Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

vì sao thương mại điện tử việt nam chưa cất cánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.97 KB, 3 trang )

Vì sao thương mại điện tử Việt Nam chưa cất
cánh?
Việc thanh toán và vận chuyển cũng đã trở nên thông thoáng hơn, đáp ứng
được nhu cầu của người mua, dù khá nhiều người trong đó vẫn còn chưa có
thẻ tín dụng. Các hình thức thanh toán ở Việt Nam hiện khá đa dạng, từ chi
trả trực tuyến, chuyển khoản ngân hàng cho tới trực tiếp trao tiền khi nhận
hàng từ tay người bán.
Hiện ở Việt Nam, một phần ba dân số đang sử dụng Internet và khoảng 60%
trong đó lên mạng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm trước khi quyết định
mua hàng. Quá trình thâm nhập của Internet ở Việt Nam đã đạt mức tăng
trưởng nhanh nhất ở châu Á, với tỷ lệ trung bình hàng năm trong giai đoạn
từ 2000 đến 2010 là 20%.
Bangkok Post dẫn kết quả một cuộc thăm dò do Bộ Công Thương tổ chức
gần đây cho thấy, trong số 3.400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau trên toàn quốc tham dự điều tra, có tới 60% đơn vị chấp nhận phương
thức kinh doanh B2B (trong đó 95% chấp nhận đơn đặt hàng trực tuyến). 1/3
số doanh nghiệp nói rằng, thương mại điện tử chiếm từ 15% trở lên tổng thu
nhập của họ.
Hiện giao dịch thương mại điện tử chiếm 2,5% GDP của Việt Nam, tương
ứng với gần 2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt tới 6 tỷ USD vào năm 2015, báo
trên cho hay.
Tuy nhiên, Bangkok Post nhận định, bất chấp tiềm năng lớn như vậy, tăng
trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam đang bị kiềm chế. Sự thiếu tin tưởng
vào việc mua bán trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến
đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thể
nào thực sự cất cánh.
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam, các yếu tố từng kìm hãm thương mại điện tử vài năm trước, như
hạ tầng công nghệ thông tin, khung pháp lý, đã được khắc phục. Các rào cản
hiện nay là lòng tin của người tiêu dùng, về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo
vệ người tiêu dùng, về giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán trực


tuyến.
Mặc dầu việc thanh toán hiện có thể đã trở nên dễ dàng nhờ sự hợp tác giữa
các trang thương mại điện tử và các ngân hàng, song chúng vẫn chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ ở Việt Nam.
Nói là vậy, Bangkok Post cho rằng, nhiều công ty, tập đoàn lớn nước ngoài
đã nhìn ra cơ hội kinh doanh to lớn trong ngành công nghiệp mới nổi này ở
Việt Nam, quốc gia có gần 90 triệu dân và tầng lớp trung lưu đang ngày một
tăng trưởng. Các hãng toàn cầu như Google, Alibaba, Rakutan, eBay và
Amazon đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường Việt
Nam.
Tháng 6/2012, Google đã trở thành một thành viên của Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam. Hãng dự kiến sẽ xây dựng quan hệ kinh doanh trực
tuyến với các thành viên khác. Google cho biết hãng kỳ vọng thu được 30
triệu USD mỗi năm từ thị trường Việt Nam, hướng vào các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Alibaba và eBay cũng đã chọn đại diện chính thức của họ tại Việt Nam.
eBay mua 20% cổ phần trong Peacesoft Solution, đơn vị sở hữu trang
chodientu.com, còn Alibaba lại chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ
OSB làm đại diện ở Việt Nam. Hai đại gia khác là Amazon và Rakuten cũng
đang tiến gần tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần trong các
hãng thương mại điện tử Việt Nam

×