Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

chủ điểm thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.33 KB, 56 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐIỆN DƯƠNG
******************
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
TẾT VÀ MÙA XUÂN
SỐ TUẦN: 6 Tuần (Thực học)
Thời gian: Từ ngày 31/12/2012 đến ngày 01/03/2013
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Bích Trinh
Lớp : Mẫu giáo lớn
Tuần 1: Chủ đề: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Từ ngày 31/12 đến ngày 04/01/2013
Tuần 2: ÔN SƠ KẾT HỌC KÌ I
Học kì I có 18 tuần thực học
Từ ngày 07/01/2013 đến ngày 11/01/2013
Tuần 3: Chủ đề: MỘT SỐ LOÀI QUẢ
Từ ngày 14/01/2013 đến ngày 18/01/2013
Tuần 4: Chủ đề: MÙA XUÂN CỦA BÉ
Từ ngày 21/01/2013 đến ngày 25/01/2013
Tuần 5: Chủ đề: NGÀY TẾT QUÊ EM
Từ ngày 28/01/2013 đến ngày 01/02/2013
Tuần 6_Tuần 7 : NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Từ ngày 04/02/2013 đến ngày 15/02/2013
Tuần 8: Chủ đề: MỘT SỐ LOẠI HOA
Từ ngày 18/02/2013 đến ngày 22/02/2013
Tuần 9: Chủ đề: VƯỜN RAU CỦA BÉ
Từ ngày 25/02/2013 đến ngày 01/03/2013
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG MG ĐIỆN DƯƠNG
KẾ HOẠCH TUẦN 22
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY TẾT QUÊ EM


( Từ ngày 28/01/2013 dến ngày 01/02/2013 )
Hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón
Trẻ
- Cô ân cần niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò
chuyện với trẻ về tết Nguyên Đán, tết cổ truyền của dân tộc.
Thể
dục
buổi
sáng
- Hô hấp: Còi tàu kêu tu, tu, tu.
- Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
- Chân: Đứng chân trước chân sau.
- Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hoạt
động
học
TD:
Ném xa
bằng 2 tay
KPKH:
Trò chuyện
về mùa xuân
ngày tết
Nguyên Đán
LQVT:
Ôn nhận biết

khối vuông,
chữ nhật.
TH:
Vẽ đĩa hoa
quả
PTNN:
Kể chuyện:
Sự tích bánh
chưng, bánh
dày
LQCC:
Làm quen
nhóm chữ cái
b,d,đ.
.
ÂN:
DH: Mừng tết
đến .
NH: Ngày tết
quê em.
Hoạt
động
ngoài
trời
- QS:
Hoa mai.
- TCVĐ:
cướp cờ
- TCTD:
Trẻ vẽ tự do

trên sân.
- QS: Sự phát
triển của cây
hoa mai.
- TCVĐ:
Lộn cầu
vồng.
- TCTD:
Trẻ chơi nhặt
lá khô gói
bánh
- QS: Cảnh
vật thiên
nhiên. Cây
cối trong sân
trường
- TCVĐ:
Rồng rắn
TCTD:
Trẻ chơi
theo ý thích.
- QS: Cây hoa
cúc tiên.
- TCVĐ:
Rồng rắn.
- TCTD:
Trẻ chơi theo
ý thích.
- QS: cảnh vật
thiên nhiên.

- TCVĐ:
Kéo co.
- TCTD:
Trẻ chơi tự do
theo ý thích.
Hoạt
động
chiều
- Củng cố những bài học trong ngày. Hát, đọc thơ.
- Trẻ tham gia hoạt động chơi ở các góc.
- Hoạt động nêu gương cắm cờ. Vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN- TẾT NGUYÊN ĐÁN
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngày tết Nguyên
Đán, tết cổ truyền của dân tộc.về an toàn giao thông và vệ sinhtay chân miệng.
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC + KPKH
 HOẠT ĐỘNG HỌC 1: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG 2 TAY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng sức của vai để đẩy vật ném ra xa.
- Rèn sự mạnh dạn, nhanh nhẹn khéo léo của trẻ.
- Rèn luyện cháu yêu thích thể thao.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng phương tiện: Túi cát, vạch chuẩn.
- Mũ cáo,thỏ… Sân tập sạch, rộng thoáng mát.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ đi chạy vòng tròn theo các kiểu chân: mũi chân, gót chân, đi bình
thường, chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi bình thường.

