Quan hệ quang hợp
với năng suất
Quang hợp là quá trình cơ bản
quyết định năng suất cây trồng.
Tổng số chất khô do quang hợp
tạo ra chiếm 90-95% chất khô
của thực vật. Tirimiazep đã nói
"Bằng cách điều khiển chức năng
quang hợp, con người có thể khai
thác cây xanh vô hạn".
Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về mối quan hệ giữa
quang hợp với năng suất.
Nhitriprovich đã biểu diễn mối
quan hệ giữa quang hợp và năng
suất bằng phương trình sau:
N
KT
= ((F
CO2
.L.K
f
.K
KT
)n)/10000
(tấn/ha)
Trong đó:
N
kt
: Năng suất kinh tế.
F
CO2
: Cường độ quang hợp
gCO
2
/dm
2
/h
K
f
: Hệ số hiệu suất quang hợp.
L: diện tích lá (m
2
).
n: thời gian quang hợp của lá.
K
kt
: hệ số kinh tế.
Như vậy năng suất tỷ lệ thuận
với các chỉ số quang hợp (cường
độ quang hợp, hệ số hiệu suất
quang hợp, thế năng quang hợp)
và hệ số kinh tế. Để tăng năng
suất kinh tế cần có các biện pháp
thích hợp làm tăng hợp lý các chỉ
số trên. Các chỉ số có liên quan
chặt chẽ lẫn nhau, việc làm tăng
chỉ số này có thể làm tăng chỉ số
khác nhưng cũng có khi lại có tác
dụng ngược lại, tức là khi chỉ số
này tăng không hợp lý có thể làm
giảm các chỉ số khác và kết quả
là năng suất giảm. Ví dụ nếu để
L quá cao, lá che lấp lẫn nhau
làm cho P
CO2
giảm, Kf giảm từ
đó làm cho năng suất giảm.
Quang hợp và các yếu tố ngoại
cảnh
Quang hợp là quá trình sinh lý cơ
bản của thực vật. Quá trình này
liên quan chặt chẽ đến các yếu tố
của môi trường. Ngược lại quang
hợp cũng có vai trò làm thay đổi
các yếu tố môi trường do hoạt
động của nó.
Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng
đến quang hợp nhiều mặt. Trước
hết các nhân tố sinh thái ảnh
hưởng đến sự phát triển của bộ
máy quang hợp như bộ lá, lục
lạp, số lượng sắc tố Các nhân
tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến cơ chế quang
hợp. Trên cơ sở đó ảnh hưởng
đến sản phẩm tạo ra của quang
hợp - năng suất thô của cây. Ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái
đến quang hợp được thể hiện một
cách tổng quát qua sơ đồ sau: