Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiệp vụ Kế toán trong Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.58 KB, 66 trang )

lời mở đầu
______
Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nền kinh tế ngành Ngân
hàng đã góp một phần không nhỏ trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
nền kinh tế đất nớc. Để có kết quả đáng tự hào nh ngày hôm nay, Ngân hàng nhà
nớc Việt Nam đã trải qua biết bao khó khăn , thử thách để khẳng định chỗ đứng
của mình. Để vợt qua thời kì khó khăn đó, Ngân hàng nhà nớc Việt Nam đã có sự
cố gắng không ngừng, đổi mới cả về khoa học kỹ thuật trong sản xuất đến đời
sống xã hội trong cả nớc.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đờng chung của tất cả các nớc trên
thế giới. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở mỗi
nớc bắt đầu từ những thời điểm khác nhau và với những nội dung, bớc đi, nhịp độ
riêng. Dù các nớc đã đạt tới trình độ phát triển nhất định thì vẫn phải tiếp tục quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mới có thể trở thành một nớc phát triển với
nền văn minh cao hơn. Đối với một nớc nông nghiệp lạc hậu, muốn thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn, không có cách nào khác là phải xây dựng một nền kinh tế có cơ
cấu hợp lý, phát triển năng động, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và năng
suất lao động ngày càng cao. Muốn có một nền kinh tế nh vậy, nhất thiết chúng ta
phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.
Trớc tháng 9 năm 1990, hệ thống tổ chức Ngân hàng nói trên là hệ thống
Ngân hàng độc quyền; trực tiếp kinh doanh tiền tệ, hoạt động thông qua trung tâm
tiền mặt, trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán và kinh doanh đá quý vàng bạc.
Có thể nói, hoạt động của tổ chức Ngân hàng này chỉ thích ứng với điều kiện chiến
tranh và mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu,bao cấp và một thời đã mang
lại tác dụng nhất định.
Từ sau tháng 9 năm 1990 đến nay về mặt tổ chức từ một cấp đã chuyển
thành hệ thống Ngân hàng hai cấp : Ngân hàng nhà nớc và Ngân hàng thơng
mại( kinh doanh). Đây là mốc có tính bớc ngoặt đánh dấu trong chuyển biến
1
trong nhận thức về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Ngân
hàng nhà ở nớc ta.


Hoạt động Ngân hàng đã tạo ra nhiều cơ hội để tập trung các nguồn vốn
nhàn rỗi để tiết kiệm của mọi tầng lớp dân c, là nguồn tài trợ chủ yếu cho các
doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế.
Qua đó, ta thấy ngành Ngân hàng đóng một vị trí rất quan trọng đối với nền
kinh tế, việc hiểu biết và thực hành tốt các nghiệp vụ của ngành Ngân hàng là vô
cùng quan trọng.
NHNo&PTNT Thờng Tín cùng với quá trình CNH-HĐH đã xây dựng và
đổi mới một cách hiệu quả đóng góp tích cực và nỗ lực của ngành Ngân hàng
trong việc phát triển kinh tế xây dựng quê hơng ngày càng giàu đẹp văn minh.
Qua thời gian học tập tại mái trờng Học viện Ngân hàng - Cơ sở đào tạo Hà
Tây với sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên trong nhà trờng đã cho em
những kiến thức bổ ích và những nghiệp vụ về lĩnh vực Ngân hàng. Nhng lý thuyết
phải đi đôi với thực hành nhằm giúp học sinh củng cố thêm kiến thức đã đợc trang
bị trong nhà trờng, em đã đợc giới thiệu liên hệ về NHNo & PTNT Thờng Tín thực
tập.
Sau 3 tháng thực tập đợc sự giúp đỡ quan tâm chỉ bảo của lãnh đạo Ngân
hàng nơi thực tập đã giúp em hoàn thành tốt chơng trình thực tập bổ trợ kiến thức,
hoàn thành tốt bài báo cáo này. Song không tránh khỏi đợc những thiếu sót. Rất
mong đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng để
bài viết của em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
Nội dung chính của báo cáo:
Phần I: Khái quát về NHNo&PTNT huyện Thờng Tín
I./ Khái quát chung về NHNo&PTNT huyện Thờng Tín
II./ Mô hình của NHNo&PTNT huyện Thờng Tín
Phần II: nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kế toán
A./ Nghiệp vụ tín dụng
B./ Nghiệp vụ kế toán
Phần III: Một số ý kiến đề nghị qua đợt thực tập và rèn

luyện t cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của ngời
cán bộ Ngân hàng tơng lai
1./ Những kết quả đạt đợc
2./ Những khó khăn, tồn tại
3./ Một số đề xuất kiến nghị
3
Phần I
khái quát về NhNo&PTNT Huyện thờng tín
I. Khái quát chung về NhNo&PTNT huyện Thờng Tín
Ngày 6/5/1951 Chính phủ ra sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc
gia Việt Nam. Đây là bớc phát triển mới trong bối cảnh đất nớc còn gặp nhiều khó
khăn, để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ tr-
ởng nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nghị quyết số 53 quyết
định thành lập các Ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng phát triển
nông nghiệp nay là NHNo&PTNT.
NHNo&PTNT Thờng Tín đợc thành lập cùng với sự ra đời của
NHNo&PTNT Hà Tây. Với đặc điểm là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Hà
Tây, với 28 xã và 1 Thị trấn với nhiều làng nghề truyền thống. Đến năm 2005 đã
có 28 làng nghề đợc công nhận, ngoài ra còn có các doanh nghiệp t nhân, công ty
TNHH, các công ty liên doanh với nớc ngoài đóng trên địa bàn. Đứng trớc tình
hình đó NHNo&PTNT Thờng Tín không ngừng phấn đấu phục vụ cho các tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp, hộ sản xuất vay vốn đầu t phát triển kinh tế.
Với đặc điểm là một Ngân hàng chuyên doanh NHNo&PTNT Thờng Tín có
một bộ máy gọn nhẹ với Ban giám đốc, 3 phòng nghiệp vụ và 3 chi nhánh Ngân
hàng liên xã, với tổng số 63 cán bộ. Các chi nhánh Ngân hàng liên xã đợc đặt ở
các trung tâm, các cụm xã.
+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Tía (Thắng Lợi, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên,
Dũng Tiến, Văn Tự, Vạn Điểm, Minh Cờng, Tô Hiệu)
+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Hồng Vân (Hồng Vân, Vân Tảo, Th Phú, Tự
Nhiên, Chơng Dơng)

