Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Điều khoản tham chiếu về Đào tạo kỹ năng quảng bá và quản trị website cho cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.14 KB, 7 trang )

Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre
Ban quản lý Chương trình FSPS II
Số 87 đường 30/04, Phường 3, Tp.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre, Việt Nam
Điện thoại: 0913658116/ 0753.823453/0753.839325
E-mail:
Bà Trần Thị Thu Nga, Giám đốc FSPS II tỉnh Bến Tre
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (ToR)
về
Đào tạo kỹ năng quảng bá và quản trị website cho cán bộ
(1 lớp/20 cán bộ/3 ngày).
Mã số tham chiếu: DARD/FSPS II /STOFA/2011/4.4.2
1. BỐI CẢNH
Chương trình hỗ trợ Ngành Thuỷ sản tỉnh Bến Tre giai đọan 2 được triển khai từ
tháng 12 năm 2006 cho đến tháng 12 năm 2010 và trong giai đoạn kéo dài 2011-
20012, có mục tiêu phát triển như sau :
Các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được
hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.
Chương trình hỗ trợ Ngành Thuỷ sản tỉnh Bến Tre giai đọan 2 bao gồm 4 hợp phần:
1. Tăng cường Quản lý hành chính thủy sản (STOFA)
2. Tăng cường Quản lý Khai thác thủy sản (SCAFI)
3. Phát triển Nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA)
4. Tăng cường Năng lực sau thu hoạch và tiếp thị (POSMA)
Mục tiêu và các kết quả đầu ra Hợp phần STOFA của Chương trình FSPS
II tỉnh Bến Tre
- Mục tiêu trước mắt: Xây dựng năng lực tổ chức trong hệ thống hành chính
qua việc thực hiện chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, góp phần tăng cường năng lực quản lý hành chính
ngành thủy sản.
- Các kết quả đầu ra:
Đầu ra 1: Năng lực hành chính ngành thủy sản Bến Tre được củng cố để xây
dựng các chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.


1
Phụ lục 1
Đầu ra 2: Hệ thống hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bến Tre được đổi mới và thích nghi với các yêu cầu về triển khai chính sách và kế
hoạch phát triển của ngành
Đầu ra 3: Nền tảng nguồn nhân lực trong hoạch định chính sách, lập kế
hoạch, nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng và cho công tác khuyến ngư được đổi mới
và thích ứng nhằm tăng khả năng áp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc.
Đầu ra 4: Hệ thống thông tin quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Bến Tre được đổi mới và phát triển, đáp ứng các yêu cầu về quản lý
ngành một cách có tri thức và nâng cao khả năng làm việc của cán bộ, công chức,
viên chức.
Tính cấp thiết :
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chi phí cho các thiết bị phần
cứng, phần mềm và các dịch vụ thông tin ngày càng hạ thấp đã giúp cho hầu hết
các tầng lớn dân cư có thể tiếp cận được với các dịch vụ công nghệ thông tin.
Trong bối cảnh đó, việc cung cấp thông tin qua Website ngày càng được coi trọng.
Các doanh nghiệp đã sử dụng Website để quảng bá thông tin về sản phẩm cũng
như các thông tin của tổ chức, qua đó xây dựng được những thương hiệu mạnh và
tăng doanh số bán hàng.
Tại Việt Nam, website cũng ngày càng được mở rộng, hàng ngày có nhiều
trang web ra đời. Rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã bỏ ra công sức và
chi phí khá lớn để xây dựng website cho đơn vị mà hình ảnh của đơn vị vẫn chưa
được mọi người biết đến. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao trình độ kỹ năng và
kiến thức về quảng bá và quản trị website cho cán bộ các đơn vị là rất cần thiết.
2. NHÓM ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC
Thông tin chính về các học viên:
• Dự kiến số lượng học viên: 1 lớp/3 ngày/20 cán bộ.
• Đối tượng: cán bộ Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.
• Độ tuổi: Độ tuổi từ 25- 50.

