Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đạo đức và hiệu quả kinh doanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.99 KB, 13 trang )

Đạo đức và hiệu quả kinh doanh
Gần đây, những thảo luận trong bài báo này đã trở thành đề tài
của rất nhiều cuộc tranh luận. Một trong những câu hỏi quen
thuộc là: kẻ hay lý tưởng hóa thiếu kinh nghiệm nào đã đưa ra ý
tưởng này?
Tại sao dám khuyên bảo chúng ta nên thực hiện những hành
động tốt đẹp thay vì tiến hành hoạt động kinh doanh, theo đuổi sự
công nhận thay vì đổi mới - và tối đa hóa những việc làm tốt đẹp,
thay vì lợi nhuận hàng quý? Kẻ đó thuộc kiểu chuyên gia gì vậy?
Những ý tưởng cứng đầu và điên rồ đó - đâu là những luận cứ
thực tế đằng sau nó?
Nguyên nhân cơ bản: Các cố gắng tăng hiệu quả thường
nhằm mục đích tăng lợi nhuận, tăng vốn chủ sở hữu và tỷ lệ
lợi nhuận trên tài sản, và gia tăng giá trị cho các cổ đông.
Những mục tiêu này vẫn chưa đầy đủ. Đó là do sự thay đổi chuẩn
mực: khái niệm thành công đang được thay đổi. Quan trọng hơn,
những gì là quy chuẩn của thành công hôm qua, việc tối đa hóa
các việc làm tốt sẽ giúp công ty được đánh giá cao hơn trong các
quy chuẩn thành công của ngày mai. Ngày càng nhiều các nhà
đầu tư sử dụng các tiêu chuẩn đầu tư đạo đức hay xã hội như
của KLD, chỉ số quản lý tập đoàn, và các tiêu chuẩn chúng ta sẽ
kiểm chứng sau đây. Các nhà đầu tư không còn chỉ quan tâm
đến các chỉ số lợi nhuận tài chính, những gì họ quan tâm hiện tại
là lợi nhuận và "khác lợi nhuận".
Tại sao lại có sự thay đổi này? Vì những lợi ích "khác lợi nhuận"
giúp các khoản lợi nhuận ít rủi ro, tăng tính phòng thủ, và, quan
trọng nhất, có ý nghĩa hơn. Đúng như dự đoán của nhiều người,
cộng đồng, xã hội và các nhà đầu tư, định nghĩa của sự vượt trội
đang thay đổi.
Hàng năm, tổ chức Ethisphere đưa ra
danh sách những công ty hoạt động có


đạo đức nhất và sau đó thử phân tích
kết quả kinh doanh của những công ty này. Trong năm 2008,
những nhà lãnh đạo đúng mực đã điều hành công ty của mình
vượt lên 40 % trong bảng chỉ số xếp hạng S&P 500. Trong năm
2009, 40% và trong năm 2010, 35%.
Động lực chính của sự phát triển này là gì? Tạp chí CSR đã chỉ
ra khoảng chênh lệch 10% trên giá trị cổ đông giữa, ví dụ như
các công ty minh bạch và kém minh bạch nhất. Quá trình đo
lường không bao gồm các bài kiểm tra bí mật. Nhưng cũng gợi ra
vài điều về một vài mối quan hệ - thứ mà, ngày nay, hầu hết các
CEOs đều khát khao muốn có.
Sau đây là một kết quả đáng khâm phục hơn. Giá trị gia tăng thị
trường trung bình của 100 công ty đứng đầu là 36 triệu USD, gấp
4 lần Giá trị gia tăng thị trường trung bình của các công ty còn lại,
với giá trị ít hơn 8 triệu USD, có thể tham khảo tại Curtis
Verschoor tổ chức SRI.
Theo xếp hạng khác của tờ Businessweek về Tổng kết quả tài
chính - một xếp hạng dựa trên 8 tiêu chuẩn, như mức tăng
trưởng bán hàng, tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu - 100 công ty xếp hạng đầu đã vượt lên với tỷ lệ là
10.4 phân vị. Chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ thống kê
đáng ngạc nhiên giữa 2 xếp hạng này.
Tại trường Quản trị Kinh doanh Berkeley's Haas, Margarita
Tsoutoura còn đưa ra các kết quả thú vị hơn: bà chỉ ra rằng các
công ty được xếp hạng cao hơn trên bảng xếp hạng KLD - về
trách nhiệm xã hội của các công ty - có mức biên lợi nhuận, lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, và lợi nhuận trên tài sản cao hơn
hẳn. Đây hẳn là một ví dụ khám phá mà tôi ưa thích - một ví dụ
mà, một lần nữa, đưa ra kết luận rằng trách nhiệm đã tạo ra
thuận lợi, vì đã quản lý hiệu quả rủi ro: bảo đảm tốt hơn trước

