Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xuất huyết tiêu hoá (Kỳ 6) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.77 KB, 7 trang )

Xuất huyết tiêu hoá
(Kỳ 6)
VI. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị
- Tuỳ mức độ nặng, vừa, nhẹ để chọn phương án điều trị bảo tồn hay phẫu
thuật
- Tuỳ theo nguyên nhân
- Trước hết phải theo những mục tiêu chung:
+ Cầm máu
+ Bù lại lượng máu mất
+ Trợ tim mạch
+ Điều trị triệu chứng
2. Điều trị
2.1. Nội khoa
a. Điều trị chung
- Hộ lý:
+ Đặt bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh, thoáng nhưng không lộng gió. Đầu thấp
nghiêng về một bên. Không thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều khi thăm khám, theo
dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, các chất thải 1-3 giờ 1 lần ghi chép vào bệnh án
+ Chế độ ăn nếu chảy máu ở mức độ nặng nhịn ăn 24h. Sau đó cho uống
sữa lạnh. Khi ngừng chảy máu cho ăn lỏng, mềm, cuối cùng cho ăn cơm
- Cầm máu:
+ Tinh chất hậu yên: Posthypophyse loại bột màu trắng mỗi ống 5 đơn vị
quốc tế (có loại 10 đơn vị). Liều dùng 20-40 đơn vị hoà với huyết thanh ngọt đẳng
trương 5%: 250ml-300ml truyền nhỏ giọt tĩnh mạch tốc độ 40-50 giọt trong 1
phút. Thuốc có tác dụng co mạch trung ương giãn mạch ngoại vi làm giảm áp lực
tĩnh mạch gánh. Thuốc dùng 2-5 ngày. Chỉ định tốt trong vỡ vòng nối gánh chủ ở
thực quản (ở bệnh nhân xơ gan)
Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân có cơn đau thắt ngực
+ Vitamin K ống 5mg dùng liều 6,8,12 ống trong 24 giờ tuỳ theo mức độ
xuất huyết tiêu hoá nhẹ, vừa hay nặng. Vitamin K giúp tăng tạo Protrombin góp


phần cầm máu. chỉ định tốt trong chảy máu đường mật, nhưng chức năng gan còn
tốt
+ Hemocaprol: ống 10ml (tương đương với 2gr axit Epsilonaminocaproic)
tác dụng ức chế Plasminogen ngăn không cho Plasminogen chuyển thành Plasmin
(Plasmin có tác dụng làm tan cục máu đông). Vì không có Plasmin nên cục máu
đông chậm tan, kéo dài thời gian cầm máu. Chỉ dùng 3-4 ngày mỗi ngày 1 ống
tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc uống (liều uống phải tăng gấp đôi liều tiêm)
Chỉ định: Dùng trong xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân có rối loạn đông máu
Ngoài ra còn có một số thuốc khác có thể sử dụng để cầm máu:
- EAC(Acid Aminocaproique)
- EXACYL (Aciddetranaxamique )
- Vitamin K
1 (Phytomenadione)
(tuỳ theo nơi nào có thuốc nào dùng thuốc ấy)
+ Truyền máu tươi cùng nhóm. Liều truyền đầu tiên ít nhất 300ml mới có hiệu lực cầm máu(ở viện quân y 103 có
trường hợp phải truyền máu tới 10 lít mới ổn định nôn ra máu mức độ nặng) – Có thể truyền máu trực tiếp (người cho-Người
Nhận) qua máy (Máy là công trình sáng chế của viện quân Y 103)
- Bù lượng máu mất
+ Truyền máu tươi cùng nhóm, mất bao nhiêu truyền bấy nhiêu. Nhưng thực tế chỉ dựa vào số lượng hồng cầu,
huyết sắc tố, Hematocrit mạch và huyết áp, để quyết định số lượng máu cần truyền.
+ Nếu không có máu thì dung dịch thay thế: Huyết tương khô (Dried Human Plasma Humain sec); Dextran(Dextran
70); huyết thanh ngọt, huyết thanh mặn.
Chú ý: Nếu huyết áp tối đa 60mm Hg cần truyền với tốc độ nhanh đề nâng huyết áp lên 90-100 mmHg
Nếu bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp khi truyền dịch đưa huyết áp tối đa lên 140mm Hg, không nên đưa quá cao
sẽ chảy máu trở lại.
Khi truyền dịch cần theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ để điều chỉnh lượng dịch đưa vào
- Trợ tim mạch
+ Spartein 0.10: 1ống tiêm bắp/24giờ
+ DOCA(Desoxycocton Axetat) 10-15mg/24 h tiêm bắp
+ Coramin(Niketamin, Cordiamin) 0.25x1ống tiêm bắp

Không dùng :
+ Long não: Vì làm giãn mao mạch
+ Cafein: Vì tăng tiết toan dạ dày
+ Noradrenalin: Vì cung lượng tim trong xuất huyết tiêu hoá giảm, sẽ làm giảm mạch trung ương (mạch vành…)
thuốc làm co mạch ngoại vi máu không về trung ương sẽ gây nguy hiểm
- Chú ý: Trong quá trình điều trị cần theo dõi
+ Các chất bài tiết: Phân, nước tiểu ghi chép số lượng, số lần, màu sắc phân vào hồ sơ đầy đủ
+ Theo dõi mạch, huyết áp, nặng (1giờ 1 lần) mức độ xuất huyết vừa, nhẹ (2-3 giờ 1 lần)
+ Đồng thời theo dõi xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit
b. Điều trị theo nguyên nhân
- Xuất huyết do bệnh dạ dày tá tràng
+ Dùng phác đồ chung
+ Cần thiết cho Atropin
+ Xét mổ khi: xuất huyết mức độ nặng ngay từ đầu: có điều trị nội tích cực (truyền máu tươi cùng nhóm máu
khoảng 1000ml) mà máu không cầm được. Xuất huyết nhiều lần trong ngày, không có máu cùng nhóm để truyền.
- Xuất huyết tiêu hoá do chảy máu đường mật.
+ Dùng phác đồ chung
+ Vitamin K (hoặc K1) liều cao
+ Cần can thiệp ngoại khoa sớm
- Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
+ Đặt Sond Blakemore cầm máu hút dịch qua Sond, không để Sond quá 48 giờ
+ Dùng Posthypophyse
+ Phương pháp nội soi điều trị: Qua ống soi mềm quan sát được vùng chảy máu sẽ dùng thuốc cầm máu, thuốc làm
xơ mạch tạo nên sẹo cầm máu
2.2. Điều trị ngoại
(Chỉ định điều trị ngoại khoa)
- Loại xuất huyết tiêu hoá biết rõ nguyên nhân
+ Xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng mức độ nặng, chảy máu rỉ rả, mặc dầu truyền máu nhưng huyết áp và
hồng cầu vẫn không lên
+ Chảy máu dạ dày nặng do uống thuốc

+ Chảy máu đường mật
- Loại không rõ nguyên nhân khi: Xuất huyết tiêu hoá sau điều trị nội khoa tích cực (truyền máu cùng nhóm 1000-
1500ml) mà máu vẫn chảy hoặc điều trị tích cực máu vẫn chảy rỉ rả quá 36giờ.
3. Phòng bệnh:
- Khi dùng các thuốc: Aspirin, Corticoit, phải uống vào lúc no.
- Nếu có đau vùng thượng vị thì không dùng các thuốc kể trên.




×