• Giới tính: 80% nam; 20% nữ
• Trình độ : tốt nghiệp trung cấp trở lên.
3. MỤC TIÊU CHUNG CỦA KHOÁ HỌC
- Cán bộ phục vụ công tác quảng bá và quản trị website có thể vận dụng
thành thạo kỹ năng được đào tạo trong công việc hàng ngày đạt hiệu quả thiết thực.
- Nâng cao năng lực và trình độ về kỹ năng quảng bá và quản trị website
trên nền Joomla cho các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bến Tre.
4. CÁC MỤC TIÊU ĐÀO TẠO/HỌC TẬP
2
Kết thúc khoá học, học viên sẽ có tiến bộ về:
Các
mục
tiêu
học
tập
Kiến
thức
về
- Những kiến thức cơ bản về website và các thành phần trên
website; hệ quản trị nội dung mã nguồn mở Joomla.
- Những nội dung cơ bản về quản trị website trên nền Joomla
và phương thức thực hiện.
Cách đăng nhập
Quản trị người dùng
Quản trị chuyên mục
Quản trị tin tức
Viết tin mới (cập nhật bài viết cho website)
Upload file lên máy chủ
Tạo liên kết 2 bên (trái & phải), tạo Menu, modun cho website.
- Trao đổi liên kết để quảng bá rộng rãi hình ảnh website trên

mạng Internet
- Phần đào tạo và thực hành quảng bá website: các phương
pháp và cách thức thực hiện quảng bá website.
Kỹ
năng
về
- Quản trị website trên nền Joomla.
- Kỹ năng quảng bá trang web.
Thái
độ về
Các học viên có thể tiếp nhận vai trò, trách nhiệm mới và thể
hiện sự tận tuỵ với công việc.
5. CÁC CHỦ ĐỀ CỦA KHÓA HỌC
- Giảng viên có thể đề xuất và hòan chỉnh các chủ đề của khóa đào tạo.
- Giảng viên được yêu cầu phải chuẩn bị đề cương phù hợp cho khóa đào
tạo, bao gồm cả các học phần và nội dung cho từng phần bài giảng.
- Nội dung có thể như sau (nhà tư vấn có thể đề xuất thêm các chủ đề phù
hợp để nâng cao chất lượng hoạt động):
 Giới thiệu những kiến thức cơ bản về website, các thành phần trên
website và một số tính năng áp dụng website hiện hành.
 Những nội dung cơ bản về quản trị website và phương thức thực hiện.
 Những nội dung cơ bản về quảng bá website và phương pháp và cách
thức thực hiện quảng bá website.
 Phương thức truyền thông trực tuyến những nội dung có liên quan
trên website của các cơ quan Nhà nước.
 Kỹ năng viết bài, thẩm định, đăng tin trên website;
3
 Phương thức cập nhật thông tin, lưu trữ, thiết kế giao diện, phục hồi
dữ liệu website;
 Phương thức kiểm soát số lượng truy cập, số trang truy cập, thu thập ý

kiến người truy cập
 Các bài kiểm tra và đánh giá (phiếu đánh giá khóa học).
 Tổng kết lớp đào tạo.
6. PHƯƠNG PHÁP
- Giảng viên sẽ đề xuất và xây dựng hòan chỉnh giáo trình đào tạo chi tiết
cho khóa học và phương pháp giảng dạy được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn/Ban quản lý Chương trình FSPS II Bến Tre đồng ý phê duyệt trước khi bắt
đầu khóa đào tạo. Các phương pháp/hình thức có thể bao gồm:
- Các bài trình bày và bài giảng lý thuyết.
- Các thảo luận nhóm, giải đáp thắc mắc của học viên.
- Bài tập tình huống, các ví dụ và bài tập thực hành.
7. YÊU CẦU VỀ TÀI LIỆU
Tất cả các tài liệu đào tạo được chuẩn bị bằng tiếng Việt.
Giảng viên phải chuẩn bị đề cương bài giảng phù hợp, các tài liệu dùng cho
khóa đào tạo và tiến hành giảng dạy.
Tất cả các tài liệu đào tạo cần thiết, như các tài liệu viết (tập tài liệu đào tạo
bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản, tài liệu in phát học viên, các bài tập tình
huống, bài kiểm tra,….), và tài liệu nghe nhìn (bài trình bày trên bản chiếu
Powerpoint, phim, ảnh,…) cần cung cấp đầy đủ cho học viên.
Giảng viên sẽ phải thực hiện một báo cáo tổng kết hoạt động, trong đó báo
cáo và đánh giá kết quả hoạt động đào tạo đã thực hiện, kèm theo tất cả các tài liệu
được xây dựng cho khóa học, bao gồm cả phiếu đánh giá của học viên về khóa học
(câu hỏi đánh giá cuối khóa học).
8. CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động sẽ bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở:
- Thống nhất về kế hoạch công việc và phương pháp luận, xác định các yêu cầu của
khóa đào tạo và xây dựng chương trình cũng như nội dung đào tạo phù hợp.
- Nghiên cứu và xác định các tài liệu phù hợp nhất có thể sử dụng cho khóa đào tạo.
- Xây dựng đề cương và tài liệu đào tạo phù hợp, bao gồm các tài liệu phát
học viên, bài trình bày trên bản chiếu PowerPoint, các tài liệu thực hành cho mỗi

