Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghĩ về sức sống của tinh thần doanh nhân Việt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.4 KB, 10 trang )

Nghĩ về sức sống của tinh thần
doanh nhân Việt
Từng chứng minh sức sống bền bỉ ngay trong điều kiện bị bóp
nghẹt, song gần đây tinh thần doanh nhân Việt Nam lại đang đối
mặt với mối đe dọa khác, khi môi trường chưa thay đổi để khuyến
khích doanh nhân sáng tạo để làm nên giá trị.
Nếu như người Do Thái được thế giới ghi nhận với máu kinh
doanh có sẵn trong huyết quản thì câu hỏi rằng có hay không sự
tồn tại của tinh thần kinh doanh Việt vẫn luôn được đặt ra thường
trực? Nhất là sau bao nhiêu năm đổi mới, dường như Việt Nam
vẫn chưa có được đội ngũ doanh nhân thực sự mạnh?
Từ kinh tế ngầm
Tinh thần kinh doanh là khả năng tạo ra giá trị thông qua sáng
tạo, đổi mới. Dày công nghiên cứu về Việt Nam, nhất là khu vực
DN vừa và nhỏ cùng với quá trình chuyển đổi của nó, GS Regina
Abrami, trường Kinh doanh Harvard nhận định, Việt Nam có sẵn
tinh thần kinh doanh từ xa xưa, và mạch chảy của tinh thần ấy
vẫn chưa bao giờ ngừng nghỉ trong lòng xã hội Việt, dù có lúc
thăng - trầm.
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều lớp doanh nhân
thành đạt, trong nước cũng như trong cuộc cạnh tranh với các
thương gia lớn trên thế giới, kể cả với thương gia người Hoa và
người Pháp.

Chợ Dân Sinh (quận 1, TP.HCM) - nơi đã từng là một trong
những địa chỉ của công cuộc cải tạo công thương nghiệp sau
năm 1975 (ảnh chụp ngày 10-12-1985). Ảnh: Tuổi Trẻ
"Ông vua đường thủy" Bạch Thái Bưởi là điển hình thành công,
tiêu biểu cho tinh thần kinh doanh Việt. Khởi nghiệp từ hai bàn
tay trắng, thế nhưng, ông Bạch Thái Bưởi bằng nỗ lực tự thân, và
quyết tâm vươn lên đã khơi dậy tinh thần đoàn kết của đồng bào,


chấp nhận cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ lớn trên thương
trường.
Ông cũng được ghi nhận là người đã lấp đầy những khiếm
khuyết của doanh nhân Việt bằng những tôn chỉ nghiêm túc trên
thương trường: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm,
nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng
hàng nội hóa.
Ngay trong chiến tranh, lớp doanh nhân này vẫn tiếp tục phát
triển và đóng góp tích cực cho công cuộc giải phóng dân tộc, cổ
súy tinh thần tự tôn của người Việt. Họ đã là một chỗ dựa cho
cách mạng giải phóng.
Thế nhưng, đáng tiếc, sau đó, chính sách, chủ trương của ta đã
tự mình xây đập chặn dòng tinh thần kinh doanh Việt với công
cuộc cải tạo công - thương nghiệp xã hội chủ nghĩa tiến hành ở
miền Bắc từ 1954 và ở miền Nam sau 1975.
"Chúng ta có những nhận thức giải đơn về CNXH, coi sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể là CNXH, còn các sở hữu khác là phi
CNXH, cần phải hạn chế, thủ tiêu", TS Nguyễn Trí Dĩnh,
ĐHKTQD phân tích trong một bài viết mới đây về vai trò của khu
vực kinh tế tư nhân Việt Nam.
Suốt thời kì 1958 - 1985, "khu vực kinh tế tư nhân đã nhanh
chóng bị cải tạo, thu hẹp và bị xóa". Đến năm 1985, khu vực kinh
tế này chỉ chiếm 32,7% thu nhập quốc dân của nước ta.
Tuy nhiên, như TS Vũ Quốc Tuấn nêu trong bài "Phát triển DN -
suy nghĩ về một quá trình": "thực tế, kinh tế cá thể tiểu sản xuất
vẫn còn sức sống lâu dài, vẫn tồn tại một cách lén lút, đáp ứng
những nhu cầu của đời sống nhân dân mà kinh tế xã hội chủ
nghĩa không đủ sức đáp ứng "
Nói như GS Regina, tinh thần kinh doanh Việt chưa bao giờ chết,
dù có lúc người ta muốn nó chết vì hiểu chưa đúng bản chất.

Tinh thần ấy chỉ biến hóa đi, thích ứng với cuộc sống.
Tính bất trắc, sự cản trở của chính sách trồi sụt, "lúc mở, lúc
cấm" lặp đi lặp lại nhiều lần suốt một giai đoạn dài cũng là phép
thử đối với sức sáng tạo của người Việt trong cuộc kinh doanh.
Quá trình đối phó, lẩn trốn sự cản trở của chính sách cũng là quá
trình mà tinh thần sáng tạo của doanh nhân Việt phát huy hết
sức, hay nói cách khác, tinh thần kinh doanh Việt được bộ lộ với
muôn vẻ muôn màu. Những quán cóc vỉa hè, những gánh hàng
rong đã là chỗ trú ngụ cho tinh thần kinh doanh Việt.

