Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

những luận điểm cơ bản của c.mác và ph.ăngghen về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.04 KB, 49 trang )

Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
TIỂU LUẬN
NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ HÌNH
THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Tác phẩm C.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế xã hội ra đời là cuộc
cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, là lý luận cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử do Mác xây dựng lên, nó có vị trí quan trọng trong triết học
Mác. Luận điểm đó đã được thừa nhận lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ
bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có luận điểm về hình thái kinh tế -
xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ ra nguồn gốc, động lực bên
trong, nội tại của sự phát triển của xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã
hội. Luận điểm đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học sự
vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định củng như tiến trình vận
động lịch sử nói chung của xã hội loài người.
Song, ngày nay, đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu và quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua sự tiến hành cải cách của
các nước xã hội chủ nghĩa như Cu – ba, Trung Quốc, Việt Nam…., những luận
điểm đó đang được phê phán từ nhiều phía, sự phê phán đó không không phải từ
kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác.
Họ cho rằng những luận điểm hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi
thời trong thời đại ngày nay. Phải thay đổi nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn
như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy, làm rõ thực chất những luận điểm
về hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang một đòi
hỏi cấp thiết.
Tiểu luận hết môn 1/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Về thực tiễn, Việt nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo


định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi
các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập trung nghiên cứu giải quyết.
Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của những luận điểm về hình thái kinh tế - xã
hội, việc vận dụng những luận điểm đó vào điều kiện Việt Nam; vạch ra những
mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi
công cuộc xây dựng đất nước Việt nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công
bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
Với lý do trên, qua học tập, nghiên cứu 10 tác phẩm kinh điển của Mác –
Ăngghen trong học phần Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác –
PH.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học, em chọn đề tài những luận điểm cơ
bản về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trong các tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức; Tình cảnh
các giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và những nguồn đáng
tin cậy – 1845; Tuyên ngông của Đảng cộng sản; Ngày 18 tháng sương mù của
Lui Bônapac – 1851; Phê phán cương lĩng Gôta – 1875” làm đề tài nghiên cứu để
kết thúc môn học.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
2.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức; Tình
cảnh các giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và những nguồn
đáng tin cậy – 1845; Tuyên ngông của Đảng cộng sản; Ngày 18 tháng sương mù
của Lui Bônapac – 1851; Phê phán cương lĩng Gôta – 1875” của C.Mác và
Ph.Ăngghen
2.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ yêu cầu của đề tài tiểu
luận học phần và thời gian cho phép, trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế
nên tiểu luận đi sâu nghiên cứu những luận điểm cơ bản của C.Mác và
Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Tiểu luận hết môn 2/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
2.3. Giới hạn khảo sát của đề tài

Dưới góc độ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, đề tài tập trung nghiên
cứu làm rõ những luận điểm cơ bản, giá trị lịch sử các tác phẩm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Cụ thể, nghiên cứu đề tài trên thông qua nguồn tài liệu thu được từ thực
tế; các công trình khoa học đã được công bố; các bài viết trên báo, Văn kiện
đại hội Đảng; các thông tin tư liệu thu thập được từ bạn bè và thầy cô giáo.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, hiện nay có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu, các sách
báo, tạp chí và nhiều trang website trên mạng internet viết như : Học thuyết kinh tế
Cộng sản Chủ nghĩa - Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học của quý Học viện Báo chí
và tuyên truyền, giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Tư tưởng về Chủ nghĩa
cộng sản, về định hướng Xã hội chủ nghĩa trong “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
– PGS.TS Vũ Văn Phúc, Báo thông tin chủ nghĩa xã hội – lý luận và thực tiễn -
Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học. Học
thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận con đường phát triển xã hội chủ
nghĩa ở nước ta của TS Phạm Văn Chung - NXB CTQG – Hà nội, 2005. Lý luận
hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa của TS Nguyễn Thọ Khang – Hà nội
2012
Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thông tin trên internet, với tư cách là học
viên em còn được tiếp cận, được học tập, nghiên cứu những tài liệu và trao đổi với
giảng viên và học viên về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
Trong các tài liệu này tập trung nghiên cứu những luận điểm cơ bản về hình
thái kinh tế xã hội ở điều kiện ra đời và đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn Chủ nghĩa
xã hội – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, và thời
kỳ quá độ. Các tài liệu này góp phần thêm cho việc nghiên cứu đề tài. Nhưng do
Tiểu luận hết môn 3/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
khả năng, thời gian nên em không có điều kiện đi sâu nghiên cứu từng tác phẩm.

Tiểu luận này em trọng tâm đi sâu vào nghiên cứu những luận điểm hình thái kinh
tế - xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
của C.Mác và P.Ăngghen trong một số tác phẩm đã học và ý nghĩa của nó trong
vận dụng ở nước ta hiện nay.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thêm phần hiểu rõ về hình thái kinh tế -
xã hội của C.Mác và Ăngghen và áp dụng luận điểm này vào thực tiễn ở nước ta
hiện nay.
- Góp phần tìm hiểu giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế – xã hội
và ý nghĩa lịch sử xã hội trong các tác phẩm cụ thể nêu trên và việc vận dụng nó
vào điều kiện nước ta hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, lý do viết tác phẩm; Tiến hành đọc và lược thuật
trong tác phẩm; Phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản về hình thái kinh
tế xã hội cộng sản chủ nghĩa rồi liên kết các nội dung đó với nhau.
- Nêu rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và chứng minh lý
luận đó vẫn giữ nguyên giá trị.
- Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh tính tất yếu lựa
chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu những luận điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái
kinh tế Xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa cộng
sản là để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thời đại cả về thực tiễn và lý luận, nhằm
đem lại một quan niệm triết học khoa học về sự phát triển xã hội loài người nói
chung.
Tiểu luận hết môn 4/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Do đặc điểm về lịch sử về những quan hệ và thời gian, không phải quốc gia
nào củng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội theo một sơ đồ chung.

