Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chữa trị ung thư bằng hạt nano composite potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.11 KB, 11 trang )



Chữa trị ung thư
bằng hạt nano
composite




Năm 1971, Judah
Folkman giả định rằng
quá trình tăng sinh của
ung thư có thể ngưng lại
bằng cách không cho chúng tiếp
xúc với những mạch máu mới
sinh (một quá trình gọi là sự h
ình


thành mạch máu), những mạch
máu này theo chức năng cung
cấp oxygen và dinh dưỡng bất kể
tế bào đó là tế bào lành hay tế
bào ung thư. Năm ngóai, lý
thuyết này được Cơ quan qu
ản lý
thuốc và thực phẩm Hoa kỳ ủng
h
ộ mạnh mẽ bằng cách thông qua
một lọai thuốc chữa trị chứng
ung thu bằng cách kháng sự tạo


mạch máu, thuốc có tên là
Avastin (còn gọi l
à bevacizumab).
Sengupta và cộng sự trên trang
568 trên tờ Nature ra ngày hôm
nay (436, 28 July 2005) đã phát
triển khái niệm này bằng
cách thiết kế một phương tiện
phóng thích thu
ốc bằng composite
kích thước nano, cho phép phóng
thích thuốc trước sau vào một
khối u định sẵn với hai lọai thuốc
là thuốc kháng sự tạo thành m
ạch
máu và thuốc hóa trị liệu ở nồng
độ cao. Các tác gi
ả cho thấy chiến
thuật của họ tỏ ra rất hữu hiệu
cụ thể là khối u ở chuột tăng
trưởng chậm hơn hẳn khi xử lý
thuốc riêng rẽ hay khi hai thứ
thuốc được phóng thích cùng m
ột
lúc.

Các lọai thuốc hóa trị liệu cổ điển
có thể giết rất nhanh chóng các tế
bào đang tăng sinh trong cơ thể - c


tế bào ung thư lẫn tế bào lành đang
phân chia mạnh mẽ như tế bào tóc,
máu và tế bào ruột. Điều này đưa
đến những con đau dữ dội ở bệnh
nhân như là một phản ứng phụ bất
lợi của hóa trị liệu, do đó mà nó
giới hạn tính năng của thuốc ở cả
mức độ liều dùng và tần xuất cần
sử dụng thuốc.

Các nhà nghiên cứu đã thử sử dụng
nhiều mưu mẹo để tránh hiệu ứng
phụ của thuốc bằng cách đánh dấu
vị trí khối u đặc hiệu để thuốc tìm
đến đúng vị trí tương tác. Các thử
nghiệm chủ yếu tích hợp thuốc vào
trong những vật liệu hay một phức
hợp nào đó rồi điều khiển các phức
hợp này xâm nhập khối u đúng vị
trí.

Tuy nhiên, một vấn đề thứ 2
thường gặp là các khối u có thể
kháng lại một dòng thuốc nào đó,
do vậy nỗ lực của các nhà khoa h
ọc
là làm sao không cho quá trình
kháng thuốc có thể phát triển thêm.
Các tế bào nội bì, vốn giới hạn
thành mạch máu, có thể gợi ý là

một đích ngắm hấp dẫn vì chúng
khá bền về mặt di truyền so với tế
bào ung thư và cũng không có
khuynh hướng hình thành các đột
biến có thể thúc đẩy sự kháng
thuốc. Nhiều lọai thuốc giết tế bào
nội bì hoặc ngăn cản không cho
chúng tăng trưởng cho thấy t
ỏ ra rất
h
ữu hiệu khi chữa trị các ca ung thu
lâm sàng giai đọan III, như ung thư
thận, phồi, ruột kết và dạ dày.
Những lọai thuốc này có thể sử
dụng riêng rẽ, nhưng thường thì
chúng được kết hợp với hóa trị
truyền thống để ngăn chận sự tăng
trưởng mạch máu trong khi vẫn
tiếp tục giết tế bào ung thư.

