Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tư liệu địa lí địa phương Thừa Thiên - Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.65 KB, 11 trang )

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Diện tích:
5
.
0
5
3
,
9
9
h
a
Dân số : 1.137.962 người
(Số liệu tính đến năm 2006)
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có toạ độ địa lý
16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố
Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự
nhiên 5.053,99 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích
và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyện và Thành phố
Huế với 152 xã, phường, thị trấn.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông-Tây nối
Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là
nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền
Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du
lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát
triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây
với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất
lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường


sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế
phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các
tỉnh trong cả nước và quốc tế.
ĐỊA HÌNH
Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa
Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc
biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại . Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên
Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy
Trường Sơn Bắc hoàn toàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch
Mã- Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây
thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi
trung bình , núi thấp, đồi gò và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển
Đông, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá
và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
1.Địa hình khu vực núi trung bình:
Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35%
diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Độ cao dao động từ 750m đến gần 1.800m. Đây là kiến
trúc núi đồ sộ, tận cùng và được nâng cao của dãy Trường Sơn Bắc. Lãnh thổ núi trung bình là nơi phân
bố đá cứng macma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt thành khối
tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu vực khác. Thuộc vào khu vực địa hình núi
trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây A Lưới, vùng núi trung bình động Ngại, vùng núi trung bình
Đông A Lưới – Nam Đông và vùng núi trung bình Bạch Mã – Hải Vân.
2.Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi:
Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi ( trên 65%) và chiếm khoảng
50% lãnh thổ toàn tỉnh.
3.Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải:
Đồng bằng duyên hải là lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15- 10m trở xuống, kể
cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên

của tỉnh.
4.Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ:
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là
cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ qui ước là 12
hải lý (tương đương 22,224km). Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thía và
vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn
bộ hệ thống lãnh thổ này. Do vây, có thể xem lãnh thổ bao gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển
ven bờ thuộc cùng một địa hệ và được gọi là đới ven bờ.
KHÍ HẬU THUỶ VĂN
Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian. Do vậy
trước hết cần đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, biến đổi chế độ khí hậu tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn
trong phạm vi 15
0
59

30

vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú,
nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn
Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa
Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta [4], [32].
Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá
đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp
khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di
chuyển lên, [16].
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ
rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố
lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và

biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí
từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở
miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi
trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối
liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió
Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường
vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn
phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong
các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa
lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giũ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam
khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.
DÂN TỘC
Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên 5053,99km2, dân số 1.091.994 người, gồm 8
huyện và 1 thành phố. Trong đó có 301 thôn bản thuộc 45 xã miền núi, phân bố trên hai huyện vùng
cao là A Lưới, Nam Đông và một phần của 4 huyện Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền
với dân số trên 10 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số trên 42.000 người chiếm 3,9% dân số
toàn tỉnh, gồm các dân tộc chính là: Tà Ôi, Ka Tu, Pa Kô, Pa Hy, Vân Kiều.
Dân tộc Bru-Vân Kiều: Bru-Vân Kiều là một trong 3 dân tộc bản địa cư trú ở miền núi Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế. Xưa kia người Bru đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào, sau do những biến động lịch sử họ
phải di cư đi các nơi, một bộ phận đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một bộ phận đi về hướng đông tụ
cư ở tây Quảng Trị, họ dựng làng ở xung quanh hòn núi Viên Kiều, về sau gọi là người Vân Kiều.
Xã hội truyền thống của người Bru đã được thiết lập khá vững chắc gọi là vil (làng). Mỗi vil có thể gồm
nhiều Mu (có nơi gọi là mui hoặc dạ) hoặc một Mu cư trú (Mu có thể coi như họ, là nhóm hay một đơn vị ngoại
hôn). Những người cùng một mu có cùng
nguồn gốc huyết thống tính theo dòng họ cha, hay nói xa hơn là có chung một ông tổ - tô tem. Gia đình
người Bru theo chế độ gia đình nhỏ phụ quyền do người đàn ông già nhất làm chủ, khi ông ta chết, quyền hành
và tài sản được trao cho con trai trưởng, còn con gái không được chia tài sản, nếu có cũng chỉ rất ít so với con
trai. Quan hệ giữa các gia đình trong cùng một mu, trong vil vẫn rất gần gũi và gắn bó, thường xuyên giúp đỡ
nhau, cùng chung trách nhiệm và chia sẻ khi vui, buồn, lúc có hoạn nạn. Phần đông người Bru - Vân Kiều cư trú
trong các làng tương đối biệt lập trên đồi hoặc lưng chừng núi, dọc theo các con nước (trừ những khu vực được

