Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Các giai đoạn lịch sử của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.91 KB, 4 trang )

Các giai đoạn lịch sử của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Quá trình thành lập Hội LHTN VN giai đoạn 1946 – 1954
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 về việc thành lập Nha Thanh niên và thể thao
(trước đó có Bộ Thanh niên và thể thao). Người chỉ thị cho: Nha thanh niên và thể thao xúc tiến chuẩn bị
thành lập Đoàn Thanh niên Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt
Nam phục vụ sự nghiệp “kháng chiến và kiến quốc”. Tháng 6/1946, Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời,
sau đổi tên thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam, là một tổ chức rộng rãi cho mọi thanh niên yêu nước tự
nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên cứu quốc làm nòng cốt. Ngay sau khi ra đời,
Liên đoàn thanh niên Việt Nam tuyên bố gia nhập mặt trận Việt Minh. Liên đoàn kêu gọi và động viên các
tầng lớp thanh niên tham gia các phong trào lớn do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đề ra.
Với khẩu hiệu “Tấc đấc, tấc vàng”, Liên đoàn cùng Đoàn thanh niên cứu quốc tổ chức các “Đội sản xuất
thanh niên” ở khắp thành thị và nông thôn. Đội sản xuất thanh niên tích cực khai hoang, vỡ hóa, bảo vệ đê
điều, trồng cây lương thực ngắn ngày để cứu đói cho đồng bào.
Liên đoàn thanh niên Việt Nam cùng Đoàn thanh niên cứu quốc vận động hàng chục vạn đoàn viên, hội viên
trong cả nước tham gia phong trào “Bình dân học vụ”, đi về nông thôn tổ chức dạy học cho người chưa biết
chữ. Danh hiệu “Chiến sĩ diệt dốt” được Liên đoàn khen tặng cho các cán bộ, hội viên mở được nhiều lớp dạy
chữ.
Liên đoàn thanh niên Việt Nam cùng Đoàn thanh niên cứu quốc vận động hàng vạn cán bộ, đoàn viên, hội
viên tham gia xây dựng lực lượng vũ trang của nhà nước cách mạng và phát động phong trào “Nam tiến” sát
cánh cùng đồng bào và thanh niên miền Nam chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong dịp sang Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giới thiệu về
sự ra đời của Liên đoàn thanh niên Việt Nam và những cống hiến của Liên đoàn với Liên đoàn thanh niên
dân chủ thế giới (FMJD). Sau đó, Liên đoàn thanh niên Việt Nam được Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới
kết nạp là thành viên chính thức từ năm 1946.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đoàn Thanh niên được thành lập ở hầu hết các địa phương trong cả
nước.
Ngày 07/01/1947 Xứ ủy Nam Bộ đã lãnh đạo Hội nghị thành lập Liên đoàn thanh niên Việt Nam ở Nam Bộ.
Mùa hè năm 1949, tại Hội nghị thanh vận toàn quốc, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã truyền đạt chỉ thị của Bác
Hồ và đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh về việc củng cố và mở rộng tổ chức Liên đoàn thanh niên Việt
Nam.
Cuối năm 1949 cho đến đầu năm 1950, Liên đoàn thanh niên Việt Nam Nam Bộ đã phát động cuộc đấu


