Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận: Ứng dụng công nghệ sinh học môn nhập môn công nghệ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.29 KB, 23 trang )

Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Công nghệ sinh học là một khái niệm hoàn toàn mới xuất hiện đầu thế kỷ
XX. Tuy nhiên các ứng dụng của nó thì rất lớn và đã được ứng dụng rộng rãi trong
hầu hết các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất của loài người.
Thật ra các ứng dụng của công nghệ sinh học ra đời từ rất sớm, đó là việc con
người sử dụng các phương pháp lên men vi sinh vật để chế biến và bảo quản thực
phẩm. Ví dụ: sản xuất phomát, dấm ăn, làm bánh mì, nước chấm, sản xuất rượu bia…
Nhưng thuật ngữ CNSH thì chỉ mới ra đời đầu thế kỷ XX. Đến những năm 50 của thế
kỷ này, CNSH mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ nhờ một loạt các phát minh quan trọng
trong nghành sinh học nói chung và nghành sinh học phân tử nói riêng. Đó là việc
đầu tiên xác định được cấu trúc của protein(insulin), xây dựng mô hình cấu trúc xoắn
kép cảu phân tử DNA (1953). Tổng hợp thành công protein(1963 –1965) và đặc biệt
là việc tổng hợp thành công gen và buộc nó thể hiện trong tế bào vi sinh vật (1980).
Chính những phát minh này đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của các
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thực tế sau đó trong lĩnh vực CNSH hiện đại.
Dưới đây là một số thành tựu trong ứng dụng thực tế của CNSH hiện đại trong
nước và nước ngoài trong các lĩnh vực dựa trên đối tượng phục vụ:
 Công nghệ sinh học trong nông nghiệp:
 Nhật: Tạo giống lúa giàu chất sắt và đạt năng suất cao
Theo tạp chí PNAS của Mỹ, các nhà
nghiên cứu Nhật Bản đã thành công trong
việc tạo một giống lúa gạo giàu chất sắt nhờ
bổ sung một enzym và tăng năng suất của
cây nhờ trồng trên đất vôi.
Chất sắt được biết là cần thiết cho sự
sống và các loài cây thường áp dụng những
chiến lược khác nhau để hấp thu chất này từ
đất.
Cây lúa thường không hấp thu hiệu quả


chất sắt, nhất là ở các vùng đất thiếu nước nơi
chất sắt ở dạng oxy hóa không tan. Các loài cây không hạt thường sử dụng enzym
reductase có khả năng giảm chất sắt trong rễ cây, làm cho nó tan trong nước để dễ vận
chuyển.
Tiến sĩ Y. Ishimaru và các cộng sự đã có sáng kiến đưa men reductase vào cây
lúa gạo và làm cho enzym này hoạt động hiệu quả nhờ trồng ở môi trường ít acid, đặc
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang1
(Ảnh minh họa:
nicolas.delerue.org)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
trưng ở các vùng đất vôi. Enzym này đã giúp cây hấp thu chất sắt nhanh hơn, phát
triển tốt và đạt năng suất cao gặp 8 lần khi được trồng ở vùng đất vôi.
Việc trồng lúa gạo, thức ăn cơ bản đứng hàng đầu đối với phân nửa dân số thế
giới, là mục tiêu của nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhằm cải thiện năng suất vào lúc
mà các nguồn đất và nước bị giảm dần do hiện tượng đô thị hóa và công nghiệp hóa,
đặc biệt tại các nước châu Á.
(Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh-11/5/2007)
 CÂY CHUYỂN GENE THẾ HỆ MỚI VỚI GENE KHÁNG
DICAMBA (Naturenews online.)
Các nhà khoa học tại trường ĐH Nebraska ở Lincoln vừa phát triển
một thế hệ cây chuyển gene mới sử dụng gene kháng thuốc diệt cỏ từ vi khuẩn.
Bộ đôi thuốc diệt cỏ-gene kháng nhiều ưu điểm này giúp người nông dân có
nhiều lựa chọn hơn trong tình hình cỏ kháng thuốc thế hệ cũ ngày càng nhiều.
Cây trồng chuyển gene thế hệ cũ chủ yếu dựa trên gene kháng Glyphosate
(bar gene) đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên trên thực tế , người nông dân xử
lý thuốc gốc Glyphophosate trên những cánh đồng không canh tác thấy rõ biến dị
kháng thuốc xuất hiện khá nhanh với tỷ lệ
cao. Điều này cũng có thể do người nông dân

không có chọn lựa thứ hai ngoài việc xịt
glyphosate trên đất canh tác các loại cây
mẫn cảm. Mô hình thứ hai thuốc diệt cỏ
dicamba-gene kháng dicamba ra đời để giải
quyết vấn đề này.
Dicamba là loại thuốc diệt cỏ đã
được sử dụng trong khoảng 40 năm và được ghi nhận là tạo ra rất ít giống kháng.
Phổ tác dụng của dicamba là các loại cây dại lá rộng nhưng không diệt cây họ cỏ,
do đó người ta thường dùng cho bắp hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để
phát quang đất.
Một ưu điểm của dicamba là an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường do thời
gian bán hủy rất ngắn (từ 1 đến 6 tuần). Khi bị phóng thích vào đất, thuốc có thể tự
hủy trong vài tháng hoặc là nguồn cơ chất của nhiều loại vi sinh
vật khác nhau. Dicamba tan trong nước nhưng chỉ gây độc trên
các loại cá nước lạnh và hầu như không độc với các loại cá
nước ấm và các loài động vật còn lại. Thử trên chuột mang thai
cho thấy ở một số nồng độ chuột mẹ có triệu chứng nhiễm độc
và chuột con bị giảm nhẹ khối lượng. Ở chuột bình thường có
dấu hiệu sưng gan, tuy nhiên không có biến đổi tương tự nào được tìm thấy ở
người.
Don Weeks và công sự đã dòng hóa một gene từ vi khuẩn Pseudomonas
maltophilia giúp phân giải dicamba, sau đó chuyển vào thuốc lá, đậu nành, cà chua
và cả cây mô hình Arabidopsis thaliana, trong tất cả các trường hợp, cây mang
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang2
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
gene chuyển đều có khả năng kháng dicamba. Nghiên cứu được công bố trên tạp
chí Science tuần qua.
Thế hệ cây chuyển gene mới này sẽ giúp làm nhẹ bớt sự phụ thuộc vào

glyphosate như hiện nay.
Hiện nay khoảng 90% đậu nành và 60% bông trồng tại Mỹ được biến đổi
gene và một lượng lớn mang gene kháng glyphosate. Những người phản đối cho
rằng xu hướng chuyển gene làm gia tăng sử dụng thuốc diệt cỏ có hại cho môi
trường, trong khi một số người khác ủng hộ việc dùng thuốc diệt cỏ để tránh phải
cày đất trước khi trồng làm xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước. Sau khi phát
quang bằng thuốc gốc Glyphosate, họ trồng trực tiếp cây chuyển gene lên đồng,
nhưng vấn đề là cỏ dại kháng Glyphosate đang ngày càng nhiều làm gia tăng đáng
kể chi phí giữ đất không canh tác đặc biệt là ở những bãi chăn thả.
Tuy giải quyết được nhiều vấn đề của Glyphosate nhưng dicamba vẫn có
những nhược điểm riêng của nó. Theo Hartzler, tính bay hơi của hợp chất dicamba
giúp cho nó có thể diệt cây bụi lá rộng hiệu quả trên một diện tích lớn hơn khu vực
xử lý đến 0,5km. Nghĩa là trong phạm vi tiêu diệt của nó, từ cây bụi đến các loại
cây nông nghiệp nhạy cảm đều sẽ bị phát quang sạch sẽ…Đây cũng là lời phàn nàn
thường xuyên danh cho nhà sản xuất dicamba.
Hartzler cho rằng sự phát tán của dicamba như một trục trặc nội bộ hơn là
một mối nguy về sinh thái. Theo Don Weeks, tác giả chuyển nhượng cho
Monsanto công trình nghiên cứu cho rằng kinh nghiệm sử dụng và các phưong
pháp quản lý dicamba đã phát triển đủ để khắc phục nhược điểm trên.
 "VƯỜN TREO"-Công nghệ mới sản xuất rau an toàn
(Theo VTV -16/7/2006)
Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
vừa đưa ra phương pháp sản xuất rau an toàn bằng công
nghệ cao không dùng đất.
Tại nơi trưng bày, người xem được tận mắt chứng kiến
nhiều loại rau quả như rau muống, xà lách, rau thơm, cà chua…
được trồng trên những giá phẳng rộng khoảng từ 1 đến 2 m
2
,
cái thì đặt theo mặt bằng, cái thì đặt thoai thoải nghiêng tạo tư

