Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sinh học thực nghiệm phục vụ phát triển sản xuất và đời sống pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.57 KB, 21 trang )



Sinh h
ọc thực nghiệm
phục vụ phát triển
sản xuất và đời sống





Những thành tựu mà ngành sinh
học thực nghiệm đóng góp trong
37 năm qua có ý nghĩa to lớn
trong nghiên cứu khoa học cũng
như thực tiễn sản xuất. Với tiềm
lực về khoa và công nghệ vững
mạnh; cùng với những định
hướng phù hợp ,chắc chắn rằng
đội ngũ những nhà nghiên cứu
sinh h
ọc thực nghiệm sẽ đóng góp
được nhiều hơn n
ữa cho sản xuất
và đời sống.

1 - Quá trình phát triển.

Năm 1961 là cái mốc khởi đầu của
quá trình phát triển các đơn vị
nghiên cứu của ngành sinh học


trong đó có sinh học thực nghiệm
và sinh học đại cương. Đó là năm
ra đời của khối nghiên cứu sinh vật
bên cạnh Ban sinh vật- địa học của
Uỷ ban khoa học nhà nước nay là
Bộ khoa học, công nghệ và môi
trường. Lúc này chỉ có 2 cán bộ, 1
chuyên ngành động vật học và 1
chuyên ngành th
ực vật học. Chỉ sau
1 năm lực lượng của khối đã là 14
cán bộ. Tới năm 1971 khi thành l
ập
Trung tâm nghiên cứu khoa học tự
nhiên thì Phòng sinh vật được
thành lập và số cán bbộ nghiên cứu
đã là 64.

Năm 1975, ngay sau khi nước nhà
thống nhất, Viện sinh vật học - m
ột
trong 9 viện nghiên c
ứu thuộc Viện
khoa học Việt Nam nay là Trung
tâm khoa học tự nhiên và công
nghệ Quốc gia được thành lập. Lúc
này Vi
ện có 185 cán bộ trong đó có
5 tiến sỹ, 40 phó tiến sỹ làm việc
trong 8 phòng và và 2 trung tâm

nghiên cứu. Cùng lúc đó một lực
lượng cán bộ nghiên cứu sinh vật
học đã chuyển vào thành phố Hồ
Chí Minh thành l
ập Trung tâm sinh
học thực nghiệm, nay là Viện sinh
học nhiệt đới.

Năm 1993, trên cơ sở hợp nhất 5
đơn vị nghiên cứu nghiên cứu về
sinh học thực nghiệm thành lập
Viện công nghệ sinh học thuộc
Trung tâm khoa học tự nhiên và
công nghệ Quốc gia. Viện công
nghệ sinh học là viện đầu ngành
trên lĩnh vực nghiên cứu và phát
triển công nghệ sinh học ở nước ta.
Viện được giao nhiệm vụ duy trì,
phát triển và sử dụng có hiệu quả
các ngu
ồn gen có giá trị của vi sinh
vật, thực vật và đ
ộng vật nhằm phát
triển một nền sản xuất công nghiệp
các sản phẩm công nghệ sinh học
góp phần phát triểnnông lâm ngư
nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và môi
sinh. Viện còn có chức năng đào
tạo trên đ
ại học thuộc lĩnh vực công

nghệ sinh học và các ngành có liên
quan, tham gia hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Hi
ện nay Viện có 190 cán bộ, trong
đó 5 tiến sỹ, 61 phó tiến sỹ, 98 cử
nhân. Ngoài ra còn có 72 cán bộ đã
tốt nghiệp đại học học làm hợp
đồng dài hạn, 22 nghiên cứu sinh
tiến sỹ, thạc sỹ và sinh viên đang
thực tập tại Viện. Viện được nhà
nước chọn làm trọng điểm để thực
hiện phương thức tập trung tăng
cường trang thiết bị cho phòng thí
nghiệm trọng điểm. Với tổng kinh
phí 12,4 tỷ đồng, Viện trang bị
đồng bộ 2 cụm phòng thí nghiệm(
Phòng sinh học phân tử và công
nghệ gen và Phòng lên menvà thu
hồi sản phẩm). Ngoài ra trong xây
dựng cơ bản các phòng thí nghiệm
được đầu tư chiều sâu với t
ổng kinh
phí 3,6 tỷ đồng. Nhờ có trang thiết
bị này mà hàng loạt kỹ thuật tiên
tiến về công nghệ gen lần đầu tiên
được thực hiện ở nước ta nh
ư : Xác
định trình tự gen, tổng hợp đoạn
mồi gen góp phần nâng cao hiệu