định cư lâu đời). Các nhà trong làng thường xếp theo chiều dài của các đoạn sông, suối, có nơi còn bố trí theo
hình bồ dục hoặc hình tròn. Nhà trong làng phải bố trí theo một trật tự nhất định, sao cho các cây đòn nóc giữa
các nhà gần nhau không được có hướng đâm vào nhau. Nhà của người Bru là nhà sàn hai mái, lợp bằng lá mây
hoặc lá cọ, nhưng cũng có nơi (thường là nhóm Vân Kiều) nhà làm
mái tròn. Kích thước ngôi nhà lớn hay nhỏ phụ thuộc vào gia đình
giàu hay nghèo. Tuy nhiên, mọi ngôi nhà đều có 2 cửa chính, một
chủ yếu dành cho nữ, một cho nam và khách nam. Cách bố trí trong
nhà tuân theo một nguyên tắc nhất định.
Người Bru-Vân Kiều mỗi năm làm 2 vụ lúa nước. Ngoài ra,
họ còn chăn nuôi trâu bò lấy sữa và trồng một số cây công nghiệp,
cây ăn quả ngắn ngày, nhưng nhìn chung vẫn là nông nghiệp
nương rẫy. Gắn liền với nền kinh tế nương rẫy, người Bru-Vân
Kiều thờ thần lúa (dàng sro) gắn liền với những lễ cúng vào
những dịp phát rẫy, trỉa hạt, tuốt lúa, hoặc sau khi thu hoạch. Bên
cạnh đó, người Bru-Vân Kiều còn thờ cúng tổ tiên (ông bà, cha
mẹ, những đồng tộc từ 16 tuổi trở lên), mỗi gia đình có một bàn thờ riêng (t’ nông chel). Bên cạnh đó là một
nhà thờ nhỏ (đông sok ku mui) được đặt ở những nơi cao ráo, hẻo lánh, ít người và thú rừng qua lại. Hình
thức thờ cúng tại đây được xếp theo thứ tự người trên kẻ dưới, từ phải sang trái, có thể coi như một tộc phả.
Tôn giáo của người Bru còn dấu vết của tô tem giáo vì xưa kia mỗi mu là một đơn vị tô tem. Đi liền đó là
kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú, đa dạng thể hiện qua số lượng nhạc cụ rất, làn điệu ca hát, truyện
kể….
Trong trang phục, do tiếp xúc với người Việt và người Lào, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Việt và
người Lào. Hôn nhân của người Bru-Vân Kiều là một vợ một chồng, cư trú bên chồng với nhiều nghi lễ phức tạp,
thể hiện tính chất mua bán và còn nhiều tàn tích của hôn nhân cướp đoạt. Đối với tang ma, nếu trong nhà có người
chết, buồng ngủ của người đó được phá ra, thi thể được đặt trong quan tài (thường làm bằng vỏ cây hoặc đan bằng
giang, nứa, có nơi làm bằng khúc gỗ bổ đôi khoét giữa), chôn xong bỏ hẳn, không cải táng, nhưng có thủ tục rước
ma sang trả nhà trưởng họ. Người chết dưới 16 tuổi và chết bất đắc kỳ
tử thường chết đâu chôn đó, không được mai táng theo nghi thức trên
và không rước ma về.
2.3. Dân tộc Cơ tu: Dân tộc Cơ tu tập trung chủ yếu ở miền