thế như đất ở sườn đồi. Những chiếc giá đơn giản, khá gọn nhẹ
và có thể di chuyển khiến người ta liên tưởng và ví nó như
những chiếc "vườn treo".
Phần trên của "vườn treo" là những miếng nhựa xốp có khoét nhiều lỗ nhỏ để
làm hốc trồng cây. Phía dưới, đáy được làm bằng những vật liệu có khả năng giữ cho
nước có pha dung dịch nuôi cây (phân bón đa, vi lượng) không bị thấm như nhựa, tôn
lá hay fibrô xi măng…
Riêng với "vườn treo" ở tư thế dốc thì ở phía thấp cần có dụng cụ hứng nước và đem
tưới trở lại bằng phương pháp thủ công hoặc hoàn lưu bằng máy nếu có điều kiện.
Đây là công nghệ cao để sản xuất rau sạch, được nghiên cứu ở Mỹ trong
thời gian dài và nay được ứng dụng và Việt hóa cho phù hợp với điều kiện nước
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang3
(Ảnh: TTO)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
ta. Theo công nghệ này, gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không cần đất. Để cây phát
triển, phân bón (ở thể dung dịch do trường Đại học Nông nghiệp I sản xuất) sử dụng
trên 10 nguyên tố đa, vi lượng là những nguyên tố tối cần thiết, cùng với nguồn nước
sạch như nước giếng… đủ đảm bảo cho cây phát triển như trong điều kiện bình
thường. Với công nghệ này, người trồng rau quả có thể hoàn toàn kiểm soát được,
không để cho rau quả bị nhiễm kim loại nặng, và các độc tố khác.
Công nghệ này có phạm vi ứng dụng khá rộng rãi. Nó có thể áp dụng cho
những cơ sở trồng rau quả quy mô lớn, có mái che hay ngoài trời, cũng có thể dùng
cho từng hộ gia đình thậm chí ngay trên ban công, sân thượng của các khu nhà cao
tầng ở đô thị. Đặc biệt, với những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc
trồng trọt như nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa, các đồn biên phòng… công
nghệ này sẽ mở ra một khả năng tốt để khắc phục tình trạng thiếu rau quả trong bữa ăn
hàng ngày.
 Con bò “kỳ diệu” đầu tiên trên thế giới: Sản xuất ra được

sữa gầy - 30/5/2007 6h:15
Có thể chẳng bao lâu nữa sẽ có nhiều đàn bò có khả năng tạo ra sữa
gầy lang thang trên các đồng cỏ của chúng ta, theo ông Cath O’Driscoll viết trong
tạp chí Hoá học và Công Nghiệp, một tạp chí của các nhà khoa học thuộc Hội
Công Nghiệp Hoá Học ở New Zealand đã phát hiện ra rằng, một số con bò mang
các gen khiến cho chúng có được một khả năng tự nhiên là sản xuất ra được loại
sữa gầy và dự định sẽ sử dụng thông tin này để nuôi những đàn bò chỉ tạo ra loại
sữa gầy.
Các nhà khoa học còn dự định nuôi những đàn bò thương mại cho sữa với
những tính chất đặc biệt, những tính chất mà cần thiết phải có để tạo ra được loại bơ
có thể dùng để phết bánh ngay sau khi lấy từ tủ lạnh ra. Họ đã xác định được một con
bò tên Marge mang các gen cần thiết để thực hiện được điều này và họ cho biết rằng
có thể sẽ có một đàn bò thương mại như thế trước năm 2011. Loại sữa này có hàm
lượng chất béo bão hòa rất thấp và vì thế có hàm lượng chất béo không bão hòa
dạng đơn thể và chất béo không bão hòa dạng đa thể cao.
Các chuyên gia cho rằng, việc khám phá
ra những con bò khác thường này hoàn toàn có
thể cách mạng hóa ngành công nghiệp sữa. Ông
Ed Komorowski, giám đốc kỹ thuật hãng Dairy
UK cho biết, phương pháp của New Zealand có
thể được sử dụng để nuôi những con bò vẫn tạo
ra sữa nguyên chất nhưng chỉ chứa các chất béo
tốt, và điều này làm cho mọi thứ diễn ra ngược
lại là mọi người sẽ trở nên ưa thích sữa nguyên
chất. Chẳng hạn như ở Anh , chỉ có 25% số sữa
bán ra là sữa nguyên chất. “Trong tương lai
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang4
Marge, con bò đầu tiên trên thế
giới được phát hiện là có khả năng sản

xuất ra sữa gầy.
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
nữa sữa nguyên chất có thể được làm thành sữa chỉ chứa các chất béo không bão hòa
- loại sữa tốt cho sức khỏe – điều đó nghĩa là, người ta sẽ quay lại sử dụng các sản
phẩm sữa nguyên chất. Một vấn đề quan trọng đối với các sản phẩm sữa là mùi vị, vì
vậy đây sẽ là một cách đem lại những ích lợi về mùi vị mà không gặp phải các vấn đề
về chất béo bão hòa,” theo ông Komorowski.
Điều này còn giải quyết được vấn đề lãng phí. “Nếu sau đó bạn sản xuất ra sữa
không có chất béo bằng cách biến đổi gen thì điều đó có thể sẽ là một giải pháp rất tốt
cho vấn đề loại bỏ chất béo sau đó” ông Komorowski nói. Sản xuất ra sữa gầy và sữa ít
béo (sữa tách bơ một phần) có nghĩa là loại bỏ đi rất nhiều chất béo.
Thanh Vân (Theo SCI, Sở KH & CN Đồng Nai)
 Tạo phôi bò từ tiêm tinh trùng vào trứng - 23/5/2007
Ngày 22/5, một nhóm các nhà
khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học
động vật, ĐH Tự nhiên TP.HCM, đã tạo ra 3
phôi bò sữa trong ống nghiệm bằng phương
pháp vi tiêm.
Các nhà khoa học đã tiêm tinh trùng
đông lạnh vào trực tiếp bào tương trứng tươi
(IntraCytoplasmic Sperm Injaction - ICSI).
Trong vòng một tháng qua, nhóm nghiên cứu đã
tạo ra được 3 phôi bò sữa. Ba phôi này sẽ được
mang đông lạnh hoặc cấy truyền cho những con
bò nhận.
Nhóm nghiên cứu đã lấy nguồn tinh trùng giống bò sữa Hostein mua ở Trung
tâm Chuyển giao Công nghệ của Viện Chăn nuôi. Còn trứng thu nhận từ các bò sữa
cái giết mổ ở các lò mổ. Trứng được chọc hút từ các buồng trứng và nuôi trưởng thành
trước khi sử dụng cho vi tiêm.

Trước đây, với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng và trứng
được trộn chung với nhau, sau đó tinh trùng tự xâm nhập vào trứng. Trứng phát triển
thành hợp tử và phôi. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là trường hợp tinh
trùng quá yếu, không có khả năng di chuyển thì việc thụ tinh khó thành công.
Phương pháp ICSI cần một lượng ít tinh trùng hơn so với phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm, đồng thời tinh trùng có thể không cần di chuyển. Kết quả tạo phôi
hiện nay từ phương pháp ICSI là 80%. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục
chuẩn hoá quy trình vi tiêm, nhằm có thể ứng dụng trong việc thụ tinh giữa tinh trùng
đông lạnh và trứng đông lạnh. Ngoài bò, nhóm còn áp dụng phương pháp này trên heo.
Hương Cát(Theo VietNamNet)
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang5
Nhóm nghiên cứu trường ĐH Tự nhiên TP.HCM
đang tiêm tinh trùng vào trực tiếp bào tương
trứng. (Ảnh: H.Cát)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
 Nghiên cứu, ứng dụng thành công việc trồng hoa lan trên
giá thể mới - 19/9/2006 (Theo Tiền phong)
Đề tài “Nghiên cứu sản xuất giá thể tổng hợp phục vụ trồng hoa
lan, cây cảnh có giá trị kinh tế” do Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Sở
Khoa học&Công nghệ Lâm Đồng thực hiện đã cho kết quả khả quan.
Các phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như bã mía, vỏ trấu, vỏ cà
phê… được sấy, xay rồi trộn với phân, xử lý lên men vi sinh và một số phương pháp
bổ trợ khác để cho ra loại giá thể tổng hợp.
Viện cũng đã thử nghiệm nuôi trồng 100.000 đơn vị lan trên giá thể tổng hợp,
kết quả cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Sau 2 năm thử nghiệm, loại giá thể này ngày càng được cải tiến. Do đó,Viện
Nghiên cứu hạt nhân vừa lắp đặt dây chuyền sản xuất giá thể tổng hợp quy mô lớn.
 Công nghệ sinh học y dược:

 Vaccin sởi và phòng chống bệnh sởi(ThS.BS. Phạm Anh
Tuấn)
Bệnh sởi là một bệnh sốt phát ban cấp tính, dễ lây và
có những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh sởi
vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ em. Bệnh sởi tuy nguy hiểm song có thể phòng
được bằng vaccin sởi
Bản chất vaccin sởi và các loại vaccin hiện đang
được sử dụng vaccin sởi là vaccin sống, giảm độc lực. Điều
đó tức là trong vaccin có chứa virut sởi sống, đã được
làm yếu đi. Khi tiêm vaccin, một lượng tương đối nhỏ
virut được đưa vào cơ thể, sau đó nhân lên trong cơ thể
và tăng lên tới mức đủ lớn để kích thích gây đáp ứng miễn dịch. Do đó, tất cả các yếu
tố gây tác hại do virut sởi trong lọ vaccin (ví dụ nhiệt độ, ánh sáng) hoặc các yếu tố
cản trở sự nhân lên của virut trong cơ thể (ví dụ sự lưu hành của kháng thể) có thể làm
cho vaccin mất tác dụng. Chính vì vậy, cán bộ y tế cần lưu ý đặc biệt khi bảo quản các
vaccin này, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và nhiệt độ cao. Trước khi tiêm
phải đợi cồn khô tại nơi tiêm, không sát khuẩn lại sau khi tiêm.
Hiệu quả tiêm phòng và tính an toàn Vaccin sởi là một vaccin an toàn và có
hiệu quả cao. Sau khi tiêm một mũi vaccin, miễn dịch chủ động sẽ được tạo ra cho >
95% số người được tiêm nếu tiêm mũi 1 lúc trên 1 tháng tuổi, có thể có tác dụng bảo
vệ kéo dài suốt đời. Tiêm thêm mũi vaccin sởi thứ 2 có tác dụng chủ yếu để bảo vệ
những người tiêm lần một bị thất bại, nâng mức độ bảo vệ lên trên 99%.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang6
Cấu trúc paramyxovirus gây
bệnh sởi
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Phản ứng phụ sau tiêm vaccin sởi thường nhẹ. Chúng thường xảy ra từ 5 - 12

ngày sau khi tiêm vaccin và xảy ra ở những người nhạy cảm với nhiễm trùng. Khoảng
5% - 15% số trẻ nhạy cảm đó bị mệt mỏi, sốt tới 39,5oC sau khi tiêm vaccin từ 7 - 12
ngày và các triệu chứng này kéo dài 1 - 2 ngày, nhưng không đáng ngại. Đôi khi xuất
hiện phát ban, vào khoảng 5% số người được tiêm vaccin phối hợp sởi - quai bị -
rubella. Viêm sổ mũi, ho nhẹ có thể gặp.
(ThS.BS. Phạm Anh Tuấn)
 Công bố nghiên cứu liệu pháp gen trong ung thư (03-04-
2007)
“Vận chuyển Akt dưới dạng huyền phù để điều khiển sự dịch mã protein trong
phổi của chuột với chất chỉ thị luciferase” được thảo luận trong một báo cáo mới đây.
Theo một nghiên cứu từ Seoul, Hàn Quốc, “ Ung thư phổi dẫn đầu trong các trường
hợp gây chết người do ung thư trên thế giới”, tuy nhiên hầu hết các liệu pháp gen hiện
thời không đủ hiệu quả trong thay đổi tiến trình của bệnh. Do đó, sự phát triển của các
phương pháp điều trị mới rất cần thiết”
Theo A.M. Tehrani và các cộng sự làm việc trường thú y cho biết “Mặc dù một
vài gen và một số phương pháp đã được sử dụng cho liệu pháp gen trong điều trị ung
thư, nhưng một số vấn đề như sự đặc hiệu, hiệu lực và tính gây độc làm cản trở việc sử
dụng các phương pháp này. Điều này dẫn đến tính nổi bật của phân phối gen phun như
là phương pháp không xâm chiếm cho điều trị ung thư phổi. Trong nghiên cứu này,
polyethyleneimine được glycosyl hóa với kích thước nano (GPEI) được dùng như là
chất phân tán gen để khảo sát tác động của kiếu Akt hoang dại (WT) và sự thiếu hụt
kinase (KD) trong con đường tín hiệu liên quan tới Akt và sự dịch mã protein trong
phổi của cặp chuột mang gen chỉ thị CMV-LucR-cMyc-IRES-LucF.
Những con chuột này là công cụ hữu hiệu cho nhận biết giữa sự dịch mã protein
độc lập và phụ thuộc yếu tố nón (cap). Hệ thống phun có chứa GPEI/Akt WT hay
GPEI/Akt KD với kích thước nano được phân tán vào trong phổi của chuột chỉ thị
thông qua buồng dành cho hít bằng mũi với sự hỗ trợ của công cụ uống thuốc dành
cho thuốc dạng dạng lỏng được hít vào dưới dạng sương mù. Hệ thống phân tán Akt
WT gây tăng mức độ biểu hiện protein của những tín hiệu liên quan tới Akt, trong khi
hệ thống phân tán Akt KD không làm được điều này.

Hơn nữa, thử nhiệm hoạt tính luciferase đôi cho thấy sự phân phối của Akt WT
tăng cường sự dịch mã protein phụ thuộc yếu tố nón, trong khi đó quá trình giảm sự
dịch mã protein phụ thuộc yếu tố nón bởi Akt KD được mô tả. Những kết quả trên cho
thấy rõ ràng Akt có thể là một chiến lược tốt cho phòng bệnh cũng như điều trị ung thư
phổi”
Trần Thị Thuý Hằng
Nguồn: www.newsrx.com
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang7
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
 Liệu pháp gen - triển vọng mới chữa điếc
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công
tế bào lông thính giác - loại tế bào có vai trò quan trọng
trong khả năng nghe của con người và động vật bậc cao.
Nếu kỹ thuật này có thể ứng dụng trên người, nó sẽ mở
ra triển vọng về một phương pháp mới điều trị bệnh điếc
và các chứng suy thính giác ở tuổi già.
Đây là thành quả của một nhóm nghiên cứu của Đại
học Tổng hợp Michigan, do giáo sư Yehoash Raphael đứng đầu. Các nhà khoa học đã
cấy gen Math1 vào tai trong của 14 con chuột lang. Sau từ 30 đến 60 ngày quan sát
bằng kính hiển vi điện tử, nhóm nghiên cứu nhận thấy các tế bào lông thính giác mới
bắt đầu phát triển ở những nơi thường không có loại tế bào này. Như vậy, việc cấy gen
Math1 đã giúp các tế các biểu mô thường sản sinh ra các tế bào lông thính giác.
Hiện tại, việc cấy gen Math1 gây ra một số tốn thương mô nhỏ trong tai chuột.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng rằng việc cấy gen vào tai người sẽ ít gây tổn
thương hơn, vì tai người lớn hơn nhiều so với tai chuột. Còn theo giáo sư Raphael, tai
trong là một mục tiêu lý tưởng để sử dụng liệu pháp gen, vì dù đóng kín, nhưng nó lại
tương đối biệt lập với các cơ quan khác. "Thêm nữa, do lượng gen cấy vào tai trong rất
nhỏ, nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác", ông khẳng định.

Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ nhằm kiểm tra tác động của liệu pháp này
trên các động vật đã già và các động vật hoàn toàn bị điếc. "Tất cả mới là bắt đầu” -
giáo sư Raphael nói - “Đây thực sự mới chỉ là một bằng chứng cho thấy việc sử dụng
liệu pháp gen đúng có thể giúp cho các tế bào thường trở thành các tế bào lông thính
giác”.
Tế bào lông thính giác đóng vai trò quan trọng trong khả năng nghe của
con người và động vật bậc cao. Tuy nhiên, chúng có xu hướng tiêu biến khi cơ thể
già đi, và cũng có thể bị huỷ hoại do nhiễm khuẩn hoặc do một số loại dược phẩm.
Vào những năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện chim có thể liên tục sản sinh ra
các tế bào lông thính giác, tuy nhiên động vật có vú lại không có khả năng này.
Đối với một chiếc tai bình thường, các dao động âm sẽ tác động đến trống tai.
Dao động của trống tai sẽ được chuyển thành chuyển động của một dòng chất lưu
trong ốc tai. Chuyển động này gây ra sự dao động của hàng ngàn tế bào lông thính
giác trong ốc tai, từ đó tạo ra các tín hiệu điện truyền theo các sợi thần kinh đến khu
vực vỏ não xử lý âm thanh. Nếu trong ốc tai không có các tế bào lông thính giác, hoặc
nếu chúng bị hỏng, thì sẽ không xuất hiện các tín hiệu điện truyền đến não, và do đó
dẫn đến hiện tượng điếc.
Có đến hơn 90% những người bị điếc là do trong tai của họ bẩm sinh đã không
có các tế bào lông thính giác, hay bị huỷ hoại do tuổi tác hoặc một số tác nhân bên
ngoài. Bởi vậy, việc sử dụng liệu pháp gen kích thích các mô thường sản sinh các tế
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang8
90% người bị điếc do
thiếu lông thính giác bẩm sinh
hoặc chúng bị hỏng
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
bào lông thính giác sẽ mở ra triển vọng đầy hứa hẹn về một phương pháp chữa điếc
mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn phải kiểm tra chức năng của các tế bào lông
thính giác này. Mặc dù vậy, họ cũng đã có được bằng chứng cho thấy các tế bào lông

thính giác mới kích thích sự phát triển của các sợi thần kinh thính giác nối với chúng.
(theo BBC News)
 Nhiễm sắc thể nhân tạo sửa chữa khuyết tật gen
(21/08/2006)
Lấy một nhiễm sắc thể nhân tạo có chứa gen để
chữa một căn bệnh nguy hiểm, đưa nhiễm sắc thể đó vào
tế bào gốc rồi cấy vào trong cơ thể người. Theo nhận
định của Mitsuo Oshimura thuộc trường Đại học Tottori,
Nhật Bản, đó sẽ là tương lai của liệu pháp gen. Nhóm
nghiên cứu của Oshimura hiện đã chứng minh được ý
tưởng này khi tiến hành chữa một khuyết tật gen trong
các tế bào gốc của chuột
Các tế bào gốc có tiềm năng lớn như là một công cụ đối với liệu pháp gen bởi
vì chúng có thể phân chia và nhân lên thành các mô mới ngay khi được cấy vào trong
cơ thể người. Điều này có nghĩa là chúng có thể chữa các cơ quan bị phá hủy do bệnh
về gen gây ra cũng như thực hiện chức năng của một phương tiện chứa các gen sửa
chữa. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp truyền thống về công nghệ gen chỉ có thể đưa
một số lượng hạn chế các ADN bổ sung vào các tế bào gốc . Một số kỹ thuật như vậy
còn có thể đưa ADN vào hệ gen một cách ngẫu nhiên và gây nguy cơ phá vỡ các gen
quan trọng khác, thậm chí còn có thể gây bệnh ung thư.
Đây là điểm mà các nhiễm sắc thể nhân tạo có ưu điểm hơn. Các nhiễm sắc thể
này có thể mang một lượng lớn các ADN, thậm chí là các gen đa bội, nhưng lại không
tự gắn chúng vào hệ gen đang có. Thay vào đó, các nhiễm sắc thể nhân tạo nằm trong
nhân tế bào thể hiện gen của chúng cùng với hệ gen gốc.
Các nhà nghiên cứu trước đó thuộc Công ty Chromos Molecular Systems tại Burnaby,
British Columbia (Canađa), đã sử dụng các nhiễm sắc thể nhân tạo để đưa một gen
ngoài vào các tế bào ở trong phòng thí nghiệm, và họ cho biết gen này hoạt động khi
các tế bào được cấy trên chuột. Giờ đây, Oshimura đã thực sự chữa được khuyết tật
gen trong các tế bào gốc. Nhóm của Oshimura đã nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ tinh
hoàn của chuột sơ sinh trong đó gen p53 đã bị chết – p53 tạo ra protein ngăn chặn sự

phát triển của khối u. Bổ sung một nhiễm sắc thể nhân tạo mang một bản sao của p53
đã làm phục hồi việc sản xuất protein trong tế bào gốc, và kích hoạt một gen khác mà
bình thường do p53 kiểm soát.
Giống như các tế bào gốc trong phôi, các tế bào gốc do nhóm của Oshimura
nghiên cứu có thể phát triển thành hàng loạt các dạng tế bào khác nhau, và các nhà
nghiên cứu khẳng định rằng điều này đúng đối với các gen mang nhiễm sắc thể nhân
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang9
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
tạo. Họ đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trong cuộc họp của American Society
of Gene Therapy tại Baltimore, Maryland.
Tại cuộc họp này, Công ty Chromos đã tuyên bố rằng các nhà nghiên cứu của họ đã
đưa được các nhiễm sắc thể nhân tạo vào trong các tế bào gốc lấy từ phôi của người.
Phó chủ tịch Công ty Harry Lebedur khẳng định rằng các nhiễm sắc thể của công ty
Chromos có lợi thế là chúng có thể được thanh lọc một cách dễ dàng hơn qua những
lần cấy tế bào, qua đó chúng được nuôi dưỡng và có thể chuyển sang các tế bào gốc
với hiệu quả lớn hơn. Ông cho biết: “Công trình của Oshimura kết hợp với công trình
nghiên cứu của chúng tôi đang mở đường cho việc sử dụng nhiễm sắc thể nhân tạo
như vật trung gian trong liệu pháp gen”.
Còn nhiều việc phải làm trước khi kỹ thuật này được thử nghiệm lâm sàng. Ví dụ, các
nhiễm sắc thể phải được chứng tỏ là ổn định trong các tế bào gốc trong thời gian dài.
Bunnell, người cộng tác với Công ty Chromos, muốn nghiên cứu chứng rối loạn thoái
hóa thần kinh hiếm gặp do thiếu các enzyme đặc biệt trong các tế bào não.
Newscientist, 11/6/2006
 THAY GAN SỐNG:Cơ hội vàng cho người bị bệnh gan
(Dân trí) - Lá gan là bộ phận duy nhất có
khả năng tái tạo sau khi bị cắt đi một phần và
chính sự kỳ diệu đó mà kỹ thuật ghép gan hiến
từ người sống đã mang đến hy vọng cho người

mắc phải bệnh về gan ở giai đoạn cuối, một giải
pháp mới thay vì phải chờ đợi lấy gan từ người
chết mà đôi khi là vô vọng.
Theo báo cáo của Tổ chức Mạng lưới trao đổi nội tạng (UNOS), số năm thọ của
người được ghép gan lấy từ người sống cao hơn 5 năm so với người được ghép gan lấy
từ người chết.
Tại Singapore, Bệnh viện thuộc đại học quốc gia là bệnh viện duy nhất tiến
hành ghép gan, lấy gan hiến từ tử thi ghép cho bệnh nhân là người lớn. Tại đây cũng
có thể tiến hành lấy một phần nhỏ gan người lớn còn sống để ghép cho trẻ em. Tuy
nhiên, bệnh viện Gleneagle mới là nơi duy nhất mà một bệnh nhân có thể nhận gan
hiến từ người còn sống với kỹ thuật LDLT.
Đây là một kỹ thuật có phạm vi rộng, liên quan đến 2 ca đại phẫu khác nhau. Ca
phẫu thuật đầu tiên được tiến hành là cắt một phần gan từ người hiến và ca thứ hai là
ghép phần gan đó cho người nhận kết hợp với quá trình bình phục và phục hồi chức
năng cho cả hai.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang10
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ gan bị bệnh và thay thế vào đó một phần của gan lấy
từ người khoẻ mạnh (thường là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân trong gia
đình).
Có ít nhất 20 bác sĩ chuyên khoa được huy động trước, trong và sau phẫu thuật
để chăm sóc cho người cho và nhận.
TS Tan Kai Chah, người đi tiên phong trong chương trình LDLT cho biết: “Đây
là một ca phẫu thuật lớn và bệnh nhân sẽ trong tình trạng yếu sau phẫu thuật. Vì vậy
mà không ai muốn thậm chí một chiếc răng sâu sẽ huỷ hoại đi tất cả. Người nhận gan
phải được kiểm tra và chữa trị từ những căn bệnh nhỏ nhất. Ví như cần phải được một
nha sĩ kiểm tra răng chẳng hạn, nếu có bất kỳ chiếc răng nào bị sâu hoặc lung lay thì
cần phải nhổ đi hoặc hàn ngay. Hay với bệnh nhân có gan bị bệnh thì khả năng đông