quả cho công tác nghiên cứu.

2 - Một số thành tựu

Từ buổi sơ khai với số ít cán bộ
nghiên cứu, đến nay với lực lượng
hùng hậu, nhiều cán bộ có bề dày
trong nghiên cứu và nhiều cán bộ
trẻ được đào tạo cơ bản. Với trang
thiết bị nghèo nàn buổi ban đầu và
được trang thiết bị hiện đại như
ngày nay. Cùng với thời gian đội
ngũ cán bộ sinh học thực nghiệm
đã đạt những thành tựu đáng trân
trọng trong công tác phục vụ sản
xuất và đời sống.

Trong thời kỳ chiến tranh chống
Mỹ, các cán bộ trẻ đã lên đường
cùng bộ đội xác định các loài cây
ăn được, cây làm thuốc. Đã xuất
bản cuốn sách " Sổ tay rau rừng ",
là cẩm nang cho chiến sỹ ở chiến
trường. Đặc biệt việc phát hiện cây
thanh hao hoa vàng dùng để làm
thuốc chữa bệnh sốt rét. Trọng tâm
công tác nghiên cứu của các ngành
động thực vật học trong giai đoạn
này là tổ chức các chuyến thực địa
tới các vùng rừng núi xa xôi phía

Bắc để thu thập mẫu, chuẩn bị cho
biên soạn động thực vât chí, xây
dựng bảo tàng, quy hoạch bảo vệ
thiên nhiên và phát triển kinh tế -
xã hội. Những nghiên cứu triển
khai được tập trung cho các cây
làm phân xanh, các biên pháp
phòng trừ sâu sinh học( o ng mắt
đỏ, diệt chuột )., kỹ thuật nhân
gi
ống khoai tây bằng hạt, phát triển
tài nguyên động thực vật và nghiên
cứu đặc điểm sinh lý con người.
Phần lớn các nghiên cứu này đã
được đưa vào sản xuất lớn như :
Quy trình sản xuất o ng mắt đỏ,
quy trình nhân giống khoai tây
bằng hạt.

Từ năm 1975, Viện sinh vật học
được thành lập, cán bộ của Viện đã
thu thập được 2500 tiêu bản động
vật, 3600 loài thực vật thuộc nhiều
vùng của đất nước ( Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Cà Mau và các đảo
như: Phú Quốc, Thổ Chu ) góp
phần đáng kể vào thành công của
Chương trình " Điều tra tổng hợp
lãnh thổ Tây Nguyên" và Chương
trình " Xây dựng động vật chí và

thực vật chí Việt Nam". Viện chủ
trì và tham gia nhiều chương trình,
đề tài cấp nhà nước như : Sinh học
phục nông nghiệp ( 1980 - 1985 );
Công nghệ sinh học ( 1986 -
1990 )
và giai đoạn (1991 - 1995 ). Những
thành công nổi bật là các nghiên
cứu về chất bổ sung thức ăn chăn
nuôi công nghiệp như:
Vimiga,Sinsưmin, Bac
itramin. Quy
trình ủ thức ăn chăn nuôi trâu bò.
Sản xuất Giberellin dùng làm chế
phẩm kích thích cây trồng, quy
trình sản xuất tảo giàu dinh dưỡng
Spirulina ở Thuận Hải . Các kỹ
thuật cơ bản về nuôi cấy mô và tế
bào thực vật như: Nuôi cấy bao
phấn, nuôi cấy tế bào trần đư
ợc ứng
dụng và lần đầu tiên triển khai
thành công vào việc nhân nhanh
nhiều loại giống cây trồng ( khoai
tây, dứa sợi ).