phần bài giảng và cả câu hỏi đánh giá của học viên về khóa học.
- Chuẩn bị bài kiểm tra cho khóa đào tạo, và câu hỏi đánh giá để học viên
cho ý kiến về chương trình đào tạo.
- Chuẩn bị cho khóa đào tạo.
- Tiến hành khóa đào tạo.
4
- Báo cáo tổng kết lớp đào tạo, bao gồm tổng kết các đánh giá của học viên,
nội dung khóa học, bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị đối với các khóa đào
tạo tiếp theo.
9. NHÂN LỰC
Giảng viên yêu cầu phải có kinh nghiệm và trình độ sau:
- Chuyên gia tư vấn cần có trình độ chuyên môn : tốt nghiệp Đại học trở lên
về chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị mạng hoặc các chuyên ngành khác
có liên quan.
- Phải có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên về lĩnh vực chuyên môn tư vấn, có
kiến thức và kinh nghiệm triển khai các hoạt động liên quan về đào tạo các kỹ năng
có liên quan cho cán bộ công chức nhà nước là một lợi thế.
10. THỜI GIAN
- Họat động sẽ được triển khai ngay sau khi hợp đồng giảng dạy được 2 bên ký kết
và cần được thực hiện càng sớm càng tốt trong quý 2/2011.
- Việc xây dựng tài liệu đào tạo, thực hiện khóa đào tạo và các báo cáo có
liên quan không vượt quá 1/2 tháng tư vấn.
- 1 lớp đào tạo/ 20 học viên/3 ngày.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/BQL Chương trình FSPS II tỉnh
Bến Tre sẽ cử cán bộ tham gia điều phối hoạt động. Cán bộ này sẽ được tham khảo
ý kiến trong tất cả các công việc liên quan.
11. ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
- Giảng viên không cần viết báo cáo tiến độ, tuy nhiên cần có thông tin đầy đủ cho
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/BQL Chương trình FSPS II tỉnh Bến Tre về
tiến độ trong quá trình chuẩn bị tài liệu và chương trình đào tạo. Lãnh đạo Sở/BQL

Chương trình cần có sự thống nhất và đồng ý với Giảng viên về nội dung và phương thức
tổ chức đào tạo trước khi bắt đầu khóa học.
- Lập phiếu đánh giá khóa tập huấn sau khi kết thúc lớp tập huấn nằm xác
định được học viên đã nắm bắt được thông tin cần truyền đạt và thái độ của học
viên với khóa tập huấn.
- Lớp đào tạo sẽ cần 2 mẫu đánh giá như liệt kê dưới đây. Kết quả của các đánh giá
này sẽ được sử dụng để hoàn chỉnh lại phương pháp và cách tiếp cận cho các hoạt động
đào tạo kế tiếp.
Đánh giá mức độ phản hồi: học viên nghĩ hay cảm thấy thế nào về khóa đào tạo.
Đánh giá mức độ hiệu quả: học viên đã học được gì sau khi tham gia khóa học.
- Sau khi giảng viên nộp dự thảo báo cáo tổng kết khóa học (bằng tiếng Việt theo
mẫu đề cương báo cáo được 2 bên thống nhất), kèm theo tất cả các tài liệu đào tạo đã được
xây dựng. Báo cáo cần bao gồm phiếu đánh giá giảng viên/học viên, tóm tắt các ý kiến
phản hồi của học viên, các trở ngại/vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề đó,
5

×