Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.05 KB, 42 trang )

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương Mại thế giới kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập.Thế và vận mới cho
nền kinh tế chúng ta. Nhiều thử thách và thuận lợi cho mục tiêu phát triển đất
nước.
Việt Nam đã và đang có thể có đủ điều kiện để tổ chức các cuộc hội nghị
quốc tế mang tầm cỡ thế giới với một cơ sở hạ tầng du lịch đạt tiêu chuẩn, nhiều
khách sạn đã đón tiếp thành công các đoàn quốc tế, nhiều khu du lịch đã làm hài
long khách du lịch nước ngoài.Hội nghị cấp cao APEC năm 2006 là một bằng
chứng.
Mặc dù vậy, ngành du lịch Việt Nam đang còn nhiều hạn chế. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt
Nam cần cải thiện về mọi mặt, có như thế chúng ta mơí không bị bỏ lại quá xa
với thế giới và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.Bên cạnh đó chúng ta phải
đối mặt với một môi trường đầu tư chưa thực sự hoàn thiện, các cơ chế chính
sách, quy hoạch còn nhiều bất cập không những thế còn làm tính hấp dẫn bị
giảm đi đáng kể trong con mắt của nhà đầu tư.
Bài viết xin được đề cập đến thực trạng đầu tư vào ngành du lịch và xin
đưa ra những giải pháp mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm phần
nào giải quyết những hạn chế của các mặt tồn tại.Mặc dù đây chưa hẳn là những
giải pháp tốt nhưng có thể vẫn mang tính thời sự trong quá trình thu hút vốn đầu
tư.
Đề tài”Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch”
còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế, kính mong thầy cô góp ý để em
có kinh nghiệm và kiến thức cho bài viết sau.
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
1
Đề án môn học
Chương I: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào
ngành du lịch Việt Nam


I. Khái quát chung về ngành du lịch Việt Nam
1. Khái niệm,vai trò của ngành du lịch
1.1. Khái niệm
Về khái niệm du lịch trên, thế giới nhiều học giả đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau bởi đi từ những góc độ tiếp cận du lịch khác nhau. Định nghĩa của
Michael Coltman (người Mỹ) đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch:”
Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ
du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng, dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và
chính quyền nơi đón khách du lịch”.Có thể thể hiện quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở OTAWA Canada
diễn ra vào tháng 6 năm 1991:” Du lịch là hoạt động của con người đi tới 1 nơi
ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình) trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm”.
Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch,
khoa du lịch và khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã đưa ra
định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch
trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây:” Du lịch là một
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
Du khách
Nhà cung ứng
dịch vụ
Dân cư sở tại
Chính quyền địa
phương nơi đón
khách du lịch
2
Đề án môn học
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất,

trao đổi hang hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu
cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác
của du lịch.Các hoạt động nó phải đem lại lợi ích Kinh tế, chính trị, xã hội thiết
thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “ du lịch”
được hiểu như sau:” Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thoã mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một thời gian nhất định.
Như vậy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm của đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hoá xã hội.
Trên thực tế hoạt động du lịch ở ngoài nước không những đã đem lại lợi
ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội…Ở nhiều nước trên thế
giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm
một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế xã hội
1.2.Vai trò của ngành du lịch
Xét về mặt kinh tế du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo thu nhập
quốc dân ( sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở sản
xuất kỹ thuật …vv…), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội , tác động tích
cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thong qua thu ngoại tệ, đóng góp vai
trò to lớn trong việc câm bằng các cân thanh toán quốc tế.Cùng với hàng không
dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ
và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hang năm đem lại cho các quốc
gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế,
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hang tỷ USD mỗi năm thong
qua việc phát triển du lịch
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
3
Đề án môn học

Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
vùng.Hay nói một cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu
trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng ( thường thì các vùng
phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn
đến thu nhập của người dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất .Tính hiệu quả trong
kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ du lịch là một ngành “ xuất khẩu tại
chỗ” những hang hoá công nghiệp, hang tiêu dung, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ
phục chế, nông lâm sản…vv…theo giá bán lẻ cao hơn ( nếu như bán qua xuất
khẩu sẽ theo giá bân buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các
hang hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc
tế.
Du lịch không chỉ là ngành “ xuất khẩu tại chỗ “ mà còn là ngành “ xuất
khẩu vô hình” hang hoá dịch vụ . Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và
ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn
hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán ..vv…mà không bị mất
đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn được tăng lên sau mỗi
lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư đầu tư nước ngoài.Do giá trị
ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số
người có việc làm nên du lịch là một ngành kinh doanh hấp dẫn so với nhiều
ngành kinh tế khác.
Du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở
cửa của Đảng và nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế khách du lịch có
thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục
vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú
trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế .vv…Trong điều kiện lạc
hậu nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
4