Từ năm 1993 đến nay, Viện công
nghệ sinh học được thành l
ập, Viện
đã kế thừa những kết quả nghiên

cứu từ những năm trước và hoàn
thiện trở thành công nghệ áp dụng
vào sản xuất và đời sống. Hiện nay
công nghệ cấy truyền hợp tử ở bò
và dê đang được các cơ sở chăn
nuôi cả nước triển khai. Kỹ thuật
nuôi cấy môvà tế bào thực vật đã
hình thành mạng lưới trong cả nư
ớc
gồm 43 cơ sở nhân giống cây
tr
ồng( mía, chuối, dứa sợi, dứa quả,
khoai tây, khoai lang ). 2 giống
lúa của Viện là DR1và DR2 được
chọn tạo bằng công nghệ tế bào
thực vật, có khả năng chịu lạnh,
chịu hạn được trồng ở 18 tỉnh,
thành miền Bắc với diện tích trên
20 000 ha.

Trong l
ĩnh vực bảo vệ sức khoẻ con
người, công nghệ sản xuất các loại
dược phẩm như: Biolactovin,
Pluriamin do cán bộ sinh học nước
ta hoàn thiện đã được chuyển giao
cho Công ty dược Hà Tây - Thái
Bình, Tiền Giang triển khai sản
xuất và được thị trường tiêu dùng
tín nhiệm. Đối với môi trường khu

dân cư , sản phẩm Microphot chứa
các vi sinh vật phân huỷ chất thải
đang được sản xuất và bán rộng rãi
trên thị trường cả nước. Công nghệ
chế biến chất thải công nghiệp mía
đường , vỏ cà phê bằng vi sinh vật
phân giải cellulose và lignin thành
phân bón cho cây trồng được triển
khai ở cả 3 miền Bắc, Trung , Nam
với trên 14 điểm và quy mô 20 000
tấn năm, góp phần tạo nên một nền
sản xuất nông nghiệp bền vững.
Công nghệ xử lý nước nhiễm bẩn
các chất hữu cơ của làng ngh
ề hoặc
nước nhiễm xăng dầu bằng tảo vi
sinh vật đang được hoàn thiện
nhưng đã gây được nhiều sự chú ý
của các địa phương và các cơ sở
công nghiệp.

Viện đã xuất bản bộ sách chuyên
khảo về công nghệ sinh học v
à giáo
trình cao học cho các ngành công
nghệ sinh học. Cùng với việc xuất
bản kỷ yếu khoa học hằng năm ,
chỉ tính từ năm 1993 đến nay đã có
458 công trình khoa học đư
ợc công

bố trên các tạp chí khoa học trong
và ngoài nước.

Về đào tạo, Viện đã có 111 nghiên
cứu sinh bảo vệ thành công luận án
phó tiến sỹ, 23 nghiên c
ứu sinh tiến
sỹ và 22 nghiên cứu sinh thạc sỹ
đang làm luận án ở các phòng thí
nghiệm của Viện. Nhiều viện,
trường đại học gửi nghiên cứu sinh
thực tập tại Viện. Viện đã tổ chức
thành công hội thảo về công nghệ
sinh học vàkỹ thuật điện di v
à cùng
các nhà khoa học Cộng hoà liên
bang Đức tiến hành lớp đào tạo tại
chỗ về các kỹ thuật của công nghệ
gen và thông tin sinh học.

