Lời mở đầu
Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành du
lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳ đều
xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Trong quá trình đổi mới
đất nước, du lịch nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quan trọng,
ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khẳng định vai trò, vị trí của
mình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Du lịch không những tạo ra việc làm và thu nhập mà nó còn tạo ra
những quyết định mang lại lợi ích phụ liên quan đến các địa điểm kinh
doanh hoặc cư dân mới. Do đó, các địa phương luôn chủ động tìm cách tăng
thị phần trong ngành du lịch nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, các địa phương đều rất coi trọng phát triển ngành du lịch của
địa phương mình. Hơn nữa các địa phương ngày càng chú trọng hơn đến
việc làm marketing địa phương nhằm cải thiện tình hình kinh tế hiện tại và
tạo ra lợi thế so với các địa phương khác nhằm thu hút khách hàng mục tiêu,
đặc biệt là các du khách.
Nình Bình ngày càng chuyển mình để phù hợp với xu hướng đó. Ninh
Bình được đánh giá là địa phương đứng thú 2 cả nước về tiềm năng phát
triển du lịch chỉ sau Quảng Ninh.
Đề tài vận dụng marketing địa phương áp dụng cho phát triển ngành du
lịch của tỉnh Ninh Bình sẽ nêu lên một cách khái quát những lợi thế của
Ninh Bình về tiềm năng du lịch cũng như các chiến lược ưu đãi của chính
quyền đối với các nhà đầu tư trong ngành du lịch. Bên cạnh đó, cũng nêu lên
những hạn chế vẫn còn tồn tại trong ngành du lịch Ninh Bình và kiến nghị
một số giải pháp marketing nhằm giảm thiểu hạn chế còn tồn tại và đưa
ngành du lịch Ninh Bình phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó.
ÁP DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG CHO VIỆC PHÁT
TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NINH BÌNH
1
I/Giới thiệu tổng quan về Ninh Bình
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Nam Định và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.
Nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội
hơn 90 km, ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình còn có hệ
thống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu,
hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và có 6 huyện với 144 xã,
phường. Mật độ dân số trung bình 657 người/km
2
. Địa hình của Ninh Bình
được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng
bằng; vùng ven biển và biển. dãy núi đá vôi ở phía tây của tỉnh chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra
biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do qua trình tạo sơn hơn 200
triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang động
đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long,
Hoa Sơn… Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện Nho Quan, Gia
Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, chứng tỏ khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại
bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu
trũng ngày nay. Biển bồi dần tạo nên vùng đồng bằng ven biển nam Yên
Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.
1.1.3. Khí hậu
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
o
C, nhiệt độ
trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15
o
C và cao nhất (tháng 7)
khoảng 28,5
o
C. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800 mm nhưng phân
bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng
9) mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 143.300 ha với các loại
đất: đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồng
bằng ven biển) tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đất
phù sa cũ, chua, nghèo… (tập trung ở vùng đồng bằng trũng) thích ứng cho
thâm canh lúa, hoa màu; đất feranít (vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triển
cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. Trong tổng diện tích đất tự
nhiên của Ninh Bình, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 6.900 ha,
chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên.
2. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có 32.700 ha, chiếm 21,4% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh và được quy hoạch; đất có rừng phòng hộ là 16.500
ha, rừng đặc dụng 14.300 ha và rừng sản xuất (kinh tế và cây ăn quả) là
1.900 ha.
Diện tích rừng hiện có là 14.368 ha (chiếm 45% diện tích đất lâm
nghiệp). Trong đó, rừng tự nhiên có 11.392 ha với tổng trữ lượng gỗ ước
khoảng 1,1 triệu m
3
, đây là rừng nguyên sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia
Cúc Phương được bảo vệ. Còn lại là diện tích rừng trồng chủ yếu thuộc đối
tượng rừng phòng hộ mới trồng.
3. Tài nguyên khoáng sản
Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là đá vôi.