- Dàn đội hình 3 hàng ngang.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Tập BTPTC:
+ Hô hấp: Còi tàu kêu tu, tu.
+ Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân: Đứng chân trước chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
b. Trọng động: “Ném xa bằng 2 tay”
- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài học: “Ném xa bằng 2 tay”.
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2: phân tích
- THCB: Trẻ đứng chân trước, chân sau, hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm
túi cát. Khi có hiệu lệnh, hai tay cầm túi cát đưa cao lên đầu, thân hơi ngả về phía
sau, dùng sức của thân và tay để ném túi cát đi xa.
+ Cô cho cả lớp thực hiện. Cháu đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, sau
đó cháu lần lượt lên ném. Trong quá trình cháu lên thực hiện nếu cháu làm không
được thì cô chú ý sửa sai.
+ Cô mời cả lớp thực hiện, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân tập.
* Trò chơi: “Cáo và thỏ”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi, cả lớp cùng tham gia chơi.
3. Hoạt động kết thúc: Đi lại hít thở nhẹ nhàng. Cô giáo dục cháu phải biết yêu
quý thể thao.
 HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KPKH
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MÙA XUÂN - TẾT NGUYÊN ĐÁN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
- Biết được ngày tết mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm những đồ
dùng phục vụ trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về mùa xuân, hoa quả mùa xuân, các hoạt động vui chơi ngày tết.
1. Hoạt động mở đầu:
- Cả lớp cùng cô chơi trò chơi: “Bốn mùa”.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Vừa rồi các con chơi trò gì?.
- Vậy các con thích nhất mùa nào trong năm? Vậy tiết trời của tháng 1 thuộc
mùa gì trong năm?.
- Vậy mùa xuân thì có ngày gì đặc biệt? Đó là ngày têt Nguyên Đán. Tết
Nguyên Đán hay còn gọi là têt cổ truyền của dân tộc.
- Cô cho cháu xem tranh về các hoạt động vui chơi trong ngày tết và cùng trò
chuyện với trẻ.
- Ngày tết các con được ba mẹ sắm cho những gì? Áo quần và giày dép mới.
- Ngoài ra, tết các con còn được nhận quà mừng tuổi và được chúc tết ông bà.
- Cô cho cháu xem tranh về cảnh sum họp gia đình trong ngày tết. Hàng năm,
cứ vào dịp xuân về thì mọi người đều gác lại công việc để cùng trở về sum họp với
gia đình, ông bà, cha mẹ,
- Trong tranh gia đình bạn chuẩn bi những gì trong ngày tết? Bánh chưng, hạt
dưa, dưa hấu, mứt, cây quất…
* Trò chơi: “Làm bánh chưng”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cháu hát và kết thúc.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Các cháu chú ý vào bài giảng của cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 29 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN- TẾT NGUYÊN ĐÁN
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngày tết Nguyên
Đán, tết cổ truyền của dân tộc.về an toàn giao thông và vệ sinh tay chân miệng

► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Còi tàu kêu tu, tu.
+ Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân: Đứng chân trước chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN.
ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết và phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật.
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt nhanh, nhận biết nhanh.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 số khối vuông, khối chữ nhật và các đồ dùng có dạng khối đó.
- Đồ dùng để cháu chơi trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông”.
- Trẻ tham gia vào trò chơi.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Ôn bài cũ: Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật.
- Cô hỏi cháu đây là hình gì? Có mấy cạnh? Các cạnh như thế nào?.
* Nhận biết bài mới: Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.
- Cô giới thiệu khối vuông. Cô cho cháu cùng xem và chuyền tay nhau để quan
sát khối vuông của cô, cho cháu quan sát và nhận xét. Cho cháu lăsn thử khối
vuông và có nhận xét gì?.
- Khối vuông có bao nhiêu mặt 6 mặt, các mặt này đều là hình vuông và bằng
nhau.
- Khối vuông có bao nhiêu cạnh? Các cạnh này như thế nào với nhau, cho cháu
đếm.
- Khối vuông không lăn được vì nó có các mặt và các cạnh.

- Cô cho cháu đọc tên khối vuông, lớp, tổ, cá nhân đọc.
- Tương tự với khối chữ nhật.
- Khối chữ nhật có 6 mặt và các mặt này không bằng nhau.
- Có lăn được không? Vì sao? Cho cháu đọc tên khối chữ nhật.
- Sau đó cho cháu đặt 2 khối chồng lên nhau và cháu có nhận xét gì? Vì sao
chồng lên nhau được? Vì chúng có mặt phẳng.
- So sánh khối vuông và khối chữ nhật.
* Luyên tập:
- Mỗi cháu có một rổ chứa nhiều khối. Cháu chọn khối và thực hiện theo đúng
yêu cầu của cô.
* Trò chơi:
 Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, thi nhau bật qua rãnh nước lên chọn khối theo
yêu cầu.
- Cô kiểm tra nhận xét trò chơi.
 Trò chơi 2: “Bé nào khéo tay”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô ôn lại bài đã học.
- Cháu hát và kết thúc giờ học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Đa số trẻ tham gia vào hoạt động.
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN-TẾT NGUYÊN ĐÁN
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngày tết Nguyên
Đán, tết cổ truyền của dân tộc.nhắc nhở trẻ chú ý vệ sinh cá nhân trong khi ăn uống
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.

+ Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân: Đứng chân trước chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH + PTNN
 HOẠT ĐỘNG HỌC 1: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ ĐĨA HOA QUẢ
- Trẻ biết dùng các nét cơ bản đã học để tạo hình các loại trái cây
- Rèn luyện kỹ năng sáng tạo hiểu biết nhanh.
- giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc các cây ăn quả
II. CHUẨN BỊ:
- Vật mẫu, bút chì, màu tô.
- Một số nhóm đồ dùng phục vụ tiết học.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cháu hát bài “Mừng tết đến”.
- Các con vừa hát bài gì? Vậy các con có thích ngày tết không?
2. Hoạt động trọng tâm:
- Tết đến, xuân về, khắp nơi trăm hoa đua nở các loại trái cây cũng được trưng
bay trong ngày tết đấy.Trong gia đình các con khi tết đến thường có mam ngũ quả
đùng không nào?
Hôm nay cô sẽ dạy các con vẽ đĩa hoa quả để truung bày ngày tết nhé .
- Cô mô tả hình dáng của đĩa hoa quả. Vậy các con có thích tập lươc àm họa sĩ
để vẽ ra nhừng đìa hoa quả rồi tô màu thật đẹp qua đôi bàn tay khéo léo của mình
nhé?
- Cô làm mẫu: Cô dùng bút chì vẽ những nét cơ bản đã học tạo ra hình ảnh đĩa
hoa quả rồi dùng màu tô đều phù hợp không nhem ra ngoài.
- Cô trao đổi cách vẽ cùng trẻ.
- Thực hành:
Cô cho cháu vào bàn thực hiện, cô gợi ý cháu nhắc lại cách ngồi và tô màu để

tạo sản phẩm, sau đó gợi ý cháu tạo sản phẩm đẹp. Cô giúp đỡ cháu yếu hơn.
- Cháu tạo xong đem sản phẩm lên trưng bày.
- Cháu lên nhận xét sản phẩm của mình của bạn. Cô nhận xét lại, chọn sản
phẩm đẹp.
3. Hoạt động kết thúc:
- Giáo dục tư tưởng: Cháu phải biết yêu quý chăm sóc bảo vệ hoa không bẻ
cành ngắt lá và giữ gìn những sản phẩm do người lao động làm ra.
- Cháu hát và kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG HỌC 2: PTNN
ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN “SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết lắng nghe cô kể chuyện,hiểu được nội dung câu chuyện.
- Thông qua giờ học trẻ tự tin tham gia kể chuyện theo tranh.Trẻ thích thú tham
gia vào trò chơi đóng vai.
- Thông qua giờ học giáo dục trẻ biết tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của
dân tộc, ý nghĩa của bánh chưng, bánh dày.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính,hình ảnh nội dung câu chuyện, tranh đàm thoại, mũ nhân vật.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho cháu chơi trò chơi: “Bốn mùa”.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô hỏi cháu mùa này là mùa gì?
- Mùa xuân thì có ngày gì rất đặc biệt?
- Đó là ngày tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết cổ truyền của dân tộc. Trong
ngày hội tết gia đình các con thường gói những thứ bánh gì?
- Cô kể lần 1: Diễn cảm. TTND: Câu chuyện nói lên ý nghĩa của 2 thứ bánh từ
thành quả lao động làm ra để dâng lên vua cha trong ngày hội đầu năm.
- Cô kể lần 2: kèm hình ảnh minh họa.
- Cô kể lần 3: Trích dẫn.

* Đàm thoại:
+Trò chơi : Cánh cửa bí mật.
- Cháu tham gia chọn cánh cửa để trả lời những câu hỏi sau cánh cửa, trả lời
đúng thì được chọn 1 bức tranh hoặc món quà cô tặng.
- Tên câu chuyện là gì? Ai là người cách làm bánh chưng, bánh dày?
-Tính cách hoàng tử Lang Liêu như thể nào?Các hoàng tử khác thì sao?- Vợ
chồng hoàng tử Lang Liêu làm bánh dâng nhà vua vào dịp lễ hội gì? Nhà vua
truyền ngôi báu cho ai?
* Trẻ kể chuyện:
- Cô mời trẻ quan sát các bức tranh và sắp xếp theo thứ tự nội dung cô vừa kể.
- Tham gia kể chuyện theo tranh.
* Trò chơi: “Đóng vai nhân vật”
- Cô dẫn chuyện . Trẻ tham gia vào đóng vai và thay đổi vai.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô giáo dục và kết thúc tiết học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Cháu hứng thú tham gia vào giờ học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 31 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN- TẾT NGUYÊN ĐÁN
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngàytết Nguyên
Đán, tết cổ truyền của dân tộc.nhắc nhở trẻ chú ý vệ sinh cá nhân trong khi ăn uống
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân: Đứng chân trước chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC

ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI b,d,đ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái b,d,đ.
- Thông qua trò chơi trẻ nhận ra nhóm chữ b,d,đ trong một từ trọn vẹn.
- Thông qua trò chơi GDvề đọc chữ đã học cho ba mẹ nghe, phải lễ phép trong
giao tiếp,ăn uống hợp vệ sinh trong những ngày đi chơi tết cổ truyền với ba mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh chữ cái, thẻ chữ cái b,d,đ của cô và cháu.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”
- Cả lớp tham gia hát cùng cô
2. Hoạt động trọng tâm :
- Các con có biết bài hát nói về cái gì không?
- Cô trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngày tết nguyên đán gia đình các con
chuẩn bị những gì?Ở gia đình cô cũng vậy và tất cả mọi người trên đất nước Việt
Nam ta ai cũng lo chuẩn bị những đồ dùng phục vụ để đón mừng ngày tết.
- Các con xem lên màn hình mọi người chuẩn bị gì nhé?
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại hình ảnh trên màng chiếu.
- Cô giới thiệu cụm từ: “Bánh chưng”
- Trẻ gọi tên và đọc cụm từ “Bánh chưng”.
- Gồm có bao nhiêu tiếng? Tương ứng với chữ số mấy? Bao nhiêu chữ cái?
- Trẻ lên rút chữ đã học.
+ Cô giới thiệu chữ b: Cô phát âm chữ b
- Cả lớp đồng thanh, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô hỏi trẻ chữ b gồm có mấy nét?
- Cô phân tích lại: chữ b gồm có 2 nét đó là nét tròn cong phải và nét sổ thẳng.
- Cô giới thiệu các mẫu chữ in hoa, viết thường, in thường.
+ Tương tự cho trẻ làm quen chữ d,đ.
+ So sánh: chữ cái b, d