Lịch sử cho thấy có những nước đã bỏ qua một hình thái kinh tế- xã hội nào đó
trong tiến trình phát triển của mình. Vận dụng điều này vào hoàn cảnh cụ thể ở
nước ta hiện nay chúng ta có cơ sở khoa học để chứng minh rằng con đường quá
độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua Tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
C.Mác, Ph.Ăngghen là bậc tiền bối của kho tàng lý luận, các ông đã để lại
một khối lượng đồ sộ các tác phẩm, điều đó giúp cho chúng ta có thể tìm hiểu và
kế thừa những kho tàng lý luận đó. Những tác phẩm kinh điển của hai ông là một
nguồn tài liệu rất quý giúp cho chúng ta thấy được giá trị và cần phải học hỏi nhằm
củng cố kiến thức giúp cho tôi rất lớn trong con đường học tập của mình, đặc biệt
là sẽ giúp cho tôi hoàn thành xuất sắc phần tiểu luận của mình. Vậy qua tiểu luận
này thì tôi sẽ học hỏi được rất nhiều từ hai nhà lý luận nổi tiếng và từ thầy cô, bạn
bè.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các
nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân thủ
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
*Phương pháp chung: logic lịch sử, quy nạp, diễn dịch, phân tích tổng
hợp…
*Phương pháp cụ thể: đọc - thu thập - phân loại – xử lý thông tin, lược
thuật, tổng thuật, nghiên cứu tài liệu…
7. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết
cấu gồm 4 chương 12 tiết
Tiểu luận hết môn 5/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
B. NỘI DUNG
Chương 1:
Tóm tắt tiểu sử C.Mác và Ph. Ăngghen
1.1. Các Mác:
C.Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 trong một gia đình luật sư tại Triơ, thành

phố Rê-na-ni, thuộc nước Phổ xưa, nay là nước Ðức. Tuy không có khuynh hướng cách
mạng nhưng bố của C.Mác là người đánh giá cao phái Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII và chế độ dân chủ tư sản được xác lập . Nghề nghiệp, tư tưởng và tình cảm
của ông ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời Mác.
Năm 1835, Mác tốt nghiệp trung học ở Tơria, vào học ngành luật tại Đại học
Tổng hợp Bon. Một năm sau, năm 1836, ông chuyển đến Béc-lin tiếp tục học luật
tại Đại học Tổng hợp Béc-lin. Thời gian này, cùng với việc học luật, Mác rất đam
mê nghiên cứu triết học, lịch sử, học tiếng Anh, tiếng Italia và dịch những tác
phẩm cổ điến sang tiếng Đức.
Năm 1837, Mác nghiên cứu triết học của Hêghen, tham gia phái “Hêghen
trẻ”. Cho đến lúc này, Mác còn là con chiên ngoan đạo và chịu nhiều ảnh hưởng
thế giới quan duy tâm của Hêghen.
Năm 1841, Mác tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Béc- lin, sau đó ông nhận bằng
Tiến sĩ Triết học bằng luận án “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit
và triết học tự nhiên của Êpiquya”.
Mác đến Bon định làm phó giáo sư cho trường đại học này, song đây là lúc
nhiều giáo sư tiến bộ bị gạt khỏi việc giảng dạy nên Mác từ bỏ ý nghĩ về giảng
đường. Ông đến với báo chí, dùng báo chí làm diễn đàn tuyên truyền quan điểm
dân chủ - cách mạng của mình. Thời gian này, Mác bắt đầu nghiên cứu triết học
của Phoiơbắc.
Năm 1842, Mác trở thành cộng tác viên rồi biên tập viên của “Nhật báo tỉnh
Ranh”. Tháng 11 năm 1842, lần đầu tiên Mác gặp Ăngghen.
Năm 1843, Mác rút khỏi ban biên tập “Nhật báo tỉnh Ranh”, tham gia xuất
bản tạp chí “Niên giám Pháp – Đức” tại Pari. Trong năm này, Mác thành hôn với
Gieni phôn Vextơphalen.
Tiểu luận hết môn 6/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Năm 1844, Mác gặp gỡ các nhà hoạt động chính trị Nga như M.Bacunin,
V.Bootskin… năm 1844 là năm đánh dấu bước chuyển biến hoàn toàn thế giới
quan của Mác, gắn liền với sự thay đổi lập trường giai cấp của ông: từ chủ nghĩa

dân chủ - cách mạng chuyển sang chủ nghĩa cộng sản. Lập trường mới của Mác
được đánh dấu trong các tác phẩm: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen, Lời nói đầu “Về vấn đề Do Thái”.
Tháng 8 năm 1844, Mác gặp lại Ăngghen lần thứ hai tại Pari. Năm 1845, theo
yêu cầu của chính phủ Phổ, Mác bị trục xuất khỏi Pari, phải chuyển sang sống ở
cxen (Bỉ). Tại đây, Mác tham gia tổ chức Đồng minh những người cộng sản. Khi
cách mạng 2-1848 nổ ra, Mác lại bị trục xuất khỏi Bỉ, trở về Pari. Tháng 6-1848,
Mác lại bị trục xuất khỏi Pari, phải chuyển đến Luân Đôn. Mác sống ở đây đến
cuối đời (14-3-1883).
1.2. Phriđrich Ăngghen:
Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, là con trai trưởng của một nhà sản
xuất sợi dệt giàu có ở thành phố Bácmen thuộc tỉnh Ranh nước Đức.
Năm 1837, Ăngghen bỏ học khi chưa học xong năm cuối cùng bậc trung học,
Ông bắt đầu làm nhân viên cho hãng buôn của bố ở Bacmen.
Trong thời gian từ 1838 đến 1841 ông sống ở Bacmen và tự học. Năm 1841,
Ăngghen tới Beclin làm nghĩa vụ quân sự và học dự thính ở Đại học Tổng hợp.
Năm 1842, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Ăngghen trở về Bacmen. Cùng năm, ông
sang Anh để tìm hiểu về việc buôn bán tại xưởng dệt vải ở Manchesto. Trên đường
đi, ông ghé thăm tòa soạn “Nhật báo tỉnh Ranh”. Tại đây ông gặp Các Mác lần đầu
tiên.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 -1844, Ăngghen đến Pari gặp Mác. Lần gặp gỡ thứ
hai này đã đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc đời của Mác và Ăngghen, bắt đầu
quá trình cộng tác của hai người.
Tại Pari, Ăngghen và Mác cùng viết tác phẩm thần thánh. Năm 1845,
Ăngghen về Đức xuất bản cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh. Mùa xuân
1845, Ăngghen sang Bỉ cùng Mác viết Hệ tư tưởng Đức. Thời gian 1845 – 1847,
Ăngghen ở Bỉ tham gia Đồng minh những người cộng sản và viết Những nguyên
Tiểu luận hết môn 7/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
lý chủ nghĩa cộng sản. Sau đó, Ăngghen cùng Mác viết của Đảng cộng sản năm