+ Chi nhánh Ngân hàng cấp 3 Quán Gánh (Nhị Khê, Duyên Thái, Khánh
Hà, Ninh Sở).
Nghiệp vụ của trung tâm huyện là quản lý điều hành mọi hoạt động Ngân hàng,
đồng thời cập nhật thông tin số liệu của các chi nhánh Ngân hàng liên xã, tiến
hành kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
4
II. Mô hình của NhNo&PTNT Thờng Tín
1. Phòng tín dụng
Nhiệm vụ của phòng là cho vay đối với mọi tổ chức kinh tế cá nhân, hộ gia
đình. Đây là phòng chủ lực của Ngân hàng, lợi nhuận của Ngân hàng thu chủ yếu
từ hoạt động này.
Phòng Tín dụng còn tập trung nghiên cứu chiến lợc khách hàng, phân loại
khách hàng từ đó tham mu cho Ban giám đốc về mục tiêu, chiến lợc kinh doanh
nhằm mở rộng hoạt động đầu t có hiệu quả.
2. Phòng kế toán ngân quỹ
Nhiệm vụ là huy động vốn, tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp, huy động ngoại tệ và dịch vụ chi trả kiều hối. Thực hiện nhiệm vụ thanh
toán bằng séc, uỷ nhiệm chi... thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính, cập nhật
tích luỹ số liệu hạch toán các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi chính xác kịp thời.
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ thu - chi kịp thời các khoản của các khách
hàng giao dịch khi kế toán chuyển chứng từ sang, cán bộ ngân quỹ tiến hành kiểm
tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành thu - chi cho khách hàng. Cán
bộ thủ quỹ có sổ quỹ để theo dõi thu - chi cân đối khớp đúng số d với bộ phận kế
toán.
Phòng kế toán thanh toán - ngân quỹ thờng xuyên phải giao dịch với số l-
ợng khách hàng lớn, khối lợng công việc đa dạng, phức tạp. Nên phòng kế toán -
5
ban giám đốc
phòng tín dụng phòng kT-NQ Phòng hành
chính

Chi nhánh
liên xã
kế toán trưởng kế toán viên thủ quỹ
thanh toán ngân quỹ là phòng có nhiệm vụ quan trọng là cơ sở để hạch toán mọi
hoạt động của Ngân hàng.
3. Phòng hành chính nhân sự
Phòng làm công tác hành chính nh tiếp khách, văn th, lễ tân, công tác lu trữ,
tham mu mở rộng mạng lới kinh doanh, định mức lao động, trực tiếp phục vụ quản
lý hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác thi đua khen thởng, trả lời và giải thích thắc
mắc những chủ trơng, chính sách của ngành và của Đảng.
4. Chi nhánh liên xã
Thờng Tín là một huyện rộng và nhu cầu của khách hàng là rất lớn. Do vậy
NHNo&PTNT Thờng Tín đã mở 3 chi nhánh Ngân hàng liên xã là: chi nhánh
Ngân hàng cấp 3 Tía, Hồng Vân, Quán Gánh. Với đội ngũ cán bộ của các chi
nhánh không quản ngại khó khăn, đã phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, tạo uy
tín cho cơ quan.
6
Phần II
nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kế toán
______
A.nghiệp vụ tín dụng

ngân hàng nào cũng phải cần đến vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay của
khách hàng. Nên vốn Tín dụng là hoạt động cơ bản, lâu dài, kịp thời của quá trình
CNH-HĐH . Để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngời dân thì phải có sự đầu
t vào sản xuất, kinh doanh, áp dụng những KHKT tiến bộ để sản xuất ra hàng hoá
phục vụ bản thân mỗi ngời dân, nâng cao chất lợng cuộc sống và ngoài ra còn xuất
khẩu ra thị trờng tiêu thụ. Để làm đợc nh vậy thì điều tất yếu và quan trọng là phải
có vốn đầu t, nhng vốn đầu t ở đâu?
Trớc chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về phát triển KT-XH , tiến