Đề án môn học
điều đó có ý nghĩa to lớn. Bản than hoạt động kinh doanh du lịch cũng phát triển
theo hướng quốc tế hoá vì khách du lịch cũng đến nhiều nước trong một chuyến
đi du lịch dài ngày.Hình thức lien doanh lien kết ở phạm vi quốc tế trong kinh
doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao.Hoạt
động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao đến lượt nó kích thích đầu tư
nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mỏ cửa.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng
lưới giao thong công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thong tin đại
chúng ..vv… ĐẶc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu
cầu đi lại, vận chuyển thong tin lien lạc …vv… của khách du lịch cũng như
những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động trên các ngành
này phát triển
Về mặt xã hội du lịch góp ohần giải quyết công ăn việc làm cho người
dân. Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm
quan trọng. Tổng số lao dộng trong các hoạt động lien quan đến du lịch chiếm
10,7% tổng số lao động toàn cầu .Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm
mới , đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch so
với tỷ lệ hiện nay là 1/9
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển .
Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi
xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác Việc khai thác đưa những
tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu
điện, kinh tế, văn hoá, xã hội, … Do vậy việc phát triển làm thay đổi bộ mặt
kinh tế xã hội của những vùng đó và cũng vì vậy góp phần làm giảm sự tập
trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho các thành
tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục tập
quán ….vv
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B

5
Đề án môn học
Du lịch làm tăng tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân
dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân các quốc gia với nhau.
2.Nội dung đầu tư vào du lịch
2.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật
Để phục vụ tốt mục đích kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi loại
hình kinh doanh đều phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định.Cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch cũng cần được đáp ứng được những tiêu chuẩn được quy định
bởi đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đó là đáp ứng đầy đủ nhất những
nhu cầu hết sức đa dạng và phong phú của du khách. Với đặc trưng đó, hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đó là: mức
độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh, mức độ an toàn. Để đáp ứng các
mục tiêu này có thể đầu tư theo mấy xu hướng:
Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.Xu hướng này xuất
phát từ sự phát triển đa dạng phong phú của nhu cầu du lịch. Khách du lịch
thuộc nhiều quốc gia khác nhau, độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, nên họ
có đặc điểm tâm lý khác nhau, khả năng thanh toán khác nhau … Do vậy dịch
vụ cung cấp cho họ không giống nhau. Chính vì vây cơ sở vật chất kỹ thuật, tiện
nghi phục vụ cũng rất đa dạng, phong phú.Chẳng hạn trong một chuyến du lịch
có thể chỉ sử dụng nhiều loại hình phương tiện, có thể ở trong khách sạn hiện đại
cũng có thể ở trong khách sạn bình dân, thậm chí có thể ngủ ở thuyền lênh đênh
trên song nước.Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhằm
tạo ra các dịch vụ thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách song nó cũng là điều
kiện để huy động mọi nguồn lực trong dân cư để phát triển du lịch
Xu hướng hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.Xu hướng này xuất
phát từ nhu cầu du lịch của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao
hơn, tiện nghi hơn.Xu hướng hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nột
xu hướng tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B

