PGD: HUYỆN M’DRĂK KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG: THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN 6
Tiết 28. Tuần 7.
KIỂM TRA VĂN
Phần I/ Trắc nghiệm (3điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là ai?
Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Sơn Tinh.
Thủy Tinh.
Mị Nương.
Câu 2: Tổ tiên của người Việt là ai?
Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Lạc Long Quân.
Âu cơ.
Vua Hùng.
Câu 3: Truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào?
Tự sự.
Biểu cảm.
Thuyết minh.
Nghị luận.
Câu 4: Truyền thuyết “ Thánh Gióng” không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?
Thánh Gióng bay về trời.
Tre đằng ngà có màu vàng óng.
Có nhiều hồ, ao để lại.
Có một làng được gọi là làng Cháy.
Câu 5: Nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ
tích?
Nhân vật thông minh, tài giỏi.
Nhân vật mồ côi.
Nhân vật dũng sĩ.
Nhân vật có tài năng kì lạ.
Câu 6: Tại sao lễ vật Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật không gì quý bằng?
Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
Lễ vật bình dị.
Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.
Lễ vật rất kì lạ.
PhầnII/ Tự luận (7điểm):
Câu 1(2điểm): Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Câu 2(5điểm): Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN.
I. Phần trắc nghiệm(3điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
II. Phần tự luận (7điểm):
Câu 1( 2điểm): Học sinh nêu được các ý cơ bản: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” có nhiều chi tiết
tưởng tượng kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng,
v.v…) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng
đồng của người Việt.
Câu 2( 5điểm):
Yêu cầu cần đạt:
Học sinh biết kể lại truyện dựa vào văn bản đã học trong sách giáo khoa. Cốt truyện giữ nguyên,
nêu được các sự việc quan trọng theo một trình tự hợp lý, có thể lược bỏ những chi tiết phụ không quan
trọng. Biết xác định ngôi kể và sử dụng lời kể phù hợp.
Bài viết phải có bố cục ba phần rõ ràng, chữ viết dễ đọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Gợi ý cho điểm:
- Điểm 5: Nắm vững yêu cầu của đề, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Lời văn hay, có cảm xúc.
- Điểm 3: Hiểu đề, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn khá lưu loát. Mắc một vài lỗi
diễn đạt, chữ viết đúng chính tả.
- Điểm 1: Bài làm sơ sài, các sự việc sắp xếp lộn xộn, không rõ bố cục. Chữ viết xấu, mắc nhiều lỗi
diễn đạt và lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc để giấy trắng.
PGD HUYỆN M’DRĂK KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN 6
Tiết 46. Tuần 12.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Phần trắc nghiệm (3điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi:
Câu 1: Sách “Ngữ văn 6” giải thích “ Sơn Tinh: thần núi; thủy Tinh: thâng nước” là đã giải thích nghĩa
của từ theo cách nào?
Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
Không phải ba cách trên.
Câu 2: Tên người, tên địa lý Việt Nam được viết hoa như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên.
Không viết hoa tên đệm.
Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
Chỉ viết hoa mình tên.
Câu 3: Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào?
Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận và có dấu gạch nối ( nếu tên riêng có nhiều tiếng)
Chỉ viết hoa chữ cái đầu của tên.
Viết hoa toàn bộ từng chữ cái.
Không cần viết hoa.
Câu 4: Danh từ chỉ sự vật bao được chia làm hai loại là?
Danh từ chung và danh từ riêng.
Dang từ chung và danh từ chỉ đơn vị.
Danh từ chỉ đơn vị và danh từ riêng.
Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
Câu 5: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo nên?
Câu.
Từ.
Tiếng.
Văn bản.
Câu 6: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là?
Tiếng Hán.
Tiếng Pháp.
Tiếng Đức.
Tiếng Nga.
II. Phần kỹ năng (7điểm):
Câu 1(3đ): Em hãy viết lại các danh từ riêng trong đoạn thơ sau cho đúng chính tả:
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ
Sơn tinh, thủy tinh lòng tơ vương
Không quản rừng cao, sông cách trở
Cùng đến phong châu xin mị nương.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Câu 2( 4đ): Hãy tìm 4 cụm danh tiừ và đặt câu với các cụm danh từ ấy.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 6
I. Phần trắc nghiệm (3điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
II. Phần kỹ năng (7điểm):
Câu 1(3điểm): Học sinh viết đúng mỗi danh từ riêng, được 0,75 điểm:
Hay đâu thần tiên đi lấy vợ
Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương
Không quản rừng cao, sông cách trở
Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương.