lên CNH-HĐH. Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam không ngừng đầu t về quy mô, vốn,
cơ sở vật chất, lực lợng... để đáp ứng nhu cầu của ngời dân trong công cuộc xây
dựng đất nớc. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang có tốc độ tăng trởng kinh tế khá
nhanh trong những năm gần đây nên Ngân hàng nhà nớc kết hợp với chủ trơng
chính sách của Đảng có những chiến lợc mới, để đẩy mạnh tốc độ phát triển nền
kinh tế mạnh mẽ, bền chặt, lâu dài.
Trong đầu t Tín dụng, hoạt động Tín dụng thờng mang tính rủi ro. Rủi ro
Tín dụng là việc cấp Tín dụng cho một bên vay nợ không thực hiện đợc nghĩa vụ
trả nợ gốc và lãi. Có nghĩa là khách hàng vay vốn không trả đợc nợ theo hợp đồng
Tín dụng đã ký, hay nói cách khác là khoản thu nhập dự tính sinh lời từ tài sản cho
vay của Ngân hàng không đợc hoàn trả đầy đủ về số lợng và thời hạn.
Vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng rủi ro khi đầu t Tín dụng, hệ thống Ngân
hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Thờng Tín nói riêng đã có những biện
pháp và quy định nghiêm, chặt chẽ và thủ tục cấp Tín dụng phải đảm bảo tính
thống nhất. Cán bộ Tín dụng và khách hàng phải tuân thủ và chấp hành theo quy
định sau:
7
I. Quy định cho vay đối với khách hàng
1. Thực hiện theo các quyết định, nghị định
Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo điều kiện
để Ngân hàng cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn
và nhằm tránh rủi ro trong quy trình cấp Tín dụng mang tính quy định thống nhất
chung.
Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết
định 72/QĐ ngày 03/02/2002. Đây là quyết định mới nhất, quy định về thủ tục
pháp lý và quy định việc cấp Tín dụng một khoản vay cho khách hàng, quyết định
bao gồm 32 điều, mỗi điều là một quy định.
Với việc ban hành quyết định 72/QĐ ngày 03/02/2002 của Chủ tịch HĐQT
- NHNo&PTNT Việt Nam là hành lang pháp lý, nguyên tắc nhất định chung cho
toàn hệ thống. Từ khi có quyết định ban hành, cán bộ và khách hàng

NHNo&PTNT huyện Thờng Tín đã thực hiện theo đúng quy trình cấpTín dụng.
Ngoài ra còn có một số quyết định và một số Nghị định nh quyết định
1627/2001/QĐ-NHNo ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNo và một số nghị
định nh NĐ178/NĐ về đảm bảo tiền vay, nghị định 03, nghị quyết "về chủ trơng
chính sách chuyển dịch cơ cấu, nghị quyết 11...) đây là cơ sở và căn cứ cho quy
trình cấp Tín dụng và thực hiện chủ trơng chính sách của Đảng, Nhà nớc.
2. Điều kiện và nguyên tắc vay vốn
2.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng
Ngân hàng cho vay phải xem và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
a. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật:
* Pháp nhân: Phải đợc công nhận là pháp nhân theo các điều của Bộ luật
dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: Phải có giấy uỷ
quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý.
8
* Doanh nghiệp t nhân: Chủ tịch doanh nghiệp t nhân phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
* Hộ gia đình cá nhân:
+ C trú (thờng trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực
thuộc tỉnh) nơi chi nhánh Ngân hàng cho vay đóng trụ sở, đối với khách hàng
trong huyện Thờng Tín đến Ngân hàng vay phải có giấy tạm trú tạm vắng tại địa
bàn huyện. Nếu khách hàng khác địa bàn đến vay phải đợc Ngân hàng cấp trên
đồng ý thì Ngân hàng mới quyết định cho vay, nhng phải báo cho Ngân hàng nơi
khách hàng c trú biết.
+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ gia
đình hoặc ngời đại diện chủ hộ: Chủ hộ hoặc ngời đại diện phải có đầy đủ năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Không có nợ quá hạn, khó đòi trên 6 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam.

* Tổ hợp tác:
+ Hoạt động theo Bộ luật dân sự
+ Ngời đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự.
* Công ty hợp danh: Thành viên của Công ty hợp danh phải có năng lực
pháp luật dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
b. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
c. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
* Vốn tự có tham gia vào dự án, phơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời
sống. Mức vốn tự có thực hiện theo điều luật quy định:
- Đối với ngắn hạn: Vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn
- Đối với trung hạn: Mức vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
* Khi kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trờng hợp lỗ thì phải có phơng án khả
thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
9
* Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống thì phải có nguồn
thu ổn định (nh tiền lơng, trợ cấp ...) để trả nợ Ngân hàng.
d. Có dự án đầu t, phơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu t, phơng án phục vụ đời sống khả thi.
e. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
NHNo Việt Nam và hớng dẫn của Ngân hàng Nhà nớc&PTNT Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo và thực hiện theo nguyên
tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín
dụng.
3. Những nhu cầu vốn không đ ợc vay và khách hàng không đ ợc vay vốn
a. Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín không cho vay những nhu
cầu vốn sau đây:

- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cầm mua bán, chuyển nhợng, chuyển đổi.
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
b. Những khách hàng mà không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và theo quy
định của Ngân hàng ban hành thì khách hàng sẽ không đợc vay vốn.
Tuy nhiên có một điều kiện không thể viết thành văn bản, nó chỉ đợc rút ra
từ những bài học kinh nghiệm, từ con mắt nghề nghiệp mà CBTD có thể biết đợc
"phẩm chất, t cách của ngời vay" để quyết định cho vay :
Nếu khách hàng là ngời:
+ Nát rợu và nghiện hút
+ Nợ nần chồng chất, triền miên
10
+ Xin vay với số tiền lớn vợt quá nhu cầu và chấp nhận vay với bất cứ lãi
suất nào.
+ Nói nhiều hơn làm, có tính lừa lọc...
Khi gặp những trờng hợp đó thì CBTD phải hết sức thận trọng điều tra, bằng
mọi cách tiếp cận hoặc thu thập thông tin để quyết định cho vay hay không cho
vay. Nếu từ chối nên có biện pháp từ chối khéo và nhẹ nhàng.
4. Quy định về bộ hồ sơ cho vay
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín bộ hồ sơ cho vay là văn bản
pháp lý, là giấy tờ, hồ sơ để cán bộ thẩm định, đánh giá dự án, nội dung vay vốn
và là hồ sơ để CBTD thuận tiện trong việc theo dõi... nên bộ hồ sơ cho vay cho
từng loại khách hàng đợc quy định nh sau:
4.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp
a. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
* Hồ sơ pháp lý:
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ Tín dụng lần đầu
phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Điều lệ doanh nghiệp (trừ DNTN)
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng Giám đốc, Giám
đốc, kế toán trởng, chủ nhiệm HTX ...
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đầu t (doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài)
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với Công ty cổ phần,
Công ty TNHH, Công ty hợp danh)
- Các thủ tục về kế toán (báo cáo tài chính, dự án tài chính....)
* Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất
11
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
- Các chứng từ liên quan (xuất trình khi vay vốn)
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
* Hồ sơ pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)
- Giấy uỷ quyền cho ngời đại diện (nếu có)
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
Ngoài các hồ sơ quy định nh trên đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vốn phải có thêm:
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn
+ Hợp đồng làm dịch vụ (nếu có)

- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp phải có:
+ Hợp đồng làm dịch vụ
- Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân:
+ Hợp đồng cung ứng vật t, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân
+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
c. Đối với khách hàng vay nhu cầu đời sống
- Giấy đề nghị vay vốn
- Khách hàng có sổ lơng phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động
hoặc cơ quan chi trả, có sự thỏa thuận tay ba khi thu nợ nếu khách hàng không
hoàn thành nợ.
12
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu có tài sản đảm bảo)
4.2. Hồ sơ do ngân hàng lập
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
- Biên bản họp hội đồng tín dụng (trờng hợp phải qua hội đồng tín dụng)
- Các loại thông báo: Thông báo từ chối vay, thông báo nợ quá hạn
- Sổ theo dõi cho vay + Thu nợ (dành cho CBTD)
4.3. Hồ sơ do Khách hàng và Ngân hàng cùng lập
- Hợp đồng Tín dụng
- Sổ vay vốn
- Giấy nhận nợ
- Hợp đồng đảm bảo tiền vay
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
- Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng (trờng hợp nợ bị rủi ro).
II. thời hạn - lãi suất - mức cho vay
1. Thời hạn cho vay đ ợc xác định dựa trên đối t ợng, chu kỳ sản xuất kinh doanh
của dự án.
+ Đối với SXKD có chu kỳ nhỏ hơn 1 năm (12T) thì giải quyết cho vay
ngắn hạn.
+ Đối với hộ SXKD có chu kỳ nhỏ hơn 2 năm (24T) thì giải quyết cho vay

trung hạn.
+ Đối với hộ cho vay phục vụ đời sống thì giải quyết cho vay lớn hơn hoặc
nhỏ hơn 24T.
+ Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài thì giải quyết cho vay dài
hạn.
2. Mức cho vay
+ Đối với khách hàng cho vay ngắn hạn thì mức d nợ tối đa là không quá
80% tổng nhu cầu vốn SXKD của khách hàng.
13
+ Đối với khách hàng cho vay trung hạn thì mức độ d nợ tối đa không quá
70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng.
+ Đối với cho vay phục vụ đời sống thì tuỳ vào nhu cầu vay vốn nhng
không quá 80% nhu cầu vốn.
+ Đối với doanh nghiệp vay dài hạn thì tuỳ vào mức VTC và nhu cầu vốn
của dự án và khả năng đáp ứng của Ngân hàng.
3. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay Ngân hàng phải tuân thủ theo quy định về lãi suất của
NHNo&PTNT Việt Nam phát hành.
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Thờng Tín đang áp dụng mức lãi suất do
NHNo&PTNT Việt Nam quy định nh sau:
- Cho vay hộ sản xuất: + Vay ngắn hạn: 1,15%/tháng
+ Vay trung hạn: 1,25%/tháng
- Cho vay doanh nghiệp: 1%
III. Quy trình xử lý một khoản vay
Một khoản vay đều bắt nguồn từ CBTD và kết thúc khi kế toán tất toán khế
ớc - thanh lý hợp đồng Tín dụng.
Quá trình đó đợc tiến hành theo 3 bớc:
+ Kiểm tra trớc khi cho vay
+ Kiểm tra trong khi cho vay
+ Kiểm tra sau khi cho vay.

1. Điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa ph ơng
Tại Ngân hàng mỗi CBTD quản lý một xã nhất định, cho nên để tạo điều
kiện cho việc kiểm soát trớc khi cho vay thì CBTD mỗi xã phải điểu tra, khảo sát,
xác lập hồ sơ kinh tế địa phơng để thông qua đó ta đánh giá đợc khách hàng.
Quy trình làm việc nh sau:
14
- CBTD địa bàn phải có trách nhiệm và hiệu quả, phải đi khảo sát thực tế về
địa bàn địa phơng, có cái nhìn tổng quan để hồ sơ, qua các hồ sơ ta có thể tạo bớc
khởi đầu cho đầu t tín dụng, xác định kinh doanh hàng năm.
- Qua việc điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phơng. Yêu cầu cơ
bản của hồ sơ kinh tế địa phơng là:
+ Bám sát những chủ trơng quy hoạch phát triển cấp uỷ, chính quyền địa
phơng đó.
+ Hồ sơ kinh tế địa phơng phải đợc chính quyền xác nhận.
Hồ sơ kinh tế địa phơng đợc bổ sung, cập nhật những diễn biến KT-XH
hàng năm về một số nội dung cơ bản (chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát
triển ngành nghề, tổng số hộ cần vay, tổng nhu cầu vốn tín dụng...) trên cơ sở đó
phân loại khách hàng.
- Cán bộ phải chú ý đến mặt hàng nông sản, loại sản phẩm, vấn đề tiêu thụ
sản phẩm đó hiện tại và trong tơng lai, giá trị sản phẩm... để qua đó có chiến lợc
đầu t cho khách hàng.
2. Thẩm định khoản vay
a. Kiểm tra điều kiện vay vốn
Những khoản vay khi thẩm định, CBTD phải có trách nhiệm và làm việc
độc lập, xác định tính đúng đắn của hồ sơ tín dụng và kết quả thẩm định hoàn toàn
phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của CBTD.
* Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín việc kiểm tra điều kiện
vay vốn của hộ sản xuất cụ thể nh sau:
- Sau khi nhận đợc giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ có liên quan của hộ
gia đình, cá nhân gửi đến, CBTD kiểm tra:

+ Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (phải c trú tại
địa bàn huyện). Hoặc là chủ hộ hoặc ngời đại diện. Những ngời này phải đủ 18
tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
+ Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (vốn
tự có, nguồn thu để trả nợ). Vốn tự có có thể bằng tiền, bằng hiện vật - máy móc,
nhà xởng, bằng sức lao động... Nếu là ngời hởng lơng xin vay phục vụ nhu cầu đời
15
sống phải có nguồn thu ổn định từ lơng, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên
6 tháng tại NHNo).
+ Kiểm tra mục đích xin vay, hộ vay phải hợp pháp, đối tợng xin vay không
bị cấm lu thông, cấm thực hiện.
+ Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phơng án sản xuất kinh doanh.
- Xác định cần hay không cần thực hiện đảm bảo bằng tài sản. Nếu khách
hàng phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, CBTD có trách nhiệm hớng dẫn
lập các thủ tục nh cam kết...
- Ngoài việc xác định nợ vay (qua mạng CIC...) CBTD phải xác định các khoản
vay tại NHCS, NHTM khác, quỹ Tín dụng hoặc vay nặng lãi (nếu có).
- Đối với khoản vay trung, dài hạn, cần đợc phân tích, đánh giá dự án trên
các phơng diện:
+ Đánh giá phơng diện kỹ thuật (kỹ thuật áp dụng vào SXKD)
+ Đánh giá phơng diện thị trờng: Nguyên liệu, sản phẩm, chất lợng, thơng
hiệu, khả năng tiêu thụ, cạnh tranh...
+ Đánh giá phơng diện đội ngũ ngời lao động và ngời quản lý: số lợng,
trình độ, cơ cấu, các chi phí liên quan...
+ Đánh giá phơng diện tài chính: Tổng vốn đầu t, vốn tự có bằng tiền, bằng
tài sản, bằng sức lao động, vốn xin vay, vốn lu động, doanh thu, lợi nhuận, nguồn
trả nợ...
+ Đánh giá phơng diện lợi ích KT - XH
+ Đánh giá tiềm ẩn rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt quan tâm
những tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán nợ...

* Muốn làm tốt việc đánh giá, phân tích dự án, CBTD phải am hiểu về kinh
tế ở một trình độ nhất định (xuất đầu t, giá cả thị trờng, định mức kinh tế kỹ thuật,
chơng trình phát triển KT -XH).
VD: Ta cần biết xuất đầu t bình quân/1ha trồng lúa/năm
Xuất đầu t bình quân/1sản phẩm
16
- Có nhiều biện pháp để CBTD kiểm tra điều kiện vay vốn và đánh giá,
phân tích dự án bằng phơng pháp:
+ Xuống hộ gia đình kiểm tra thực tế, đây là điều kiện cơ bản ta có thể đánh
giá đợc thực trạng về sản xuất kinh doanh của hộ vay.
+ Dựa vào tài liệu của khách hàng gửi đến ta đánh giá, phân tích, so sánh để
tổng hợp tính khả thi của dự án.
+ Thông qua các tổ chức tín chấp địa phơng nh Hội nông dân, Hội CCB,
Hội phụ nữ...
+ Căn cứ vào xác nhận của chính quyền địa phơng và một số thông tin ở địa
bàn.
b. Kiểm tra hồ sơ cho vay
* CBTD trực tiếp kiểm tra "Hồ sơ pháp lý" và "Hồ sơ vay vốn" theo các bớc
quy định.
* Đối với "Hồ sơ pháp lý" khi kiểm tra ta cần xác định nh sau:
- Trờng hợp hộ vay vốn không có CMND cần yêu cầu hộ vay vốn thực hiện
một trong các biện pháp sau:
+ Làm đơn đề nghị nói rõ lý do không có CMND, có dán ảnh và có xác
nhận của UBND xã.
+ Trên sổ vay vốn bắt buộc khách hàng phải dán ảnh.
- Đối với sổ hộ khẩu, tại thời điểm xin vay xác định ngời vay đã tách hộ cha
nhằm khắc phục sai sót, ngời vay đã đi ở riêng, tách hộ mà vẫn dùng chung sổ hộ
khẩu, yêu cầu làm giấy uỷ quyền.
- Giấy đề nghị vay vốn: Đề nghị do chính ngời vay viết đầy đủ các yếu tố
quy định trên giấy và ký tên. Nếu ngời vay không biết viết thì có thể nhờ ngời

