Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyến "du ngoạn" sang thế giới bên kia ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.03 KB, 7 trang )



Chuyến "du ngoạn"
sang thế giới bên kia




Hiện nay, các nhà
khoa học đã thành
công trong việc rút
máu khỏi thân chó
và lợn, rồi bơm muối ăn vào thế
chỗ. Sau vài giờ, con vật được
bơm lại máu và trở lại cuộc sống
bình thư
ờng. Công nghệ đóng mở
cuộc sống cho sinh vật sẽ là một
cuộc cách mạng trong y học.



Những thí nghiệm đầu tiên thuộc
loại này được thực hiện ở Học viện
Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
Việc cho động vật đi sang thế giới
bên kia rồi trở lại đã trở nên bình
thường và điều kỳ lạ là chúng
không hề bị tổn thương thần kinh,
mọi hoạt động sau đó vẫn bình
thường. Nước muối ăn bơm vào cơ


thể nhóm động vật này ở 20C,
nhằm ngăn cản sự chết vĩnh viễn
của tế bào.

Tại Đại học Pittsburgh, Peter Safar
đã thành công với ý tưởng này trên
chó. Ông rút máu ra khỏi cơ thể
chúng rồi tiêm nước muối lạnh vào
động mạch chủ với tốc độ 2 l/phút.
Sau vài phút, cơ thể con vật về
nhiệt độ 100C, ở trạng thái chết
lâm sàng: Tim ngừng đập, không
thở, não cũng ngừng hoạt động.
Safar gọi tình trạng này là
suspended animation - cuộc sống
tạm ngừng. Sau đó các con vật đã
được sống lại. Hiện nay, đồng
nghiệp của Safar đã cải tiến ph
ương
pháp của ông. Họ cho thêm một ít
đường vào nước muối, và các chú
chó đã s
ống lại sau 3 giờ suspended
animation (theo công bố vào tháng
6.2005).

Thí nghiệm trên lợn đư
ợc thực hiện
với việc tiêm 3 l nước muối vào
động mạch chủ và phải làm lạnh

não, tim theo mục đích đặc biệt.
Sau 20 phút, lợn được cắm vào
máy tim phổi nhân tạo, làm s
ống lại
(reanimated) rồi đi vào giấc ngủ ở
nhi
ệt độ 330C trong 24 giờ. Sau đó,
nó mới chính thức được làm sống
lại. 85% số lợn được thực hiện thí
nghiệm này thành công mà không
có hệ quả đáng kể.

Trên người, vấn đề khó nhất ở chỗ
làm lạnh, bởi nếu vài phút không
có ôxy, não sẽ chết. Cũng như vậy
với các tế bào tim, mô và nhiều bộ
phận khác sẽ chết nếu không đủ
ôxy. Tuy nhiên, trong những điều
kiện nhất định, não v
ẫn có thể sống
được. Đầu năm 2000, một cháu gái
3 tuổi rơi xu
ống sông Neckar (Đức)
lạnh buốt (100C) và chìm nghỉm.
Dù bị chìm 45 phút dưới nước,
nhưng sau đó cháu vẫn được cứu
sống. Quá trình có vẻ như được l
àm
ngưng lại qua nước muối lạnh: Sự
lạnh làm giảm hoạt động trao đổi

chất, nó rửa máu và ôxy ra khỏi
mô. Chuỗi thở không còn có chất
đốt nữa, tế bào không chết ở các
gốc tự do, cơ thể đi vào trạng thái
suspended animation.

Có nhiều cách để làm ngừng thở
khác nhau, như cách của Mark
Roth (Đại học Washington, Mỹ)
dùng CO và H2S. Những chất này
cùng tham gia vào quá trình trao
đổi chất, kết nối vào các protein và
enzym của cơ thể, ngăn cản sự thở
của tế bào. Nhiệt độ cơ th
ể từ 370C
về 150C. Nhịp tim từ 120 về 10
nhịp/phút. Cơ th
ể về giấc ngủ đông.
6 giờ sau, tốc độ trao đổi chất giảm
90%. Việc làm sống lại lúc này có
thể sẽ dễ dàng hơn.

Cũng đã có ngư
ời thực hiện bằng ni
tơ lỏng, nhưng người ta đã khẳng
định: Ngâm cơ thể trong nitơ lỏng
(-1960C) tuy làm ngưng tức th
ì quá
trình trao đổi chất, nhưng trong tế
bào sẽ tạo nên những tinh thể nước

đá và chúng sẽ phá huỷ mô. V
à như
thế sẽ không thể làm sống lại được
nữa.

Kỹ thuật đóng mở cuộc sống nếu
được thực hiện thành công trên
người thì sẽ giúp ích rất nhiều cho
việc điều trị các chấn thương, nhất
là chấn thương trong các vụ tai nạn
giao thông. Hiện nay, những chuẩn
bị đầu tiên cho việc thực hiện kỹ
thuật này ở người đang được tiến
hành tại các phòng thí nghiệm ở
Pittsburgh, Baltimore, Los Angeles
và Houston (Mỹ). Hy vọng sẽ đem
lại những thành công.

×