Viện có quan hệ hợp tác với
Trường đại học Pari (Pháp), Viện
nghiên cứu thực phẩm (Nhật), Tổ
chức Rockefeller (Mỹ), Đại học
Stuttgart, Greifswald (Cộng hoà
liên bang Đức), Tổ chức ISAAA
(Mỹ). Hiện nay Viện đang triển
khai 9 đề án hợp tác quốc tế : Xây
dựng phòng thí nghiệm lập bản đồ
gen cây lúa và Sử dụng ch

ỉ thị phân
tử đánh giá tính chịu hạn của các
giống lúa cạn ( do Rockefeller tài
trợ ); Phân lập gen mã hoá enzyme
Amylase chịu nhiệt và Pectinase
chịu lạnh và Nghiên cứu chế tạo
sensor để đo BOD và đo thuốc hoá
học tồn dư trong sản phẩm nông
nghiệp (do Cộng hoà liên bang Đ
ức
tài trợ ); Đề án công nghệ phôi
động vật với Trường đại học Pa ri
(Pháp); Thử nghiệm sản xuất LAL
- test với Công ty Immuno Đức;
Chuyển gene chịu mặn và chịu hạn
vào cây lúa do EU tài trợ ; Nghiên
cứu vi sinh vật lên men thực phẩm
truyền thống do Hiệp hội vi sinh
vật châu á tài trợ; đề án về đa dạng
sinh học và phát hiện dược chất
mới với Đại học tổng hợp Illinoi
Mỹ. Đồng thời nhiều dự án hợp tác
quốc tế khác có triển vọng được
thực hiện trong những năm tới.

Để ghi nhận công lao đóng góp c
ủa
các nhà khoa học sinh học thực
nghiệm Nhà nước đã trao tặng
Huân chương lao động hạng nhất .

Nhiều cán bộ nghiên cứu đư
ợc tặng
Huy chương " Vì sự nghiệp khoa
học và công nghệ ". Công trình vế
sắc tố Phycoblue của tảo Spirulina,
Chế phẩm bổ dưỡng và Quy trình
chọn tạo giống lúa DR1 và DR2
được nhận giải thưởng Vifotex .

3 - Một số hướng nghiên cứu
chính:

Với phương châm nghiên c
ứu khoa
học phục vụ phát triển sản xuất và
đời sống, trong thời gian tới Viện
công nghệ sinh học tập trung
nghiên cứu và hoàn thiện cũng như
triển khai một số công nghệ mới:

+ Công ngh
ệ sản xuất vaccine tái tổ
hợp, cụ thể là phân lập và bi
ểu hiện
gen HbsAg, gen từ virus gây bệnh
dại.

+ Triển khai công nghệ tạo giống
cây trồng và vật nuôi chuyển ge.


+ Triển khai công nghệ sản xuất
phân bón vi sinh có khả năng cố
định đạm và phân giải lân.

+S
ản xuất thử quy mô Pilot các loại
enzym tái tổ hợp cho mục đích
công nghiệp như Amylase,
Pectinase và Lippase.

+ Phát triển các kỹ thuật chẩn đoán
nhanh bệnh ung thư bằng PCR, các
đầu đo Biosensor để xác định hàm
lượng thuốc hoá học tồn dư trong
nông sản thực phẩm và trong nước
sinh hoạt.

+ Kiểm soát và làm sạch môi
trường bằng các công nghệ cao nh
ư
: Phát triển đầu đo BOD, làm sạch
nước thải ở làng nghề, làm sạch
vùng nưóc ô nhiễm dầu.

Qua 37 năm xây dựng và trưởng
thành đội ngũ các nhà khoa học
thuộc lĩnh vực nghiên cứu sinh học
thực nghiệm đã trưởng thành một
cách mạnh mẽ về số lượng và chất
lượng. Đã và đang góp phần đánh

giá , lưu giữ và khai thác nguồn tài
nguyên sinh học phong phú c
ủa đất
nước, triển khai công nghệ cao sản
xuất các chế phẩm sinh học có giá
trị phục vụ phát triển kinh tế, bảo
vệ sức khoẻ và môi sinh.

×