6
Đề án môn học
xã hội.bên cạnh việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì việc cải
tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có cũng nhằm hiện đại hoá
chúng.
Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch kết hợp giữa hiênj đại
và truyền thống.Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tính chất toàn cầu của
du lịch thì chất lượng dịch vụ du lịch đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu của khách du
khách không chỉ du khách trong nước mà cả du khách quốc tế. Phát triển du lịch
theo hướng này sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch mà còn góp
phần tích cực vào việc giữ gìn nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Xu hướng xay dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hài hoà với tự
nhiên.Bên cạnh đòi hỏi phải thoã mãn nhu cầu bằng sự thuận tiện bởi những tiện
nghi hiện đại độc đáo tì trong chuyến hành trình du lịch khách du lịch bao giờ
cũng được hưởng thụ một môi trường trong lành, được hoà mình trong khung
cảnh thiên nhiên tươi đẹp để thư gian tinh thần và thể xác.Chính vì vậy một xu
hướng phát triển du lịch hiện nay là người ta xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu
giải trí, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hang có đầy đủ tiện nghi bên cạnh những con
sông, những hồ, những bãi biển đẹp hoặc trong rừng cây rậm rạp và ở những nơi
nhiều ao hồ, những núi non, những rừng cây đó không phải là tự nhiên mà là
nhân tạo. Từ đó hình thành những khu du lịch, giải trí rộng lớn và người ta gọi
đó là công viên “văn hoá du lịch”
2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng sợ thành công của bất kỳ lĩnh vực
kinh doanh hay một tổ chức kinh tế xã hội nào đểu phụ thuộc trước hết vào yếu
tố con người – con người ở đây được đánh gía theo tiêu chuẩn: sự hiểu biết về lý
thuyết và kỹ năng làm việc mà mỗi người có được, phẩm chất đạo đức, và sức
khoẻ của người đó .Sự hiểu biết và kỹ năng của lao động có được là nhờ quá
trình đào tạo – đào tạo có thể là dài hạn, có thể là ngắn hạn, lien tục hay gián
đoạn.Như chúng ta đã biết du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ có vai trò to lớn

Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
7
Đề án môn học
trong nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, và môi trường vì đối tượng
phục vụ của lao động du lịch là con người.- con người ở đây không chỉ bó hẹp
trong phạm vi một nước, một vùng… mà còn là khách du lịch quốc tế.Mỗi
khách du lịch lại có nhu cầu khác nhau, trình độ khác nhau, sự hiểu biết khác
nhau, người có trình độ cao, người có trình độ thấp và các nền văn hoá khác
nhau đến du lịch ở nước sở tại. Nếu các doanh nghiệp sử dụng lao động giản
đơn nhiều mà thiếu lao động được đào tạo thì trên phạm vi quốc gia chất lượng
không được đảm bảo, khách du lịch sẽ không thoả mãn được các nhu cầu của
mình.Bởi vậy để đáp ứng yêu cầu nhân lực của du lịch phải có chiến lược đào
tạo nhân lực một cách hợp lý.Với ý nghĩa đó đào tạo nhân lực trong ngành du
lịch cần những nội dung:
Thứ nhất: dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động. Để nâng cao hiệu
quả đào tạo nhân lực du lịch, việc nắm bắt nhu cầu đầo tạo đầy đủ là rất cần
thiết.Nó là cơ sở đầu tiên để các cơ sở đào tạo có thể xây dựng được mục tiêu và
chương trình đào tạo.
Thứ hai: Định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý cho các nghề kinh doanh
trong du lịch: Nội dung này xuất phát từ đặc điểm của lao động trong du lịch có
nhiều khác biệt hơn các ngành nghề khác.Cơ cấu đào tạo phải cần phải chú trọng
đào tạo từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý đảm bảo sự cân bằng của cung
cầu lao động.
Thứ ba: Thông nhất chuẩn hoá, giám sát việc xây dựng chương trình nội
dung đào tạo. Chuẩn hoá việc xây dựng chương trình đào tạo là một trong những
nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình đào tạo.Do mỗi nghề
có một kỹ năng nhất định và mang tính đặc trưng riêng của mỗi nghề, chức năng
nhiệm vụ của từng loại lao động để từ đó làm căn cứ xây dựng chương trình đào
tạo
Thứ tư: Đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo và xác địn hình thức