Sự phóng thích đồng thời các thu
ốc
kháng sự tạo mạch và các thuốc
hóa trị rõ ràng là có lợi. Tuy nhiên,
do các thuốc hóa trị vốn lưu chuy
ển
theo dòng máu nên việc ngừng
cung cấp máu cho khối u bằng
thuốc kháng sự tạo mạch có thể lại
làm giảm hiệu xuất phóng thích

thuốc hóa trị vốn được thiết kế tiêu
diệt tế bào khối u.

Sengupta và cộng sự đề nghị một
chiến thuật hữu hiệu hơn, trong
đó các phương tiện vận chuyển
thuốc sẽ tập trung tại khối u trư
ớc
khi việc cung cấp máu ngừng lại,
kế đến cho phép việc phóng thích
trước sau cả hai lọai thuốc diễn
ra. Đặc hiệu hơn, việc phóng thích
các yếu tố kháng sự hình thành
mạch có thể đưa đến việc co hệ
thống mạch máu khiến cho chính
phương tiện phóng thích thuốc bị
cầm tù trong chính khối u. Và do
phương tiện phóng thích thuốc lúc
này vẫn còn mang thuốc hóa trị khi
đó việc phóng thích thuốc hóa trị
diễn ra trong khối u sẽ tiêu diệt các
tế bào ung thư.

Các tác giả đã lợi dụng một điểm
yếu của thành m
ạch bao quanh khối
u đó là chúng có nhiều lỗ hở, vì thế
mà khối u thường hấp thu các hạt
có kích thước lớn dễ dàng hơn so
với mô bình thường, thuận tiện cho

quá trình ch
ọn lọc đích ngắm. Bằng
cách đó, các tác giả đã chế ta
các hạt nhựa kích thước 80 – 120
nm, chứa một polymer rắn có thể
phân rã dưới tác động sinh học và
hạt nhựa này được bao phủ
bởimột màng lipid. Kế đến thuốc
kháng sự tạo mạch máu –
combretastatin – được hòa trong
lớp lipid để khi vào cơ thể nó có
thể thấm ra ngòai một cách nhanh
chóng. Thuốc này tấn công vào bộ
xương nội tại bên trong tế bào và
nhanh chóng làm sụp đổ thành
mạch máu. Thuốc hóa trị –
doxorubicin – được gắn trong lõi
của hạt nhựa bằng các liên kết hóa
học, sau đó sẽ phóng thích chậm r
ãi
khi khung polymer phân rã từ từ.
Doxorubicin là một thuốc hóa trị
thông thường, cấu trúc của nó có
chứa các nhóm chức hóa học cho
phép nó gắn lên h
ạt polymer khá dễ
dàng.

Sengupta và cộng sự đã thí nghiệm
tác động của thuốc lên hai dạng

khối u ở chuột và cho thấy rằng kết
quả thu được không nằm ngòai dự
đóan. Hệ thống phóng thích thuốc
mới này đã gia tăng đáng kể thời
gian ngậm thuốc – cụ thể là thời
gian ngậm thuốc tăng từ xấp xỉ 30
ngày khi chúng phóng thích đồng
thời trong phương pháp cũ lên đến
trên 60 ngày khi chúng được
phóng
thích trước sau theo phương pháp
mới. Hệ thống hạt mang thuốc cho
thấy chúng có khuynh hướng tích
tụ trong khối u hơn là các mô cơ
thể khác, và thuốc mà chúng vận
chuyển đã tiêu diệt cả tế bào nội bì
lẫn tế bào ung thư.

Ảnh hưởng của phương pháp
phóng thích thuốc trư
ớc sau của hai
lọai thuốc lên sự tăng trư
ờng khối u
được ghi nhận là rất mạnh. Tuy
nhiên các nhà khoa học vẫn không
đảm bảo là liệu có thể áp dụng
phương pháp này vào người hay
chưa. Do hệ thống sinh học của
người và chuột có nhiều điểm
không giống nhau vì thế không thể

so sánh trực tiếp. do vậy điều cần
thiết là phải mở rộng nghiên cứu
này ra thêm m
ột thời gian nữa. Mặc
dù thế phương pháp mới này cho
phép chúng ta hy v
ọng việc chữa trị
ung thự dần dần đi đến cái đích
cuối cùng.

×