tranh rộng lớn trong các trường học ở Sài Gòn – Chợ Lớn, mà đỉnh cao là ngày 09/01/1950 với sự hy sinh
anh dũng của học sinh Trần Văn Ơn. Tháng 2/1950, trước đòi hỏi của cách mạng và sự lớn mạnh của phong
trào thanh niên, Đoàn thanh niên cứu quốc và Liên đoàn thanh niên Việt Nam đã quyết định triệu tập Đại hội
đại biểu toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam. Đại hội họp tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với 500 đại
biểu từ mọi miền đất nước, đề ra yêu cầu xây dựng và củng cố liên đoàn, mở rộng phong trào thi đua giết
giặc, đẩy mạnh công tác đối ngoại. Đại hội đã hiệp thương anh Nguyễn Chí Thanh – giữ nhiệm vụ Chủ tịch
Liên đoàn. Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải thực hiện đoàn kết, đại đoàn kết trong
phong trào thanh niên, phải giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Từ năm 1950 đến 5/1954, Liên đoàn thanh niên Việt Nam đã cùng Đoàn thanh niên cứu quốc phát động các
phong trào lớn trong cả nước như: tòng quân giết giặc lập công, đánh du kích, đấu tranh chống khủng bố,
áp bức bóc lột trong vùng bị tạm chiếm, đấu tranh chống dịch bắt thanh niên đi lính, chống văn hóa nô dịch.
Đặc biệt là Liên đoàn đã cử hàng vạn cán bộ, hội viên tham gia các đội dân công hỏa tuyến, nhất là tham gia
các đơn vị thanh niên xung phong, góp phần đắc lực làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hoạt động và cống hiến của Hội (1955-1975)
HOẠT ĐỘNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM VÀ HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955 – 1975)
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Liên đoàn thanh niên Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đẩy
mạnh các hoạt động của mình. Liên đoàn tích cực tổ chức động viên các tầng lớn thanh niên tham gia hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, Liên đoàn đã cùng Đoàn Thanh niên cứu quốc tổ chức hàng
vạn đội lao động thanh niên tham gia khôi phục hàng chục vạn hécta ruộng đất bị địch phá sạch, đốt sạch
để làm vùng đai trắng quanh các đồng bót của chúng.
Trong các đô thị mới giải phóng, Liên đoàn cùng Đoàn Thanh niên cứu quốc phát động cuộc vận động “Lao
động kiến thiết Tổ quốc”.
Về mặt tổ chức, các thành viên tập thể của Liên đoàn như Hội Học sinh, Hội Sinh viên Việt Nam được củng
cố và phát triển. Ngày 31/7/1955 Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được thành lập, thành viên tập thể của
Liên đoàn.
Nhằm thắt chặt tính đoàn kết tuổi trẻ Việt Nam và tuổi trẻ các nước trên thế giới. Ngày 20/2/1955 Liên đoàn
thanh niên Việt Nam đã ra lời kêu gọi thanh niên Việt Nam đoàn kết với thanh niên các nước thuộc địa và
phụ thuộc. Ngày 21/2/1955 Liên đoàn đã tổ chức cuộc biểu dương lực lượng là phát động phong trào thanh

niên tình nguyện, khắc phục hậu quả chiến tranh. Riêng tại Hà Nội, đã có gần 2 vạn hội viên và thanh niên
xin tình nguyện gia nhập các đội xung phong khắc phục hậu quả chiến tranh. Tại Nam Định, 2000 hội viên
và thanh niên tham gia ngày làm sạch, đẹp thành phố để kỷ niệm ngày quốc tế chống chủ nghĩa thực dân
(21.2).
Trong 2 năm, 1995 và 1956, theo lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Hội, đã có 5 vạn lượt cán bộ,
hội viên, thanh niên trên khắp miền Bắc xung phong tham gia phong trào xóa mù chữ cho đồng bào và
thanh niên ở các vùng bị địch tạm chiếm trước đây. Đến tháng 10/1956, tính riêng trong ba thành phố Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định đã có 617.000 người được xóa mù chữ. Thành tích này đã được đồng chí Nguyễn
Chí Thanh gửi thư khen ngợi các đơn vị của Liên đoàn có nhiều cán bộ, hội viên tham gia phong trào đạt kết
quả tốt.
Để tổng kết công tác Liên đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và sau 2 năm thực
hiện công cuộc hàn gắn vết thương, khôi phục kinh tế đồng thời mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên trong
thời kỳ mới theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8/10/1956 Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn
thanh niên Việt Nam lần thứ 2 được triệu tập tại thủ đô Hà Nội. Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh
niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên (ở vùng tự do và vùng mới
giải phóng), Đại hội lần thứ 2 của Liên đoàn thanh niên Việt Nam quyết định thành lập Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam coi Đại hội này là Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội. Tham dự Đại hội có Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt. Huấn thị tại Đại hội,
Bác Hồ dạy “…Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập. Chính vì là người chủ tương lai,
cho nên thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào
sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội gồm 52 đồng chí do Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.
Từ sau Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 1956 cho đến năm 1960 là thời gian tổ chức
Đoàn – Hội có nhiều cống hiến xuất sắc trên mặt trận lao động sản xuất, tham gia xây dựng quân đội cũng
như các hoạt động văn hóa xã hội khác:
- 10 vạn lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên trực tiếp tham gia khôi phục 5 tuyến đường sắt từ thủ đô Hà
Nội tỏa đi các địa phương trên miền Bắc.
- 5 vạn lượt đoàn viên, hội viên tham gia lực lượng thanh niên xung phong di xây dựng đường bộ các nông
trường, công trường, nhà máy mới.
- Hơn 3 vạn giáo viên văn hóa, bao gồm bổ túc văn hóa cấp 1 và cấp 2 là cán bộ đoàn viên, hội viên, thanh