1848.
Tháng 2 – 1848, Ăngghen sang Pari. Đầu tháng 4 – 1848, Mác và Ăngghen
cùng một số bạn chiến đấu về Đức trực tiếp tham gia đấu tranh cách mạng. Ngày
3–10–1848, cảnh sát Phổ truy bắt Ăngghen, Ăngghen buộc phải lánh sang Bỉ
nhưng lại bị cảnh sát Bỉ bắt và trục xuất. Tháng 1 – 1849, Ăngghen trở về Đức.
Ngày 10 – 5 – 1849, Ăngghen tham gia cuộc khởi nghĩa nhân dân ở Enbecphen.
Chính phủ Đức trục xuất Mác (16 – 5 – 1849) và ra lệnh bắt giam Ăngghen. Trước
tình hình căng thẳng đó, Mác và Ăngghen đều phải rời quê hương. Sau khi Mác
mất, Ăngghen hoàn chỉnh và cho xuất bản quyển 2 và quyển 3 của bộ Tư bản. Từ
mùa đông 1850 đến mùa thu 1870, Ăngghen đến sống tại Mancheser. Sau đó ông
chuyển tới Luân đôn. Ngày 5 – 8 – 1895, Ăngghen qua đời tại đây.
Chương 2:
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, cơ sở lý luận, phương pháp luận
2.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa và thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản:
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là hệ thống tri thức
bao gồm những tư tưởng, quan điểm về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin khái quát và phản ánh thành
những phạm trù, quy luật. Trước C.Mác và Ăngghen cũng có nhiều người đưa ra
những quan điểm về xã hội tương lai như: Owen (Anh), Xanhximong, Phurie
(Pháp)…các ông cũng chỉ ra xã hội mới phải làm như thế nào để đem lại lợi ích
cho đa số, phải xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ sở hữu phải được tổ chức như thế nào
có lợi cho toàn xã hội. Đặc biệt Phurie còn chia lịch sử loài người thành bốn giai
đoạn, đó là mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Đây là bước đầu của học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà các ông quan niệm vẫn còn
Tiểu luận hết môn 8/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
chế độ tư hữu, mang nặng tính không tưởng và sắc thái tôn giáo. Để xây dựng chế
độ xã hội mới các ông chủ trương dùng biện pháp hòa bình, tuyên truyền khích lệ.

Chỉ đến Mác – Ăngghen thì những quan niệm về xã hội tương lai mới thực sụ trở
thành học thuyết và dựa trên những quy luật khách quan, phạm trù và những
phương pháp luận mang tính khoa học. Việc sáng lập ra học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội và học thuyết hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một bước
tiến vĩ đại của nhân loại.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một trong những
nội dung cơ bản quan trọng của Chủ nghĩa Xã hội khoa học. Nó chỉ ra quy luật tất
yếu phải tiến tới hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa của loài người. Học
thuyết bao gồm các nội dung chủ yếu là nguồn gốc xuất hiện, các điều kiện ra đời,
các giai đoạn phát triển và các đặc trưng của xã hội Cộng Sản chủ nghĩa ở trong
từng giai đoạn phát triển.
Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mà C.Mác và
Ăngghen đã nghiên cứu và phát hiện ra sự ra đời kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa là một tất yếu. Theo C.Mác vấn đề cơ bản, sâu xa có tính chất quyết định về
qua trình vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người là cuộc đấu tranh không
ngừng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất để giải quyết mâu thuẫn
thường xuyên giữa chúng. Thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi chế độ
xã hội, thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Và sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội
mới bao giờ cũng bắt nguồn từ những yếu tố ít nhiều đã nảy sinh trong lòng hình
thái kinh tế xã hội hiện đang tồn tại thai nghén nó. Các nhà kinh điển Mác – Lênin
cho rằng: Sự tất yếu ra đời của hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở
ngay trong xu hướng vận động phát triển của mâu thuẫn cơ bản chủ nghĩa tư bản,
đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất .
Theo quan điểm của các ông, nguồn gốc ra đời của hình thái kinh tế - xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa, chính là từ sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội dưới Tư
Tiểu luận hết môn 9/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
bản Chủ nghĩa. Sự phát triển của công nghiệp làm tư bản chủ nghĩa từ thế kỷ
XVIII tạo ra lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Tính chất xã hội hóa lực

lượng sản xuất Chủ nghĩa Tư bản không còn trong giới hạn từng quốc gia, do đó
lực lượng sản xuất mâu thuẫn gay gắt với với quan hệ sản xuất Tư bản Chủ nghĩa.
Từ đó dẫn đến mâu thuẫn về mặt chính trị giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội lúc
đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Như vậy, sự ra đời của Cộng sản Chủ
nghĩa là điều kiện tất yếu không thể tránh khỏi có điều kiện kinh tế chính trị chín
muồi và giai cấp công nhân là lực lượng phải biết nắm lấy cơ hội đó để thúc đẩy sự
ra đời của xã hội mới, lật đổ chế độ tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân Tư bản Chủ
nghĩa.
Gắn liền với nguồn gốc xuất hiện và điều kiện ra đời, quá trình phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa tất yếu cũng là quá trình phải trải
qua các giai đoạn phát triển đi dần từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện, mỗi giai đoạn trong đó lại có thể có nhiều thời kỳ, với những nội dung và
bước đi cụ thể. Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời trước hết phải
trải qua thời kỳ cải biến cách mạng, thời kỳ quá độ chính trị. Hình thái kinh tế xã
hội Cộng sản Chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn xã hội Xã hội Chủ
nghĩa – là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa – một
giai đoạn vừa thoát thai trong lòng xã hội Tư bản Chủ nghĩa, và giai đoạn cao là xã
hội Cộng sản Chủ nghĩa. Về bản chất chủ nghĩa xã hội là đồng nhất, sự khác biệt
chủ yếu là ở trình độ chín muồi của những điều kiện kinh tế - xã hội, cùng với nó
là những điều kiện về chính trị văn hóa, xã hội. Ở giai đoạn thấp thực hiện nguyên
tắc phân phối theo lao động, đến giai đoạn cao thực hiện nguyên tắc phân phối theo
nhu cầu. Trong bảy tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”, “Tình cảnh các giai cấp lao
động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845”,
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – 1848”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui
Bônapac – 1851”, “Phê phán cương lĩnh Gôta – 1875”, C.Mác và P.Ăngghen đã
thể hiện những nội dung cơ bản của học thuyết.
Tiểu luận hết môn 10/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
2.2. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội Cộng sản Chủ nghĩa:

