Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng bệnh Gout (Kỳ 1) I pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.55 KB, 5 trang )

Bài giảng bệnh Gout
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Gout, còn gọi là thống phong, là bệnh lý ứ đọng tinh thể
monosodium urate tại khớp và mô liên kết nơi khác do tăng quá độ acid uric trong
máu. Biểu hiện lâm sàng thường là hội chứng viêm một hoặc nhiều khớp cấp tính,
tái diễn và một số biến chứng ở cơ quan khác. Khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện
là bệnh nhân đã có tăng acid uric trong máu một thời gian dài; tuy nhiên, cũng có
một số ngừơi chỉ có hội chứng tăng acid uric/máu màkhông hề đưa đến viêm khớp
gout. Hội chứng tăng acid uric và bệnh gout có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau.

II. NGUỒN GỐC VÀ THẢI TRỪ ACID URIC
1. Nguồn cung cấp và sản xuất
- Ngoại sinh: ăn nhiều chất đạm gốc purin
- Nội sinh: cơ thể tự tổng hợp từ acid nucléotid có sẵn.
1. Đào thải:
- Thận: chủ yếu (70%)
- Ruột

III. CHẨN ĐOÁN (NewYork 1966)
Khi có 2/4 tiêu chuẩn sau:
1. Viêm cấp 1 khớp ≥ 2 lần
2. Viêm khớp bàn-đốt ngón chân 1
3. Tôphy
4. Đáp ứng với điều trị colchicin

IV. NGUYÊN NHÂN:
A. Gout nguyên phát (95%)
- Di truyền (25%)
- Hội chứng X (rối loạn chuyển hóa glucid- protid-lipid)


- Nam giới- tuổi trung niên- tầng lớp được ưu đãi
B. Gout thứ phát:

BỆNH LÝ THUỐC
- Huyết học (++)
- Thận (suy thận)(+++)
- Ngộ độc (chì, beryllium)
- Vảy nến
- Suy giáp, cường cận giáp
- Đái tháo đư
ờng nhiễm toan,
đái tháo nhạt
- Hội chứng Down
- Ung thư phổi, cao huyết áp

- Lợi tiểu (+++)
- Thuốc lao (PZA, etham)
- Nhóm salicylat
- Corticoid + độc tế bào
- Acid nicotinic
- Levodopa
- Acid uric có thể tăng khi: nhịn đói, hoạt động thể lực nặng, ngộ độc
rượu cấp.
V. MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG NGOÀI KHỚP:
- Viêm mạch máu, bệnh lý tắc nghẽn động mạch thường gặp ở chi dưới
- Viêm màng ngoài tim
- Viêm kết mạc, viêm mống mắt
- Viêm tuyến mang tai
- Viêm thanh quản, viêm thực quản
- Viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, tình trạng priaprisme.

- Viêm màng não, hội chứng não cấp, hội chứng thần kinh ngoại biên do
tophi chèn ép

VI. MỘT SỐ BỆNH LÝ GOUT THỨ PHÁT:
Gout thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) so với gout nguyên phát, nhưng
thường nặng và khó điều trị hơn. Trong nhóm bệnh gout phụ nữ, gout thứ phát lại
chiếm tỉ lệ khá cao. Nghiên cứu của Massé và De Sèze, với gần 500 bệnh nhân,
nhận xét:
- Nam: gout thứ phát là 6%
- Nữ: gout thứ phát xác định là 17%, nghi ngờ là 33%

×