niên tham gia giảng dạy và tiếp tục xóa mù chữ trên diện rộng.
- Hàng vạn cán bộ đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
- Thanh niên đóng góp 72.250.000 ngày công đào đắp 116,2 triệu mét khối đất đá để khôi phục và xây dựng
các công trình thủy lợi, …
Tháng 3/1960, “Đại hội thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa” được tiến hành để biểu dương những
tập thể, cá nhân là đoàn viên, hội viên, thanh niên có những đóng góp xuất sắc trong phong trào. Qua các
phong trào thi đua lao động sản xuất, học tập, rèn luyện, tổ chức Đoàn – Hội được củng cố và phát triển
mạnh. Năm 1960, tổ chức Đoàn miền Bắc có 60 vạn đoàn viên giữ vai trò nòng cốt và hạt nhân chính trị cho
hoạt động của gần 2 triệu hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, Lực
lượng thanh niên xung phong và các hiệu đoàn học sinh.
Tháng 12/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được triệu tập tại
thủ đô Hà Nội. Mục tiêu mà Đại hội đề ra là “Đoàn kết chặt chẽ mọi tầng lớp thanh niên, động viên và tổ
chức thanh niên học tập, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”. Huấn thị tại Đại hội,
Bác Hồ dạy: “ Bác rất yêu quý thanh niên….Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển
kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung
ương mới. Giáo sư Phạm Huy Thông được bầu làm Chủ tịch Hội.
Bên cạnh đó, tháng 3/1962, thành viên tập tập thể của Hội là Hội Sinh viên đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội
Liên hiệp Sinh viên lần thứ III đã khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Đại hội khẳng định mục tiêu phấn đấu của sinh
viên là “Vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc, hăng hái tiếng công vào khoa học kỹ thuật”.
Liên tiếp thất bại ở miền Nam, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân xâm lược để cứu nguy cho ngụy quân, ngụy
quyền, đồng thời chúng gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nước ta.
Ngày 5/8/1964, Mỹ cho máy bay và tàu chiến đánh phá một số địa điểm và khu dân cư của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Cả nước có chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chống Mỹ cứu nước là nghĩa vụ
thiêng liêng nhất của mọi người dân Việt Nam yêu nước”.
Ngày 9/8/1964, nghĩa là chỉ sau 4 ngày đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại trên miền Bắc, 26 vạn đoàn
viên, hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên và thanh niên thủ đô rầm rộ xuống đường nêu cao quyết tâm thực
hiện “Ba sẵn sàng”.
Chỉ trong 1 tháng (9/8/1964 đến 9/9/1964) đã có 1,5 triệu đoàn viên, hội viên tình nguyện đăng ký tham gia
phong trào “Ba sẵn sàng”.
Từ 1965 đến 1975 theo thống kê chưa đầy đủ đã có 5 triệu lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia

phong trào “Ba sẵn sàng”, trong đó gần 2 triệu lượt đoàn viên, hội viên gia nhập quân đội và hơn 1 triệu lượt
đã vượt Trường Sơn vào Nam cùng đồng bào, đồng chí tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam.
Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị cho phép thành lập Đội thanh niên xung phong chống Mỹ,
cứu nước tập trung. Cũng trong 10 năm (1965 – 1975) đã có 14 vạn lượt đoàn viên, hội viên thanh niên
tham gia thanh niên xung phong. Chiến công to lớn của anh, chị em là góp hàng chục triệu ngày công dưới
mưa bom bão đạn của kẻ thù xây dựng gần 20.000 km đường ngang, dọc nối liền hậu phương lớn và tiền
tuyến lớn. Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh đã được giữ vững thông suốt trong mọi tình huống với sự hy
sinh của hàng vạn cán bộ, đội viên thanh niên xung phong.
Trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước vĩ đại và vô cùng quyết liệt, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam đã góp công sức to lớn cổ vũ, giáo dục, tổ chức hàng triệu hội viên, thanh niên tham gia phong
trào “Ba sẵn sàng” gia nhập quân đội, tham gia thanh niên xung phong, dân quân tự vệ, chiến đấu và phục
vụ chiến đấu với tinh thần anh dũng vô song vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam còn phát huy tác dụng đoàn kết, tập hợp thanh niên các vùng giáo dân
theo đạo Thiên Chúa, các thanh niên Việt kiều mới về nước và tích cực hoạt động trên mặt trận đối ngoại.
Ở miền Nam nước ta, bất chấp chính sách đàn áp khủng bố dã man của Mỹ Diệm, các phong trào đấu tranh
đòi tự do, dân chủ, chống khủng bố liên tục được dấy lên trong các tầng lớp thanh niên từ thành thị đến
nông thôn. Năm 1957, đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên ra đời ở chiến khu Đông Nam Bộ gồm toàn thanh
niên, tiếp đó là hàng loạt tiểu đoàn được thành lập ở Tây Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre… Trong đó, nổi bật là
thành tích chiến đấu của đội nữ pháo binh trẻ huyện Châu Thành, Đội thanh niên xung phong Hoàng Lệ Kha,

Ngày 24/4/1962, tại căn cứ địa cách mạng Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam
do Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng làm nòng cốt đã chính thức khai mạc. Anh Trần Bạch Đằng được
bầu làm Chủ tịch Hội.
Từ đó, hệ thống tổ chức cơ sở của Hội được phát triển mạnh mẽ, nhất là trong các đô thị, Hội Liên hiệp Sinh
viên giải phóng (09/01/1961), Hội Học sinh giải phóng lần lượt ra đời và các tổ chức thanh niên khác như
đoàn sinh viên phật tử, đoàn học sinh công tác xã hội, Đội vũ trang quyết tử (26/3/1961)… được Hội Liên
hiệp Thanh niên giải phóng cử cán bộ nắm tổ chức và hướng dẫn hoạt động.
Ngày 24/5/1962, tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ Diệm đưa ra xét xử và kết án tử hình và xử tù từ 5 năm
đến chung thân một số đồng chí Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành, Huỳnh Văn Chính, với lý do
“chống lại cuộc bầu cử và mưu sát đại sứ Mỹ Nolting”. Tại phiên tòa, anh Lê Hồng Tư đã dõng dạc tuyên bố

