Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.72 KB, 6 trang )

Các phương pháp điều trị sẹo lồi
(Kỳ 1)

Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen da lành tính, thường là do đáp ứng quá
thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương . Tuy nhiên, có
thể có sẹo lồi tiên phát ở những vị trí không có tiền sử chấn thương. Sẹo lồi
thường ngứa và/hoặc đau, thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát
triển trở lại sau khi bị cắt đi.

I. Thế nào là sẹo lồi?
- Sẹo bình thường là một vết sẹo có hình dạng và kích thước tương ứng với
hình dạng và kích thước của vết thương. Sẹo không bị lồi hoặc lõm hơn so với bề
mặt da, không đỏ, không đau và có màu sắc tương đối giống với màu sắc của da
lành vùng xung quanh sẹo.
- Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích
thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Tuy nhiên, đối với sẹo phì đại thì
chúng ta không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12
tháng.


- Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ
hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu. Sẹo có giới hạn rõ, bề
mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối
cao su.
Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức
nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, có hình dạng
không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung
quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so
với phần gốc.
Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự
của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại


trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm
giác căng cứng.
II. Những vị trí nào thường bị sẹo lồi?
- Thường gặp nhất là vùng trước xương ức.
- Kế đến là dái tai (sau xỏ lỗ tai), da mặt, cổ dưới, ngực trên, bụng, vai,
lưng, cổ, tứ chi.
III. Nguyên nhân gây sẹo lồi?
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:
- Chấn thương, vết rách da do tai nạn
- Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm
mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…)
- Bỏng da. - Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố
nguy cơ sau:
- Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
- Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
- Tồn tại vật lạ trong da.
Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần
so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn
thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí
đó.

IV. Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành
công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không
có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Nhiều báo cáo điều trị thành
công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở
nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể
giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.
- Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi

+ Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những
người có cơ địa sẹo lồi
+ Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da
hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm
trùng.
+ Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng
bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên
cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
- Nội khoa: Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, Imiquimod.
- Ngoại khoa: cắt bỏ và phẫu thuật lạnh .
- Xạ trị và các biện pháp vật lý khác

×