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là một nội dung
cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, học thuyết đó có cơ sở và phương pháp
luận là những tri thức triết học và kinh tế chính trị học Mác – Lênin, cụ thể là chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.
Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời
chính là để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn và nhận thức đương thời,
nhằm chỉ ra quá trình phát sinh và phát triển có quy luật của xã hội loài người
trong toàn vẹn tất yếu phải dẫn đến hình thái – xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Điều
đó đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận khoa học về những quy luật chung nhất
của sự phát triển xã hội loài người (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tinh thần), chỉ
dựa trên những tri thức chung của khoa học này mới có thể nhận thức được những
liên hệ căn bản, phổ biến chi phối quá trình lịch sử nói chung.
Hình thức nhân thức đó là phép biện chứng duy vật do C.Mác – Ăngghen
sáng tạo ra. Đặc điểm nổi bật của phép biện chứng duy vật ấy là nó nhận thức thế
giới về bản chất, quy luật hay nói khác đi về mặt lôgic là nhận thức dưới hệ thống
khái niệm, phạm trù quy luật chung của nó. Chủ nghĩa duy vật khoa học của Mác
chính là ở chỗ nó giải quyết một cách duy vật khoa học vấn đề cơ bản của triết học,
tức là nó đã đem lại một quan niệm mới về vật chất dưới hình thức nhận thức khoa
học trừu tượng nhất, đó là nhận thức phạm trù. Nhận thức này phản ánh được
những thuộc tính căn bản phổ biến của vật chất – thuộc tính tồn tại khách quan,
không lệ thuộc vào cảm giác và có thể đem lại cảm giác cho con người. Phép biện
chứng duy vật là một bộ phận hợp thành của triết học Mác – Lênin và là khoa học
nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Phép biện chứng duy vật của Mác được hình thành phát triển trong mối
liên hệ chặt chẽ với toàn bộ lịch sử của quan niệm duy vật lịch sử. Đặc điểm của sự
hình thành duy vật lịch sử nói chung và học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói
Tiểu luận hết môn 11/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
riêng là ở sự xuất hiện của chúng với tư cách là những hệ thống lý luận triết học
khoa học. Trong đó những khái niệm, nguyên lý quy luật chung về lịch sử được

nêu lên trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả của sự vận động tư duy
lý luận đi từ trừu tượng đến cụ thể, là cái cụ thể trong tư duy lý luận, là hình ảnh lý
luận triết học về lịch sử. Và vì thế nó cũng thể hiện một cách tóm tắt quá trình vận
động ấy của tư duy. Trong hệ thống lý luận này, những khái niệm quy luật của chủ
nghĩa duy vật lịch sử là sự phản ánh những mặt, những mối liên hệ tất yếu của lịch
sử hiện thực trong sự phát triển toàn vẹn. Chủ nghĩa duy tâm biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử trong đó có học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản
Chủ nghĩa đã hình thành và đang ngày càng phát triển.
Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác – Ăngghen đã đi sâu vào nghiên
cứu sự vận động của chủ nghĩa tư bản, làm rõ một trong những bản chất của giai
cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Với học
thuyết giá trị thặng dư Mác và Ăngghen đã luận chứng một cách khoa học nguồn
gốc kinh tế, sự diệt vong của Chủ nghĩa Tư bản và sự ra đời của Cộng sản Chủ
nghĩa.
Như vậy với cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học đó, học thuyết
hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa ra đời là một tất yếu, có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển cả về hệ thống lý luận và thực tiễn phát triển lịch sử xã hội
loài người. Trong tiểu luận này bản thân chủ yếu tìm hiểu và phân tích năm tác
phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”, “Tình cảnh các giai cấp lao động ở Anh theo sự quan
sát của bản thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845”, “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản – 1848”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac – 1851”, “Phê
phán cương lĩnh Gôta – 1875” để làm rõ nội dung về luận điểm hình thái kinh tế -
xã hội Chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Cộng sản.
Chương 3.
Tiểu luận hết môn 12/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá
độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Cộng sản trong các tác phẩm “Hệ tư
tưởng Đức; Tình cảnh các giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản
thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845; Tuyên ngôn của Đảng cộng sản;

Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapac – 1851;
Phê phán cương lĩng Gôta – 1875”
3.1. Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa:
3.1.1. Khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội:
Từ học thuyết Mác về hình thái kinh - tế xã hội có thể thấy hình thái kinh tế
- xã hội là một hệ thống những yếu tố và những mối liên hệ xã hội phức tạp. Tuy
nhiên, đây không phải là những yếu tố và liên hệ bất kỳ, mà là những yếu tố và
những mối liên hệ được hình thành một cách tất yếu, lặp đi lặp lại trong những xã
hội cụ thể. Hệ thống này có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau như: Hệ
thống với ba yếu tố và liên hệ cơ bản là lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất
định, kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với nó, kiến trúc thượng tầng được xây dựng
trên quan hệ sản xuất đó; Hệ thống những quan hệ xã hội với các loại quan hệ
chính là quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần, quan hệ sản xuất và các quan hệ xã
hội khác nhau; Hệ thống hoạt động xã hội như hoạt động sản xuất, sản xuất vật
chất, hoạt động tinh thần, hoạt động xã hội; hệ thống kinh tế xã hội … Trong chỉnh
thể của nó, hệ thống này chính là chế độ xã hội của các xã hội cụ thể trong một giai
đoạn lịch sử. Những mối liên hệ trên quy định tất yếu và tính chung của chế độ xã
hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy có thể xác định nội dung khái niệm
hình thái kinh tế xã hội như sau: Hình thái- kinh tế - xã hội là chế độ xã hội với
những yếu tố và những mối liên hệ chung tất yếu, đặc trưng cho các xã hội cụ thể
trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nhân loại nói chung. Hay hình
thái kinh tế - xã hội là chế độ xã hội mang tính chất chung tất yếu, đặc trưng cho
những xã hội cụ thể trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử nói
chung.
Tiểu luận hết môn 13/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
3.1.2. Khái niệm hình thái kinh tế -xã hội Cộng sản Chủ nghĩa:
Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa là xã hội có quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của