máu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần có các bác sĩ chuyên khoa về huyết học để hỗ trợ
bệnh nhân. Bởi nếu bệnh nhân gan phải nhổ răng thì có khả năng máu sẽ chảy cả ngày
hôm đó.
Các chuyên gia tâm thần học cũng có mặt để đảm bảo cả người nhận và người
hiến gan đều nhận thức rõ tình hình và biết việc họ đang làm. Kể cả những rủi ro của
cuộc phẫu thuật. Và còn rất nhiều những bác sĩ ở các chuyên khoa khác thăm khám,
chữa trị cho bệnh nhân.
Rủi ro dẫn đến cái chết đối với người hiến là khoảng 1/500. Tuy nhiên phần
lớn người nhận gan sẽ chết nếu không được phẫu thuật.
 Cấy ghép gan nhân tạo
Không cần phải có người hiến gan mới ghép gan được Các nhà khoa học
Anh vửa tìm ra phương pháp cấy tế bào từ nhau thai vào mô gan để phục hồi
gan. Kỹ thuật này có thể được đưa áp dụng thực tế trong vài năm tới.
Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 31/10, các nhà khoa học trường Đại học
Newcastle (Anh) đã thành công trong việc cấy ghép gan nhân tạo dựa trên kỹ thuật
nuôi cấy tế bào tủy sống lấy từ rau thai thành các dạng mô khác nhau.
Các nhà khoa học đã xử lý tế bào tủy sống bằng một thiết bị có tên gọi là "lò
phản ứng sinh học" do Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) chế tạo.
Thiết bị này có khả năng tạo ra môi trường không trọng lượng cho phép các tế
bào tủy tự nhân đôi với tốc độ nhanh nhất. Những tế bào này sau đó được xử lý bằng
hóa chất và cấy ghép vào các mô gan giúp tái tạo phần gan bị tổn thương và phục hồi
toàn bộ chức năng của cơ quan này.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang11
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Giám đốc Quĩ tài trợ hoạt động cấy ghép gan của Anh A-li-xơn Rô-gơ cho rằng
kỹ thuật cấy ghép gan nhân tạo là bước tiến vượt bậc trong việc điều trị cho các bệnh
nhân bị tổn thương về gan, mở ra hướng đi ưu việt cho một phương pháp cấy ghép gan
mới.

Kỹ thuật cấy ghép gan nhân tạo sử dụng tế bào tủy lấy từ rau thai của các nhà
khoa học Anh được giới chuyên môn đánh giá là có nhiều điểm ưu việt hơn kỹ thuật
tương tự sử dụng tế bào gốc từ phôi dễ bị hư hỏng trong quá trình xử lý.
Các nhà khoa học hy vọng trong vài năm tới, những bệnh nhân bị tổn thương
gan do tai nạn, nhiễm bệnh, uống rượu, hoặc lạm dụng chất gây nghiện sẽ được điều
trị bằng phương pháp ghép gan nhân tạo này.
(Theo Vietnamnet)
 CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG:
 Thu chất thải nguy hại từ thuộc da
Các nhà khoa học thuộc ĐH Bách Khoa TP.HCM vừa đề xuất một phương pháp
nhằm tách những chất độc hại từ da thuộc.
Theo thống kê, mỗi năm ngành thuộc da Việt Nam thải ra 4.000 tấn chất thải
rắn. Trong quá trình thuộc da, phần lớn người ta phải cho muối crôm vào để thay đổi
cấu trúc da động vật, tránh nhăn nheo khi thay đổi thời tiết và ẩm mốc khi gặp nước
Vì thế, khoảng 1% khối lượng của da phế thải có chứa crôm và một khối lượng
lớn chứa chất gelatin. Crôm khi gặp điều kiện thuận lợi dễ chuyển hóa thành crôm IV
và crôm VI, những chất có thể gây tử vong, ung thư cho người và động vật khi tiếp
xúc.
Nghiên cứu của kỹ sư Huỳnh Khánh An và các cộng sự thuộc Khoa Môi
trường, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã tìm ra phương pháp để thu hồi những chất
độc này.
Theo đó, tác giả đã dùng Ca(OH)2 dưới tác dụng nhiệt 800C sẽ thu hồi được
87,3% gelatin và 90% crôm.
(Theo NLĐ)
 Dùng vi khuẩn chống động đất - 1/3/2007 9h:41
Loài vi khuẩn Bacillus pasteurii có khẳ năng biến cát thành xi-măng.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã có sáng kiến dùng chúng để làm cho một vùng đất tơi
xốp trở nên rắn chắc, bảo vệ các toà nhà chống động đất.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang12

Vi khuẩn Bacillus pasteurii chuyên tạo chất calcit (carbonat calcium) làm
kết dính các hạt cát với nhau
(Ảnh: Discovery)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Khi đất rung chuyển, các vùng đất nhiều cát trở nên
gần như ở dạng lỏng và các toà nhà tọa lạc ở các vùng này
không thể chống chọi lại. Để giải quyết vấn đề này, cho tới
nay chỉ có biện pháp đưa chất nhựa epoxy vào đất để làm
cứng đất. Nhưng chất độc này để lại hậu quả gây hại môi
trường.
Nhà nghiên cứu Mỹ Jason Dejon thuộc Trường Đại học
California đã thử nghiệm một biện pháp khác. Đó là sử dụng
vi khuẩn Bacillus pasteurii chuyên tạo chất calcit (carbonat
calcium) làm kết dính các hạt cát với nhau. Loài vi sinh vật
này đã từng được dùng để bít vết nứt ở các bức tượng.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi đưa loài vi khuẩn này vào vùng đất
nhiều cát cùng các chất dinh dưỡng và oxy sẽ tạo ra một hình trụ rắn có cấu trúc bằng
sành. Liệu pháp không gây độc hại này có thể được thực hiện trước, thậm chí sau khi
xây nhà. Cấu trúc của đất vẫn không thay đổi, chỉ có những khoảng không gian trống
giữa các hạt cát trở nên rắn chắc.
Các nhà nghiên cứu
hiện đang ở giai đoạn thử
nghiệm quy mô rộng hơn và
chuẩn bị sử dụng một máy ly
tâm mô phỏng động đất đặt tại
Đại học UC Davis. Một số
máy tương tự hiện có mặt tại
Mỹ, Nhật và châu Âu.
  Chế phẩm sinh học giữ ẩm

cho đất
Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công
chế phẩm sinh học giữ ẩm cho đất có tên là
Lipomycin-M.
Thành phần chính là của Lipomycin-M là chủng nấm men Lipomyces PT7.1
được phân lập từ vùng đất trống đồi trọc ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, có ưu điểm là
có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn, giúp giảm thoát nước nên hỗ
trợ tốt cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Đây được xem là một giải pháp bền vững
cho môi trường sinh thái.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang13
Vi khuẩn
Bacillus pasteurii (Ảnh:
playfuls)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Phó Giáo sư Tống Kim Thuần, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, sử dụng chế
phẩm này rất đơn giản, chỉ cần bón Lipomycin- M quanh gốc cây với liều lượng vừa
phải, rồi lấp một lớp đất lên. Đối với vùng khô hạn không có nước tưới thì phải bón
chế phẩm vào cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa. Trong điều kiện không mưa, nấm
men sinh trưởng chậm và có thể tồn tại suốt mùa khô dưới dạng nang bào tử. Khi mùa
mưa đến, bào tử nảy chồi và sinh sôi nảy nở tạo màng nhày có tác dụng làm giảm sự
bốc thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước của đất, duy trì độ ẩm cho đất trong điều
kiện địa hình không có nước tưới thời gian dài, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cây
trồng. Việc bón Lipomycin-M tương tự như cho cây uống thuốc, tức là phải bón nhắc
lại sau một thời gian nhất định.
Theo Tiến sĩ Thuần, hiện nay nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, trong
khuôn khổ trang trại thí nghiệm tại Mê Linh (Vĩnh Phúc), nhưng đã cho kết quả rất tốt.
Khả năng giữ nước từ 8 đến 12% đối với một số loại cây nhỏ như cây thuốc nam, cây