Người Hà Nội mua bán trong thời bao cấp. Ảnh: Eva Lindskog.
Và với tinh thần kinh doanh mạnh mẽ ấy, trong lòng xã hội Việt
Nam đã hình thành và phát triển nền "kinh tế ngầm" nằm ngoài
sự kiểm kê, kiểm soát của chính quyền", GS Regina Abrami,
trường Kinh doanh Harvard ghi nhận trong một nghiên cứu 70
trang về tinh thần kinh doanh Việt Nam và sự chuyển đổi.
Chính lực lượng này đã tạo nên cái mà TS Đào Xuân Sâm gọi là
"thị trường thật" với hàng chục triệu hộ tư hữu sản xuất hàng hóa
nhỏ, trong so sánh với thị trường giả tạo chính là thị trường có tổ
chức của nhà nước.
"Sau này, khi công cuộc đổi mới mở ra, kinh tế cá thể tiểu sản
xuất này cũng là một lực lượng bung ra khá mạnh", TS Vũ Quốc
Tuấn nhận xét.
Đến chính danh trong định kiến
Cùng với Đổi mới, lực lượng kinh doanh tư nhân được bung ra.
Tinh thần kinh doanh Việt trở dậy, mạnh mẽ. Sức sáng tạo của
doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đã tạo nên sức bật cho cả
hệ thống, đưa kinh tế Việt Nam có những bước tiến dài.
Gắn với nó, đội ngũ doanh nhân mới đã hình thành và ngày càng
đông đảo. Đến nay, Việt Nam đang chứng kiến việc hình thành

lớp doanh nhân thứ 3 từ Đổi mới.
Xã hội cũng đã bước đầu ghi nhận lớp người này. TS Vũ Quốc
Tuấn đã tóm lược: "qua nhiều bước thăng trầm, doanh nhân Việt
Nam, từ thân phận tội đồ, không được coi là một lực lượng kinh
tế, bị cải tạo để đi đến xóa bỏ; tiếp theo chuyển dần sang vị trí
thứ dân, cũng coi như được xếp hạng, nhưng là hạng sau, "phi
xã hội chủ nghĩa", bị kì thị, coi khinh, bị lép vế; cho đến nay,
doanh nhân được công nhận, coi là chính dân của xã hội, hơn
nữa, lại được Thủ tướng Phan Văn Khải tôn vinh là "chiến sĩ
xung kích thời bình" và quyết định từ năm 2004, ngày 13/10 hằng
năm được lấy làm ngày doanh nhân Việt Nam" (trích: Đổi mới ở
Việt Nam: Nhớ lại và Suy ngẫm)
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế
Trung ương CIEM cho rằng việc Chính phủ chọn ngày 13/10 là
ngày doanh nhân Việt Nam đã "đánh dấu sự thay đổi tư duy trong
suốt quá trình đổi mới của chúng ta": Trước đây chúng ta coi họ
là thành phần bóc lột, không chấp nhận được trong xã hội ta và
cấm không cho làm. Dần dần mình mở ra tới mức cả xã hội và
trong chính sách cũng thể hiện vai trò không thể thiếu được trong
sự phát triển của đất nước.
TS Nguyễn Trí Dĩnh, ĐHKTQD nhận định, khu vực kinh tế tư
nhân Việt Nam "năng động và hiệu quả giống như cái van điều
chỉnh, làm giảm thiểu rủi ro và tăng tính linh hoạt cho toàn bộ nền
kinh tế".
Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này ở Việt Nam vẫn phải đối mặt
với "nhiều biểu hiện định kiến và phân biệt đối xử", "thua thiệt
trong việc vay vốn, thuê đất, xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường
và buôn bán với nước ngoài ", TS Dĩnh nhận xét.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và thể chế thị trường cho hoạt động của
các DN này còn yếu, như nhận xét của Scott E.Bryant và Nguyễn

Văn Thắng trên Tạp chí International Small Business năm 2004.
Dù có sức sáng tạo, nhưng sau những trải nghiệm thực tế về tính
bất trắc của chính sách, nhiều người vẫn "mặc cảm, hoài nghi và
dè dặt trong việc bỏ vốn". Trong môi trường kinh doanh mà sự
thân quen vẫn còn chi phối hợp đồng kinh tế, thay vì "sáng tạo để
tạo ra giá trị" theo đúng ý nghĩa của tinh thần kinh doanh, đã xuất
hiện một lượng không nhỏ những người mang danh doanh nhân
nhưng chỉ hoạt động mang tính phi vụ, phân tán, manh mún và
chộp giựt.
Người làm giàu qua kinh doanh lại không hẳn là doanh nhân theo
đúng nghĩa mà tinh thần kinh doanh cổ súy. Những tôn chỉ trên
thương trường: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm,
nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng
hàng nội hóa mà những người như doanh nhân Bạch Thái Bưởi
cổ súy, tạo dựng nhiều khi đã bị lãng quên Không ít người là
kẻ trọc phú hơn là một doanh nhân chân chính.
Tinh thần kinh doanh Việt Nam đã từng khẳng định sức sống của
nó bất chấp những lực cản chính sách trong quá khứ, nhưng có
thể, nó sẽ là kẻ thua cuộc trong một môi trường không khuyến
khích sáng tạo. Thay vì sáng tạo để tạo ra giá trị như đúng nghĩa
của tinh thần kinh doanh, người ta lo móc ngoặc, quan hệ để làm
ăn. Và khi ấy, nếu không sớm điều chỉnh môi trường, tinh thần
kinh doanh sẽ bị bóp nghẹt, hoặc ít nhất, có thể người ta tạm lãng
quên

×