núi phía tây huyện Phú Lộc và tây nam huyện A Lưới. Dù được gọi
bằng nhiều tên như Kha tu, Ka tu, K’ tu, v.v. (là sự phiên âm và
cách viết chệch của tộc danh Cơ tu) hoặc Cao, Hạ, v.v. (tên gọi
theo địa danh) nhưng Cơ tu là tên gọi chính được đồng bào
thừa nhận với nghĩa là người sống ở đầu ngọn nước.
Như phần đông các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây
Nguyên, người Cơ tu chuyên sống bằng trồng trọt trên rẫy theo
kiểu du canh, du cư; chăn nuôi (trâu, lợn, dê, gà… theo phương thức thả rông, chỉ một số ít gia đình làm
chuồng trại với vài chục con trâu); săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày và nghề truyền thống (đan, gốm, dệt,…).
Làng bản của người Cơ tu - (vel) là đơn vị cư trú, là đơn vị tự quản trong xã hội truyền thống, đứng
đầu có chủ làng (ta ko vel) do hội đồng già làng bầu ra. Bên cạnh chủ làng có người chỉ huy quân sự (tako
tak cọp) lo việc luyện tập, chỉ huy và tổ chức các cuộc “săn đầu người”. Trong xã hội, tuy đã có sự phân hoá
giàu nghèo nhưng chưa phân chia thành giai cấp. Mỗi làng có một khu vực riêng để ở, trồng trọt, chăn nuôi,
săn bắn và thu hái lâm thổ sản, được bố trí theo hình tròn hoặc bầu dục, ở những nơi cao ráo, tương đối bằng
phẳng và gần nguồn nước, có cấu trúc theo kiểu làng phòng thủ. Làng có sân làng, giữa sân có một cột (để
Nhà sàn Văn hóa dân tộc huyện A Lưới
(tư liệu Ban dân tộc)
Lễ hội của đồng bào dân tộc Kơtu
huyện Nam Đông (Tư liệu Ban dân tộc)
làm lễ đâm trâu), nhà chung - gươl (thường là nhà sàn) được dựng ở vị trí trang trọng và được trang trí nhiều
hình động thực vật bằng gỗ, được chạm khắc rất công phu,…. dùng làm nơi tiếp khách trọng, hội họp, cất
giữ các đồ quý của làng. Những năm gần đây, một số làng đã không còn tuân thủ kiểu làng truyền thống, tuy
vậy, vẫn phải theo nguyên tắc (hướng các cây đòn nóc của những nhà kề cận không được đâm vào nhau).
Nhà của người Cơ tu là nhà sàn, mái tròn, nhỏ và thấp, phần lớn cho một gia đình cư trú. Bao giờ nhà cũng
có một cây cột cái ở chính giữa để đỡ cây đòn nóc, xung quanh có nhiều cột khác nối với cây đòn nóc bằng
các kèo gỗ, được che kín bằng các liếp tre hoặc nứa cao từ sàn đến mái….
Người Cơ tu có tổ chức capu hay tô, giống như họ của người Việt, đó là những người có cùng một ông
tổ chung, cùng dấu hiệu nhận nhau và liên quan đến một huyền thoại hay một tập tục kiêng kỵ nhất định,
đứng đầu cabu là ta ko capu - có trách nhiệm giải quyết các việc xảy ra trong capu hoặc giữa capu với làng.