trồng trong vườn ươm. Đặc biệt, chế phẩm này nếu trộn với phân NPK thì hiệu quả
giữ ẩm sẽ tăng thêm 15 - 30% so với bón riêng rẽ.
Ngoài ra, vi sinh Lipomycin-M còn có nhiều đặc tính quý khác là không gây hại
cho hệ vi sinh vật đất, động vật đất cũng như đối với môi trường sinh thái; đồng thời
không gây độc hại cho cây trồng.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa mở rộng đến những loại cây lớn hoặc cây công
nghiệp (như tiêu, điều ). Chính vì vậy, tiến sĩ Thuần cho biết mục tiêu sắp tới của
nghiên cứu là hoàn thiện quy trình nghiên cứu, xem chế phẩm phù hợp với loại đất,
cây trồng nào, ở độ sâu và liều lượng bao nhiêu. Ngoài ra, không phải cứ bón chế
phẩm xuống đất là không phải tưới nước nữa, mà chỉ giảm số lần tưới, ví dụ từ 5 lần
xuống 3 lần, mà thôi.
 Phân bón làm từ rơm
[04/12/2005 - Sinh học Việt Nam]
Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học đã
giúp nông dân biến rơm rạ thành chất mùn bón ruộng. Phương pháp này không chỉ cải
tạo đất mà còn góp phần bảo vệ môi
Sử dụng chế phẩm sinh học, các chuyên gia thuộc Viện
Công nghệ sinh học đã giúp nông dân biến rơm rạ thành
chất mùn bón ruộng. Phương pháp này không chỉ cải tạo
đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Sau mỗi vụ gặt, nằm rải rác trên một số cánh đồng tại 5
huyện thuộc tỉnh Nam Định là những đống rơm rạ có
phủ ni-lông trắng toát hoặc được trát bùn. Đây không
phải là những đống rơm bình thường mà là rơm đã được
xử lý bằng một chế phẩm sinh học. Với chế phẩm này, sau 17-25 ngày, rơm sẽ mủn ra
và trở thành một loại phân bón rất tốt cho ruộng. Được bón trước khi trồng cây, loại
phân trên giúp giảm 20-30% lượng phân hoá học và tăng năng suất cây trồng 5-7%.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang14
Hướng dẫn nông dân xử lý rơm rạ thành

mùn bón ruộng
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đầu tư kinh phí, được bắt đầu từ
cuối năm 2004, cho tới nay đã được triển khai thành công trên 75 ha mỗi vụ tại 5
huyện Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc. Theo TS Trần Đình Mấn,
Phó Viện trưởng Viện CNSH, Dự án không chỉ giúp nông dân giữ độ phì cho đất mà
còn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc bấy lây nay.
Nếu được triển khai trên diện rộng, khi những đống rơm nói trên mọc lên cũng là lúc
sẽ không còn cảnh khói bụi do đốt rơm ngay tại ruộng. Việc vứt rơm rạ bừa bãi xuống
kênh mương do có quá nhiều rơm cũng sẽ giảm hẳn.
Để biến rơm thành mùn bón ruộng, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Lý Kim Bảng đứng
đầu, đã sử dụng một loại chế phẩm sinh học do Viện CNSH sản xuất. Chế phẩm dạng
bột chứa 12-15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó có các chủng
Bacillus, xạ khuẩn có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ
trong rác và rơm rạ. Ngoài ra, còn có một số vi sinh vật chức năng như các vi sinh vật
đối kháng với một số bệnh của cây trồng, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân huỷ
phốtphát khó tan giúp cho cây trồng dễ dàng hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng.
Sau vụ gặt, nông dân thu gom rơm rạ vào góc ruộng, hoà chế phẩm cùng với
nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Sau đó họ phủ ni-lông bình thường lên đống
rơm để giữ ẩm hoặc trát bùn. Cứ một cân chế phẩm cần hoà với 1 cân NPK và tưới
vào rơm rạ từ một sào ruộng. 1 tấn rơm rạ cần khoảng 5 -10 cân chế phẩm, tuỳ thuộc
vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm. Giá của chế phẩm là 13.000-
15.000 đ/kg.
TS Mấn cho biết Dự án cung cấp toàn bộ chế phẩm, hỗ trợ ni-lông, tiền công
thu gom rơm rạ cho nông dân và tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên, về sau, khi thấy rõ lợi
ích của việc làm này, nhiều nông dân đã hỏi mua chế phẩm. Hiện công nghệ biến rơm
thành chất mùn bón ruộng đã được hoàn thiện và chế phẩm chuẩn bị được thương mại
hoá. Khi kết thúc dự án, Viện CNSH dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất chế
phẩm cho Nam Định và triển khai mở rộng công nghệ xử lý tới miền Nam, nơi có rất

nhiều rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.
Vietnamnet
 CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG VẬT LIỆU:
Người dân trên đảo Bougainville ở Papua New Guinea vừa tìm thấy một “bí
quyết” đối phó với giá cả năng lượng tăng cao: dầu dừa. Hiện họ đang phát triển các nhà
máy lọc sản xuất dầu dừa để thay thế xăng.
Từ cảnh sát cho đến linh mục, người dân… tại Bougainville
đều đang vận hành xe cộ và máy phát điện của mình bằng
nhiên liệu dầu dừa. Không chỉ rẻ, nó còn là nhiêu liệu
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang15
(Ảnh minh họa:
oliomobile.org)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
thân thiện với môi trường. Hiện loại nhiên liệu này đang thu hút sự chú ý của các nước như
Iran, các quốc gia châu Âu.
Nhiều năm qua, người dân Bougainville phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu đắt đỏ.
Việc thiếu hụt nhiên liệu thường xuyên xảy ra do các công ty “ém” lại để nâng giá bán.
Việc sử dụng năng lượng dầu dừa không phải là mới mẻ ở Bougainville. Người dân đảo này
đã từng trải qua nhiều năm bất ổn với hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc chiến giành độc
lập vào những năm 1990. Tình trạng nguồn cung nhiên liệu hạn hẹp đã buộc người dân đảo
tìm các nguồn thay thế và dầu dừa là một lựa chọn của họ.
Trong thời bình, công nghệ mới đang đưa ngành công nghiệp chế biến dừa lên một tầm cao
mới.
TƯỜNG VY (khoahoc.com.vn)
 Mỹ phát triển nhiên liệu sinh học từ dăm bào - 25/5/2007
5h:44
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Energy and Fuels, các nhà
nghiên cứu Mỹ vừa phát triển một loại nhiên

liệu sinh học mới từ dăm bào trộn với dầu diesel
sinh học và dầu hỏa dành cho các loại động cơ cổ
điển.
“Điều thú vị là phương pháp của chúng tôi rất dễ
thực hiện”, nhà nghiên cứu Tom Adams thuộc
trường Đại học Georgia cho biết.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Georgia có
khả năng sản xuất dầu từ gỗ nhưng họ không thể thực hiện một cách hiệu quả với chi
phí thấp đối với các động cơ cổ điển. Họ đã phát triển một phương pháp hóa học mới
nhằm xử lý dầu để sử dụng trong các loại động cơ diesel không sửa đổi hay trộn chất
dầu này với ethanol hoặc dầu hỏa.
Dăm bào và cặn gỗ được đun ở nhiệt độ cao và không oxy, kỹ thuật này được gọi là sự
hóa phân. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu kỹ thuật này nhằm sản xuất nhiều
dầu hơn từ dăm bào. Theo Tiến sĩ Adams, loại nhiên liêu sinh học mới này được thuận
lợi về mặt môi trường vì chứa rất ít carbon.
Mặc dù nhiên liệu sinh học này tỏ ra hiệu quả nhưng các nhà nghiên cứu sẽ còn
thực hiện nhiều thử nghiệm bổ sung nhằm kiểm tra các hậu quả lâu dài đối với các
động cơ cũng như đặc điểm của các chất thải và biện pháp tốt nhất để vận chuyển và
dự trữ.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang16
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Sản xuất diesel sinh học từ phụ phẩm động vật
[04/12/2005 - Sinh học Việt Nam]
Một công ty Canada đã đưa ra giải pháp cho những lái xe hay
lo lắng về sự ấm lên của Trái đất: dùng phụ phẩm của động
vật làm nhiên liệu.
Cách đây 2 tuần, công ty Rothsay đã khai trương nhà máy trị giá
14 triệu đôla Canada, nằm gần Montreal.

