Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai 42: SINH SAN HUU TINH O THUC VAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.05 KB, 4 trang )

BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải:
1.Kiến thức:
 Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính.
 Nêu được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của
thực vật.
 Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn với túi phôi.
 Mô tả được sự thụ tinh kép của thực vật có hoa, sự hình thành hạt.
2.Kỹ năng:
 Nắm được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong nông nghiệp.
 Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
II.Đồ dùng học tập:
Tranh hình 42.1, 42.2 SGK phóng to.
III. Phương pháp:
Giảng giải + hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp: 1p
2.Kiểm tra bài cũ : 3p
Sinh sản vô tính là gì? Có mấy hình thức sinh sản vô tính?
3. Bài mới:
A. Vào bài: ( 3p) Qua tiết trước các em đã biết ở thực vật có hai kiểu
sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Các em đã biết về sinh sản vô
tính ở thực vật, còn sinh sản hữu tính là gì? Nội dung bài học hôm nay sẽ
giúp các em trả lời câu hỏi đó.
B. Nội dung:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH
TG Hoạt động của GV - HS Nội dung
7p - GV hỏi:
+ Thế nào là sinh sản hữu tính?
- Hs dựa vào sgk trả lời: Sinh sản hữu tính
là kiểu sinh sản trong đó có sự kết hợp của


giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.
- Gv yêu cầu HS đọc SGK trang 163 hỏi:
Nêu đặc trưng của sinh sản hữu tính?
- Hs:
+ Sinh sản hữu tính có quá trình hình thành
và kết hợp của giao tử đực nên luôn có sự
trao đổi, tái tổ hợp của hai gen.
+ Luôn gắn liền với giảm phân yạo giao tử.
I.Khái niệm:
1. Khái niệm:
Giao tử đực (n) X giao tử cái (n)
thụ tinh
hợp tử (2n) phôi ( 2n)
phát triển
cơ thể mới.
2. Đặc trưng của sinh sản hữu
tính:
- Kết hợp của giao tử đực, giao
tử cái.
- Sự trao đổi, tổ hợp 2 bộ gen.
- Gắn giảm phân tạo giao tử.
- Ưu việt hơn so với sinh sản vô
tính:
+ Ưu việt hơn so với sinh sản vô tính.
- Gv: Vì sao sinh sản hữu tính lại ưu việt
hơn so với sinh sản vô tính?
- Hs dựa vào nhược điểm của sinh sản vô
tính trả lời: do con cháu giống mẹ về đặc
điểm di truyền nên khi gặp điều kiện bất lợi

thì cá thể chết hàng loạt.
- Gv: Ví dụ cây khoai tây tạo ra từ nhân
giống vô tính khả năng chống chụi sâu bệnh
và khí hậu kém hơn cây khoai tây do tạo ra
từ sinh sản hữu tính.
+ Tăng khả năng thích nghi của
thế hệ sau đối với môi trường
sống luôn biến đổi.
+ Tạo biến dị tổ hợp là nguồn
nguyên liệu phong phú cho
CLTN và tiến hóa.
+ Tạo ưu thế lai, tạo giống cây
trồng mới.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ
HOA.
TG Hoạt động của GV - HS Nội dung
5p
5p
5p
GV hỏi:
+H. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở
thực vật có hoa. Vậy hoa cấu tạo gồm mấy
bộ phận?
- HS trả lời.
- Gv các em hãy quan sát hình 42.1 và trả
lời những câu hỏi sau:
+H. Mô tả quá trình hình thành hạt phấn
(thể giao tử đực).
- Hs quan sát hình vẽ và trả lời:
. Từ một tế bào mẹ(2n) trong bao phấn của

nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 tế
bào con (n).
. Mỗi tế bào (n) nguyên phân cho 2 tế bào(tế
bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế
bào ống phấn).
+H. Mô tả quá trình hình thành túi phôi ( thể
giao tử cái).
- HS: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong
bầu nhụy qua giảm phân hình thành nên 4 tế
bào con (n) xếp chồng lên nhau trong đó 3
tế bào tiêu biến mất, chỉ còn 1 tế bào sống
II. Sinh sản hữu tính ở thực
vật có hoa:
1.Cấu tạo của hoa:
Bao gồm:cuống hoa, đế hoa, đài
hoa, tràng hoa ( cánh hoa), nhị
hoa, nhụy hoa.
2.Quá trình hình thành hạt
phấn và túi phôi:
a. Quá trình hình thành hạt phấn:
- Tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong
bao phấn
giảm phân
4 tiểu bào
tử(n).
- Mỗi tiểu bào tử (n)
nguyên phân lần

1 hạt phấn
.1 hạt phấn à 1 tế bào sinh sản

NP lần 2 2 giao tử đực
.1 hạt phấn 1 tế bào
sinh dưỡng
phân hóa
ống phấn
bao bọc 2 giao tử đực.
b. Sự hình thành túi phôi:
- Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy

giảm phân
4 tế bào con (n) xếp
chồng lên nhau trong đó 3 tế bào
tiêu biến và 1 tế bào sống sót, tế
bào này 3 lần nguyên phân túi phôi
5p
5p
5p
sót này nguyên phân tạo nên túi phôi gồm 3
nhân. Túi phôi là thể giao tử cái.
- Gv: Hạt phấn và túi phôi sau khi được
hình thành sẽ tham gia vào quá trình thụ
phấn và thụ tinh.
- Gv hỏi:
+H. Thụ phấn là gì?
+H. Những tác nhân nào tham gia vào quá
trình thụ tinh ?
+H. Có mấy hình thức thụ phấn ?
- Hs nghiên cứu SGK và trả lời.
- Gv : Khi hạt phấn được vận chuyển từ nhị
đến núm nhụy thì quá trình thụ tinh xảy ra.

Bây giờ em nào cho cô biết thụ tinh là gì ?
+H. Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào ?
- Hs : Thụ tinh là sự kết hợp của nhân giao
tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi
phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi
đầu của cá thể mới.
- Hs trả lời theo SGK.
+H. Ý nghĩa của thụ tinh kép là gì ?
- Hs trả lời.
chứa:
+ 3 tế bào đối cực
+ Nhân lưỡng bội ( 2n)
+ 1 tế bào trứng(n) hay noãn cầu
+ 2 trợ bào ( thể kèm).
3. Quá trình thụ phấn và thụ
tinh:
a. Thụ phấn:
- Khái niệm: Là quá trình vận
chuyển hạt phấn từ nhị đễn núm
nhụy.
- Tác nhân: Gió, nước, ccôn
trùng.
- Hình thức:
+ Tự thụ phấn: cùng cây, cùng
hoa, khác hoa ðsự tái tổ hợp
cùng nguồn gốc.
+ Thụ phấn chéo: tổ hợp NST từ
2 nguồn gốc khác nhau.
b. Thụ tinh:
- Khái niệm: Là sự kết hợp của

giao tử đực X giao tử cái àhợp
tử (2n) trong túi phôi àcá thể
mới.
- Quá trình thụ tinh:
- Hạt phấn rơi trên đầu nhụy, gặp
điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm
mọc ống phấn trong vòi nhụy.
Ống phấn mang 2 giao tử đực tới
noãn qua lỗ noãn àtúi phôi,
nhân sinh dưỡng tiêu biến, xảy ra
thụ tinh kép.
+ 1 giao tư đực (n) X trứng (n)
àhợp tử (2n) àphôi
nuôi phôi
+ 1 giao tử đực (n) X nhân lưỡng
bội (2n) ànội nhũ (3n)
- Cả hai giao tử đều tham gia thụ
tinh gọi là thụ tinh kép.
* Ý nghĩa thụ tinh kép:
- Thụ tinh kép đã hình thành cấu
- Gv : Sản phẩm của quá trình thụ tinh là tạo
thành quả và hạt.
- Gv dựa vào SGK các em hãy trả lời các
câu hỏi sau :
+H. Hạt được hình thành như thế nào ?
+H. Hạt được phân thành mấy loại ?
- Hs trả lời.
- Gv dựa vào SGK các em hãy trả lời các
câu hỏi sau :
+H. Quả được hình thành như thế nào ?

+H. Thế nào là quả đơn tính ?
- Gv nói thêm vai trò của quả:
+ Đối với thực vật: quả để bảo vệ hạt, đảm
bảo cho sự duy trì nòi giống thực vật.
+ Đối với con người: Quả cung cấp chất
dinh dưỡng (tinh bột, vitamin, đường,
khoáng chất…) cần thiết cho cơ thể và cung
cấp dược liệu quí.
tạo chất dinh dưỡng nuôi phôi
đến khi hình thành cây con, giúp
cho thế hệ sau thích nghi với môi
trường sống, duy trì nòi giống.
4. Quá trình hình thành
quả,hạt:
a.Hình thành hạt:
- Noãn đã thụ tinh sẽ phát triển
thành hạt.
- có 2 loại hạt:
+ Hạt có một nội nhũ: Hạt của
cây một lá mầm (lúa, ngô, kê).
+ Hạt không có nội nhũ: Hạt của
cây 2 lá mầm (lạc, đậu, cà chua).
b. Hình thành quả:
- Quả do bầu nhụy phát triển
thành.
- Quả không có thụ tinh noãn
(quả giả) gọi là quả đơn tính.
- Quá trình chín quả: (SGK)
V. Củng cố - dặn dò: (2p)
- Hãy phân biệt giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Học bài, soạn bài trước khi lên lớp.

×