Tính đa dạng của khu
hệ chim khu vực rừng
phía Tây tỉnh Quảng
Nam (p-2)
Giá trị khoa học và thực tiễn của
khu hệ chim tây Quảng Nam:
+ Bổ sung dẫn liệu về phân bố địa
lý của nhiều loài chim ở nước ta
(khoảng 30% tổng số loài ở vùng
nghiên cứu).
+ Trong 176 loài chim có ở vùng
nghiên cứu, một số loài đã được ghi
trong sách đỏ Việt Nam và trong
danh mục của Nghị định 18/HĐBT
ngày 17/1/1992 của Chính phủ cấm
săn bắt:
- Gà lôi vằn Lophura nycthemera
annamensis. Mức đe dọa bậc T.
- Trĩ sao Rheinartia ocellata. Mức
đe dọa bậc T.
- Cú lợn rừng Phodius badius. Mức
đe dọa bậc T.
- Niệc cổ hung Aceros nipalensis.
Mức đe dọa bậc E.
- Niệc mỏ vằn Aceros undulatus.
Mức đe dọa bậc T.
- Hồng hoàng Buceros bicornis.
Mức đe dọa bậc T.
+ Nhiều loài chim có ở khu vực
nghiên cứu được coi là những loài
chỉ thị cho chất lượng môi trường
rừng còn tốt, ít bị tác động của con
người. 3 loài trong họ Hồng hoàng
Bucerotidae có đời sống gắn liền
với những nơi rừng còn tốt, hầu
như chưa bị tác động của con
người. Loài trĩ sao Rheinartia
ocellata chỉ sống ở rừng nguyên
sinh và thứ sinh. Loài quạ đen
Corvus macrohynchus còn dễ gặp ở
khu vực rừng nghiên cứu cũng nói
lên môi trường rừng ở đây hầu như
chưa bị ô nhiễm thông qua nguồn
thức ăn của chúng.
Qua khảo sát, nghiên cứu khu
vực rừng phía tây tỉnh Quảng
Nam chúng tôi có một số nhận
xét sau:
- Có ít nhất 176 loài chim thuộc 44
họ và 15 bộ có mặt ở khu vực rừng
phía tây tỉnh Quảng Nam. Trong đó
có 6 loài đã được ghi trong sách đỏ
Việt Nam cũng như trong Nghị
định 18 của Chính phủ là những
loài quý hiếm cần phải bảo vệ.
- Bổ sung 30% số loài trong 176
loài lần đầu tiên được ghi nhận ở
vùng Quảng Nam, có giá trị trong
việc bổ sung dẫn liệu phân bố địa
lý khu hệ chim Việt Nam.
- Sự phân bố loài theo sinh cảnh ở
khu vực nghiên cứu đã thể hiện sự
đa dạng về thành phần loài phân bố
ở các sinh cảnh khác nhau, đặc biệt
ở các sinh cảnh có sự tác động của
con người. Nhiều loài chim được
coi là những loài chỉ thị cho chất
lượng rừng còn tốt, ít bị tác động
của con người. Qua đó thấy rằng
rừng ở khu vực nghiên cứu là còn
tốt cả về thảm thực bì và môi
trường.
Để bảo vệ tính đa dạng sinh học
của vùng nghiên cứu, chúng tôi
xin kiến nghị:
- Tuy tác động của con người vào
khu vực rừng chúng tôi khảo sát
hầu như chưa có, song hiện tượng
khai thác vàng sa khoáng vẫn diễn
ra ở khu vực sông Thanh và Dak
Pring. Bên cạnh đó việc khai thác
song mây vẫn còn ở một số nơi,
nhất là khu vực sông Thanh. Đề
nghị địa phương có những biện
pháp hữu hiệu để làm giảm tác
động xấu tới nguồn lợi tự nhiên.
- Vùng nghiên cứu mang đặc trưng
quan trọng về đa dạng sinh học cao
so với nhiều vùng khác ở nước ta.
Việc thiết lập một khu bảo vệ thiên
nhiên ở đây là cần thiết, bức xúc
nhằm giữ gìn đa dạng sinh học khu
vực góp phần bảo vệ tính đa dạng
sinh học của nước ta