hình thái kinh tế - xã hội Tư bản Chủ nghĩa. Hình thành kiến trúc thượng tầng
tương ứng thực sự là của nhân dân, với trình độ xã hội hóa ngày càng cao.
Trong các tác phẩm của đề tài mà tác giả tìm hiểu chưa có tác phẩm nào
định nghĩa rõ ràng hay là nêu lên khái niệm hoàn thiện về hình thái kinh tế - xã hội
Cộng sản Chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm chúng ta sẽ
thấy rõ được những yếu tố tạo nên nội dung chính của lý luận về học thuyết hình
thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Bên cạnh đó là sự phát triển của các lý
luận về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trong lần lượt các tác phẩm.
Tác phẩm ra đời sau có sự tiếp nhận những cơ sở lý luận của tác phẩm trước để
hoàn thiện nội dung học thuyết.
3.2. Những luận điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế
xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Cộng
sản trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
3.2.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức được C. Mác và Ăngghen viết từ tháng 9 năm
1845 và hoàn thành về cơ bản vào mùa hè năm 1846, sau đó được bổ sung hoàn
thiện tiếp trong vòng 1 năm. Tác phẩm gồm 2 tập nhằm phê phán những tư tưởng
sai trái ở Đức lúc bấy giờ qua các đại biểu như L. Phơibắc, B. Bauơ, và m. Stiếcnơ;
thông qua đó C. Mác và Ăngghen trình bày quan điểm về chủ nghĩa cộng sản của
mình.
Nguyên nhân ra đời của tác phẩm: Mùa hè năm 1845, L. Phơibắc viết một
bài báo công khai tuyên bố mình là người cộng sản. Đến tháng 9 năm đó, một loại
tác phẩm của những người tự nhận là “chủ nghĩa xã hội chân chính” được công bố,
đặc biệt là những tác phẩm của Brunô Bauơ và Maxơ Stiếcnơ chống lại Phoiơbắc,
đồng thời cũng chống lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản.
Tiểu luận hết môn 14/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Chính vì thế, C.Mác và Ph.Ăngghen quyết định viết tác phẩm này phê phán
những quan điểm của L. Phoiơbắc về chủ nghĩa cộng sản, phê phán quan điểm của
Brunô Bauơ và Maxơ Stiếcnơ, quan điểm của những người “chủ nghĩa xã hội chân

chính”. Trên cơ sở đó, C. Mác và Ph. Ăngghen trình bày một cách có hệ thống
quan điểm duy vật lịch sử và quan niệm về chủ nghĩa cộng sản.
Trong những năm 1846 - 1847, những cố gắng của C. Mác và Ph. Ăngghen
trong việc xuất bản tác phẩm đều không đạt được kết quả do các cơ sở xuất bản từ
chối không chịu in tác phẩm. Chỉ có một số chương của tác phẩm được công bố
trên các tạp chí. Phần lớn các chương không được xuất bản lúc sinh thời của mác
và Ăngghen. Tác phẩm lần đầu tiên được Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin
liên Xô công bố toàn văn bằng tiếng Đức năm 1932 và bằng tiếng Nga năm 1933.
3.2.2. Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức”:
Sự hình thành luận điểm hình thái kinh tế - xã hội về quan niệm duy vật về
lịch sử với tư cách là những hệ thống lý luận khoa học là một quá trình, được đánh
dấu bằng sự ra đời của tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (chủ yếu là “chương
I.Lphoiơbắc. Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm”) và hoàn
thành ở tác phẩm nổi tiếng của C.Mác và Ph.Ăngghen là Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản, quá trình này diễn ra trong thời gian từ năm 1846 đến năm 1848.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” , C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát thảo
những nét cơ bản trong các khái niệm, nguyên lý, quy luật có liên quan đến quan
niệm duy vật lịch sử cũng như học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Học thuyết
Mác về hình thái kinh tế - xã hội được hình thành trong “Hệ tư tưởng Đức” trước
hết được xây dựng trên cơ sở quan niệm thể hiện bản chất của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, thể hiện ở những luận điểm tiêu biểu như “ý thức …không bao giờ có thể
là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình đời
sống hiện thực của con người” và “không phải ý thức quyết định đời sống mà
chính đời sống quyết định ý thức”. Quan niệm duy vật lịch sử ấy soi sáng toàn bộ
sự luận giải những vấn đề khác nhau thuộc nội dung học thuyết hình thái kinh tế -
xã hội trong tác phẩm này.
Tiểu luận hết môn 15/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Trong Hệ tư tưởng Đức, quan niệm về con người có một vị trí quan trọng, ở

đây con người được quan niệm là cá nhân con người hiện thực, nghĩa là những cá
nhân hoạt động trong mội lĩnh vực khác nhau với những quan niệm khác nhau,
trước hết là trong hoạt động sản xuất ra đời sống vật chất. Với quan niệm về con
người ấy, C.Mác coi đó là điểm xuất phát của nhận thức duy vật lịch sử, do đó học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội phải được xem xét theo quan điểm, một mặt là sự
phản ánh những hình thức, phương thức tất yếu mà nhờ đó các cá nhân duy trì sự
tồn tại của họ, mặc khác là sự phản ánh những phương trức, hình thức biểu hiện,
khẳng định sự phát triển của chính các cá nhân con người.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện và
nhấn mạnh vai trò vị trí trung tâm của xã hội cộng sản là “sự phát triển tự do, toàn
diện của con người, trên cơ sở sự chiếm hữu tư liệu sản xuất các cá nhân được thực
hiện bằng sự liên hiệp phổ biến của những cá nhân, làm cho hoạt động của con
người ăn khớp với đời sống vật chất. Từ đó cá nhân trở thành cá nhân hoàn thiện,
tự giác; những cá nhân không lệ thuộc vào sự phân công lao động, vào sự tha hóa
của lao động và các quan hệ xã hội. Chủ nghĩa cộng sản đem lại điều kiện cao nhất
cho sự phát triển tự do của mỗi cá nhân con người”
Có thể thấy rõ điểm nổi bật là việc Mác và Ăngghen đã quán triệt quan điểm
của các ông về các quy luật chung của lịch sử xã hội loài người nói chung. Những
quy luật chung ấy đã được chỉ ra khi phân tích các mối liên hệ quy định nên những
chế độ xã hội cụ thể. Chính sự lập lại của những mối liên hệ ấy ở các chế độ xã hội
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đã làm cho chúng trở thành quy luật chung
của lịch sử. Do đó, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen không gọi tên những quy luật
tác động trong quá trình lịch sử, nhưng quan niệm của ông về sự phát triển ở đây
chính là quan niệm về quá trình phát triển có quy luật lịch sử nói chung. Những
quy luật ấy bao gồm: Hình thức giao tiếp phù hợp với trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng chính trị, tư tưởng phù hợp với “xã hội công
dân” mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đấu tranh giai
cấp trong các xã hội có đối kháng giai cấp, cách mạng xã hội …Chính sự tác động
Tiểu luận hết môn 16/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B