Nhà máy đã bắt đầu sản xuất dầu diesel sinh học từ xương, phủ
tạng và các thành phần khác của bò, lợn hoặc gà - những thứ mà
người Canada không ăn.
Ngoài ra, Rothsay cũng đang sản xuất diesel sinh học tại nhà máy này bằng cách tái chế dầu ăn từ
những nhà hàng bán đồ ăn nhanh.
Khi vận hành hết công suất, nhà máy sẽ sản xuất 35 triệu lít diesel sinh học mỗi năm, tương đương
với việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính của gần 16.000 xe tải nhẹ hoặc 22.000 xe hơi. Cho tới nay,
nhà máy mới chỉ vận hành 25% công suất. Con số trên chẳng thấm vào đâu so với 2,2 tỷ lít dầu diesel
mà người Canada tiêu thụ mỗi năm.
Theo Wardrop, Giám đốc marketing của Rothsay, đây là nhà máy thứ ba trên thế giới sản xuất diesel
sinh học từ phụ phẩm động vật, cùng với một nhà máy ở Đức và một ở Kentucky (Mỹ).
Diesel sinh học cũng có thể được sản xuất từ các cây nông nghiệp, chẳng hạn như đậu tương hoặc
cải dầu. Diesel sinh học được sản xuất bằng cách kết hợp các loại dầu hoặc chất béo tự nhiên với
các loại cồn (methanol hoặc ethanol). Tiến trình này tạo ra hai sản phẩm: diesel sinh học và glycerin.
Vietnamnet
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHÁC:
 Nuôi cấy thành công nấm men phát hiện chất nổ - 9/5/2007
5h:21
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã nuôi cấy thành công một loại nấm men
đặc biệt có khả năng đổi sang màu xanh huỳnh quang khi tiếp xúc với không khí
có chứa phân tử thuốc nổ. Nghiên cứu trên được đăng trên trang điện tử của tạp
chí Nature Chemical Biology của Anh, số ra ngày 7-5.
Loại nấm men có tên khoa học là
saccharomyces cerevisiae, được sử dụng rất
phổ biến trong sản xuất bia rượu và bánh mì.
Các nhà khoa học đã đưa vào bộ gien của
nấm một loại gien trích từ chuột, có khả
năng phản ứng khi tiếp xúc với thuốc nổ
DNT (tên khoa học là 2,4-dinitrotoluen).
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm

Khoa Công Nghệ Trang17
Các bộ phận của bò mà con người không
ăn sẽ được dùng để sản xuất diesel sinh
học
(Ảnh: Physorg.com)
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Để xem xét liệu nấm men có tác dụng phát hiện được thuốc nổ hay không, họ
đã bổ sung thêm một gien nữa và chính gien thứ hai này đã làm cho nấm men đổi màu
khi tiếp xúc với DNT.
DNT là sản phẩm phụ trong công nghiệp chế biến thuốc nổ TNT và thường được sử
dụng làm mẫu vật trong quá trình huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện các loại chất nổ.
Nhóm tác giả của công trình nuôi cấy loại nấm men mới, gồm các nhà nghiên
cứu của Trường Y thuộc Đại học Temple, thành phố Philadelphia, Mỹ do nhà khoa
học Danny Dhanasekaran đứng đầu, cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm tác dụng của
loại nấm men này và hy vọng sẽ sớm đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Nấm men
saccharomyces cerevisiae là một trong những đối tượng thí nghiệm được sử dụng phổ
biến nhất. Bộ gien của loại nấm này đã được giải mã từ năm 1996.
Theo TTXVN, Tuổi trẻ
 Sản phẩm công nghê sinh học Thực phẩm (Pocket No 2)Cập nhật:
21/03/2006
Hiện nay, những sản phẩm lương thực, thực phẩm do Công nghệ Sinh học (CNSH) tạo
ra đã có mặt trên thị trường. Những cây trồng chuyển gen vẫn giống những cây trồng
truyền thống nhưng chúng có thêm một số đặc điểm được cải thiện. Chúng không
những có lợi cho nông dân mà còn cho cả người tiêu dùng. Người nông dân thì gặt hái
được những vụ mùa bội thu, trong khi người tiêu dùng quanh năm lại có nhiều loại sản
phẩm để lựa chọn. Ngoài ra những giống mới được tạo ra bằng CNSH cũng còn có
tiềm năng bảo vệ môi trường.
Trên thị trường hiện nay, đã có một số loại sản phẩm của CNSH thực phẩm được cải
tiến tính trạng và chất lượng như:

- Chống chịu bệnh
- Giảm sử dụng thuốc trừ sâu
- Tăng thành phần dinh dưỡng
- Tăng thời gian bảo quản
Cây đậu tương CNSH
Đậu tương là cây lấy dầu có ý nghĩa kinh tế lớn nhất trên thế
giới. Thành phần các axit amin cần thiết có trong đậu tương có
tỷ lệ cao hơn trong thịt. Do vậy nó đã trở thành một cây trồng
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang18
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
quan trọng nhất hiện nay.
Đậu tương chống chịu chất diệt cỏ
Đậu tương chống chịu chất diệt cỏ cho phép khống chế cỏ dại tốt hơn và làm giảm
thiệt hại do cỏ dại gây nên.
Nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả của các trang trại nhờ tối ưu hóa năng suất và sử
dụng hiệu quả đất trồng trọt, tiết kiệm thời gian cho nông dân và tránh những hạn chế
do phải luân phiên cây trồng. Đậu tương chống chịu thuốc diệt cỏ khuyến khích áp
dụng kỹ thuật gieo trồng không lên luống nhằm bảo vệ đất.
Các giống đậu mới này hoàn toàn giống các giống đậu tương khác về dinh dưỡng, cấu
tạo và phương thức chế biến thành thực phẩm và thức ăn gia súc. * Được trồng ở
Achentina, Úc, Braxin, Canada, Cộng hòa Séc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico,
Philippine, Nga, Nam Phi, Thụy Điển, Đài Loan, Anh Quốc, Mỹ và Uruguay”.
Đậu tương Oleic axit
Giống đậu tương chuyển gen này có hàm lượng cao axit oleic, axit béo có một liên kết
không no. Theo các nhà dinh dưỡng thì những chất béo không no được xem là tốt hơn
so với các chất béo no được tìm thấy ở thịt bò, lợn, phomat và một số thức ăn thường
ngày khác.
Dầu chế biến từ các giống đậu tương này có giá trị như dầu lạc và dầu oliu. Đậu tương

thông thường có thành phần axit oleic là 24%, trong khi đó với những giống đậu tương
mới này thành phần axit oleic lên tới trên 80%. Các giống đậu tương này được trồng
tại Ôxtralia, Canada, Nhật Bản và Mỹ.
Ví dụ về sản phẩm công nghệ sinh học thực phẩm hiện nay.
Ngô CNSH
Ngô là một trong 3 loại cây cho hạt quan trọng nhất trên thế
giới.
Ngô chống chịu thuốc diệt cỏ
Giống ngô này cũng tương tự như đậu tương chống chịu thuốc
diệt cỏ, cho phép người nông dân linh hoạt hơn trong việc sử
dụng thuốc diệt cỏ dại phá hoại mùa màng. * Được trồng ở
Achentina, Ôxtralia, Canada, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Nam
Phi, Thụy Sĩ và Mỹ.
Ngô kháng sâu
Loại ngô chuyển gen này chứa một protein có nguồn gốc từ vi sinh vật đất tự nhiên
(Bt). Protein này đem lại cho cây ngô khả năng kháng ổn định đối với sâu đục thân.
Protein Bt này đã được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học an toàn trong hơn 40 năm
qua. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân sẽ không phải phun thuốc trừ sâu
để bảo vệ mùa màng khỏi sự phá hoại nghiêm trọng dẫn tới làm giảm năng suất. Ngô
Bt cũng làm giảm sự nhiễm độc do nấm trên những vết thương hở. *Được trồng ở
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang19
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Achentina, Ôxtralia, Canada, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mêxicô, Philippine, Nga, Nam Phi, Thụy Sĩ, Đài Loan, Anh Quốc, Uruguay và Mỹ.
Cây cải dầu CNSH
Giống cải dầu chuyển gen được phát triển rộng rãi nhờ những nhà tạo
giống người Canada, đặc trưng của chúng là chất lượng dinh dưỡng, cụ
thể là chúng có hàm lượng thấp các axit béo no.

