SỞ GD&ĐT YÊN BÁI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
Môn thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút,
không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm)
“Công việc tránh cho ta ba cái hại lớn : buồn chán, hư đốn, túng thiếu” (Voltaire).
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3.a
Hình tượng cây xà nu được nhà văn Nguyễn Trung Thành xây dựng trong tác phẩm “Rừng
xà nu” như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của các
dân tộc Tây Nguyên. (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục 2008)
Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Câu 3.b
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………… Số báo danh: …………………………
Chữ ký giám thị 1: …… Chữ ký giám thị 2: ……
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
Môn thi : Ngữ Văn
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong khi chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm
tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Câu Nội dung Điểm
1
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc
kháng chiến, nơi đó che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội
trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta
được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước, một giai đoạn mới của
cách mạng được mở ra.
- Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ
rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu
sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
- “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm
xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
0,5
0,5
0,5
0,5
2 A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói
B. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói
- Ý nghĩa của công việc đối với đời sống của con người. Có công ăn
việc làm sẽ tránh cho ta ba cái hại lớn: buồn chán, hư đốn, túng thiếu.
- Công việc là chỉ tất cả những việc làm, những hoạt động của con người
hoặc bằng chân tay, hoặc bằng đầu óc.
2. Bình luận:
- Công việc có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? Sống trong cuộc đời,
ai cũng phải làm việc, mỗi người ít nhất có một công việc hay còn gọi là
nghề nghiệp chủ yếu. Công việc ấy sẽ đem lại cho chính cá nhân và xã hội
những ý nghĩa to lớn. (chứng minh qua văn học và thực tế đời sống)
- Vì sao công việc lại giúp chúng ta tránh được ba cái hại lớn: buồn
chán, hư đốn, túng thiếu? Công việc phủ kín thời gian, cuốn người ta
vào niềm đam mê, yêu thích không còn thời gian trống để buồn chán. Có
0,25
0,5
0,5
0,5
2
việc làm, người ta cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Nếu rơi vào cảnh thất
nghiệp, không việc làm, hoặc lười biếng con người dễ sinh ra buồn chán,
bi đát, thất vọng, sống không ý nghĩa.
3. Bài học nhận thức và hành động: Dù ở hoàn cảnh nào, tài sản ra sao,
các bạn trẻ cũng phải làm việc. Học sinh chỉ có say mê học tập mới
không sinh ra: buồn chán, hư đốn, túng thiếu
C. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị câu nói. Câu nói
hoàn toàn đúng. Nó có ý nghĩa với bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào; đúng
với mọi thế hệ, mọi thời đại.
0,5
0,5
0,25
3.a A. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận
B. Thân bài:
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu thể hiện kết cấu của tác phẩm
- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ
- Hình tượng cây xà nu được xây dựng như một nhân vật anh hùng biểu
tượng của vẻ đẹp, cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất
của các người Tây Nguyên
- Hình tượng cây xà nu còn gắn bó với đời sống và cuộc chiến đấu của
nhân dân Tây Nguyên
C. Kết bài:
Đánh giá chung về ý nghĩa của hình tượng
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
3.b A. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện
của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống bất ngờ, có ý nghĩa khám
phá, phát hiện, nhận thức về đời sống.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu tình huống
Nếu coi tình huống truyện là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan
hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo
ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tính cách trong cuộc đời con người,
thì với Phùng, việc chứng kiến người đàn ông đánh vợ một cách tàn
nhẫn là một sự kiện như thế. Tình huống đem lại cho Phùng một sự kinh
ngạc, bất ngờ và từ đó anh đã khám phá ra bao điều nghịch lý của cuộc
sống từ bức tranh nghệ thuật – tĩnh vật thuần túy.
2. Tình huống đem lại cho Phùng nhiều vỡ lẽ - những khám phá,
phát hiện.
- Nghệ sĩ Phùng bất ngờ chụp được tấm ảnh cảnh biển đẹp như tranh.
- Người nghệ sĩ kinh ngạc trước sự bạo hành của người chồng đối với
người vợ.
- Sự ngạc nhiên và bất ngờ của Phùng và Đẩu trước lời van xin từ chối
của người đàn bà không chịu rời bỏ người chồng độc ác.
C. Kết bài:
Tình huống truyện làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của truyện: Cái đẹp
là bản thân cuộc sống với đầy đủ những gam màu tối, sáng; những quy
luật tất yếu ngẫu nhiên, may rủi khó bề lường hết. Người nghệ sĩ cần có
cái nhìn đa chiều, biết rung động, buồn vui trước mọi lẽ đời để hành
động xứng đáng với con người.
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
3
…………………… Hết………………………
4