Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh tularemia (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168 KB, 5 trang )

Bệnh tularemia
(Kỳ 1)
1. đại cương :
1.1. định nghĩa :
tularemia là bệnh truyền nhiễm cấp tính do francisella tularensis. bệnh gặp
ở nhiều loài động vật có vú và được truyền sang người bằng lây truyền trực tiếp
hoặc truyền qua các vector là các loài côn trùng. bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt,
viêm hạch lympho ngoại vi và tổn thương nhiều cơ quan khác nhau như : mắt,
phổi, đường tiêu hoá
1.2. lịch sử nghiên cứu :
bệnh bắt đầu được nghiên cứu vào năm 1911, khi vụ dịch xảy ra ở 9
tỉnh thuộc bang california (mỹ). maccoi và tiepin đã phân lập được mầm bệnh và
lúc đầu gọi là bacterium tularensis (gọi theo tên gọi vùng xảy ra dịch - là vùng hồ
tulare).
năm 1921, frensis đã chứng minh được là người có bị nhiễm bệnh này. ông
đề nghị gọi là bệnh tularemia. hiện nay, bệnh được phát hiện ở rất nhiều nước bắc
mỹ, châu âu, trung quốc, nhật bản, australia ; ở châu phi cũng bệnh có nhưng tài
liệu chưa nhiều.
ở liên xô (cũ) bệnh được phát hiện ở người năm 1926 trong một trạm
chống dịch hạch ở astrakhan, nhưng người ta đã thấy nhiều bệnh nhân có hạch to
kéo dài từ trước đó rất lâu.
ở việt nam, bệnh chưa được nghiên cứu, song đã có nhiều thông báo về các
vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch
1.3. mầm bệnh:
francisella tularensis là trực khuẩn đường ruột, kích thước 0,2 - 0,5
micromet. là trực khuẩn không di động, không tạo thành nha bào, có vỏ bọc, bắt
màu gram (-) (cũng bắt màu giemsa theo cách nhuộm của romanovski). khi nuôi
cấy ở môi trường dinh dưỡng thì vi khuẩn có thể có hình gậy và bắt màu sẫm ở 2
cực giống vi khuẩn dịch hạch. nhưng khi nhuộm ở tổ chức thì hai cực không có,
đó là đặc điểm khác với y. pestis.
f. tularensis là vi khuẩn ái khí không mọc trên môi trường dinh dưỡng


thường. chỉ nuôi cấy trên môi trường thạch có pepton, trứng và thành phần có
sistin, glucose và máu thỏ đã khử fibrin. mọc tốt nhất là ở môi trường lỏng lòng đỏ
trứng gà ở trên 37
0
c, ph 6,7-7,4 (hơi acid). thời gian gần đây người ta nuôi cấy trên
phôi gà. trên môi trường đặc, khuẩn lạc của f. tularensis có 3 thể :
- thể s (bờ khuẩn lạc nhẵn đều): là thể vi khuẩn có độc tính, có kháng
nguyên vi và o.
- thể r (bờ khuẩn lạc không nhẵn): là thể vi khuẩn không có độc tính, chỉ có
kháng nguyên o.
- thể trung gian: có kháng nguyên o và một ít kháng nguyên vi. trực khuẩn
từ những khuẩn lạc này được dùng để tạo vacxin sống.
sức chịu đựng của vi khuẩn đối với môi trường ngoại cảnh tốt (ở 4
0
c vi
khuẩn sống ở nước và đất ẩm trên 4 tháng, 1
0
c / 9 tháng. ở các thức ăn bằng sữa vi
khuẩn sống trên 3 tháng. nếu ở xác động vật chết chúng sống được 6 tháng ).
nhưng đối với các chất thức khử trùng công nghiệp (lyzol, cloramin, crezol. . .) vi
khuẩn dễ bị diệt.
1.4.nguồn bệnh :
nhiều động vật hoang dại là nguồn bệnh chứa f. tularensis : các loài chuột,
thỏ, chó, bò, cừu, chim thải vi khuẩn ra nước, đất tạo ra ổ bệnh thiên nhiên.
truyền bệnh giữa các động vật với nhau là ve vỏ cứng và các loại sâu bọ hút máu
khác (có tới hàng trăm loại, riêng ở liên xô (cũ) đã tìm thấy 74 loài).
1.5. đường lây :
- lây truyền do tiếp xúc trực tiếp ô nhiễm vi khuẩn qua đường da, niêm
mạc (mắt, hô hấp, tiêu hoá) kể cả da không sây sát, qua thức ăn, nước uống hoặc
lao động ở vùng ổ dịch thiên nhiên không có bảo vệ.

- lây truyền qua vết đốt của côn trùng.
- hiếm gặp hơn là lây qua vết cắn của động vật bị bệnh (mèo, chó, lợn,
chồn )
- không thấy có lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành hoặc qua đồ
vật (khác dịch hạch).
1.6. cơ thể cảm thụ :
mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, sau mắc bệnh để lại miễn dịch lâu bền.
2. cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý :
2.1. cơ chế bệnh sinh:
- vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể qua da và niêm mạc mắt, hô hấp, tiêu
hoá có thể qua cả da lành. tuỳ theo đường vào, số lượng vi khuẩn vào và phản
ứng của đại thực bào mà diễn ra các thể lâm sàng khác nhau.
- giai đoạn đầu vi khuẩn theo đường bạch huyết vào các hạch lympho
khu vực. tại đây chúng sinh sản phát triển và gây ra viêm hạch lympho. một số vi
khuẩn chết giải phóng ra nội độc tố, gây tổn thương tại chỗ. nội độc tố ngấm vào
máu gây nhiễm độc toàn thân.
- nếu vi khuẩn vượt qua được hàng rào lympho vào máu gây nhiễm khuẩn
huyết. từ đó vi khuẩn đi khắp cơ thể gây tổn thương đặc hiệu các cơ quan gan,
lách, phổi và gây hiện tượng dị ứng.
- theo rudnhiôp, bệnh có thể chia ra các thời kỳ sau :
+ thời kỳ xâm nhập và thích ứng ban đầu của vi khuẩn.
+ thời kỳ nang lympho.
+thời kỳ phản ứng khu vực và toàn thân đầu tiên (tiên phát).
+thời kỳ toàn phát đường máu.
+ thời kỳ tạo nên những ổ thứ phát.
+ thời kỳ của những biến đổi phản ứng dị ứng.
+ thời kỳ hồi phục.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×