những sự kiện tương lai tồi tệ.
Đã có rất nhiều thử nghiệm nhỏ đưa ra những kết luận lớn. Marc
Orlitzky, Frank L. Schmidt, và Sara L. Rynes đã chỉ ra rằng trách
nhiệm có sự liên kết tích cực chặt chẽ với hoạt động tài chính:
"đạo đức doanh nghiệp," tự nó, "đã tạo ra phần thưởng." Họ đã
thực hiện các phân tích tổng hợp trên 52 trường hợp, với số
lượng hơn 33,878 quan sát. Quả là sự vượt trội đáng kinh ngạc.
Trong cuốn "Con người hay lợi nhuận", một cuốn sách quan
trọng đã đúc kết hàng thế kỷ nghiên cứu, Joshua Margolis và Jim
Walsh đã chỉ ra rằng "khi được coi như những biến độc lập, hoạt
động xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với kết
quả tài chính trong 42 trường hợp (chiếm 53%), không có mối
quan hệ nào trong 19 trường hợp (chiếm 24%), và mối quan hệ
tiêu cực trong 4 trường hợp (chiếm 5%), và một kết quả hỗn hợp
trong 15 trường hợp còn lại (chiếm 19%)". Họ kết luận ngắn gọn
rằng: "kết quả trên ủng hộ cho phe tán thành các hoạt động xã
hội của doanh nghiệp và không thỏa mãn phe đối lập và phê
phán các hoạt động này."
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Margolis phát biểu rằng: "đã
có 80 trường hợp nghiên cứu học thuật trong 30 năm qua cố
gắng giải thích mối quan hệ giữa các hoạt động xã hội của doanh
nghiệp và kết quả tài chính. Khoảng 53% kết quả là tích cực, chỉ
5% chỉ ra tác động tiêu cực lên lợi nhuận của doanh nghiệp."
Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng, chuông đồng hồ đang reo
lên với các nhà đầu tư. Có ít nhất 538 nhà đầu tư có tổ chức
trước đây chỉ sử dụng các tiêu chuẩn tài chính hiện đã sử dụng
thêm các tiêu chí xã hội khi quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư xã
hội quản lý một khối lượng tài sản tương đương 2.71 nghìn tỷ
USD, lớn hơn so với 10% của 25 nghìn tỷ USD tổng tài sản có sự
quản lý của nền kinh tế. Đây không phải là đáy của một con sóng.

Đây là một sự bùng nổ: mười lăm năm trước, con số này chỉ là
640 tỷ USD.
Sự chuyển dịch đầy kiến tạo tới các hoạt động đầu tư xã hội đã
trở thành xu hướng chủ đạo và khuếch đại tác dụng khi nhận
được sự quan tâm đầy đủ. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ hành
động tốt đẹp nào dù nhỏ nhất đều gia tăng giá trị cho cổ đông - và
tất nhiên, những hành động ngược lại sẽ gây ra tác động tiêu
cực. Nói cách khác, đây chính là quá trình hoạt động của cỗ máy
kinh tế toàn cầu.
Và điều tiếp theo Margolis kết luận chính là "chúng ta cần cẩn
trọng khi đưa ra các quyết định vội vã." Vì sao? Đó là "trách
nhiệm", như Michael Porter đã từng đề cập, một khái niệm mơ
hồ, thậm chí vô nghĩa - và cách nó tạo ra sự vượt trội cũng thật
phức tạp.
Những nghiên cứu trên đây đều bị giới hạn về phương thức. Có
những ý tưởng lý luận rằng, không đầu tư vào đồ uống có cồn,
thuốc lá, và năng lượng hạt nhân sẽ khiến lợi nhuận từ những
hoạt động đầu tư có trách nhiệm xã hội xuống mức trung bình
của thị trường - quá phức tạp.
Michael Toffel cũng đưa ra các lý luận liệu việc xếp hạng trách
nhiệm thực sự có thể đo lường trách nhiệm xã hội hay không. Sự
đánh giá này hoàn toàn không đơn giản, do đó, đã có rất hành
động giúp dễ dàng giúp tăng xếp hạng trách nhiệm trở nên ưa
dùng như: chỉ đơn thuần là cam kết chuẩn mực người cung cấp
mới nhất, tin vào những báo cáo cập nhật nhất của kiểm toán, và
có tên trong bảng danh sách những công ty có đạo đức nhất gần
đây.
Đó là lý do vì sao cuốn sách sắp tới của tôi sẽ thực hành một
chiến lược khác: không chỉ cân nhắc đơn thuần trách nhiệm mà
một công ty có, thứ trách nhiệm có thể dễ dàng xây dựng dựa

trên các hành động như trên, mà xem xét liệu rằng các công ty
này có thực sự tạo ra các giá trị kinh tế thực sự. Khởi điểm của
tôi sẽ không chỉ là kết quả vượt trội ngoài xã hội - mà, sâu sắc
hơn, các giá trị chống lại xã hội: hay chính bản thân thị trường.
Kinh doanh sẽ trở lại là trí tuệ, đạo đức và sự phá sản lương tâm.
Và bao gồm của sự phá sản kinh tế. Chỉ số S&P 500 không dàng
cho những công ty vô tích sự. Những công ty không đáng một xu.
Nếu chúng ta nhìn vào trạng thái tiêu cực bên ngoài, ví dụ như,
chi phí cho các gói cứu trợ của ngân hàng? Hàng nghìn tỷ USD
đã bị phá hủy. Trong thập kỷ trước, về mặt con số kinh tế, công
việc kinh doanh toàn cầu chỉ tạo ta những giá trị kinh tế âm.
Nói cách khác, những gì được tôi coi là Các nhà tư bản có tính
xây dựng - một tập hợp các công ty đã thực hiện nhiều hành
động tốt nhất, chứ không chỉ là "trách nhiệm xã hội" - đã dẫn
trước ở mức đáng kinh ngạc. Khi mà công việc kinh doanh cứ
liên tục phá sản kinh tế, giữa thập kỷ náo loạn, biến động và đi
xuống nhất trong cận lịch sử, những công ty thực hành theo
những gì chúng ta đưa ra trong bài bình luận này vẫn thịnh
vượng, hay nói cách khác, phát triển tốt.
Chúng ta chẳng bao giờ có thể dự đoán chắc chắn về một tương
lai thuận lợi. Dù vậy, nó đang ngày càng trở nên rõ nét hơn. Kinh
tế học không giống vật lý. Cuộc tranh luận này chưa và sẽ không
bao giờ được giải quyết hoàn toàn. Có quá nhiều mối quan hệ
cần gỡ rối, sự định hướng và thuyết nhân quả. Và đây chính là
nhân tố quyết định. Thời điểm mà các vật chứng hiện hữu toàn
bộ, không thể bác bỏ, mang tính kết luận? Lúc ấy, sự biến
chuyển vĩ đại sẽ xảy ra. Nhưng có thể sẽ là quá muộn: biết đâu
bạn lại chẳng là một trong những trường hợp phá sản trong quá
trình nghiên cứu. Một nhà tư bản xây dựng với mô hình thực hiện
các hành động tốt, theo đuổi sự nhận thức, luôn hành động tốt và

tiến bộ, sẽ chinh phục được kỷ nguyên công nghiệp hóa đang
trong khó khăn này, và đẩy doanh nghiệp của bạn đến nguy cơ
phá sản.
Các chứng cứ đưa ra một lần nữa khẳng định rằng hành động tốt
mang lại kết quả tốt đẹp hơn. Nắm bắt được quy luật này là rất
quan trọng. Không chỉ vì bạn sẽ có lợi nhuận cao hơn, lợi nhuận
vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên tài sản đầu tư cao hơn, giá trị
cổ đông ấn tượng hơn. Ngày nay, với những nhà đầu tư thành
công, định nghĩa về một kỷ nguyên công nghiệp đã thật sự lỗi
thời. Hành động tốt thực sự mang lại nhiều hiệu quả hơn vì các
hoạt động của công ty được xem xét trên loạt tiêu chí mới, bởi
khách hàng, chính phủ, và các nhà đầu tư. Những bên liên quan
này đã từng đặt những câu hỏi như "Vậy lợi nhuận đã được tạo
ra - ngáp - nhưng tác động thực sự thì sao?"
Tuyệt vời, những chứng cứ được đưa ra đều đối lập với xã
hội lý tưởng Utopian. Thế giới Utopia là gì? Là thế giới mà
những nhà kinh tế, ngân hàng, và những người đứng đầu các
ngành hứa hẹn: một thế giới của thị trường hoàn hảo với nguồn
vốn vô tận, nơi các công ty với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ
dẫn dắt tất cả chúng ta, chắc chắn thế, đến sự thịnh vượng tất
yếu.
Nhưng mọi việc đã không diễn ra theo cách đó. Hãy thử suy
ngẫm về khu phố Wall, Big Food, Big Media, Detroit, Greece,
Spain, Dubai, bất kỳ ai sở hữu một căn nhà ở Mỹ, hoặc một
người lao động di cư Trung Quốc. Chủ nghĩa lý tưởng ngày nay
thực sự thế này: công việc kinh doanh mang lại kết quả tốt đẹp
cho các công ty, thế giới và tương lai. Nhưng nó thực sự không
phải vậy.
Đó là lúc để tất cả chúng ta cùng nhìn nhận một sự thật: hành
động tốt sẽ mang tại tác dụng sắc như dao cạo và mạnh mẽ như

búa tảng. Đó là tất cả những gì mà các cuộc nghiên cứu trong
các thập kỷ gần đây mang lại. Và cũng là lý do tại sao có một vài
công ty đủ khác biệt như Google, Wal-Mart, Pepsi, Lego,
Starbucks, Nestle, Apple, Patagonia, Timberland, GE, Tata, đã,
theo cách riêng của mình, từng bước làm theo và hoàn toàn tin
tưởng vào sự thật này - và nguyên nhân mà khách hàng, chính
phủ và các nhà đầu tư cùng chung tay với những doanh nghiệp
trên.
Một thế kỷ mới của kinh doanh đang đến. Chính mong muốn thực
hiện những hành động mang ý nghĩa tốt đẹp là động thái có ý
nghĩa nhất - và nếu bạn vẫn chưa là một phần trong đó, thì, kết
quả chắc chắn sẽ là: bạn đang hôn tạm biệt tương lai của chính
bạn.
Tôi không khuyên bạn làm những điều này vì tôi là một người
cộng sản. Chỉ vì tôi muốn bạn vượt trội - hôm nay và ngày mai.
Và tôi chắc rằng bạn có thể.

×