Cải dầu chống chịu thuốc diệt cỏ.
Cải dầu chống chịu thuốc diệt cỏ hoạt động cũng tương tự như các cây
đậu tương chống chịu thuốc diệt cỏ. Về mặt lợi nhuận, xem phần đậu
tương chống chịu thuốc diệt cỏ. *Được trồng ở Ôxtralia, Canada, EU,
Nhật Bản, và Mỹ.
Cải dầu có hàm lượng Laurate cao
Giống cải dầu này chứa các hàm lượng laurate cao. Dầu hình thành từ các giống mới
này giống như dầu dừa và dầu cọ.
Loại dầu cải dầu mới này đang được dùng trong công nghiệp thực phẩm để làm lớp
phủ ngoài kẹo chocolate, bánh ngọt, lớp kem, bơ… Thậm chí nó còn được sử dụng
trong công nghiệp mỹ phẩm. Được trồng ở Canada và Mỹ.
Cải dầu có hàm lượng axit oleic cao:
Loại cải dầu mới này chứa hàm lượng axit oleic cao. Về mặt lợi nhuận xin xem phần
đậu tương. *Được trồng ở Canada.
Cây Bông CNSH
Bông chống chịu thuốc diệt cỏ
Bông chống chịu thuốc diệt cỏ hoạt động cũng tương tẹ như các
cây khác. Về mặt lợi nhuận, xem phần đậu tương chống chịu thuốc
diệt cỏ. *Được trồng ở
Achentina, Ôxtralia, Canada, Nhật Bản, Mêxicô, Philippine, và
Mỹ.
Bông kháng sâu:
Giống bông này hoạt động cũng tương tự như đậu tương kháng
thuốc trừ sâu.
Loại bông này chứa một protein kháng sâu nhờ vậy cây có khả
năng kháng sâu cắn chồi và sâu đục quả. Nhu cầu sử dụng thuốc
trừ sâu để diệt những sâu bệnh này sẽ được hạn chế hay giảm tối đa. *Được trồng ở
Achentina, Ôxtralia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Mêxicô, Philippine, Nam
Phi, và Mỹ (Đã được cho phép trồng tại ấn độ).


Khoai tây CNSH
Khoai tây kháng côn trùng
Công nghệ Sinh học đối với cây khoai được tiến hành tương tự như ở ngô kháng sâu. Loại
khoai này mang một protein kháng sâu tạo cho nó khả năng tự bảo vệ trước bọ khoai tây
Colorado. Do vậy, không cần đến biện pháp
chống sâu nào khác và mang lọi cho nông dân, cho người tiêu dùng và môi trường.
*Được trồng ở Ôxtralia, Canada, Nhật Bản, Philippine và Mỹ
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang20
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S

Khoai tây kháng Virus
Đã có một vài giống khoai tây được chuyển gen nhằm kháng virus xoăn lá khoai tây
(PLRV) và virut khoai tây Y (PVY). Loại khoai tây này được chuyển gen của virus để
tự kháng lại virus. *Được trồng ở
Ôxtralia, Canada, Philippine, Nam Phi, và Mỹ.
Bí đỏ kháng vi rút
Một loại bí “cổ gà” màu vàng áp dụng CNSH hiện đã có trên
thị trường. Nó có khả năng kháng Virus khảm dưa hấu và
virus khảm vàng zucchini. Giống mới này chứa gen mã hóa
Protein vỏ của cả hai virus. Phương pháp CNSH này tiết kiệm
được việc chống rệp cây và từ đó làm giảm hoặc hạn chế hoàn toàn việc sử dụng thuốc
trừ sâu.* Được trồng ở Canada và Mỹ.
Cà Chua CNSH
Cà chua chin chậm
Cà chua chin chậm là loại thực phẩm chuyển gen đầu tiên được
sản xuất ở các nước phát triển. Giống cà chua này có thời gian
lưu trên giá bán hàng dài hơn. Nó mang một gen làm chậm quá
trình mềm quả tự nhiên khi quả chin.

Loại này giữ được trên cây lâu hơn so với các giống khác vì vậy
có thể bảo quản tươi lâu hơn. Hơn nữa thời gian lưu giữ trên giá
bán hàng dài hơn, tăng giá trị thương mại sau thu hoạch và bảo quản giảm giá thành
sản phẩm. Được trồng ở Canada , Nhật bản và Mỹ.
Cây đu đủ CNSH
Đu đủ kháng virus
Giống đu đủ Hawaii này chứa một gen của virus mã hóa cho protein
vỏ của virus đốm vòng ở đu đủ (PRSV). Protein này tạo cho cây đu
đủ khả năng tự bảo vệ chống lại PRSV. Một gen từ nguồn bệnh đã
được sử dụng để kháng lại chính nó. Được trồng ở Mỹ. Được trồng ở Canada và Mỹ.
Kết luận
Việc sử dụng các giống cây trồng chuyển gen có thể đem lại lợi nhuận đáng kể cho các
nước đang phát triển. Thế hệ đầu tiên của những giống cây này đã chứng minh được
khả năng làm tăng năng suất cây trồng, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận nông
nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, các nghiên cứu đang tập trung vào
thế hệ thứ 2 của các giống cây trồng chuyển gen, tập trung vào việc tăng chất lượng
dinh dưỡng và khả năng chế biến. Các giống cây trồng này sẽ khẳng định được giá trị
của chúng ở những đất nước có hàng triệu người dân phải chịu đựng sự thiếu hụt thực
phẩm.
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang21
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Trung Tâm Tri thức toàn cầu về công nghệ sinh học cây trồng
Tài liệu phổ biến kiến thức dạng bỏ túi – Pocket 2
Cập nhật tháng 3/2006
 Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) kiểm tra ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 15/05/2007
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm sẽ được gọi đúng tên chỉ sau 20 giờ tiến hành
các quy trình xét nghiệm. Các bộ kít PCR (polymerase chain reaction-PCR) còn có

khả năng giúp người thi hành công vụ giám sát được vệ sinh an toàn thực phẩm mà
không tốn nhiều thời gian. Quy trình kỹ thuật sinh học của PGS-TS Trần Linh Thước
(trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh) hiện được ứng dụng rộng rãi tại
nhiều cơ sở sản xuất với giá thành rất rẻ.
Ở Việt Nam, việc tiến hành xét nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm (nguyên nhân gây
ra ngộ độc thực phẩm) hầu hết chỉ dựa trên phương pháp truyền thống: nuôi cấy kết
hợp với các thử nghiệm sinh hóa, miễn dịch. Các quy trình này rất phức tạp, cần có kỹ
thuật viên kinh nghiệm về vi sinh vật và đặc biệt là tốn ít nhất từ 2 đến 6 ngày. Đó
cũng là lý do vì sao một vụ ngộ độc phải mất cả tuần mới tìm được nguyên nhân gây
bệnh. Mặt khác, phương pháp nuôi cấy kết hợp hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu
kiểm tra, giám sát và kiểm dịch của các cơ quan quản lý.

Trước đây, “Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) đã được ứng dụng thành công để chẩn
đoán sớm mầm bệnh trên người, vật nuôi và cây trồng” – PGS-TS Trần Linh Thước
cho biết như vậy và bằng cách tiếp cận tương tự, ông đã xây dựng được quy trình PCR
để xét nghiệm nhanh vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm. Thực chất, đây là kỹ thuật
nhân số lượng bản sao gien của những vi khuẩn cần tìm lên hàng triệu lần, đến mức có
thể phát hiện được chúng. Vì vậy, với phương pháp PCR chỉ cần khoảng 20 giờ là có
thể tìm ra nguyên nhân của một vụ ngộ độc.

Một con vi khuẩn cũng phát hiện được
Cùng với quy trình mới này là một bộ công cụ dùng trong quy trình xét nghiệm để
phát hiện nhanh vi khuẩn gây ngộ độc, từ chuyên môn gọi là bộ kít PCR, có độ nhạy
đối với các vi khuẩn rất cao. Với quy trình xét nghiệm và bộ kít này, hễ cứ trong 25 g
mẫu thực phẩm có một con vi khuẩn cần tìm thì sẽ phát hiện được chúng. Điều đặc
biệt là các bộ kít không chỉ gọi tên một loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm mà
chúng có thể phát hiện ra 12 loại vi khuẩn khác nhau. PGS-TS Lê Hoàng Ninh, Viện
trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng, một trong những đơn vị tham gia đánh giá
phương pháp này, cho biết: “So với phương pháp nuôi cấy truyền thống, phương pháp
này cho hiệu quả chính xác. Và hay hơn ở chỗ, nó phát hiện nhiều vi khuẩn gây bệnh

hơn và tốn rất ít thời gian”.
(Theo Người Lao động, 3/05/2007)
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang22
Môn Nhập Môn Công Nghệ Sinh Học SV tổng hợp:Phan Thị Thảo Hiếu
GVHD:Bùi Thái Hằng Lớp :06S
Trường CĐ Lương Thực Thực Phẩm
Khoa Công Nghệ Trang23

×