Câu 2: Tìm được một cụm danh từ: 0,5đ; đặt được câu với cụm danh từ ấy: 0,5đ.
TIẾT 97.
KIỂM TRA VĂN
I/ Phần trắc nghiệm (3đ): Chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Bài học đường đười mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào
mình.
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào mình.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?
Thương và ăn năn hối hận.
Buồn rầu và sợ hãi.
Than thở và buồn phiền.
Nghĩ ngợi và xú động.
Câu 3: Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào?
Đất rừng Phương Nam.
Rừng U Minh.
Quê nội.
Mảnh đất Phương Nam.
Câu 4: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể bằng lời của ai?
Lời người anh, ngôi thứ nhất.
Lời người em, ngôi thứ hai.
Lời tác giả, ngôi thứ ba.
Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai.
Câu 5: Vìo sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
Em gái đã vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.
Em gái vẽ mình xấu quá.
Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường.
Em gái vẽ sai về mình.
Câu 6: Vị trí quan sát để miêu tả cuộc vượt thác của Võ Quảng là ở đâu?
Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư.
Trên bờ sông.
Trên một con thuyền đi sau dượng Hương Thư.
Trên một dãy núi cao ven bờ sông.
II/ Phần tự luận (7đ’):
Câu 1(2đ): Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” do ai sáng tác? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài
thơ?
Câu 2 (5đ’): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8- 10 dòng) tả lại hình tượng Bác Hồ trong “Đêm
nay Bác không ngủ”?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT.
MÔN: NGỮ VĂN 6
I/Phần trắc nghiệm (3đ’): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ’.
II/ Phần tự luận (7đ’):
Câu 1 (2đ’): Học sinh nêu được các ý cơ bản sau: “Đêm nay Bác không ngủ” là sáng tác của Minh Huệ.
Bài thơ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên Giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra
mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Câu 2 (4đ’): Học sinh viết được một đoạn văn theo một cấu trúc nhất định, có sự liên kết chặt chẽ giữa
các câu trong đoạn. Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi diễn đạt và nêu được các ý chính sau:
- Tình thương của Bác đối với bộ đội và dân công.
- Tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác dành cho nhân dân.
- Sự băn khoăn, trăn trở vì độc lập, tự do của dân tộc mà mất ngủ (ý nâng cao- học sinh không chỉ
ra được cũng không bị trừ điểm)
- Cảm nghĩ riêng của mình đối với Bác.
Tiết 115. Tuần 29.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
I/ Phần trắc nghiệm (3đ’): Chọn đáp án đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 2: Cho câu sau: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”
Câu trên có phải là câu trần thuật đơn không?
Có
Không
Câu 3: Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
Tính từ
Cụm tính từ.
Động từ.
Cụm động từ.
Câu 4: Trong câu: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh.
Nhân hóa.
Liệt kê.
Ẩn dụ.
câu 5: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
Bố em đi cày về.
Cây dừa sải tay bơi.
Cỏ gà rung tai.
Kiến hành quân đầy đường.
Câu 6: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phếp ẩn dụ?
Người cha mái tóc bạc.
Bóng Bác cao lồng lộng.
Bác vẫn ngồi đinh ninh.
Chú cứ việc ngủ ngon.
II/ Phần tự luận (7đ’):
Câu 1 (2đ’): Thế nào là nhân hóa? Cho ví dụ?
Câu 2 (5đ’): Xác định từ ghép, từ láy trong câu sau:
“ Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu”.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 6.
II/ Phần trắc nghiệm (3đ’): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ’.
II/ Phần tự luận (7đ’):
Câu 1 (3đ’): Học sinh nêu khái niệm đung (2đ’) và lấy ví dụ đúng (1đ’).
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng.
Câu 2 (4đ’): Học sinh tìm được mỗi từ đúng, được 1điểm.
- Từ ghép: đồ vật, khó chịu.
- Từ láy: lục lọi, thích thú.