- Giống nhau: đều có 2 nét: 1 nét sổ thẳng và cong.
- Khác nhau: b gồm có nét cong phải, chữ d gồm có nét cong trái.
+ Luyện tập:
- Trò chơi: “Đoán chữ”
- Cô cho trẻ tìm chữ b, d,đ trong rổ.
- Cô giúp trẻ tìm đúng và nhận xét.
* Trò chơi 1: “Hoa lá tìm nhau”
Cô phổ biến luật chơi, trẻ chia thành 2 đội mang lá hoặc hoa có chữ b,d,đ.Vừa đi
vừa hát khi có hiệu lệnh của cô thì bạn lá tìm bạn hoa có chữ giống mình cặp đôi.
Trong thời gian quy định, nếu không tìm được thì mất lượt chơi.Cô tham gia chơi
cùng trẻ và nhận xét trò chơi.
* Trò chơi 2: “Những ô chữ bí mật”
- Mỗi đội 1 trống lắc. Đội nào có tín hiệu trước được lên ấn chuột lật ô tìm
chữ.Trẻ cùng thi nhau tham gia vào trò chơi
- Cô nhận xét trò chơi.
* Trò chơi 3: “Chọn bánh giúp mẹ.”
- Chia trẻ thành 3 đội bật qua 2 vòng lên chọn 1 cái bánh có chữ cái cô yêu cầu xếp
vào giỏ rồi về đứng cuối hàng đội nào đúng luật nhiều bánh sẽ thắng cuộc.
Trẻ tham gia vào trò chơi cô kiểm tra tuyên dương trẻ.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng: Bảo vệ, chăm sóc cây và dọn vệ sinh làm sạch môi trường.
Cho trẻ hát bài “Em đi chợ tết.”
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 01 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN- TẾT NGUYÊN ĐÁN
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ.Trò chuyện với trẻ về mùa xuân và ngày tết Nguyên
Đán tết cổ truyền của dân tộc.nhắc nhở trẻ chú ý vệ sinh cá nhân trong khi ăn uống

► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay vai: Tay thay nhau quay dọc thân.
+ Chân: Đứng chân trước chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: MỪNG TẾT ĐẾN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm vui tươi khi múa hát.
- Cháu nghe hát bài: “Ngày tết quê em”.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng phương tiện: mũ, phách, đàn.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”. Cháu cùng chơi.
- Tháng này là tháng thứ mấy của năm? Thuộc mùa nào? Mùa xuân thì có
những ngày gì đặc trưng? (Cháu trả lời)
2. Hoạt động trọng tâm:
- Tết Nguyên Đán còn gọi là tết cổ truyền của dân tộc. Tết đến mang về 1 tiết
trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, mọi cảnh vật thay đổi. Có rất nhiều bài hát
nói về ngày tết rất hay. Hôm nay cô sẽ dạy các con bài: “Mừng tết đến” của nhạc
sĩ…Ngô Quốc Thắng.
- Cô hát lần 1: diễn cảm
- Cô hát lần 2: Vừa hát vừa đánh nhịp bằng tay.
* Dạy hát:
- Khi cô đánh nhịp 1 tay - cháu lắng nghe cô hát.
- Khi cô đánh nhịp 2 tay - cháu hát cùng cô.
- Cô dạy lớp hát, tổ hát, cá nhân hát.

- Sau đó cô mời lớp thể hiện bài hát, mời tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.
- Vừa rồi các con hát bài gì? Tác giả là ai? Bài hát nói về điều gì?
* Nghe hát: “Ngày tết quê em”
- Cô hát lần 1: Tóm tắt nội dung.
- Cô hát lần 2: Cháu múa minh họa.
* Trò chơi: “Nốt nhạc may mắn”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia vào trò chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô giáo dục tư tưởng.
- Cháu hát lại bài hát kết thúc tiết học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Trẻ tham gia vào giờ học sôi nổi.
- Cháu thuộc và hiểu nội dung bài hát.

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG MG ĐIỆN DƯƠNG
KẾ HOẠCH TUẦN 18
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
( Từ ngày 31/12/2012 dến ngày 04/01/2013)
Hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón
Trẻ
- Cô ân cần niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò
chuyện với trẻ về gia đình của bé.
Thể
dục

buổi
sáng
- Hô hấp: Gà gáy ò ó o.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước.
- Chân: Đứng đưa chân về phía trước lên cao.
- Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông quay người.
- Bật: Tách chân khép chân.
Hoạt
động
học
TD:
Đi dồn bước
trên ghế thể
dục
KPKH:
Tìm hiểu về
cây xanh và
môi trường
sống
LQVT:
Ôn nhận biết
khối cầu, khối
trụ.
TH:
Vẽ lá rơi.

PTNN:
Thơ: Cây
dừa
LQCC:

Trò chơi
nhóm chữ
cái b, d, đ
Tậpviết:
trang15
.
ÂN:
DH: Lá xanh
NH: Em yêu
cây xanh.
Hoạt
động
ngoài
trời
- QS: Cây sầu
đông.
- TCVĐ:
Cướp cờ.
- TCTD:
Trẻ chơi tự do
với đồ chơi
cô chuẩn bị
trên sân.
- QS: Cảnh
vật thiên
nhiên sân
trường
- TCVĐ:
Rồng rắn.
- TCTD:

Nhặt lá khô
làm con vật.
- QS:
Cây bàng.
- TCVĐ:
Lộn cầu
vồng.
- TCTD:
Trẻ chơi
theo ý thích.
- QS:
Cây cối
trong sân
trường.
- TCVĐ:
Rồng rắn.
- TCTD:
Trẻ chơi theo
ý thích.
- Quan sát:
Cảnh vật thiên
nhiên.
- TCVĐ:
Dung dăng
dung dẻ.
- TCTD:
Trẻ chơi đồ
chơi trên sân.
Hoạt
động

chiều
- Củng cố những bài học trong ngày. Hát, đọc thơ.
- Trẻ tham gia hoạt động chơi ở các góc.
- Hoạt động nêu gương cắm cờ. Vệ sinh, trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện với trẻ về cách mặc trang phục sạch đẹp, đủ ấm trong thời tiết lạnh.
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC + KPKH
 HOẠT ĐỘNG HỌC 1: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: ĐI DỒN BƯỚC TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục.
- Rèn luyện cháu yêu thích thể thao.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân sạch, thoáng mát, chướng ngại vật.
- Ghế thể dục ,trống lắc, vạch chuẩn phục vụ hoạt động học.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Cô cho cháu đi vòng tròn theo các kiểu chân: Đi bt, đi gót chân, đi bt, đi mũi
chân, đi bt, chạy chậm, chạy nhanh, đi bt, dàn đội hình.
2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động
a. Tập BTPTC:
- Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o.
- Tay chân: Tay đưa ra trước, lên cao.
- Chân: Đứng đưa chân về phía trước lên cao.
- Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người.
- Bật: Bật tách chân khép chân.
b. Trọng động: “Đi dồn bước trên ghế thể dục”

- Các con ơi! Các con có thích trở thành vận động viên thể thao không?
- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập thể dục “Đi dồn bước trên ghế thể dục”.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích:
+ TCCB: Đứng sát ở 1 đầu ghế,mắt nhìn ở đầu ghế bên kia,2tay chống hông,
khi có hiệu lệnh của cô,chân nào thuận bước lên ghế thu chân trái sát gót chân
phải,tiếp tục bước chân phải lên trước và chân trái tiếp theo đến hết ghế về đứng
cuối hàng.
- Cô cho cả lớp thực hiện. Trong quá trình cháu lên thực hiện, nếu cháu làm
không được thì cô chú ý sửa sai.
- Cô mời các tổ nhóm thi đua với nhau.
- Cô mời một số cá nhân lên thực hiện chưa được.
* Trò chơi: “Cáo và thỏ”
- Cách chơi: Cho 1trẻ làm cáo. Khi có hiệu lệnh thì cháu làm thỏ đi ăn và phải
tránh cáo bạn nào bị cáo bắt sẽ mất lượt chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng: Chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Cháu đi lại và hít thở nhẹ nhàng. Cô giáo dục cháu phải biết yêu quý thể thao.
 HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KPKH
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết 1 số cây xanh và môi trường sống, quá trình phát triển của cây xanh.
- Thông qua giờ học GD trẻ biết ích lợi của cây xanh và biết chăm sóc bảo vệ
cây như không bẻ cành, ngắt lá.
- Giáo dục trẻ giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về các loại cây xanh, các giai đoạn phát triển.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi : “Gieo hạt’’.

2. Hoạt động trọng tâm:
- Vừa rồi các con chơi trò chơi gì?
- Các con biết không, từ những hạt mầm nhỏ được chúng ta gieo trồng đã phát
triển thành cây xanh, trong tiết học hôm nay cô và các con sẽ trò chuyện về những
cây xanh và môi trường sống của cây nhé.
-Trò chuyện với trẻ về quá trình phát triển của cây,cô gợi ý để trẻ nêu lên nhận
xét về sự hiếu biết của mình.
-Cô giới thiệu tranh theo quá trình phát triển của cây: Để có được cây xanh
chúng ta phải làm gì? Làm đất, gieo hạt, trồng cây và chăm sóc……
-Cây xanh có những bộ phận nào? Gốc, thân, cành, ngọn, lá.
-Cô mời trẻ kể về 1 số cây mà trẻ biết.Cây xanh cho chúng ta ích lợi gì?
-Ngoài cho ta bóng mát cây còn cho gỗ,củi đốt, hoa, quả, rau…………
* Đặc biệt hơn cây xanh cho ta 1 không khí trong lành, ngăn chặn lão lũ làm sach
môi trường đất.Vì vậy cần phải ngăn chặn nạn phá rừng vì rừng là tài nguyên vô
giá giúp chúng ta bảo vệ môi trường.
- So sánh: Cây bàng và cây quật.
* Trò chơi 1: “Phân loại cây xanh”
* Trò chơi 2: “Gạch bỏ những hành vi không đúng”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia vào trò chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương sau mỗi lần chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng: - Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Cho cháu hát bài: Ai trồng cây.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%. Các cháu chú ý vào bài giảng của cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình.

► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao.
+ Chân: Đứng đưa chân về phía trước lên cao.
+ Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người.
+ Bật: Bật tại chỗ.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN.
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết và phân biệt được khối trụ, khối cầu.
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt nhanh, nhận biết nhanh.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 số khối trụ, khối cầu và các đồ dùng có dạng khối đó.
- Đồ dùng để cháu chơi trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông”.
- Trẻ tham gia vào trò chơi.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Ôn bài cũ: Ôn nhận biết các hình.
- Cô hỏi cháu đây là những loại hình gì? Hình vuông,hình chữ nhật, hình tam
giác, hình tròn.
* Nhận biết bài mới: Nhận biết khối trụ, khối cầu.
- Cô giới thiệu khối trụ. Cô cho cháu chọn khối trụ giống của cô, cho cháu
quan sát và nhận xét. Cho cháu lan thử khối trụ và có nhận gì?
- Cô cho cháu đọc tên khối trụ.
- Tương tự đối với khối cầu.
- Khối cầu có dạng hình gì? Có lăn được không? Vì sao? Cho cháu đọc tên
khối cầu.
- Sau đó cho cháu đặt 2 khối chồng lên nhau và cháu có nhận xét gì? Vì sao

không chồng lên nhau được? Vì chúng không có mặt phẳng.
- Khối trụ chồng lên nhau được vì chúng có 1 mặt phẳng.
- So sánh khối cầu và khối trụ.
* Luyên tập:
- Mỗi cháu có một rổ chứa nhiều khối. Cháu chọn khối và thực hiện theo đúng
yêu cầu của cô.
* Trò chơi:
 Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, thi nhau bật qua rãnh nước lên chọn khối theo
yêu cầu.
- Cô kiểm tra nhận xét trò chơi.
 Trò chơi 2: “Nặn khối”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô ôn lại bài đã học.
- Cháu hát và kết thúc giờ học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Đa số trẻ tham gia vào hoạt động.
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 02 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SÔNG
► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình.
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao.
+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước.
+ Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người.
+ Bật: Bật tại chỗ.

HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH + PTNN
 HOẠT ĐỘNG HỌC 1: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ LÁ RƠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng các nét cơ bản để vẽ những chiếc lá rơi.
- Thông qua giờ học rèn luyện khả năng cầm bút vẽ và tạo màu hợp lý.
- Thông qua giờ học GD trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ mẫu của cô, tranh nghệ thuật.
- Giấy, bút chì, bút màu, bàn ghế kê sẵn.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Trẻ hát cùng cô bài: “Em yêu cây xanh”
- Các con vừa hát bài gì?
- Cây xanh có ích lợi gì cho ta? Cháu kể.
- Các con ạ! Mỗi loại cây đều rất có ích cho con người vì cây cho và cho trái
cây cho bóng mát, cây ngăn lũ, cây cho gỗ quý làm nhà ở.Nhưng muốn cây xanh
tốt thì cần chăm sóc tưới nước cho cây.Cây cối xanh tốt làm cho cảnh quangtrường
ta thêm đẹp .Cứ mối buổi sáng nhìn nhữngchiếc lá rơi ở những hàng cây sân
trường thật là thích phải không các con? Hôm nay cô cũng có một bức tranh vẽ về
cảnh lá rơi đấy. Vậy chúng ta cùng xem nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ xem tranh. Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bức tranh.
- Vậy các con có thích vẽ những chiếc lá rơi này không? Hôm nay cô sẽ dạy
lớp mình vẽ nhiều chiếc lá rơi và đếm số lá mình vẽ nhé.
- Trước khi vẽ thì các con lắng nghe cô gợi ý cách vẽ. Muốn vẽ lá các con vẽ
nét cong nối lại nhau tạo lá , vẽ các nét xiên làm vân lá,và tô màu.
* Trẻ thực hiện:
- Cô gợi ý trẻ nhắc lại cách vẽ.
- Cả lớp thực hiện vẽ. Trong quá trình trẻ vẽ, cô theo dõi, động viên.