đào tạo.Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo có thể phụ thuộc vào tiềm năng du
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
8
Đề án môn học
lịch của đất nước, cũng như phân vùng du lịch.Nhà nước có thể thành lập những
trường nghiệp vụ du lịch hoặc dạy nghề ở các vùng có tiềm năng du lịch và các
khu du lịch trọng điểm Các loại hình đào tạo phải được xác định nằm trong hệ
thống gíao dục đào tạo quốc dân, phải xác định rõ mục tiêu đào tạo và coi đào
tạo lao động trong llĩnh vưvj này là hình thức đặc biệt.
2.3. Đầu tư vào quảng bá xúc tiến du lịch
Có thể nói đây là một nội dung rất mới so với các lĩnh vực khác mà chỉ
riêng có ở ngành du lịch. Bởi vì để có doanh thu thì khu du lịch phải quảng bá
hình ảnh của mình, doanh thu của ngành dựa vào số lượng du khách là chủ yếu
chính họ là sức sống của ngành, vì vậy phải đánh vào thị hiếu, nhu cầu của họ,
cho họ biết đến mình có như thế mới thu hút được khách du lịch. Đầu tư vào
lĩnh vực này phải dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,
truyền hình, phát thanh từ trung ương đến địa phương …Bên cạnh đó cũng phải
đầu tư vào việc tổ chức các cuộc triển lãm, các hội chợ du lịch, tham gia các hội
chợ quốc tế hay việc in ấn tạp chí, sách, tờ rơi, internet…Việt Nam đã có quan
tâm đến lĩnh vực này nhưng nhìn chung còn rất ít và đầu tư chưa thật hiệu
quả.Ví dụ: Thái lan chi phí cho quảng bá du lịch là 60 triệu USD, Singapore là
80 triệu USD còn Việt Nam chỉ khoảng 100000 USD một con số chưa thoả đáng
với tiềm năng của chúng ta đang có.Việt Nam chúng ta kinh nghiệm làm du lịch
chưa thật nhiều, chúng ta đang phải vừa làm vừa học hỏi, vì vậy đầu tư cho
quảng bá, xúc tiến du lịch là một hành động làm cho thế giới biết đến chúng ta
nhiều hơn, hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế sẽ được cải
thiện. Đầu tư vào công tác tuyên truyền quảng bá về các khu du lịch là vấn đề tất
yếu, khách quan và là vấn đề của mọi ngành du lịch trên thế giới.
2.4. Đầu tư vào cải thiện môi trường tự nhiên
Cũng như vấn đề quảng bá du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên là một

vấn đề mang tính cá biệt. Môi trường du lịch là sự tổng hoà của rất nhiều thành
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
9
Đề án môn học
phần như đất nước, không khí, âm thanh, ánh sang, hệ sinh thái trong đó có cảnh
quan môi trường. Đối với hoạt động du lịch cảnh quan môi trường có ý nghĩa
quan trọng nhất,Một khu du lịch có cảnh quan đẹp sẽ thu hút được nhiều khách
du lịch từ khi mới đi vào hoạt động, chúng ta phải biết đầu tư một cách hợp lý
và hiệu quả trog khâu đầu tiên này.Và trong suốt quá trình hạot động chúng ta
phải luôn tích cực đầu tư và bảo vệ môi trường để nó không mất đi vẻ ban đầu
và ấn tượng trong du khách. Để bảo vệ cảnh quan môi trường cần nhận thức
được đầy đủ các yếu tố hình thành và tác động lên cảnh quan môi trường, đầu tư
cho môi trường trước hết chúng ta phải xây dựng những hạng mục công trình
kiến trúc mang tính nhân tạo như những tác phẩm nghệ thuật, hồ bơi, núi đồi
nhân tạo,… tạo ra sư gần gũi thiên nhiên trong khu du lịc, ngoài ra phải đầu tư
phát triển các cảnh quan tự nhiên để làm sao nó không mất đi dáng vẻ tự nhiên
ban đầu. Đây là một quá trình lâu dài và lien tục vì cảnh quan sẽ luôn bị bào
mòn và phá huỷ bởi môi trường cũng như do sự tác động của con người làm suy
giảm tính hấp dẫn của nó .Chúng ta phải vừa khai thác vừa phục hồi. Đặc bịêt
một vấn đề quan trọng là phải đầu tư vào môi trường sinh hoạt hằng ngày như
môi trường nước, ánh sang, phải xử lý chất thải khí ra môi trường vì nó không
những thể hiện sự phát triển bền vững mà còn thể hiện trách nhiệm đối với xã
hội, nâng cao hình ảnh của khu du lịch trong con mắt của khách du lịch. Đầu tư
cho môi trường khu du lịch không chỉ mang tính hiện tại mà còn thể hiện sự
phát triển trong tương lai.
II. Thực trạng thu hút đầu tư vào phát triển ngành du lịch Việt Nam giai
đoạn (2003-2007).
1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam
1.1. Tình hình đầu tư vào sản phẩm du lịch ở Việt Nam
Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch - yếu tố quan trọng quyết định đối với