Tỉnh có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét
khối và hàng chục triệu tấn đôlômít, chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên
liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá
chất. Ngoài ra, Ninh Bình còn có đất sét, phân bố rải rác ở các vùng núi thấp
thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch
ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng 2 triệu
tấn/năm, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan) dùng để sản xuất phân vi
sinh.
1.3. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành tập trung nhiều lao động và diện
tích đất đai nhất, với hơn 80% dân số và 47% diện tích đất tự nhiên. Vì thế
sản xuất nông nghiệp của Ninh Bình vẫn được coi là mặt trận chính.
3
Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại
chỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá,
gạch phải phát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế Ninh Bình tăng
tốc và ưu tiên hàng đầu là công nghiệp sản xuất xi măng.
Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản
là trọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền
kinh tế của tỉnh.
Với các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố
đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du
lịch.
2. Tiềm năng du lịch
Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa
dạng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc – Bích
Động, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như Cố đô
Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam
Điệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du
lịch hấp dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ
và cả nước.
1.4. Điều kiện xã hội
Nình Bình là một tỉnh lâu đời, đã từng là kinh đô của đất nước với
nhiều truyền thống về con người, văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Sau
khi bị hai cuộc chiến tranh tàn phá, Ninh Bình hợp nhất với hai tỉnh Nam
Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh và mới được tách tỉnh năm 1992.
Sau 15 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã có nhiều bước chuyển biến mới
trong xây dựng đời sống mới cho nhân dân và cơ sở hạ tầng cho tỉnh. Năm
2007, thị xã Ninh Bình được công nhận là thành phố cấp 3 với nhiều ưu đãi
từ phía nhà nước và thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Với sự ổn định trong các ban ngành lãnh đạo, kinh tế của Ninh Bình
đang ngày càng phát triển không ngừng, bộ mặt của tỉnh được thay đổi từng
ngày. Con người Ninh Bình cần cù và ham học hỏi, có truyền thống hiếu học
và chăm chỉ làm ăn từ muôn đời nay. Không chỉ có dân tộc Kinh, tại đây còn
có một số ít các dân tộc thiểu số khác như Mường tại khu vực huyện Nho
Quan, các chính sách phát triển xã hội luôn phải quan tâm đến nhiều mặt
trong đời sống.
4
II/Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình
1.Đánh giá chung về cơ sở phát triển ngành du lịch
1.1 Cơ sở hạ tầng
Kiến trúc
Công tác quy hoạch: đã lập xong quy hoạch tổng thể cho 2 thị xã, 6 thị
trấn huyện lỵ trong tỉnh và lập trình duyệt 12 dự án quy hoạch chi tiết. Đã và
đang tiến hành lập quy hoạch cho 127 xã và trung tâm cụm dân cư trong
tỉnh. Đã thẩm định trên 1.700 lượt công trình và hạng mục công trình với
tổng dự toán trên 900 tỷ đồng. Tham gia cùng các ngành trong tỉnh xây dựng
giá và quản lý các chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
ngày càng có hiệu quả hơn
Xây dựng cơ bản
Những năm gần đây đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải mà
tập trung cho các công trình trọng điểm để khai thác tiềm năng thế mạnh của
tỉnh như: Nhà máy xi măng Tam Điệp, dây chuyền chế biến dứa Đồng Giao,
Nhà máy cán thép Tam Điệp. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn như: kênh 12B, hồ Yên Thắng, đường chống lũ
quét, cơ sở hạ tầng nuôi tôm Kim Sơn, các cơ sở hạ tầng giao thông và thoát
nước đô thị cũng được chú trọng như: đường 59A, WB2, nhà máy nước, hệ
thống thoát nước tây bắc thị xã Ninh Bình, dự án tây sông Vân; các công
trình phục vụ cho SeaGames 22 như: nhà thi đấu TDTT, sân vận động...
Nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy được hiệu qủa
đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển.
