma tuý
- Giáo viên treo lẵng hoa -
Mời 3 học sinh chọn bông
hoa mình thích.
+ Nêu tác hại của thuốc lá?
+ Nêu tác hại của rượu
bia?
+ Nêu tác hại của ma tuý?
Giáo viên nhận xét - cho
điểm
- HS khác nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới:
Trong mỗi chúng ta ai ai
cũng đã từng có 1 lần bị
bệnh, mỗi lần bệnh như
vậy ba mẹ rất lo lắng có
thể cho chúng ta đi bác sĩ
nếu sốt cao, hoặc cho
chúng ta uống thuốc. Tuy
nhiên thuốc chính là con
dao 2 lưỡi nếu chúng ta sử
dụng không đúng có thể
gây nhiều chứng bệnh, có
thể gây chết người. Bài học
hôm nay sẽ giúp chúng ta
biết cách dùng thuốc an
toàn.
- Giáo viên ghi bảng
33’
4. Phát triển các hoạt
động:
1. Kể tên thuốc bổ, thuốc
kháng sinh
* Hoạt động 1: Kể tên
thuốc bổ, thuốc kháng
sinh
Mục tiêu: Giúp học sinh
nắm được một số loại
thuốc bổ, thuốc kháng sinh
và cách dùng thuốc.
Phương pháp: Sắm vai,
đối thoại, giảng giải
- Giáo viên cho HS chơi
trò chơi “Bác sĩ” (phân vai
từ tiết trước)
- Cả lớp chú ý lắng nghe -
nhận xét
Mẹ: Chào Bác sĩ
Bác sĩ: Con chị bị sao?
Mẹ: Tối qua cháu kêu đau
bụng
Bác sĩ: Há miệng ra để Bác
sĩ khám nào Họng cháu
sưng và đỏ.
Bác sĩ: Chị đã cho cháu
uống thuốc gì rồi?
Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống
thuốc bổ
Bác sĩ: Họng sưng thế này
chị cho cháu uống thuốc bổ
là sai rồi. Phải uống kháng
sinh mới khỏi được.
- Giáo viên hỏi:
+ Em đã dùng thuốc bao
giờ chưa và dùng trong
trường hợp nào ?
+ Em hãy kể một vài thuốc
bổ mà em biết?
- B12, B6, A, B, D
- Giáo viên giảng : Khi bị
bệnh, chúng ta cần dùng
thuốc để chữa trị. Tuy
nhiên, nếu sử dụng thuốc
không đúng có thể làm
bệnh nặng hơn, thậm chí
có thể gây chết người
2. Xác định khi nào dùng
thuốc và tác hại của việc
dùng thuốc không đúng
cách, không đúng liều
lượng
* Hoạt động 2: Thực hành
làm bài tập trong SGK
Mục tiêu:Giúp học sinh
nắm được cách dùng thuốc
và tác hại cuả việc dùng
thuốc không đúng liều
lượng.
Phương pháp: Thực hành
* Bước 1 : Làm việc cá
nhân
_GV yêu cầu HS làm BT
Tr 24 SGK
* Bước 2 : Chữa bài _HS nêu kết quả
_GV chỉ định HS nêu kết
quả
1 – d ; 2 - c ; 3 -
a
; 4 - b
GV kết luận :
+ Chỉ dùng thuốc khi thật
cần thiết, dùng đúng thuốc,
đúng cách và đúng liều
lượng. Cần dùng thuốc
theo chỉ định của bác sĩ,
đặc biệt là thuốc kháng
sinh .
+ Khi mua thuốc cần đọc
kĩ thông tin in trên vỏ
đựng và bản hướng dẫn
kèm theo ( nếu có) để biết
hạn sử dụng, nơi sản xuất
(tránh thuốc giả), tác dụng
và cách dùng thuốc .
_Gv có thể cho HS xem
một số vỏ đựng và bản
hướng dẫnsử dụng thuốc
3. Cách sử dụng thuốc an
toàn và tận dụng giá trị
dinh dưỡng của thức ăn
* Hoạt động 3: Trò chơi
“Ai nhanh, ai đúng”
Mục tiêu: Giúp học sinh
nhận biết và nêu được cách
sử dụng thuốc
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thực hành,
trò chơi, đàm thoại
- Giáo viên nêu luật chơi: 3
nhóm đi siêu thị chọn thức
ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3
nhóm đi nhà thuốc chọn vi-
- Học sinh trình bày sản
phẩm của mình
- 1 học sinh làm trọng tài -
Nhận xét
ta-min dạng tiêm và dạng
uống?
Giáo viên nhận xét - chốt
- Giáo viên hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng
thức ăn, vi-ta-min ở dạng
tiêm, uống chúng ta nên
chọn loại nào?
- Chọn thức ăn chứa vi-ta-
min
+ Theo em thuốc uống,
thuốc tiêm ta nên chọn
cách nào?
- Không nên tiêm thuốc
kháng sinh nếu có thuốc
uống cùng loại
Giáo viên chốt - ghi bảng
4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Luyện tập,
thực hành
- Giáo viên phát phiếu
luyện tập, thảo luận nhóm
đôi
Giáo viên nhận xét
Giáo dục: ăn uống đầy đủ
các chất chúng ta không
nên dùng vi-ta-min dạng
uống và tiêm vì vi-ta-min
tự nhiên không có tác dụng
phụ.
- Học sinh sửa miệng
- Vi-ta-min uống điều chế
các chất hóa học. Chúng ta
còn có 1 loại vi-ta-min
thiên nhiên rất dồi dào đó
là ánh nắng buổi sáng
Vi-ta-min D nhưng để thu
nhận vi-ta-min có hiệu quả
chỉ lấy từ 7 8 giờ 30
sáng là tốt nhất nắng
trưa nhiều tia tử ngoại -
Xay sát gạo không nên xay
kĩ, vo gạo kĩ sẽ mất rất
nhiều vi-ta-min B1 Tóm
lại khi dùng thuốc phải
tuân theo sự chỉ dẫn của
Bác sĩ, không tự tiện dùng
thuốc bừa bãi ảnh hưởng
đến sức khoẻ.
1’
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi
nhớ.
- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt
rét
- Nhận xét tiết học