Đàn ông Cơ tu cởi trần, đóng khố. Đàn bà cũng thường cởi trần, chỉ buộc một mảnh vải như cái yếm che
ngực, mặc váy ngắn đến gối. Nam và nữ Cơ tu thường búi tóc, trên có gim những chiếc răng lợn, lông nhím hoặc
que tre vót nhọn, ở một số nơi cắt tóc ngắn, xén bằng ở trước trán kiểu mái tranh và có tục xăm mình, xăm mặt
với các hình vẽ đa dạng, ngoài ra một số nơi có tục cưa răng cho thanh niên nam nữ đến tuổi trưởng thành kèm
theo lễ đâm trâu. Phụ nữ Cơ tu chuộng các loại trang sức như vòng tay, khuyên tai, vòng cổ ….
Hình thức hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên chồng, về nguyên tắc là ngoại hôn, một chiều
và dây chuyền. Tuy nhiên, còn những biểu hiện của hôn nhân nguyên thuỷ (hôn nhân cướp đoạt; hôn nhân
anh em chồng; hôn nhân chị em vợ; đàn bà goá còn có thể ăn ở với bố chồng, cũng như con trai có thể ăn ở
với vợ lẽ của bố đẻ hoặc bố vợ khi bố đẻ hay bố vợ qua đời…). Chế độ phụ quyền ở người Cơ tu đã khá
vững chắc, người chủ gia đình, có quyền hành và được thừa kế tài sản đều là đàn ông.
Trong đời sống hằng ngày của người Cơ tu, quan niệm về “vạn vật hữu linh”, những tập tục kiêng cữ
vẫn còn in đậm trong nếp nghĩ, được áp dụng khá khắt khe trong sinh hoạt và sản xuất. Họ có những lễ tục
liên quan đến tô tem. Ngoài ra, người Cơ tu còn có các lễ tục thờ thần bản mệnh, ma thuật chữa bệnh, ma
thuật làm hại, lễ hội. Lễ đâm trâu có nguồn gốc từ tục hiến sinh cầu mùa xa xưa. Lễ này có thể được tổ chức
trong phạm vi gia đình, dòng họ và cả cộng đồng. Bên cạnh đó, kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơ
tu độc đáo với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; nghệ
thuật điêu khắc và trang trí truyền thống cũng rất tinh xảo với những bức vẽ, chạm khắc ở nhà gươl, những
bức tượng khoả thân treo ở cổng làng hoặc những bức tượng rất đa dạng phản ánh nhiều tâm trạng của con
người ở xung quanh các nhà mồ
2.4. Dân tộc Tà Ôi: Dân tộc Tà Ôi - tên tự gọi là Ta ôih, có vùng phát âm là Ta uôih hay Ta uốt và
trong thư tịch cũ gọi là Ta hoi, Tôi ôi phân bố ở huyện Hướng Hóa - Quảng Trị, A Lưới và Phong Điền của
Thừa Thiên Huế. Cộng đồng dân tộc Tà Ôi ở Việt Nam gồm có 3 nhóm: Nhóm Tà ôi chính dòng, nhóm Pa
cô và nhóm Pa hi. Các dân tộc Tà Ôi, Bru-Vân Kiều và Cơ tu sống kề cận nhau, có cùng hoàn cảnh lịch sử-
xã hội, nên các nét văn hoá càng gần nhau và có thể coi là một cộng đồng tộc người ngôn ngữ-văn hoá.
Nguồn sống chủ yếu của người Tà Ôi là làm rẫy (đa canh và du canh theo lối cổ truyền: phát - cốt -
đốt - trỉa), riêng người Pa hi vì sống ở các ngã ba sông vùng chân núi nên có làm ruộng, người Tà Ôi là cư
dân sớm có thu nhập hoa lợi trên vườn, tuy vườn chưa có khuôn viên, nhưng đã có cây ăn quả như mít, cam,
bưởi, muỗm, v.v. . Ngoài ra, người Tà Ôi có truyền thống chăn nuôi đại gia súc (trâu, lợn, dê, bò…) để làm
vật hiến sinh và bán cho miền xuôi, bán sang Lào
Tương tự các dân tộc thiểu số sống trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, làng người Ta Ôi theo kiểu

làng tròn, làng phòng thủ,
làng hình móng ngựa… công trình công cộng đều xây dựng giữa làng, nhà dân vây quanh nhưng
đảm bảo nguyên tắc các cây đòn nóc nhà không có hướng đâm vào nhau. Nhà ở của người Tà ôi là loại nhà
sàn tổng hợp, riêng người Pa hi ở nhà đất (có nhà ở riêng và nhà
chứa lương thực riêng), nhưng cả nhà sàn và nhà đất đều có mái
tròn ở hai đầu hồi nhà và đều có “khau cút”(làm bằng gỗ có hai
hình đầu chim cu chéo nhau, tượng trưng cho tình yêu quê hương
và tâm tính hiền hoà của dân tộc trên phần mái hồi tiếp giáp với
đầu nóc) - đây là đặc điểm để phân biệt ngôi nhà của người Tà Ôi
với các dân tộc khác cùng ngữ hệ ở vùng này. Trong gia đình Tà
ôi, quyền thừa kế tài sản thuộc về con trai, song sự ưu tiên cho con
trai cả chưa rõ, dù anh ta có vai trò chủ trì các nghi lễ thờ cúng tổ
tiên và luôn được ở gian đầu của ngôi nhà. Người Tà ôi ăn mặc
đơn giản và dùng một số loại trang sức đeo tại cổ, cổ tay, cổ chân hoặc trang điểm trên cơ thể (để mái tóc,
cà răng cửa, xăm hình…). Ngày nay, lớp người trẻ đã từ chối không sử dụng cách trang sức theo kiểu cà
răng và xăm mình.
Xã hội cổ truyền của người Tà ôi là xã hội chưa có giai cấp, xã hội nguyên thuỷ ở thời kỳ tan rã.
Tuy vậy, đã có sự phân hoá giàu nghèo, mỗi làng có 1-2 người giàu và 1-2 người tôi tớ hay nô lệ. Đơn vị xã
hội cơ bản của người Tà ôi là vel hay vil giống như ở người Cơ tu và Bru-Vân Kiều, tương ứng với làng của
người Việt. Cư dân mỗi làng thường gồm nhiều dòng họ khác nhau, mỗi dòng họ sống trong một hay nhiều
ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có một người đứng đầu (đầu nóc). Những người đứng đầu nhà dài đó họp thành bộ
máy tự quản cổ truyền quản lý mọi công việc chung của làng.
Quan hệ hôn nhân, gia đình ở người Tà ôi có nhiều nét giống với người Cơ tu và Bru-Vân Kiều - đã
chuyển sang chế độ phụ hệ, cư trú phía nhà chồng, đồng thời còn mang nhiều tàn dư của thời mẫu hệ. Người
Tà ôi đến nay vẫn thực hiện ngoại hôn theo một đơn vị huyết thống gọi là yă, những người đã cùng yă thì
không được có quan hệ tính giao, quan hệ thông hôn. Hiện nay, gia đình người Tà Ôi có xu hướng chuyển
sang gia đình nhỏ, những ngôi nhà dài xưa ngày càng mất đi nhường chỗ cho những ngôi nhà chỉ có 1 cặp
vợ chồng và con cái.
Cũng giống như các dân tộc Cơ tu, Bru-Vân Kiều, kho tàng sáng tác nghệ thuật dân gian và hệ thống
tôn giáo, tín ngưỡng của người Tà ôi rất đa dạng, phong phú, chỉ khác nhau ở một vài chi tiết của sự thờ