* Trưng bày sản phẩm:
- Trẻ vẽ xong mang vở về góc trưng bày sản phẩm.
* Nhận xét sản phẩm:
- Trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Cô nhận xét lại, chọn sản phẩm đẹp.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng:
- Bảo vệ, chăm sóc cây như tưới nước, khhoong bẻ cành ngắt lá
- Cho cháu hát bài: Lá xanh.
 HOẠT ĐỘNG HỌC 2: PTNN
ĐỀ TÀI: THƠ: CÂY DỪA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc bài thơ một cách diễn cảm, nhịp nhàng.
- Trẻ biết được cây xanh rất có ích lợi cho con người.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh bài thơ “Cây dừa”, tranh chữ to, tranh đàm thoại.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài: Lý cây xanh.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cây xanh cho ta ích lợi gì?
-Cô trò chuyện cùng trẻ- gợi ý kể về một số loại cây xanh mà các con biết…
-Cô tóm lại: Mỗi cây xanh đều mang đến 1 lợi ích khác nhau,có 1 bài thơ rất
hay nói về 1loại cây ăn quả tượng trưng cho người phụ nử kiên trung bất khuất
trong thười kỳ chiến tranh tàn khốc mà vẫn đứng vững giữa bầu trời Việt Nam đã
được tác giả Trần Đăng Khoa viết lên bài thơ rất hay,hôm nay cho dạy các con học
thuộc nhé.
2. Hoạt động trọng tâm:

 Dạy đọc thơ: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Cây dừa.
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm, tóm tắt nội dung.
- Cô đọc lần 2: Cho trẻ xem hình ảnh về nội dung bài thơ.
- Cô đọc lần 3: Đọc dòng chữ dưới tranh , giải thích từ khó.
 Đàm thoại:
- Cô cho trẻ trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ và lên gắn tranh.
 Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ diễn cảm.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng: Trẻ bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Trẻ hát bài: Ai trồng cây?
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%. - Đa số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 03 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện với trẻ về cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường xanh.
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Tàu hỏa kêu tu, tu, tu.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước, gập trước ngực
+ Chân: Đứng chân trước khụy gối, chân sau thẳng.
+ Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người.
+ Bật: Bật chân sáo.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHƠI NHÓM CHỮ CÁI b, d, đ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b, d, đ qua các hoạt động.
- Nhận biết nhanh, đúng chữ b, d, đ qua các trò chơi.
- Trẻ tham gia sôi nổi vào trò chơi.

II. CHUẨN BỊ:
- Một số thẻ chữ cái và một số cụm từ có chứa chữ cái.
- Một số đồ dùng phục vụ trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Lộn cầu vồng”.
- Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết quê em.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ nhận biết lại chữ cái b, d, đ.
- Cho cả lớp đồng thanh lại chữ cái b, d, đ. Cho cả lớp phát âm, nhóm, tổ, cá
nhân phát âm chữ cái b, d, đ.
- Cô phân tích lại chữ cái b, d, đ.
- Cô mời trẻ lên phân tích lại chữ cái b, d, đ. Sau đó cô phân tích lại cho trẻ
nghe.
- Cô cho trẻ hát và chuyển đội hình.
So sánh: Cô so sánh lại điểm giống và khác nhau chữ cái u, ư.
 Trò chơi:
* Trò chơi 1: “Truyền tin”
- Cô nêu luật chơi và cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử lên 1 bạn lên
nghe thông tin tìm chữ cái của cô và về cuối hàng truyền tin cho các bạn. Bạn cuối
cùng sẽ lên gắn đúng chữ cái đã truyền tin.
* Trò chơi 2: “Đoán ý đồng đội”
- Cách chơi: Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng, bạn nhìn thẻ chữ của cô và diễn tả
bằng hành động để các bạn trong đội hiểu. Cả đội hội ý và cùng đưa chữ cái lên.
Đội nào nhanh và đúng đội đó sẽ thắng.
* Trò chơi 3: “Tìm đúng số nhà”
- Cách chơi: Số nhà là các chữ cái b, d, đ. Khi có hiệu lệnh của cô cháu nhanh
chân tìm về đúng số nhà có chữ cái giông với chữ của mình. Ai chậm chân sẽ thua
cuộc.
3. Hoạt động kết thúc:

- Cô giáo dục tư tưởng, giáo dục vệ sinh môi trường.
- Cho trẻ hát và kết thúc tiết học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Đa số trẻ tham gia vào giờ học. Trẻ học sôi nổi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2013
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình.
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o.
+ Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao.
+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước.
+ Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người.
+ Bật: Bật tại chỗ.
 HOẠT ĐỘNG HỌC: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT BÀI: Lá xanh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu thuộc và hiểu nội dung bài hát.
- Thể hiện được tình cảm vui tươi khi hát.
- Nghe bài hát: “Em yêu cây xanh”
II. CHUẨN BỊ:
- Mũ, phách, bài hát, máy cát sét.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Chồng nụ, chồng hoa”.
- Vừa rồi các con vừa chơi trò chơi gì?
- Những trò chơi, câu chuyện, bài hát mà cô đã dạy các con ở lớp các con về
nhà có kể lại cho gia đình của mình nghe không? Đó là ai?

2. Hoạt động trọng tâm:
- Hôm nay cô có một bài hát hay nói về những chiếc lá cũng biết reo vui đón
chào các con đến trường thật là vui đấy.Những lời động viên đó được nhạc sĩ Thái
Cơ viết lên bài hát rât hay. Đó là bài hát: Lá xanh.Hôm nay cô cháu mình cùng hát
nhé.
- Cô hát lần 1: Diễn cảm.
- Cô hát lần 2: TTND: Những làn gió nhẹ đung đưa trên cành làm cho các chú
bướm bay lượn xung quanh cùng với những chiếc lá vẫy chào các con khi đến lớp.
* Dạy hát: bài “Lá xanh”
- Khi cô vẫy nhịp 1 tay - Cháu lắng nghe.
- Khi cô vỗ nhịp 2 tay - Cháu hát cùng cô.
- Cô dạy lớp hát, tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Vận động: Cháu vỗ tay theo nhịp bài hát.
* Nghe hát: bài “Em yêu cây xanh”.
- Cô hát lần 1: thể hiện tình cảm với trẻ.
- Cô hát lần 2: Cháu múa minh họa.
* Trò chơi : “Ô số âm nhạc”
- Cách chơi: Trò chơi này có 4 ô số âm nhạc. Trong đó có 3 ô xanh và 2 ô đỏ.
Nếu đội nào chọn đúng ô màu xanh thì hát bài hát theo tranh vẽ, nếu chọn đúng ô
màu đỏ thì quyền chơi thuộc về đội bạn. Bài hát gốc sẽ được lần lượt hiện ra theo
gợi ý của bức tranh.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng:
- Cô giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây không bẽ cành, ngắt lá
- Giáo dục thu dọn vệ sinh môi trường
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 85%.
- Cháu hứng thú tham gia tiết học âm nhạc.
- Một số cháu chưa thuộc bài hát.
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN

TRƯỜNG MG ĐIỆN DƯƠNG
KẾ HOẠCH TUẦN 20
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI QUẢ
( Từ ngày 14/01/2013 dến ngày 18/01/2013 )
Hoạt
động
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón
Trẻ
- Cô ân cần niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò
chuyện với trẻ về gia đình của bé.
Thể
dục
buổi
sáng
- Hô hấp: Thổi nơ bay.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước.
- Chân: Đứng đưa chân về phía trước lên cao.
- Bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân
- Bật: Bật tiến về phía trước.
Hoạt
động
học
TD:
Bậc sâu
25cm.
KPKH:
Trò chuyện
tìm hiểu về

một số loại
quả.
LQVT:
Đếm đến 8,
nhận biết
các nhóm đồ
vật có số
lượng 8,
nhận biết
chữ số8.
TH:
Vẽ đĩa quả

PTNN:
Kể chuyện:
“ Sự tích
quả dưa
hấu”.
LQCC:
Làm quen
nhóm chữ
cái: l, m, n.
.
GDÂN:
DH: Qủa.
NH: Lý cây
bông
Hoạt
động
ngoài

trời
- Quan sát:
Cây chuối.
- TCVĐ:
Chồng nụ
chồng hoa.
- TCTD:
Trẻ chơi tự
do theo ý
thích.
- Quan
sát:Quan sát
quả chuối .
- TCVĐ:
Dung dăng
dung dẻ.
- TCTD:
Trẻ chơi tự
do theo ý
thích.
- Quan sát:
cảnh vật
thiên nhiên.
- TCVĐ:
Bịt mắt bắt
dê.
- TCTD:
Trẻ chơi tự
do theo ý
thích.

- Quan sát:
Cây khế
- TCVĐ:
Chồng nụ
chồng hoa.
- TCTD:
Trẻ chơi tự
do theo ý
thích.
- Quan sát: quả
khế.
- TCVĐ:
U mọi.
- TCTD:
Trẻ chơi tự do
theo ý thích.
Hoạt
động
chiều
- Củng cố những bài học trong ngày. Hát, đọc thơ.
- Trẻ tham gia hoạt động chơi ở các góc.
- Hoạt động nêu gương cắm cờ. Vệ sinh, trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI QUẢ
► Đón trẻ: Cô vui vẻ đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định. Trò chuyện với
trẻ về gia đình của bé.
HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC + KPKH
 HOẠT ĐỘNG HỌC 1: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: BẬT SÂU 25cm

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
- Thông qua giờ học rèn sự mạnh dạn, nhanh nhẹn khéo léo của trẻ.
- Thông qua giờ học GD cháu yêu thích thể thao.
II. CHUẨN BỊ:
- Hố nhảy có bục cao 25cm.
- Trống lắc.dây, trò chơi.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ đi chạy vòng tròn theo các kiểu chân: mũi chân, gót chân, đi bình
thường, chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi bình thường.
- Dàn đội hình 3 hàng ngang.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Tập BTPTC:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước.
+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước.
+ Bụng lườn: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
b. Trọng động: “Bật sâu 25cm”
- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài học: “Bật sâu 25cm”.
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2: phân tích
- THCB: Đứng trên bục có độ cao 25cm, tay thả xuôi, tạo đà, tay đưa ra trước
lăn nhẹ về phía sau sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khụy, thân người hơi ngả về
phía trước để chuẩn bị nhún bật. Khi có hiệu lệnh cháu nhún chân, đạp mạnh để bật
và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
- Cô cho cả lớp thực hiện. Trong quá trình cháu lên thực hiện nếu cháu làm
không được thì cô chú ý sửa sai.
+ Cô mời cả lớp thực hiện, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân tập.

* Trò chơi: “Kéo co”
- Chia trẻ làm 2 nhóm có vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh thì cháu cầm dây kéo.
Đội nào dẫm chân vào vạch trước thì đội đó thua cuộc.
- Hai đội tham gia chơi. Cô quan sát cháu chơi.

×