phát triển sản phẩm du lịch – và các điều kiện có liên quan, chiến lược phát triển
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
10
Đề án môn học
du lịch Việt Nam đã xác định định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
cho từng vùng du lịch.
+Vùng du lịch Bắc Bộ ( bao gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với
thủ đo Hà Nội là trung tâm của vùng và tam giac động lực tăng trưởng du lich
Hà Nội _ Hải Phòng_Hạ Long): sản phẩm du lịch đặc thù của vùng là du lịch
văn hoá trên nền văn minh lúa nước, du lịch sinh thái kết hợp với tham quan,
nghiên cứu và nghỉ dưỡng.
+Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ( gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng
Ngãi với Huế và Đà Nẵng là trung tâm đồng vị của vùng và địa bàn động lực
tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam ) : sản phẩm du
lịch đặc thù của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan
các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng, đặc biệt là các di sản văn hoá thế giới,
du lịch hang động và du lịch quá cảnh qua hành lang Đông Tây
+Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( bao gồm các tỉnh từ kon Tum
đến Cà Mau với hai Á vùng Nam Trung bộ và Nam Bộ.Trung tâm của vùng là
TP.Hồ Chí Minh và các tam giác tăng trưởng du lịch là: TP. Hồ Chí Minh _ Nha
Trang _Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh _ Cần Thơ_ Hà Tiên_ Phú Quốc): các sản
phẩm du lịch đặc thù của vùng là du lịch tham quan, nghi dưỡng biển và núi, du
lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù đã có được định hướng cho hoạt động phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù theo vùng miền nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của du lịch
Viêt Nam trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế, tuy nhiên trong thực
tế việc phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam thời gian qua còn có nhiều bất
cập đó là:
Đầu tư vào phát triển sản phẩm nhưng thiếu chú trọng đầu tư vào những
nghiên cứu cần thiết nhằm xác định cụ thể tính hấp dẫn, độc đáo, duy nhất,

nguyên bản, và đại diện của tài nguyên du lịch. Đây là nguyên nhân cơ bản của
tình trạng cho đến nay Du lịch Việt Nam thiếu những sản phẩm du lịch đặc thù ở
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
11
Đề án môn học
các cấp độ đặc biệt ở cấp quốc gia, để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
Đầu tư vào phát triển sản phẩm với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn: nhằm
giảm chi phí và tăng thu nhiều công ty du lịch thay vì phải tiến hành điều tra
khảo sát xây dựng chương trình tour, đánh gía cung-cầu, … để xây dựng sản
phẩm du lịch đã tiến hành việc sao chép sản phẩm du lịch của công ty khác. Đây
là tình trạng khá phổ biến trong phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam hịên
nay. Kết quả điều tra về sản phẩm du lịch ở Hạ Long, Sa Pa, Tam Cốc_ Bích
Động …của các công ty lữ hành Hà Nội trong khuông khổ đề tài KHCN độc lập
cấp nhà nước “ cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam “đã
xác định có tới trên 70% số sản phẩm du lichj được quảng bá là trùng lặp.Tình
trạng này cũng phổ biến đối với việc xây dựng các “khách sạn – resort “ tại các
khu du lịch khá nổi tiếng như Phan Thiết _ Mũi Né (Bình Thuận), Phú
Quốc(Kiên Giang)…
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nhưng thiếu tính sáng tạo, đầy rập
khuôn, máy móc: với quan niệm cần học hỏi “để rút ngắn thời gian và chi phí
cho việc phát triển sản phẩm du lịch nhiều nhà đầu tư đã sao chép gần như toàn
bộ mô hình những khu những điểm mà mình có điều kiện tham quan, khảo sát,
mà thiếu cân nhắc khi áp dụng trong những điều kiện không phù hợp về tự nhiên
văn hoá xã hội cũng như quan hệ cung cầu. Đây là tình trạng khá phổ biến trong
phát triển sản phẩm du lịch như “ công viên nước” , khu du lịch biển …chính vì
sự trùng lặp này sẽ làm giảm sức hấp dẫn du lịch chung của cả lãnh thổ.
`Đầu tư vào phát triển du lịch còn nhiều bất cập cùng với sự thiếu bóng
của những sản phẩm du lịch đặc thù đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh
tranh, tính hấp dẫn của từng vùng miền nói riêng và Việt Nam nói chung.
1.2.Tình hình về nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Việt Nam đã và đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, mới đây
nhất là sự kiện gia nhập WTO.Sự phân công lao động quốc tế trong du lịch sẽ có
cấu trúc, quy mô và cơ chế vận hành mới. Quá trình phát triển lĩnh vực du lịch
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
12
Đề án môn học
sẽ diễn ra nhanh chóng, tạo ra và dựa trên những lực lượng sản xuất và lợi thế
phát triển mới do kinh tế tri thức mang lại. Chỉ có bắt kịp sự thay đổi tương quan
lực lượng trên quy mô toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về lợi thế so sánh và
chinh sách phát triển của các công ty đa quốc gia, hoạt động du lịch mới có thể
thành công được và mới phục vụ tốt sự nghiệp hội nhập quốc tế chung của cả
nước.
Trong bối cảnh mới đó, nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội X của Đảng
đã nhấn mạnh:” Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa
dạng hoá sản phẩm và loại hình du lịch” và chủ trương nêu ra từ Đại hội IX
là”phát triển du lịch thực sự trơe thành ngành kinh tế mũi nhọn” cần phát triển
du lịch với quy mô lớn, tốc độ nhanh và bền vững hơ, chất lượng và hiệu quả
cao hơn, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với cac nước
đứng đầu khu vực, góp phần thiết thực để sớm đưa nước ta ra khỏi nền kinh tế
kém phát triển.
Muốn làm được như vậy cần phải tích cực huy động các nguồn lực cho sự
phát triển, trong đó nguồn lực quan trọn nhất mang tính quyết định nhất là
nguồn lực con người Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối
cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện nếu có một đội ngủ lao động chất lượng
cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm với đất nước gồm đông đảo
những công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học,công nghệ du lịch
tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những
nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng.
Vì vậy phải thấy rõ là phải nổ lực cao độ trong đầu tư phát triển nguồn
nhân lực du lịch.Hội nhập sâu và toàn diện trong và ngoài WTO sẽ kéo theo sự