Giao thông vận tải
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc bộ có hệ thống giao
thông thuận tiện cả đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. Đường bộ có quốc
lộ 1A, số 10, 12A, 12B, 12C và quốc lộ 59A với tổng chiều dài là 120 km,
đường tỉnh lộ với 24 tuyến là 308 km; đường sông có tổng chiều dài là 387,3
km trong đó đường sông trung ương (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông
Vạc...) là 165,5 km, đường sông địa phương là 221,8 km, có cảng Ninh Bình
tàu từ 100- 400 tấn có thể ra vào thuận lợi, năng lực bốc xếp 1,4 triệu
tấn/năm; đường sắt có chiều dài 20 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên,
Ghềnh, Đồng Giao). Đường bộ, đường sắt chiếm vị trí rất quan trọng trong
toàn bộ hệ thống giao thông vận chuyển hàng hoá, giao lưu kinh tế với các
vùng, miền trong cả nước
5
Những năm gần đây ngành giao thông đã tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ
GTVT, các dự án Quốc tế, các ngành và các cấp để tăng cường đầu tư cho
cơ sở hạ tầng giao thông: đường quốc lộ rải nhựa 39,5 km (trong đó có 6,8
km đường bê tông nhựa); xây dựng 7 cầu (190,9m); 01 đập tràn 120 m;
đường tỉnh: rải nhựa 84,7 km; các công trình được đầu tư đảm bảo chất
lượng, kỹ, mỹ thuật đạt hiệu quả và phát huy tác dụng tốt.
Về vận tải: Kết quả vận tải từ năm 1992- 2001 đạt 28.873.000 tấn hàng hoá,
luân chuyển 657,8 triệu tấn; vận tải hành khách đạt 15.412.000 người; doanh
thu vận tải đạt 596.767 triệu đồng. Ngành đã điều tiết và duy trì hoạt động
thường xuyên 53 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, ngoại tỉnh đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội.
1.2 Các điểm hấp dẫn
1.2.1Các điểm hấp dẫn về thắng cảnh
Khu du lịch sinh thái Tràng An
Năm 2007 các nhà khảo cổ học đầu ngành
của nước Anh và các nhà khoa học Việt Nam đã
có những chuyến khảo sát Hang Báng - một trong
những hang động thuộc khu du lịch sinh thái
Tràng An. Các nhà khoa học đã phát hiện những
công cụ chặt bằng đá cuội thuộc thời kỳ văn hoá
Sơn Vi, những mảnh gốm thuộc thời kỳ văn hoá
Đa Mút
Trước đó, trong quá trình nạo vét các thung, các hang động, rất nhiều
các cổ vật từ có niên đại từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV cũng được tìm
thấy. Đây là những tư liệu quý để các nhà khoa học tìm hiểu về thời đại đồ
đá cũ, về đời sống của người nguyên thuỷ, tìm hiểu về các triều đại Đinh,
Lê, Lý, Trần. Những phát hiện mới này sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh Ninh
Bình có hướng khoanh vùng bảo vệ, quy hoạch và đầu tư lớn vào khu du
lịch sinh thái Tràng An
Bên cạnh giá trị lịch sử khảo cổ học, Tràng An còn được biết đến như
là một khu sinh thái độc đáo với hơn 30 thung lớn nhỏ và gần 50 hang động
thung ao, kéo dài 20 km.
Phủ Khống - Khu du
lịch sinh thái Tràng An
6
Cùng với khu hang động, khu du lịch Văn hóa tâm linh núi chùa Bái
Đính được xác định là điểm nhấn quan trọng trong khu du lịch sinh thái
Tràng An. Tại đây đã xây dựng những ngôi chùa lớn. Trong chùa đặt một
pho tượng Phật bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn đã được trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam xác lập là pho tượng phật bằng đồng cao và nặng nhất Việt
Nam; 3 pho tượng Tam thế bằng đồng, mỗi pho nặng 50 tấn; 2 quả chuông
đồng, một quả nặng 27 tấn, một quả nặng 36 tấn; Đặc biệt khu núi chùa Bái
Đính còn có tượng các vị La Hán bằng đá nguyên khối với số lượng lớn nhất
khu vực Đông Nam Á.
