Đi tìm hình mẫu Alibaba.com cho thương mại
điện tử Việt Nam
Nguồn: Chungta.com
Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng
nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà
phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT
đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao.
Những đặc điểm của TMĐT
Đây là loại hình kinh doanh sử dụng hệ thống mạng Internet toàn cầu để xây dựng
nên một “thị trường ảo” cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và
hàng hoá, trong đó bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương
vụ kinh doanh, kể cả đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin, thanh toán
qua hệ thống ngân hàng. Tất cả được thực hiện trong điều kiện an toàn và bảo mật
cao. Vì thế, TMĐT còn có những tên gọi khác như “nền kinh tế ảo”, “nền kinh tế
dot-com”.
Nếu như trong kinh doanh truyền thống, sản phẩm của các doanh nghiệp được bày
trên các kệ của cửa hàng hay siêu thị với các thủ tục đặt hàng, giao hàng, thanh
toán công nợ giữa người bán và người mua...thì trong thương mại điện tử, chúng
ta không cần phải vận chuyển sản phẩm, không tốn tiền thuê mặt bằng mà vẫn có
thể tiếp cận được khách hàng thông qua các siêu thị ảo,chợ ảo trên mạng. Chỉ cần
một cú nhấp chuột, bạn có thể ngồi bất cứ nơi đâu mà vẫn dễ dàng làm một cuộc
dạo chơi hay mua sắm trên mạng với vô vàn sản phẩm, từ cây kim sợi chỉ cho đến
xe hơi, du thuyền. Nói chung, với sự trợ giúp của Internet, TMĐT đã trở thành
một môi trường kinh doanh mới, xóa nhòa mọi ranh giới quốc gia và đang tạo ra
một thị trường lớn nhất từ trước đến nay. Với TMĐT, thế giới có thêm nhiều triệu
phú, tỷ phú mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng của một thời đại mới - thời đại
Internet và nền kinh tế tri thức.
So với thương mại truyền thống, TMĐT tỏ ra là một công cụ kinh doanh hữu hiệu
với những ưu thế vượt trội. Cách đây khoảng ba thập kỷ, General Electric (GE),
tập đoàn điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới, vẫn còn “ì ạch” giao dịch với các đối
tác kinh doanh bằng thư từ vận chuyển trên tàu thuỷ có tốc độ khoảng 20 dặm/giờ.
Chính GE cũng nhận thấy những bất cập của cách làm này và sau đó đã thay thế
tàu thuỷ bằng máy bay, nhưng cũng phải mất gần 1 tuần, những bản chào hàng
hay dự thảo hợp đồng mới đến được tay đối tác. Nỗi băn khoăn lớn của GE là làm
thế nào rút ngắn “thời gian chết” để giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng
hơn? Và rồi mọi việc đã thay đổi một cách khó tin. Thương mại điện tử (TMĐT)
xuất hiện vào cuối thập niên 80 đã làm nên cuộc cách mạng trong kinh doanh, khi
mà thư từ giao dịch được truyền tải với tốc độ lên đến 30,000 dặm/giây. Thay vì
mất 1 tuần như trước kia thì nay chỉ cần chưa đầy 1 phút, chỉ cần một cú click
chuột, khách hàng đã nhận được bảng báo giá với đầy đủ thông tin từ GE để rồi
hai bên có thể giao kết hợp đồng ngay trong ngày. Giờ đây, bất cứ doanh nhân nào
khi được hỏi về TMĐT, cũng đều thừa nhận ưu thế vượt trội của loại hình kinh
doanh mới mẻ này – đó là tốc độ, chi phí, khách hàng và xử lý đơn hàng.
Trong TMĐT có hai khái niệm chính:
B2B (Business To Business): Là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp,
giữa nhà sản xuất sản phẩm và các đại lý.
B2C (Business To Customer): Là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà
cung cấp và khách hàng.
Cả hai hình thức TMĐT này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, tuy
nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình
thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản
xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng
chính là các cá nhân. Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp
với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán
sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều
kiện giao hàng, phương thức thanh toán… . Chính vì vậy mà các giao dịch này
được coi là phức tạp hơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng.
Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc
lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được
coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực
tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó,
các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ
chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được
những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung
cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và
cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo
công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.
Với ưu thế sẵn có của mình, thương mại điện tử B2B có thể giúp các doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí trong quá trình tham gia kinh doanh như chi phí quản lý kho
bãi, mặt bằng, chi phí giấy tờ, tài liệu, chi phí đầu vào của sản phẩm, chi phí tổ
chức nhân sự…
Dự đoán năm 2005, tổng doanh số TMĐT trên toàn cầu sẽ vượt qua mức 680 tỷ
USD, còn theo ước tính của Leadpile.com, một công ty chuyên theo dõi số liệu
Internet, TMĐT sẽ vượt qua mốc 1000 tỷ USD vào năm 2012. Thậm chí, sự gia
tăng doanh số của các hoạt động TMĐT đã trở thành tiền đề cho sự hình thành thị
trường chứng khoán Nasdaq – nơi gặp gỡ của những công ty có tiếp vĩ ngữ
“.com”. Những biến động của thị trường chứng khoán này luôn có ảnh hưởng trực
tiếp đến chỉ số Dow Jones cùng các chỉ số khác tại hầu hết các thị trường chứng
khoán lớn trên thế giới.
Việt nam và những bước hội nhập
Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta.
Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang
từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này.
Ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là
cơ quan chủ quản, có địa chỉ tại website
ECVN.gov.vn đã chính thức ra mắt với
mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, qua
đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao
dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các
công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu.
Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử
dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất
trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu
thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người
sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn
trong việc phát triển TMĐT. Theo dự
báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của
Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc
với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh
nhạy với mô hình kinh doanh trực tuy
Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động TMĐT tại Việt Nam vẫn
còn có những điểm yếu nhất định. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng
hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và
thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Loại hình giao dịch B2B chưa
thật sự hình thành ở Việt Nam. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc
áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít công ty đến với hình thức này theo kiểu
“phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn
chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
ến.
Giấc mơ về một hình mẫu Alibaba.com tại Việt Nam.
Cả thế giới vẫn chưa hết ngạc nhiên về những bước tiến thần kì của mạng kinh
doanh trực tuyến Alibaba.com của Trung Quốc. Được đánh giá như một “bà mối”
mát tay cho các cuộc “hôn nhân” trong lĩnh vực thương mại, Alibaba.com đang
càng ngày càng ăn nên làm ra với doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng.
Từ một công ty nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, Alibaba.com đã phát
triển thành một đế chế với doanh thu năm 2004 là 2,1 tỷ USD trong đó có 780
triệu USD đến từ nguồn thương mại điện tử.