biện chứng của những quy luật này đã quy định nguồn gốc, cách thức và xu thế
chung, tất yếu của sự phát triển lịch sử tạo thành logíc khách quan của nó, quá
trình thay thế nhau theo hướng đi lên của các tổ chức xã hội.
Có thể khẳng định, Hệ tư tưởng Đức đã đánh dấu sự hình thành về cơ bản
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nhất là nội dung khoa học của nó với yếu tố
và phương diện như đã nêu ra. Tác phẩm ấy chỉ ra rằng nhất định phải dự trên quan
niệm khoa học chung nhất về sự phát triển lịch sử, thì mới có thể giải quyết được
nhiệm vụ lịch sử trọng đại đang đặt ra cho khoa học lý luận lúc này là nhận thúc
khoa học xã hội tư bản chủ nghĩa trong tiến trình chung của lịch sử loài người.
Tuy nhiên, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen vẫn chưa
chính thức tìm được các thuật ngữ chính xác để diễn tả những quan điểm đã rất rõ
ràng của mình. Những hạn chế và khiếm khuyết này đã được các ông khắc phục
trong các tác phẩm sau đó.
3.3. Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội trong tác “Tình
cảnh giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và những nguồn
đáng tin cậy”
3.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Vào những năm giữa thế kỷ XIX tình hình nước Anh và Châu Âu có nhiều
biến đổi mạnh mẽ. Về kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do
tác động của công nghiệp lớn và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Ngành công nghiệp chế biến vải sợi nước Anh cũng cho ta thấy rõ một phần
những tác động, những hệ quả kinh tế - xã hội mà sự phát triển đó mang lại. Nếu
như những năm cuối thế kỷ XVIII, mỗi năm ngành công nghiệp này chỉ nhập khẩu
5 triệu pao bông sơ chế, thì đến những năm 40 của thế kỷ XIX con số này là
khoảng 600 triệu gấp tương đương khoảng 120 lần. Kết cục là những trung tâm
thành phố công nghiệp lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như: Luân Đôn,
Manchestơ, Bolton…Sự phát triển ấy đã làm xuất hiện một phương thức sản xuất
mới, một phương thức kinh doanh và trao đổi mới. Các nghành tài chính, ngân
Tiểu luận hết môn 17/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B

hàng, dịch vụ, thị trường cổ phiếu ra đời và phát triển. Phương thức sản xuất Tư
bản Chủ nghĩa ra đời và dần xác lập địa vị thống trị của nó, phủ định và thay thế
hoàn toàn phương thức sản xuất phong kiến.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của công nghiệp
đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xã hội giai cấp của nước Anh và
Châu Âu. Dân cư đua nhau đổ dồn về các trung tâm và thành phố công nghiệp.
Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh của những người vô sản, của tập đoàn lao động mới
trong công nghiệp lớn chống lại giai cấp hữu sản mới đã diễn ra với quy mô ngày
càng lớn, có tính chất ngày càng quyết liệt.
Những trung tâm công nghiệp mọc lên, sự thay đổi phương thức sản xuất, sự
biến đổi trong các quan hệ giai cấp xã hội… tất cả tạo nên một sự biến động mạnh
mẽ, phức tạp đòi hỏi có những khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra đằng sau,
bên trong sự đa dạng phức tạp ấy nguyên nhân cơ bản, sâu xa của những biến đổi
đang diễn ra mà những lý luận nhận thức lúc đó đã không thể lý giải nổi.
Ph.Ăngghen mới đầu có ý định viết một cuốn sách về lịch sử xã hội Anh với
mục đích kế thừa các quan niệm lịch sử, tiếp nối các công trình đã có để đưa ra
những nhận định về sự phát triển của xã hội Anh lúc đó. Tuy nhiên trong quá trình
quan sát và thu thập tài liệu về các khu công nghiệp, về tình cảnh những người lao
động công nghiệp từ 1842 - 1844 Ăngghen đã quyết định chuyển sang nghiên cứu
tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh. Khi trở về Đức, Ăngghen đã bắt tay vào
viết tác phẩm “ Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”.
3.3.2. Những luận điểm cơ bản về hình thái kinh tế- xã hội trong tác
phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của bản thân và
những nguồn đáng tin cậy – 1845”:
Trong cả tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát của
bản thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845” Ăngghen đã đi sâu vào nghiên cứu
hoàn cảnh ra đời, cũng như là cuộc sống của giai cấp công nhân trong chế độ Tư
bản Chủ nghĩa. Những mâu thuẫn không thể tránh khỏi và các phong trào của giai
Tiểu luận hết môn 18/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B

cấp công nhân xảy ra là điều tất yếu, không thể tránh khỏi, bởi “ở đâu có áp bức ở
đó có đấu tranh”. Bởi giai cấp công nhân sẽ là giai cấp đóng vai trò chính trong
công cuộc xây dựng hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Tác phẩm là sự
luận giải cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của giai cấp công nhân Anh nói riêng
và của giai cấp công nhân trên toàn thế giới nói chung – những người có sứ mệnh
lịch sử biến học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa thành thực
tiễn.
Giữa thế kỷ XIX nước Anh đã có đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời của
hình thái kinh tế Tư bản Chủ nghĩa, thay thế hoàn toàn chế độ phong kiến. Hàng
loạt máy móc được chế tạo ra phục vụ cho sản xuất, các thành thị và khu công
nghiệp ra đời, đại công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tương tự như vậy, Cộng sản
Chủ nghĩa muốn thay thế hoàn toàn Tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một cơ sở
kinh tế, kỹ thuật tiên tiến hơn so với chủ nghĩa Tư bản. Giai cấp công nhân là con
đẻ của nền đại công nghiệp trong xã hội Tư bản, nền đại công nghiệp trực tiếp sản
sinh ra giai cấp công nhân. Đã là xã hội tử bản thì sẽ có sự bóc lột giá trị thặng dư.
Vì vậy mâu thuẫn giữa nhà tư bản và người làm thuê hay nói cách khác thì mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không thể tránh khỏi. Do bị bóc lột
thậm tệ cho nên công nhân sẽ có đấu tranh, họ dần có nhân thức phải có một chế
độ mới mà ở đó lợi ích của công nhân sẽ được đảm bảo, đó chính là chế độ Cộng
sản Chủ nghĩa.
Để luận giải cho học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa,
trong tác phẩm này Ăngghen đã phân tích và làm rõ cơ sở, điều kiện cần cho sự ra
đời hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa đó chính là phong trào công
nhân. Biểu hiện ở đây là những hành vi nổi dậy quá khích đến những cuộc nổi dậy
có tính chất mang bản chất xã hội như phong trào hiến chương, mang xu hướng
tách khỏi tư tưởng cấp tiến tư sản, mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa “Phong
trào hiến chương không tránh khỏi không tiến gần đến Chủ nghĩa Xã hội”.
Tiểu luận hết môn 19/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Tác phẩm này Ăngghen đã chỉ rõ rằng những người Xã hội Chủ nghĩa Anh

