Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

thống kê thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.67 KB, 4 trang )

Thống kê thương mại
Lưu chuyển hàng hóa là: quá trình đưa hàng hóa từ lĩnh
vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua các phương thức
mua bán.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa thực chất là quá trình lưu
chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hoạt
động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
Đặc điểm về hàng hóa: hàng hóa trong kinh doanh thương
mại gồm: các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay
không có hình thái vật chất mà DN mua về để bán
Đối với DN kinh doanh thương mại hoạt động lưu chuyển
hàng hóa là hoạt động chủ yếu của DN.
* Đặc trưng của lưu chuyển hàng hóa:
Đối tượng của lưu chuyển hàng hóa bao gồm sản phẩm vật
chất và sản phẩm dịch vụ
Hình thức trao đổi là thông qua quan hệ mua và bán, hàng
hóa và tiền, không bao gồm các quá trình được thực hiện qua
quan hệ chuyển nhượng.
Các khâu của quá trình lưu chuyển hàng hóa gồm:
- khâu mua hàng
- khâu bán hàng
- khâu dự trữ
Mua hàng(T-H) là giai đoạn đầu tiên củ quá trình lưu
chuyển hàng hóa là quan hệ trao đổi giữa người mua và người
bán về trị giá hàng thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là
quá trình vốn DN chuyển hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái
hàng hóa- DN nắm được quyền sở hữu về hàng hóa nhưng mất
quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung
cấp.
Hàng hóa mua vào của DNTM là toàn bộ khối lượng hoặc


giá trị hàng hóa doanh nghiệp mua vào trong kỳ, để đảm bảo nhu
cầu bán ra hoặc để sản xuất gia công của doanh nghiệp thương
mại trong thời kỳ đó.
Bán hàng(H-T) là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ
vốn bằng hàng hóa sang vốn bằng tiền tệ và hình thành kết quả
sản xuất kinh doanh, quá trình bán hàng được hoàn tất khi hàng
hóa đã giao cho người mua và đã thu tiền hàng hoặc được chấp
nhận thanh toán.
Dự trữ hàng hóa là một bộ phận hàng hóa được giữ lại ở
khâu lưu thông(thương nghiệp) trong một thời gian nhất định để
đảm báo cho quá trình lưu chuyển hàng hóa được liên tục. Nói
cách khác, hàng hóa dự trữ là hàng hóa đã rời khỏi lĩnh vực sản
xuất nhưng chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng (còn nằm trong lĩnh vực
lưu thông).
Trong phạm vi toàn xã hội tổng mức dự trữ hàng hóa là khối
lượng hàng hóa đang nằm trong khâu lưu thông.
Trong phạm vi một tổng thể thương nghiệp: dự trữ hàng hóa
(của từng đơn vị thương mại) là bộ phận hàng hóa còn thuộc
quyền sở hữu của đơn vị đó
Xết về hình thức: dự trữ hàng hóa biểu hiện chênh lệch giữa
khối lượng hàng hóa mua vào với khối lượng hàng hóa bán ra.
Dự trữ hàng hóa trong khâu lưu thông là tất yếu và cần thiết
vì giữa sản xuất và tiêu dùng có khoảng cách về không gian và
thời gian, giữa mặt hàng sản xuất và mặt hàng thương nghiệp
thường chưa phù hợp với nhau do các yếu tố về giao thông, vận
tải, thời tiết, khí hậu.
Ý nghĩa: trước hết bắt nguồng từ ý nghĩa của bản thân vấn
đề dự trữ. Dự trữ là vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Dự
trữ phải phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và yêu
cầu nâng cao hiệu quả của dự trữ (dự trữ tối thiểu mà vẫn đảm

bảo sản xuất kinh doanh liên tục và mở rộng). Một mặt, dự trữ
không đầy đủ, đồng bộ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất và tiêu
dùng. Mặt khác dự trữ quá mức cần thiết dẫn đến tăng hao hụt tổn
thất, tăng ứ đọng,và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mối quan hệ
Trong điều kiện hạ tầng cơ sở ( giao thông vận tải và thông
tin liên lạc kếm phát triển, nguông cung ứng vật tư hàng hóa thất
thường cả về số lượng, chất lượng, việc lập kế hoạch cung và cầu
hàng hóa chưa có mối liên hệ chặt chẽ, dự trữ được đánh giá là
điều kiện đảm bảo sản xuất và tiêu dùng liên tục và ổn định.
Trong điều kiện hạ tầng cơ sở đã phát triển, với sự phát triển
của kỹ thuật và công nghệ sản phẩm sản xuất, luôn được đảm bảo
cả về số lượng, chất lượng, việc lập kế hoạch cung và cầu có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, thì dự trữ được đánh giá là “hệ thống
tồn kho kịp thời” theo quan điểm này thì chỉ cần dự trữ đủ dùng
trong ngày, không còn sản xuất dở dang và dự trữ thành phẩm
cuối ngày, kịp thời thể hiện ở chổ, nhận nguyên nhiên vật liệu
đúng lúc đi vào sản xuất, các chi tiết được hoàn thành đúng lúc để
kết hợp thành thành phẩm, thành phẩm được hoàn thành đúng lúc
để giao cho người nhận.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×