Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tính đa dạng của khu hệ chim khu vực rừng phía Tây tỉnh Quảng Nam (p-1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.48 KB, 8 trang )



Tính đa d
ạng của khu
h
ệ chim khu vực rừng
phía Tây tỉnh Quảng
Nam (p-1)



Qua khảo sát, nghiên cứu về khu
hệ chim tại khu vực rừng phía
tây tỉnh Quảng Nam cho thấy:
Có tới 176 loài thuộc 15 bộ và 44
họ; phân bố thành phần loài liên
quan mật thiết tới s
ự đa dạng của
sinh cảnh; nhiều loài chim trong
danh mục cấm săn bắt điều đó
chứng tỏ vùng này mang đặc
trưng về đa dạng sinh học cao.
Cần có những biện pháp hữu
hiệu để giảm tác động xấu đến
nguồn lợi này và cần thiết lập
khu bảo vệ thiên nhiên ở đây góp
phần bảo vệ tính đa dạng sinh
học.

Vùng phía Tây tỉnh Quảng Nam
gồm các huyện: Hiên, Giằng,


Phước Sơn là vùng còn nhiều rừng
nguyên sinh nhất khu vực miền
Trung. Cho tới nay hầu như chưa
có công trình khoa học nào công b

chính thức về nguồn lợi động thực
vật cũng như tính đa dạng sinh học
của chúng. Được sự tài trợ của
Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên
nhiên và Quỹ động vật hoang dại
quốc tế; năm 1997, Cục kiểm lâm
thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã tổ chức một đoàn
khảo sát sự đa dạng sinh h
ọc ở phía
tây tỉnh Quảng Nam gồm các nhà
khoa học của Viện điều tra quy
hoạch rừng, Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật, Đại học quốc gia
Hà Nội. Đợt khảo sát với mục tiêu
nhằm thu thập những dẫn liệu khoa
học bước đầu về nguồn lợi động
thực vật, đặc biệt là tính đa dạng
sinh học của vùng nghiên cứu. Đó
là những dẫn liệu khoa học góp
phần vào chiến lược bảo vệ sự đa
dạng sinh học của Việt Nam, xây
dựng luận chứng quy hoạch khu
bảo vệ thiên nhiên ở nước ta và các
khu bảo vệ liên quốc gia với Lào.

Khảo sát tính đa dạng khu hệ chim
là một trong những nội dung của
đợt khảo sát. Các số liệu trong bài
này chúng tôi dựa trên số liệu của
đợt khảo sát trên và của một số đợt
khảo sát ngắn ngày trong năm
1998. Hai khu vực rừng đã được
tập trung khảo sát là: Thượng
nguồn sông Thanh, sông Dak pring
và khu vực rừng phía tây nam
huyện Phước Sơn giáp tỉnh Kon
Tum.

Về cấu trúc thành phần lo
ài chim
ở khu vực nghiên cứu:

Qua trực tiếp quan sát, điều tra trên
thực địa và tham khảo tài liệu danh
mục chim Việt Nam đã cho phép
chúng tôi thống kê được cấu trúc
thành phần loài chim ở vùng rừng
phía Tây t
ỉnh Quảng Nam gồm 176
loài thuộc 15 bộ và 44 h
ọ. Trong đó
bộ sẻ là bộ có số loài nhiều nhất
(100 loài) chiếm 57% tổng số loài
của vùng nghiên cứu. Bộ yến và bộ
cuốc là 2 bộ có số loài ít nhất (2

loài) chiếm 1,2% tổng số loài khu
vực nghiên cứu.

Sự đa dạng về phân bố của các
loài theo sinh cảnh:

Dựa vào đặc điểm địa hình tự nhi
ên
khu vực nghiên cứu, đặc điểm sinh
học cũng như tập tính các lo
ài chim
theo nơi sống, kiếm ăn, nghỉ ngơi;
chúng tôi đã chia ra 8 sinh cảnh ở
khu vực nghiên cứu liên quan chặt
chẽ tới sự phân bố của các loài:
Rừng nguyên sinh; rừng phục hồi;
rừng thứ sinh; rừng tre nứa; trảng
cỏ, cây bụi; ven sông, suối; nương
rẫy và khu dân cư ruộng vườn.

Qua thống kê thành phần loài phân
bổ ở 8 sinh cảnh thấy rằng sinh
cảnh khu dân cư có số loài ít nhất
(28 loài) chiếm 16% tổng số loài,
sinh cảnh rừng phục hồi có số loài
phân bố nhiều nhất chiếm 78,85%
tổng số loài. Như vậy sự phân bố
thành phần loài ở từng sinh cảnh
liên quan mật thiết tới sự đa dạng
của sinh cảnh thông qua nguồn

thức ăn là chủ yếu, ngoài ra sự tác
động của con người vào sinh cảnh
cũng có ảnh hưởng quan trọng tới
sự phân bố của các loài
ở sinh cảnh
đó. Điều này thấy rõ ở các sinh
cảnh rừng thứ sinh, rừng phục hồi
và nương rẫy, sự tác động của con
người tùy theo mức độ nhiều hay ít
mà kéo theo sự tăng lên hay mất đi
sự phân bố của các loài chim phân
bố ở sinh cảnh này.

.

×