khác viết hộ, sau khi đó đọc lại cho ngời vay nghe và "điểm chỉ".
- Trờng hợp hộ vay vốn, cá nhân, tổ hợp tác phải có dự án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ. CBTD sẽ thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ, CBTD phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp các loại giấy tờ nh: biên bản thành lập tổ vay vốn, hợp đồng làm dịch vụ...
Căn cứ danh sách thành viên và giấy đề nghị vay vốn, CBTD phối hợp với tổ trởng
17
tổ vay vốn kiểm tra điển hình hoặc toàn diện điều kiện vay vốn của tổ viên kiểm
tra điển hình hoặc toàn diện điều kiện vay vốn của tổ viên.
- Cá nhân vay vốn là ngời hởng lơng vay phục vụ nhu cầu đời sống, ngoài
việc kiểm tra mức lơng, tính ổn định của lơng (hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn),
CBTD kiểm tra khoản thu nhập khác ngoài lơng.
- Hộ vay qua doanh nghiệp, CBTD kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều
kiện theo quy định, xác định hình thức chuyển tải vốn để hộ gia đình, các hợp
đồng dịch vụ cung ứng vật t tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với "Hồ sơ vay vốn" CBTD xác định hộ có phải thực hiện và không
phải thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay để hớng dẫn lập hồ sơ và kiểm tra hồ
sơ. CBTD phải quan tâm đối với hộ vay vốn phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền
vay là phải kiểm tra "Hồ sơ đảm bảo tiền vay". Việc kiểm tra thực hiện theo 2 ph-
ơng diện:
+ Kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo: xác định hình dáng, quy mô, số lợng,
chủng loại, vị trí, tính chất kỹ thuật của TS. Đây là bớc công việc cực kỳ quan
trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay. Riêng đối với vấn đề kỹ
thuật của tài sản, CBTD có thể thẩm định (nếu am hiểu). Nếu không có khả năng
thẩm định thì trình Ban giám đốc để thuê ngời thẩm định. Qua đó đánh giá tài sản
để xác định mức tiền vay.
+ Kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ có liên quan đến
tài sản dùng làm đảm bảo. Xác định loại tài sản nào phải mua bảo hiểm, khách
hàng đợc phép khai thác công dụng hởng lợi tức. Tài sản nào đợc dùng bản
photocopy để lu hành (Ngân hàng giữ bản gốc) giấy tờ đó phải do cơ quan có thẩm

quyền cấp và phải có hiệu lực thi hành.
+ Kiểm tra các giải pháp quản lý tài sản nếu áp dụng biện pháp bảo đảm tài
sản hình thành từ vốn vay (kho tàng, phơng thức quản lý kho, phơng thức thanh
toán khi xuất hàng...).
+ Kiểm tra các giải pháp xử lý tài sản nếu tình huống xấu nhất xảy ra là
phải phát mại (tài sản đó có dễ chuyển nhợng, mua bán, độ giảm giá, phơng thức
xử lý tài sản).
18
+ Vấn đề thỏa thuận với ngời vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất dựa vào giá trị thị trờng nơi có đất là một vấn đề rất "nhạy cảm". Hoặc
là không lờng đợc hết "Sự biến động trong tơng lai" hoặc là có những động cơ
không trong sáng, lành mạnh, đều ảnh hởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối
với chất lợng Tín dụng và an toàn vốn vay.
- Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng giấy tờ có giá (sổ TK, kỳ
phiếu ...), CBTD phối hợp với kế toán để kiểm tra:
+ Tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá
+ Số d tiền gửi, tiền lãi
+ Thời gian còn lại
+ Đối chiếu chữ ký mẫu, CMT với chữ ký, CMT ngời vay.
3. Đề xuất khoản vay
Sau khi đã kiểm tra thẩm định các điều kiện vay, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản
đảm bảo tiền vay, nếu không cho vay CBTD thông báo cho khách hàng. Nếu xác
định hồ sơ vay vốn có đủ cơ sở để quyết định cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn
cho vay, phơng thức cho vay.
a. Xác định mức tiền vay
Đợc căn cứ vào các yếu tố:
+ Vốn tự có tham gia vào dự án, phơng án sản xuất kinh doanh
+ Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay hoặc bảo lãnh
+ Tổng nhu cầu xin vay
+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng

+ Nguồn vốn hiện có của Ngân hàng.
Xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp cho hộ vay
vốn sử dụng có hiệu quả, độ an toàn vốn cao.
VD: Nếu xác định dự án của hộ vay vốn cần 50 Triệu, Ngân hàng chỉ cho
vay 30 Triệu với lãi suất cao hơn. Tất yếu khi có nguồn thu nhập, hộ vay vốn phải
tính toán để trả nợ khoản vay có lãi suất cao hơn trớc nợ Ngân hàng trả sau. Ngợc
lại, xác định dự án vay vốn của hộ cần 30 Triệu. Ngân hàng cho vay 50 Triệu, dẫn
19
đến số tiền vợt nhu cầu sẽ sử dụng sai mục đích. Mà khi đã sử dụng sai mục đích
thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Do vậy, CBTD phải xác định chính xác VTC, giá trị tài sản đảm bảo tiền
vay và tổng nhu cầu vay vốn để tính toán đề xuất mức tiền vay.
- Thực tế cho ta thấy ngời vay vốn hay có thái cực:
+ Nếu một nhu cầu vay vợt quá số thực tế cần vay, phòng ngừa sự cắt giảm
hoặc nếu vốn tự có vợt số vốn thực tế để đảm bảo đạt tỷ lệ quy định của Ngân
hàng (10%, 20%).
+ Hay kê khai số VTC giảm đi để đợc vay số tiền lớn hơn (VTC 60% chỉ kê
khai 25%).
+ Nâng cao giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thiếu căn cứ khoa học thực tế để
đợc vay số tiền tối đa cho phép (70%, 80%).
- Nên để tránh thẩm định, đánh giá sai tài sản để quyết định mức cho vay ta
có cách xác định mức tiền vay nh sau:
+ Trờng hợp cho vay không bảo đảm bằng TS
Mức tiền vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác
+ Trờng hợp cho vay có đảm bảo bằng TS:
Đối với TS cầm cố là chứng từ có giá
Mức cho vay tối đa = Gốc + Lãi (Chứng từ có giá) - Lãi tiền vay phải trả
Đối với TS cầm cố do Ngân hàng giữ: Tối đa = 70% giá trị TS
Đối với TS cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ 3 giữ:
Tối đa = 70% giá trị TS.

.Đối với cho vay có bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay:
Mức cho vay = 70% tổng mức vốn đầu t (có tối thiểu 0,3% VTC).
= Tổng mức vốn đầu t - Mức vốn tự có (có VTC và giá trị
đảm bảo)
= Tổng mức vốn đầu t (có giá trị đảm bảo tiền vay bằng hình
thức tối thiểu bằng 30%).
20
- Điều đặc biệt quan tâm khi xác định và quyết định mức cho vay là phải
khắc phục đợc những quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đó là việc vận
dụng tỷ lệ tối đa (70%, 50%) của giá trị TS. Để xác định mức cho vay, không căn
cứ nhu cầu xảy ra trong tơng lai (giá trị TS thế chấp giảm thấp do nhiều nguyên
nhân).
Tâm lý khách hàng và CBTD chủ quan sẽ dùng phơng pháp lấy giá trị TS
thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tỷ lệ tối đa cho phép để xác định mức xin vay, cho vay.
- Đối với một dự án, phơng án tổng hợp, vừa có đối tợng vay vốn ngắn hạn,
vừa có đối tợng vay vốn trung hạn, CBTD phải tính toán và xác định nhu cầu cho
từng loại.
- Khách hàng có tín nhiệm (xếp loại A) khách hàng là hộ sản xuất, nông -
lâm - ng nghiệp, vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu VTC tham gia và
xác định mức cho vay phù hợp khả năng trả nợ. Để xếp loại khách hàng A phải
theo dõi khách hàng trong 2 năm về quá trình trả nợ. Để xếp loại khách hàng A,
CBTD phải theo dõi khách hàng trong 2 năm quá trình trả nợ.
b. Lãi suất cho vay
áp dụng lãi suất do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam (lãi suất hiện
thời đợc áp dụng trình bày ở trên).
c. Thời hạn cho vay
Xác định thời hạn cho vay phù hợp chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân
chuyển của vật t hàng hoá, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của ngời vay là yếu tố
quyết định cơ bản đến hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lợng Tín dụng.
Nếu ta chủ quan, tuỳ tiện áp đặt thời hạn cho vay tuân thủ theo thể lệ sẽ làm

cho rủi ro, d nợ quá hạn nhiều...
Muốn xác định đúng đắn đợc thời hạn cho vay, CBTD phải:
+ Kiểm tra, xác định đối tợng cho vay
+ Kiểm tra, xác định nguồn thu nhập (lợi nhuân, lơng, thu khác...)
+ Chứng minh đợc sự thỏa thuận - đề xuất của ngời vay có phù hợp với thực
tiễn không.
21
+ Căn cứ vào sự chỉ đạo của từng thời kỳ và tính chất của nguồn vốn (theo
quy định của NHNo&PTNT Việt Nam đợc phép dùng 100% nguồn vốn tiền gửi
trên 12 tháng và 30% nguồn tiền gửi dới 12 tháng để cho vay trung hạn,
NHNo&PTNT Việt Nam quy định chỉ tiêu d nợ trung hạn 45%/tổng d nợ (đây là
chỉ tiêu bắt buộc).
Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian đợc tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong
HĐTD.
Thời hạn cho vay tối đa =
Tổng mức tiền cho vay
Lợi nhuận + Khấu hao + Nguồn khác
Phân kỳ trả nợ: Không phải khoản vay nào cũng cho vay và phân kỳ trả nợ
đều đặn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... mà phải phân tích xác định khoản thu, thời
điểm ngời vay có thu nhập để phân kỳ trả nợ.
+ Nếu cho vay theo hạn mức: Thì phải dựa vào kỳ thu hoạch của sản phẩm,
kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc
chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn nhng không quá 12 tháng.
+ Đối với cho vay cầm cố thì phải dựa vào thời hạn gửi tiền của sổ tiết
kiệm, kỳ phiếu...
+ Đối với cho vay xuất khẩu lao động, phù hợp với thời hạn lao động đợc ký
kết trong hợp đồng.
4. Ph ơng thức cho vay
Đối với hộ sản xuất kinh doanh có 2 phơng thức cho vay đợc áp dụng phổ