thay đổi rất lớn từ phía cầu du lịch cả quy mô và chất lượng, nên cung du lịch
nước ta mà trước tiên là nhân lực ngành du lịch phải thay đổi và thích
ứng.Thành quả trong phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua
phải được phát huy, những hạn chế , bất cập trong đào tạo phát triển nguồn nhân
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
13
Đề án môn học
lực du lịch phải được giải quyết khẩn trương.Những quyết tâm chính trị trong
công tác phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hơn lúc nào hết
phải biến nhanh thành hành động cụ thể mới theo kịp diễn biến của tình hình,
mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về phát triển du lịch của đất nước trong khuôn khổ
WTO.
Hơn một nửa lao động còn phải được đào tạo(khoảng 1/3 vạn) và nửa non
lao động đã được đào tạo (trên 10 vạn) phải được đào tạo lại, cùng với đào tạo
mới cho 15 vạn lao động là nhu cầu rất “khổng lồ”. Vì vậy, phải chấp nhận cơ
chế thị trường, phải xã hội hoá mạnh và mở cửa thu hút các nguồn lực cho đào
tạo du lịch các cấp, từ đại học, cao đẳng, đến trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề.Có như vậy mới tạo nhanh được một đội ngủ lao động đủ năng lực chiếm
lĩnh được những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung cấp
dịch vụ du lịch của khu vực và toàn cầu .Phải gấp rút trang bị cho đội ngủ lao
động đủ năng lực chiếm lĩnh được những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao
trong chuỗi cung cấp diạch vụ du lịch của khu vực và toàn cầu.Phải gấp rút trang
bị cho đội ngủ lao động du lịch am hiểu các cam kết đa phương và song phương,
các hệ thông luật lệ, cac kỹ nămg đàm phán, tranh tụng quốc tế, hiểu biết văn
hoá của ta và của bạn, giỏi tin học,ngoại ngữ, để nắm được thông tin nhanh,
chính xác, biết mình biết người hiểu được yêu cầu của khách hang và đối tác
làm ăn, quản lý nhà nước tốt và quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế.Chưa
hội nhập sâu và toàn diện đã phải làm việc này, hội nhập sâu và toàn diện thì
càng cần phải làm khẩn trương hơn, nhưng thận trọng và kỹ lưỡng hơn. “Ăn xổi
ở thì” trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chắc chắn không thể trụ