đòi thực hiện dần dần chế độ công hữu tài sản trong những “Khu dinh nghiệp”.
Trong những hạn chế của giai đoạn lịch sử đó cho nên giai cấp công nhân Anh
chưa thể mường tượng ra hình thái kinh tế - xã hội mà họ cần xây dựng để thực
hiện quyền công bằng của mình là như thế nào, bằng con đường nào, khi đó họ
chưa có lý luận của giai cấp mình. Nhưng họ đã nhận thức được nhũng yêu cầu
thực tiễn của mình như là “ Được hưởng quyền lợi giáo dục như nhau, đòi giảm
nhẹ những thể lệ hôn nhân, đòi thiết lập một chính phủ hợp lý bảo đảm quyền tự
do ngôn luận hoàn toàn, thay các hình phạt bằng sự đối xử một cách hợp lý với
các phạm nhân”.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm này còn thấy rõ khi giai
cấp công nhân muốn đưa ngay dân tộc vào tình trạng Cộng sản Chủ nghĩa. Có thể
coi đây là một quan điểm về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ
nghĩa, nó đã cho ta thấy ngay từ khi chế độ phong kiến đang dần bị tiêu tan hoàn
toàn, thay thế nó là sự xác lập, chiếm lĩnh và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhận
thức được bản chất bóc lột giá trị thặng dư của bọn tư sản cho nên giai cấp công
nhân đã muốn xây dựng nên một chế độ xã hội công bằng, tự do cho giai cấp mình,
đó chính là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh xã hội
Anh lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân mới đủ điều kiện để tiến hành cuộc cách
mạng này. Do mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tư sản và vô sản thì tất yếu sẽ
diễn ra một cuộc cách mạng của giai cấp vô sản để lật đổ hình thái kinh tế tư bản
chủ nghĩa đang kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất bằng chế độ sở hữu
tư nhân áp bức bóc lột cướp đoạt giá trị thặng dư của lao động thay thế bằng hình
thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa, lật đổ trạng thái xã hội bất công hiện tại.
Ăngghen khẳng định “ Chủ nghĩa xã hội thực sự vô sản, thứ Chủ nghĩa xã
hội đã trải qua phong trào hiến chương, đã trút bỏ được những yếu tố tư sản, hiện
đang phát triển ở rất nhiều Xã hội Chủ nghĩa và người lãnh tụ của phong trào
hiến chương – hầu hết những người này đều là những người Xã hội Chủ nghĩa,
Tiểu luận hết môn 20/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Chủ nghĩa xã hội ấy không bao lâu nữa chắc chắn sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu

trong lịch sử của nhân dân Anh”.
Nói tóm lại tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh theo sự quan sát
của bản thân và những nguồn đáng tin cậy – 1845” tuy chưa phải là tác phẩm tiêu
biểu để luận giải cho học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản Chủ nghĩa.
Nhưng nó đã đóng góp một phần quan trọng trong lý luận chung của Mác và
Ăngghen về xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp của giai cấp công nhân. Qua tìm
hiểu, phân tích và nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ăngghen sẽ có
thêm cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc hoàn thiện học thuyết Cộng sản Chủ nghĩa
trong tương lai. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với những người giảng dạy nghiên
cứu lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận chính trị vô sản và chủ nghĩa Mác –
Lênin nói chung.
Đối với nước ta hiện nay, việc nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa to lớn trong
việc nhận thức, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm hoàn thiện bước quá
độ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản Chủ nghĩa. Đảng đưa ra các
chính sách phải xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của nhân dân. Lãnh đạo đảng
và nhà nước phải là những người ưu tú nhất, có cả tâm và tài, tự nhận thức được vị
trí và vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Kim chỉ
nam cho mọi hành động là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây
dựng một nhà nước Việt Nam vững mạnh, công bằng và văn minh.
3.4. Những luận điểm cơ bản cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái
kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”
3.4.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là lúc này do tình hình
kinh tế xã hội, chính trị xã hội ở châu Âu, Bắc Mỹ những năm giữa thế kỷ XIX gặp
nhiều mâu thuẫn, khó khăn.
Tiểu luận hết môn 21/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Về kinh tế: Lúc này cũng là lúc có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất và hệ quả kinh tế xã hội của nó. Nền đại công nghiệp phát triển nhanh chóng

đã phát minh nhiều các công cụ lao động, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, kéo
theo đó các yếu tố cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng phát triển nhanh: giao thông
vận tải đường sắt , đường bộ, đường biển đã tạo ra cơ sở nền tảng cho sự phát triển
kinh tế và chỉ có hơn một trăm năm đã gấp rất nhiều lần, từ đó nó sẽ tác động
mang tính hai mặt. Mặt thứ nhất là làm tăng năng suất, hiệu quả ngày càng tăng…
Mặt thứ hai nó tác động ngược trở lại là những người công nhân bị áp bức bóc lột
một cách nặng nề và tàn bạo.
Lực lượng lao động xã hội được phát triển mạnh. Giai cấp công nhân ra đời
và phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu, chất lượng cùng với các yêu cầu
tích lũy tư bản, của phát triển đại công nghiệp. Trong sản xuất vật chất, công nhân
đã thực sự là lực lượng lao động chủ yếu, nguồn lao động của họ dấn tới sự tăng
nhanh của cải vật chất và sự giàu có cho xã hội tư bản. Chính đại công nghiệp phát
triển đã dẫn tới mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, từ đó xuất
hiện xung đột ngoài xã hội.
Tư liệu sản xuất ngày càng tập trung. Các tài nguyên khoáng sản được khai
thác mạnh mẽ phục vụ cho công nghiệp chế biến, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
cho tiêu dùng và sản xuất.
Toàn bộ các thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất phát triển với một trình
độ kỹ thuật công nghệ hiện đại và với một tính chất xã hội hóa cao trong phạm vi
từng công ty, doanh nghiệp. Sự lớn mạnh và tăng trưởng đó của lực lượng sản xuất
là do tác động trực tiếp bởi quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Đồng thời
chính sự phát triển ấy cũng tự nó làm sâu sắc và làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa
hai mặt đối lập của một phương thức sản xuất tư bản: mâu thuẫn giữa quan hệ sản
xuất là chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản
xuất, chính mâu thuẫn này được phản ánh trong đời sống xã hội chính trị của châu
Âu và các nước tư bản chủ nghĩa.
Tiểu luận hết môn 22/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Do vậy tình hình kinh tế xã hội có tác động rất lớn cho sự ra đời của tác
phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” .