cúng và cách tiến hành nghi lễ. Người Tà ôi quan niệm có các thần linh tự nhiên (yang), thần linh của đất
làng (yang sự) và các yang này đều có vật ký thác là những hòn đá có hình thù người hay con vật nào đó,
được thờ trong nhà rông (nếu có) hoặc trong ngôi miếu (parong) trong rừng. Lễ cải táng (rơ pớp) là lễ lớn
nhất trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở người Tà ôi, được cúng chung cho cả làng sau đó mới làm riêng ở
gia đình có việc; lễ này đồng thời là ngày hội lớn của dân làng, mọi người ăn uống linh đình trong vài ngày
rất tốn kém, còn việc cải táng chỉ làm đơn giản là mang hài cốt chuyển đến chôn chung trong nghĩa trang
của làng hoặc khu vực riêng của dòng họ, gia đình. Ngoài ra còn có tục thờ thần của cải (yang panuôl), hồn
lúa (yang sro) và các lễ cúng kèm theo như lễ apiêr, lễ aja.
THỪA THIÊN HUẾ - THẾ VÀ LỰC MỚI TRONG THẾ KỶ XXI

Thế kỷ XX để lại trong lịch sử Thừa Thiên Huế những dấu ấn sâu sắc về những cuộc đấu tranh trường kỳ
gian khổ, cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào
thời kỳ đổi mới, với đức tính cần cù, dũng cảm, chịu thương chịu khó, đoàn kết, thuỷ chung, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế cùng "chung lưng đấu cật" đương đầu với sóng gió dữ dội của biển cả,
Nghề truyền thống (Tư liệu Ban dân tộc)
gồng mình chống úng khi lũ về, chống hạn khi hè tới để
biến những tiềm năng, thế mạnh của mình thành thế và
lực mới trong thế kỷ XXI - thế kỷ của hội nhập và phát
triển.
Thừa Thiên Huế là một vùng non sông kỳ thú
nằm ở vùng duyên hải Bắc miền Trung, nơi có thành phố
Huế - một trong những đô thị lớn nổi tiếng của Việt
Nam. Tự hào là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn
hoá lâu đời, đặc sắc và truyền thống yêu nước đấu tranh
cách mạng vẻ vang. Thừa Thiên Huế với vị trí chiến lược
đặc biệt đã từng là "phên dậu thứ tư về phương Nam" của
Đại Việt, nơi "đô hội lớn của một phương".
Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung -
Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945). Nơi đây luôn giữ một vị thế chiến lược, một miền đất đóng vai
trò nối giữ hai miền Bắc - Nam. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế truyền thống rất tiêu biểu, rất