Dự kiến đến đầu năm 2008, nhân kỷ niệm 1040 năm Vua Đinh Tiên
Hoàng lên ngôi hoàng đế - đó cũng là thời điểm diễn ra tuần lễ du lịch Ninh
Bình. Khu du lịch sinh thái Tràng An được đưa vào khai thác sẽ tạo lên bản
sắc riêng và sức bật mới cho du lịch Ninh Bình, góp phần đưa Ninh Bình trở
thành địa bàn quan trọng trong không gian du lịch Bắc Bộ.
Nhà thờ đá Phát Diệm - Tỉnh Ninh Bình
Nhà thờ Phát Diệm ở cách Hà Nội 130
km về phía Nam, được xây dựng vào
những năm 1875 - 1899. Ðây là một quần
thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ
hướng Nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình,
Nhà thờ lớn với bốn Nhà thờ cạnh ở hai
bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.
Ao hồ hình chữ nhật, ở giữa là một hòn đảo nhỏ, trên có đài chúa Giê
su làm vua.
Phương Ðình là một kiến trúc đồ sộ bằng đá (chiều ngang 24m, chiều
sâu 17m, chiều cao 25m), trên vách phía ngoài và phía trong có những bức
phù điêu bằng đá. Bên trong phía trên có treo một chiếc trống cái và một quả
chuông (đúc năm 1890, cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần hai tấn).
Nhà thờ lớn dài 74 mét, rộng 21m, xây năm 1891, có bốn mái và sáu hàng
cột gỗ lim. Hai hàng giữa là 16 cột gỗ lim (cao 11m, chu vi 2,35m). Bàn thờ
chính là một phiến đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, cao 0,8 mét, trên ba mặt có
chạm khắc hoa lá.
Hai bên nhà thờ lớn có bốn Nhà thờ nhỏ hơn, mỗi nhà thờ một kiểu. ở tận
cuối phía Bắc là 3 cái hang đá, đẹp nhất là hang đá Lộ Ðức ở phía Ðông
Nhà thờ đá Phát Diệm
7
Bắc. Sau cùng ở góc phía Tây Bắc là Nhà thờ nhỏ, còn gọi là Nhà thờ đá vì
tất cả cột, xà, tường, chắn song, tháp đều bằng đá.
Nhà thờ Phát Diệm là một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
8
Cố đô Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình
Hoa Lư là kinh đô của nước Ðại Cồ Việt
(tên xa xưa của nước Việt Nam) có cách đây gần
10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư,
Cố đô Hoa Lư trước đây rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng
loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi
được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10
mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam.
Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường
Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và
cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có
núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án.
Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã,
nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình.
Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và
nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ
phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh
chóng rút ra ngoài.
Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có
ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản
quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để
xử kẻ có tội.
Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách
Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây,
điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường
Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc.
Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư
hầu như bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lê
được xây dựng vào thế kỷ XVII.
Vườn quốc gia Cúc Phương
Cố đô Hoa Lư
9
Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm
1962, Cúc Phương đã trở thành Vườn Quốc
Gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên
nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với nhiều lợi
thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về
hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ
lâu Cúc phương đã trở thành điểm du lịch
sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.
Cúc phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm.
Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ ngàn năm cao trọc
trời từ 45 đến 75mét như cây Đăng cổ thụ cao 45m đường kính 5m, cây Chò
Chỉ cao 70m đường kính 1,5m, cây Sấu cổ thụ cao 45m đường kính 1,5m,
cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m.
Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng
rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89
loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, và gần 2000
dạng côn trùng.
Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý
hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa...và nhiều loài được là đặc hữu của
Cúc Phương như sóc bụng đỏ. ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất
đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới,
đó là loài Voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được
chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ.
Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm
nhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bầy một bức tranh kỳ ảo.
Từ xa xưa Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào
Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang
phục, những phong tục tạp quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò ... mang
đận sắc thái văn hoá dân tộc Mường.
Tam Cốc – Bích Động
Vườn quốc gia Cúc
Phương
10