Về chính trị xã hội: Có sự phân chia và hình thành cơ cấu xã hội – giai cấp
mới: Những năm giữa thế kỷ XIX, giai cấp tư sản đã xác lập về cơ bản địa vị thống
trị không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Trong
nhà nước tư sản, các giai cấp và tầng lớp phong kiến quý tộc suy yếu và dần tiêu
vong hoặc là bắt tay liên kết, chịu sự thống trị chính trị của giai cấp tư sản nhằm
duy trì, bảo vệ các đặc lợi và đặc quyền của mình, hoặc là bị tư sản hóa, đi vào
guồng máy kinh tế chính trị của giai cấp tư sản.
Trong khi đó, tuyệt đại bộ phận cư dân thuộc các giai cấp và tầng lớp sở hữu
nhỏ: nông dân, thợ thủ công, những tiểu thị dân buôn bán nhỏ… bị phá sản. Đại đa
số trở thành những người vô sản, còn phần ít là tư sản. Giai cấp công nhân lại bị
thống trị cả về phương diện chính trị và xã hội. Họ gần như không có bất cứ quyền
lợi nào thỏa đáng. Cường độ lao động cao, điều kiện làm việc và các quyền dân
chủ, dân sinh xã hội không được đảm bảo …
Do vậy hơn bao giờ hết, một lý luận cách mạng khoa học, phản ánh và thể
hiện các nguyện vọng xã hội chủ nghĩa đã được thực tiễn phong trào công nhân đặt
ra và đòi hỏi một cách hết sức cần thiết. Trong khi đó, lý luận của chủ nghĩa xã hội
và Anh do H.Xanhximong, S. Phuriê và R. Ooen đưa ra không thể đáp ứng được
đòi hỏi ấy.
Vào thời điểm này, nhiều đại biểu tư tưởng của giai cấp công nhân, đại diện
cho nhiều tổ chức do giai cấp công nhân sáng lập nên đã bước vào hoạt động chính
trị, đấu tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân. Tiêu biểu trong số họ là C.Mác và
Ph.Ăngghen.
Hơn nữa, trong những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
hoàn thành nhiều tác phẩm lý luận quan trọng, trong đó đặc biệt là những tác
phẩm: Hệ tư tưởng Đức, Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh … C.Mác và
Ph.Ăngghen đã phát hiện ra và hoàn thành lý luận duy vật về lịch sử và học thuyết
Tiểu luận hết môn 23/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
giá trị thặng dư, từ đó các ông đã phát hiện ra lực lượng xã hội mới đóng vai trò là
lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ

nghĩa cộng sản. Nhờ đó, các hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã
được khắc phục. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một khoa học. Để công bố các phát
hiện có tính chất cộng sản ấy, để đáp ứng đòi hỏi cả về tổ chức (sự thống nhất) cả
về tư tưởng và chính trị của phong trào công nhân, C.Mác đã hoàn thành tác phẩm
“ Tuyên ngôn Của Đảng cộng sản”.
3.4.2. Những luận điểm về hình thái kinh tế - xã hội trong tác phẩm
“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản – 1848”:
Trong tác phẩm nổi tiếng của Mác và Ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản, các ông đã bổ sung thêm về nội dung của những luận điểm về hình thái
kinh tế - xã hội, quy luật sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã
được Mác và Ăngghen chỉ ra thông qua hình thức xã hội của nó, đó là quy luật đấu
tranh giai cấp trong các xã hội có đối kháng giai cấp, mà cuộc đấu tranh giữa vô
sản và tư sản là biểu hiện cụ thể sự tác động của quy luật này trong xã hội tư sản.
Vì vậy, quá trình phát triển có quy luật của lịch sử được vạch ra rõ ràng hơn thông
qua học thuyết về đấu tranh giai cấp. Tuyên ngôn Đảng cộng sản còn cho thấy ý
nghĩa to lớn về mặt khoa học và thực tiễn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
là cơ sở cho Mác xây dựng quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội được xây dựng
trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất này là lực lượng
sản xuất mang tính xã hội hóa cao lúc bấy giờ. Quyền lực chính trị tập trung trong
tay giai cấp vô sản mỗi nước và trên cơ sở chế độ kinh tế đó, giai cấp vô sản thực
hiện xóa bỏ mọi quan hệ người bóc lột người và xóa bỏ giai cấp. Mác quan niệm
chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới. Nhất
quán với quan niệm về xu thế chung, tất yếu của lịch sử, Mác cho rằng xã hội cộng
sản là tổ chức dựa trên sự liên hiệp tự do của các cá nhân, trong đó tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Tiểu luận hết môn 24/49 Học viên: Trần Minh Tuấn
Học viện Báo chí & Tuyên truyền Khoa CNXH Lớp K31B
Sau sự ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản, nhiệm vụ đặt ra
cho Mác và Ăngghen là chứng minh một cách hiện thực, rõ ràng và toàn diện tính
tất yếu của sứ mệnh lịch sữ của giai cấp công nhân, sự diệt vong của chủ nghĩa tư

bản và do đó sự hình thành chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, Mác đã dành sự quan tâm
sâu sắc đến việc phát triển cơ sở lý luận và phương pháp luận, trong đó có học
thuyết hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa, để giải quyết nhiệm vụ này.
Trước hết Mác quan tâm nghiên cứu những phương thức sản xuất, những
hình thái xã hội có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông nêu quan niệm về
phương thức sản xuất châu Á, xem như một phương thức sản xuất có trước xã hội
nô lệ với những đặt trưng châu á của nó, trong đó nổi bật là việc không tồn tại chế
độ sở hữu tư nhân. Đồng thời, ông đã vận dụng quy luật quan hệ sản xuất để chỉ ra
sự chuyển biến tất yếu của các phương thức sản xuất tiền tư bản sang phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hơn thế, Mác đi sâu phân tích quá trình hình thành và
phát triển của cá nhân con người gắn liền chặt chẽ với sự hình thành và phát triển
của sở hữu tư nhân dưới các hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất. Ông khẳng
định rằng đặt trưng của sự hình thành và phát triển cá nhân chính là sự hình thành,
phát triển năng lực làm chủ các sức mạnh tư nhiên, xã hội và bản thân con người.
Vì vậy, sở hữu tư nhân và do đó chế độ sở hữu tư nhân, được ông xem là kết quả,
là sự biểu hiện của những năng lực làm chủ ấy của cá nhân con người.
Trong “lời tựa”, nội dung khái niệm hình thái kinh tế - xã hội đã được thể
hiện như sau: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những
quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ-tức những quan hệ
sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các
lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành
cơ cấu kinh tế - xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến thức
thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương
ứng với có cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định
các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức
của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý
Tiểu luận hết môn 25/49 Học viên: Trần Minh Tuấn

×