đáng tự hào về văn hoá, về truyền thống cách mạng oanh liệt trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương
ngày nay còn ghi dấu bằng nhiều địa danh lịch sử như chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường Hồ
Chí Minh, được Trung ương tặng tám chữ vàng "Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường".
Thừa Thiên Huế còn tự hào là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thời trai trẻ người con vĩ đại của dân tộc Việt
Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là nơi có nhiều địa điểm còn in dấu tích về Người như trường Quốc
Học Huế, ngôi nhà ở Dương Nổ, Phú Dương - Phú Vang và 112 Mai Thúc Loan .
Ngày nay, Thừa Thiên Huế còn được biết đến là một trung tâm văn hoá - du lịch, trung tâm y tế
chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Việt Nam. Huế - thành phố hoà bình - thành phố
Festival - đô thị loại I trực thuộc tỉnh - là niềm tự hào và tin yêu của nhân dân cả nước .
Truyền thống và niềm tự hào đó luôn được các thế hệ nhân dân Thừa Thiên Huế ghi tạc và đang
ngày càng phát huy thành động lực phát triển trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có
Được xác định là một trong năm tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế
nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ
cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A,
tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế
được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của
tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với vị trí thuận lợi
này, Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa
phương trong nước và thế giới.
Không những thế, Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ giao thoa các yếu tố văn hoá và kinh tế của nền
văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh; của nền văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Hoa sau này là văn hoá phương Tây,
tạo ra vùng văn hoá Huế độc đáo trong đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt
Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hoá,
lăng tẩm đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hoá lớn của thế giới bao gồm cả văn
Cửa Bắc hầm đường bộ Hải Vân
hoá vật thể và phi vật thể, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông
Hương,
núi Ngự, Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô,
Thuận An, Cảnh Dương và hàng trăm chùa chiền với kiến

trúc dân tộc độc đáo như chùa Thiên Mụ, Bảo Quốc, Từ
Đàm,
Bên cạnh các di sản văn hoá vật thể, Thừa Thiên Huế
còn có một nền văn hoá phi vật thể phong phú. Các loại hình
nghệ thuật, lễ hội ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ truyền
thống, phong tục tập quán của Huế rất đa dạng, độc đáo và
đặc sắc. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công
nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đúng như nhận định của Giám đốc
UNESCO: "Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình
những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam".
Với hai di sản văn hoá nhân loại đã được xếp hạng, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường
hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí
Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm
quốc gia và quốc tế.
Ngoài những tài sản bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy, trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế còn
được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản có
trữ lượng lớn như: đá vôi, đá granít đen và xám có thể khai thác, chế biến hàng chục nghìn m
3
/năm, mỏ cao
lanh, than bùn, bentônít, oxyttiane, nước khoáng, các tài nguyên rừng và biển.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và
vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha
là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải
sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô
hình khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Song có lẽ, yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu
tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và
trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. Đại học Huế gồm 7 trường Đại học
thành viên (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nông lâm, Đại học Nghệ thuật,

Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ), cùng với Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên. Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện lớn nhất của cả nước, có trình
độ cao, kỹ thuật tiên tiến trong khám, điều trị bệnh, là hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực
miền Trung và cả nước. Trung tâm công nghệ thông tin đã và đang hoạt động có hiệu quả. Những ưu thế
này cho phép Thừa Thiên Huế xây dựng kinh tế tri thức mà chiến lược phát triển công nghệ thông tin và
Cầu Trường Tiền
công nghiệp phần mềm là bước đón đầu.

Thành tựu sau 30 năm phát triển

Ngay sau ngày giải phóng 26/3/1975, Thừa Thiên Huế bắt tay
vào công cuộc tái thiết quê hương và xây dựng cơ sở vật chất cho phát
triển trên cơ sở của một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề qua chiến tranh.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của tỉnh đã đạt được những
thành tựu quan trọng, vượt lên những điều kiện ngặt nghèo khó khăn
chung của cả nước và khủng hoảng chính trị, tài chính trên thế giới và
trong khu vực; vượt qua khó khăn của các trận thiên tai khốc liệt đặc
biệt là cơn lũ lịch sử tháng 11/1999 Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của
tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/năm, cao hơn
hẳn so với mức 3,4%/năm của thời kỳ 1976 - 1989), thời kỳ 2001 - 2005
đạt bình quân 9,5%/năm. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước
quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế năm 2004 đã tăng gấp 2,5 lần so
năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân
đầu người đến năm 2004 đạt 509 USD, gấp 2,3 lần so với năm 1990.
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng ngành công nghiệp -
xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (năm 2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên
43,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%.
Các thành phần kinh tế được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự
tăng lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 5 năm (2000-2004) cao