được khi hội nhập sâu và toàn diện sẽ thua ngay trên sân nhà.
Thực tế ở Việt Nam nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một
cách có hệ thống về chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ
năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế.Các cơ sở đào tạo
du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
14
Đề án môn học
có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các
công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi
phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
1.3. Thực trạng về đầu tư quảng bá du lịch Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta đã có những
tiến bộ đáng kể, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt
đối với du khách trong và ngoài nước.Kết quả đó là dịp nhà nước đưa ra chính
sách mở cửa, hội nhập, cùng với những nổ lực của ngành du lịch trong việc
quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế.Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế
nào chúng ta có thể phát huy thế mạnh vốn có để nâng nghành công nghiệp
không khói lên một tầm cao hơn qua việc tạo dựng, phát triển và quảng bá
thương hiệu du lịch Việt Nam ra khắp thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập toàn diện của đất nước, đã đặt ra một vấn
đề mà nhiều doanh nghiệp trước đây hầu như chưa quan tâm, đó là thương
hiệu.Những vụ kiện tụng gần đây đã khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về thương
hiệu. Đối với ngành du lịch - một trong những ngành vốn được coi là mang lại
nhiều ngoại tệ cho đất nước, thì trong bối cảnh hiện nay, vấn đề thương hiệu
đang được đặt ra rất cấp thiết.
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta đã có những
tiến bộ đáng kể, hình ảnh đất nước, con người VIệt Nam đã để lại ấn tượng tốt
đối với du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, theo nhiều du khách và các doanh nghiệp du lịch trong nước,

sản phẩm du lịch của Việt Nam còn đơn điệu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó
là lý do khiến không ít du khách du lịch đến Việt Nam không hào hứng mua các
laọi đồ lưu niệm như khi đến Thái Lan, Trung Quôc.Chúng ta luôn nói “đa dạng
các sản phẩm vui chơi , giải trí, du lịch” nhưng thực ra, đó chỉ là sự sao chép lại
của các nước khác ( chẳng hạn như môn thể thao tennis, nhảy du, lặn biển,
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
15
Đề án môn học
casino,…), trong khi đó, các sản phẩm mang tính truyền thống và riêng biệt
“made in Việt Nam” thì hầu như rất hiếm
Việc tạo dựng thương hiệu cho du lịch cho du lịch sẽ tạo ra” một chỗ
đứng vững chắc” đối với ngành du lịch Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Thực tế cho thấy, vấn đề thương hiệu cho du lịch Việt Nam đã được các doanh
nghiệp đề cập.Vấn đề an toàn được du khách đặt lên hằng đầu thì tại sao chúng
ta không nhấn mạnh sự than thiện cảu con người Việt Nam trong các chiến dịch
quảng bá rằng Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, là nơi có nhiều đặc
sản trái cây như dừa, cam, vải, nhãn…nổi tiếng nhưng vẫn chưa khai thác hiệu
quả?...
Theo một số doanh nghiệp lữ hành, cần phải nghiên cứu thế mạnh của
từng vùng, trên cơ sở tạo ra sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đó.Mỗi sản
phẩm có thể gắn với một sự tích hay câu chuyện thú vị nào đó của mỗi vùng,
gây sự chú, tò mò, vì đó cũng là điều khiến những du khách ưa thích du lịch văn
hoá tìm hiểu.
Từ việc phát triển sản phẩm du lịch đặ trưng, qua đó gắn cho chúng
những “ thương hiệu riêng” để mỗi khi du khách dến vùng đó sẽ có những
gì.Chẳng hạn, khi nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến chiếc nón bài thơ với tà
áo tím thướt tha, với sông Hương thơ mộng …
Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là việc một sớm một chiều
mà cần có một quá trình nghiên cứu, nghiêm túc, đầu tư và tạo dựng sản phẩm
hiệu quả, tránh việc tạo dựng tràn lan, mất long tin đối với du khách.

Hơn nữa, đối với sản phẩm du lịch, không nên quá bắt chước các nước
khác, hoặc nghĩ đến những thứ quá cao xa.Chẳng hạn, nhiều khi sản phẩm chỉ là
một món ăn ngon, một giọng hò, điệu ví, trang phục đặc sắc, quà lưu niệm độc
đáo…,tất cả đều có thể thu hút khách du lịch đến thăm quan thưởng thức, nếu có
sự đầu tư,khai thác hiệu quả và có một thương hiệu được nhiều người biết đến.
Nguyễn Thị Thanh Trà Kinh tế đầu tư 46B
16

×