“Chúng tôi chỉ tiếc là không đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược”.
Phong trào chống vụ án 24/5 đã lan rộng trong thanh niên, sinh viên, học sinh khắp miền Nam. 15.000 học
sinh, sinh viên có mặt tại địa điểm xử án đã hô to: “Đả đảo đàn áp” và hát vang bài “Giải phóng miền Nam”.
Phong trào chống vụ án 24.5 mở đầu bằng cuộc biểu tình của 8.000 học sinh, sinh viên Tân An, Chợ Lớn
ngày 08/6/1962.
Từ năm 1962 đến 1965 hàng vạn thanh niên trong các đô thị đã bí mật tham gia Hội. Tháng 3/1963 Hội Liên
hiệp học sinh, sinh viên miền Trung Bộ được thành lập. Cũng năm đó, tổ chức sinh viên Phật tử Huế ra đời.
Ngày 8/5/1963, nhân kỷ niệm lần thứ 2507 Lễ Phật Đản, hơn 1 vạn học sinh, sinh viên Huế xuống đường
đấu tranh bị địch đàn áp dã man. Học sinh, sinh viên các thành phố lớn như Sài Gòn, Gia Định, Đà Nẵng,…
vùng lên hưởng ứng cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế.
Ngày 02/11/1963. Ngay sau khi Diệm, Nhu bị lật đổ, gần 1 triệu thanh niên, học sinh, sinh viên và đồng bào
Sài Gòn cùng các vùng lân cận đã xuống đường đòi tự do, dân chủ đốt bót cảnh sát Lê Văn Kem để trả thù
cho nữ sinh Quách Thị Trang bị chúng giết hại.
Ngày 15/10/1964 đế quốc Mỹ và tay sai đã sát hại anh Nguyễn Văn Trỗi. Chín phút cuối cùng trước lúc hy
sinh, anh đã giữ vững ý chí kiên cường và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng khi hô
to 3 lần “Hồ Chí Minh muôn năm”.
Năm 1965, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng phát động trên toàn
miền nam phong trào “Năm xung phong”. Trong 10 năm, từ 1965 – 1975, có trên 2 triệu lượt thanh niên
miền Nam đăng ký tham gia phong trào này, trong đó có hàng chục vạn đoàn viên, hội viên gia nhập quân
giải phóng và các đơn vị thanh niên xung phong.
Ở Liên khu 5, trong 3 năm (1965 – 1968) có 28.000 đoàn viên, hội viên nhập ngũ để xây dựng hai sư đoàn
quân chủ lực.
Cuối năm 1969, tại thành phố Sài Gòn – Gia Định lại bùng lên hoạt động yêu nước của học sinh, sinh viên rất
hào hùng với tên gọi “Hát cho đồng bào tôi nghe”, thu hút hàng chục vạn thanh niên tham gia. Tháng
3/1972, địch đưa ra xét xử những người đứng đầu trong phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn – Gia Định,
gây nên làn sóng phẫn nộ, đấu tranh của nhiều lớp sinh viên, học sinh, nhiều trường đã bãi khóa đòi thả
những người bị bắt.
Giữa năm 1972, Mỹ đã cho tay sai hèn hạ sát hại người sinh viên yêu nước Nguyễn Thái Bính. Lập tức, Tổng
Hội Sinh viên đã phát động phong trào chống Mỹ, đòi đưa ra xét xử bọn sát nhân.
Từ năm 1972 đến 30/4/1975, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh các đô thị miền Nam theo tiếng gọi

của Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình thức đấu tranh chống
địch, vừa quyết liệt vừa phong phú. Đặc biệt, trong các đô thị lớn như Sài Gòn – Gia Định, Huế, Đà Nẵng,…
Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng đã tập hợp được hàng chục vạn thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia
các phong trào chống địch khủng bố, cứu trợ đồng bào bảo vệ quyền lợi thanh niên, nhất là tuyên truyền
giác ngộ các bạn thanh niên hướng về cách mạng, đấu tranh chính trị và một bộ phận không nhỏ đã tự
nguyện ra vùng giải phóng tham gia quân đội, tham gia lực lượng thanh niên xung phong. Hội đã động viên,
tổ chức hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc nổi dậy trong cuộc tổng tiến công mùa
xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Hoạt động và cống hiến của Hội (1975 đến nay)
HOẠT ĐỘNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA HỘI LHTN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC KHÔI PHỤ KINH TẾ, BẢO VỆ TỔ
QUỐC VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC, PHẤN ĐẤU VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG,
DÂN CHỦ VÀ VĂN MINH (1975 – ĐẾN NAY)
1. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 – 1986):
2. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với sự nghiệp đổi mới: xung kích, sáng tạo đi đầu trong sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 – 1994)
3. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” (1994- đến nay)
3.1 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III (1994-2000)
3.2 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IV (2000-2005)
3.3 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ V (2005-2010)

×