biến là:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
* Cho vay từng lần
22
áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Đây là phơng thức
cho vay đợc áp dụng phổ biến, mỗi lần vay khách hàng phải gửi đến Ngân hàng tài
liệu.
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phơng án SXKD
- Chứng từ liên quan
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vốn thờng xuyên, SXKD
ổn định.
5. Đối với tr ởng phòng tín dụng và Ban giám đốc
Sau khi hoàn thành xong các bớc kiểm tra trớc khi cho vay, trình lên ban
lãnh đạo, ban lãnh đạo có nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính chất đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay
- Phê duyệt khoản vay, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay, HĐTD
Các cán bộ đồng thời kiểm tra tính toán lại:
+ Dự án, mức vay, lãi suất, thời hạn
+ Thẩm tra vấn đáp trực tiếp CBTD.
6. Tái thẩm định khoản vay
Có 2 phơng pháp thẩm định:
- Gián tiếp: Dựa vào hồ sơ đã có, dựa vào định mức kinh tế, kỹ thuật, dựa
vào quy chế, chế độ quy định để tính toán lại thể lệ, chế độ điều kiện đủ của một
khoản vay.
- Trực tiếp: Kiểm tra thực tế hộ sản xuất. Dựa vào hồ sơ, tài liệu đã có, rút
ra nhận xét để báo cho Ban lãnh đạo.

Khi kiểm tra, thẩm định phải so sánh hồ sơ với thực tế, cần nhận xét những
tác động bên ngoài ảnh hởng đến dự án.
23
Kiểm tra trong khi cho vay
Kiểm tra trong khi cho vay phải có sự hợp tác của CBTD, các phòng liên
quan, chủ yếu là phòng Tín dụng và phòng kế toán - ngân quỹ.
1. Đối với phòng kế toán
- Sau khi chuyển xuống phòng kế toán, kế toán viên kiểm tra tính đầy đủ,
đúng đắn, hợp lệ, hợp pháp.
- Các quy định ghi chép trên chứng từ phải thực hiện đúng nh số tiền bằng
số, bằng chữ phải khớp nhau, viết hết dòng trên mới xuống dòng dới, một màu
mực, đặc biệt chú ý chữ ký.
- Nếu khách hàng vay bằng bảo đảm tài sản, kế toán tính lãi đợc hởng, lãi
vay phải trả, đối chiếu chữ ký khi khoản vay đảm bảo độ tin cậy kế toán mới hạch
toán in phiếu chi.
2. Bộ phận ngân quỹ
Tuy công việc không phức tạp nhng bộ phận thủ quỹ là ngời gác cổng cuối
cùng, bộ phận thủ quỹ khi thu sẽ kiểm tra phiếu chi, nội dung... so sánh với sổ
vay... có hợp pháp, hợp lý thì tiến hành chi.
Kiểm tra ngời lĩnh tiền với ngời có tên trong khế ớc có đúng không. Khi ng-
ời khác nhận thay thì phải có sự kiểm tra (giấy uỷ quyền...)
Kiểm tra sau khi cho vay
1. Đối với cán bộ tín dụng
- Tuỳ theo mức độ an toàn của khoản vay, CBTD kiểm tra một hay nhiều
lần và kiểm tra định kỳ, đột xuất...
+ Các khoản vay tốt là khoản vay sử dụng đúng mục đích, trả gốc + lãi
đúng quy định, tài sản đảm bảo còn đủ, nguyên vẹn theo ký kết.
+ Các khoản vay có vấn đề là khoản chậm trả nợ gốc + lãi. Có biểu hiện
chây ỳ, trốn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm quản lý và sử dụng tài sản
đảm bảo, dự án không có hiệu quả, có biểu hiện gian lận lừa đảo.

- Khi có những biểu hiện tiêu cực, CBTD có biện pháp:
24
+ Khách hàng chậm trả nợ gốc + lãi: Nếu do nguyên nhân khách quan vì
gặp khó khăn nh thiên tai, dịch bệnh... thì CBTD hớng dẫn khách hàng cho làm
đơn gia hạn.
Nếu do nguyên nhân chủ quan, có thu nhng không trả nợ thì không cho gia
hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, có biện pháp tích cực để thu nợ, theo dõi để thu nợ,
nếu không có biện pháp nào thu nợ có hiệu quả, đối với khách hàng có thế chấp tài
sản đảm bảo thì phát giá, hóa giá theo quyết định.
Không cho vay những khách hàng không hoàn thành tốt.
+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc dự án không có hiệu quả, có
biểu hiện trốn tránh, chây ỳ thì có biện pháp thu hồi nợ trớc hạn, chuyển nợ quá
hạn, chấm dứt cho vay.
2. Đối với cán bộ kế toán
- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hết sức quan trọng, là nguồn thông tin, thông
báo cho Ban lãnh đạo.
- Phòng kế toán phải thờng xuyên thông báo kịp thời cho Ban giám đốc và
CBTD biết đợc:
+ Các khoản vay đến hạn, quá hạn hoặc sắp đến quá hạn
+ Tình hình trả nợ gốc, lãi của hộ vay, của từng địa bàn mà CBTD quản lý.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ chuyển nợ quá hạn, trích quỹ dự phòng rủi ro...
Hiện nay sao kê, các thông báo... đợc thực hiện và in ra trên máy tính
3. Đối với Ban lãnh đạo
- Ban lãnh đạo là Ban quản lý gián tiếp nên có nhiệm vụ hết sức quan trọng:
+ Nắm bắt, phân tích kế hoạch thu nợ, lãi...
+ Kiểm tra đột xuất việc thực hiện của CBTD và khách hàng
+ Đối chiếu công khai nợ theo đợt để có biện pháp thích hợp
+ Thay đổi định kỳ địa bàn quản lý cho CBTD...
IV. Kết luận
25

×