gấp 5,6 lần so với 9 năm trước đó (1991 - 1999). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới hình
thành từ năm 1992 nhưng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo ra 40% giá trị sản xuất
toàn ngành công nghiệp, đóng góp gần 10% GDP của tỉnh, 42% trong tổng thu ngân sách địa phương.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt đặt nền móng cho
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nâng cao tiềm
lực kinh tế địa phương. So với những năm của thập kỷ 80,
công tác đầu tư xây dựng trong thời kỳ đổi mới có sự phát
triển nhanh chóng cả về quy mô vốn và khối lượng công
trình. Nhiều năng lực sản xuất mới đã được đầu tư và đang
từng bước phát huy tác dụng như các tuyến giao thông
ngang nối với cầu Hòa Xuân (Phong Điền), cầu Trường Hà
(Phú Vang), các cửa khẩu nối với nước bạn Lào, Cảng nước sâu Chân Mây, Sân bay Phú Bài, đường Hồ Chí
minh, Hầm đường bộ Hải Vân… đã tạo ra thời cơ mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp Phú Bài, Hương Sơ, Tứ Hạ, Khu khuyến khích phát triển Kinh tế thương mại
Chân Mây; các cụm điểm du lịch: Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân; khu nước khoáng Thanh Tân, Tân Mỹ -
Diện mạo thành phố Huế ngày nay
Sôi động tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
Thuận An đã và đang được triển khai và thu hút đầu tư đã tạo một diện mạo mới cho Thừa Thiên Huế
trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Hàng trăm công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ Festival, các lễ hội, thể
dục - thể thao ở tầm quốc gia được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; cùng với quá trình chỉnh trang đô thị,
nhiều Khu đô thị mới được đầu tư xây dựng, thành phố Huế đựợc Chính phủ công nhận là thành phố loại I
trực thuộc tỉnh; các thiết chế của Đại học Huế, Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung mà hạt nhân là bệnh
viện Trung ương Huế đang được đầu tư, nâng cấp; các dự án kiên cố hóa trường học, bê tông hóa giao thông
nông thôn, kiên cố hóa kênh mương được triển khai và từng bước đưa vào sử dụng.
Công tác chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đối tượng có
công với nước vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Phụng dưỡng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng", xây dựng Nhà tình nghĩa được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Việc
thực hiện các chính sách, chế độ đối với đối tượng có công với nước được kịp thời, đầy đủ nên đời sống về
mọi mặt của các đối tượng này được đảm bảo.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng đã và đang từng bước giải quyết các vấn đề xã hội, cấp bách như

đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, giảm số hộ nghèo trong toàn tỉnh còn lại dưới 8%. Chương
trình xoá nhà tạm cho đồng bào nghèo được triển khai và bước đầu đem lại kết quả tốt. Đặc biệt là các
huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, tỉnh đang tập trung nhiều nguồn lực phấn đấu hoàn thành cơ bản xoá
nhà tạm bợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong năm 2005, tạo điều kiện cho đồng bào có cuộc sống
ổn định để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện
góp phần tạo ra bộ mặt nông thôn mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sự nghiệp y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin thể dục thể thao được quan
tâm phát triển. Hệ thống trường học đã được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, toàn tỉnh đã phổ cập
giáo dục phổ thông cơ sở; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế và bác sĩ; công tác bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế được thực hiện có hiệu quả đã góp phần xây dựng Huế trở thành trung
tâm giao lưu văn hóa quốc gia và quốc tế. một trong năm đô thị cấp
quốc gia và là một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Những thành tích và kết quả đạt được của Thừa Thiên Huế
trong quá trình đấu tranh và lao động sáng tạo sau 30 năm xây dựng
và phát triển là sự kế tục và phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực tự
cường, là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ,
các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân, dưới sự chỉ đạo sáng
suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam; sự giúp
đỡ, ủng hộ của nhân dân trong cả nước, đồng bào Việt Nam định cư
ở nước ngoài, đó là những tiền đề để tiếp tục đưa sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ quê hương Thừa Thiên Huế giàu đẹp tiến lên một
bước mới có tính toàn diện và vững chắc hơn trong thế kỷ XXI.
Đêm bế mạc Festival Huế 2006

×