Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

thương mại điện tử (e-commerce hay e-business)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.55 KB, 55 trang )

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
A.ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt làtrực tuyến qua máy tính và mạng Internet.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động
thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công
nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn
gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ,
các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng
cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về
thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại
(commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch
thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại;
ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân
hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và
v.v Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử(E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động
kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng
nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.
Các khái niệm khác nhau
Hai khái niệm phổ biến nhất là "Thương mại điện tử" (tiếng Anh là E-Commerce) và "Kinh doanh điện tử" (tiếng Anh
là E-Business). Nếu thương mại điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt động tiếp thị (marketing), bán hàng, phân phối và
thanh toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch, thì kinh doanh điện tử bao hàm
phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh
doanh. Đặc biệt là ba hoạt động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
và quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:
Hiểu theo nghĩa hẹp


Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch
vụthông qua các phương tiện điện tử, nhất là quaInternet và các mạng viễn thông.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và
phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện
tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định
nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ
mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại
commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao
đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho
thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân
hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện
tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện
điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao
nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá
thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các
dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại
dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng
hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng

thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại
điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt
cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại
và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ
vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù
hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh
và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức
được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một
khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành
kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến
mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm
được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một
phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt
động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được
thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì
vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ
mạng Intranet của doanh nghiệp).
B. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ
CÁC PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Posted by admin on Nov 22, 2010 | Leave a Comment
Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ
thống ứng dụng thương mại điện tử và các mạng máy tính kết nối với nhau. Thương mại điện tử phát
triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử
(như mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ)
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không dây, các thiết bị không dây tích hợp đa

chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử quan trọng, có khả năng kết nối Internet và rất
thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại tiến hành trên
những phương tiện di động được gọi là thương mại di động (m- commerce).
1.2.1. Điện thoại
Điện thoại là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giao dịch thương mại. Có
các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi đáp, tư vấn, giải trí …Với sự phát triển của điện
thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Tuy có ưu
điểm là phổ biến và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giao dịch
vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao.
1.2.2. Máy điện báo telex, telecopy (fax)
Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Ngày nay fax gần như đã thay thế
hẳn máy telex chỉ truyền được lời văn. Máy fax có hạn chế là không truyền tải được âm thanh, hình ảnh
phức tạp và chi phí sử dụng cao.
1.2.3. Truyền hình
Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại. Toàn thế giới ước tính có 1 tỉ máy thu
hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến cho truyền hình trở thành công cụ phổ biến và đắt
giá. Truyền hình cable kỹ thuật số là công cụ quan trọng trong thương mại điện tử vì nó tạo được tương
tác hai chiều với người xem, đó là điều mà truyền hình thông thường không làm được. Truyền hình ở
một số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong thương mại điện tử dạng B2C.
1.2.4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ mua hàng cùng các hệ
thống kỹ thuật kèm theo. Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này là ngày càng tích hợp nhiều chức
năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng.
1.2.5. Máy tính và Internet:
Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo bước phát triển nhảy vọt
cho thương mại điện tử. Máy tính trở thành phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử vì những ưu thế
nổi bật, xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hoá các quy trình, nối mạng và tương tác hai
chiều qua mạng.
Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau (thường bằng cáp), chúng
sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin. Những người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ tài

nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, máy in, modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà
người ta chia thành các mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet. Theo phạm vi cung cấp
dịch vụ, người ta phân thành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet).
Internet được định nghĩa là tập hợp bao gồm các mạng máy tính thương mại và phi thương mại được kết
nối với nhau nhờ có đường truyền viễn thông và cùng dựa trên một giao thức truyền thông tiêu chuẩn –
đó là giao thức TCP/IP, trong đó TCP (Transmission Control Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc
truyền gửi chính xác dữ liệu từ máy người sử dụng đến máy chủ, còn IP (Internet protocol) có trách
nhiệm gửi các gói dữ liệu từ nút mạng này sang nút mạng khác theo địa chỉ Internet.
Như vậy, Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, kết nối hàng triệu máy tính trên
toàn thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Internet mang lại cơ sở hạ tầng giúp các công ty phổ biến
các địa chỉ trên mạng của mình, hiển thị nội dung thông tin để mọi người có thể truy cập. Internet bao
gồm các thông tin đa phương tiện như số liệu, văn bản, đồ hoạ, phim ảnh … là một hình thức mạng với
những chức năng phong phú để kết nối thông tin trên toàn thế giới.
Các mốc quan trọng hình thành và phát triển mạng Internet có thể kể đến là:
1962: ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau (J.C.R. Licklider)
1965: Mạng gửi các dữ liệu được chia nhỏ thành từng gói tin, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết
hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts
với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại.
1967: Lawrence G. Roberts đề xuất ý tưởng mạng ARPANET – Advanced Research Project Agency
Network tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin (packet switching technology) đem lại lợi
ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của
Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANET
1969: Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành dự án nghiên cứu cao cấp ARPA (Advanced research project
agency). Mục tiêu dự án là nghiên cứu các tiêu chuẩn và công nghệ – thiết bị truyền gửi dữ liệu thiết lập
hệ thống mạng toàn quốc cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời, đồng thời đảm bảo cho sự
hoạt động liên tục của mạng máy tính, kể cả trong trường hợp một phần hay một bộ phận của mạng
thông tin bị phá huỷ. Dự án thành công ngoài sức tưởng tượng, hệ thống mạng đã được các nhà khoa
học, các kỹ sư, các ngành công nghiệp, các trường đại học ủng hộ và đã trở thành mạng thông tin khổng
lồ, có tên là Internet (mạng của các mạng).
1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson)

1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London
1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmision Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao
thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các
máy chủ.
1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới.
1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) cùng với giao thức truyền
siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol) ra đời, Internet thực sự trở thành dụng cụ đắc lực với
hàng loạt các dịch vụ mới.
Khi Internet xuất hiện, các nhà kinh doanh thương mại đã nhanh chóng khai thác thành tựu này. Họ sử
dụng Internet như phương tiện để gửi thư, đàm phán, thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quảng cáo, chào
hàng, tìm kiếm thị trường, đối tác thương mại, và trong một số trường hợp Internet còn được sử dụng
như kênh giao hàng.
World Wide Web (WWW) ra đời, giúp người sử dụng có thể tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn
bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong
phú. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu
quả.
Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ tháng 10 năm 1997 và sự xuất hiện
của dịch vụ ADSL vào năm 2003 đánh dấu mốc phát triển mới các dịch vụ trên Internet trong đó có TMĐT
tại nước ta.
C.HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
1.3.1. Thư điện tử (Email)
Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng
email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh
nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax. Một địa chỉ email tốt phải đáp ứng các yêu cầu
càng ngắn càng tốt, gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp.
Địa chỉ email cần ngắn gọn để đối tác có thể dễ nhớ và tránh khả năng gõ nhầm trên bàn phím vì khi gõ địa chỉ email
chỉ cần sai một ký tự là coi như sai cả địa chỉ và thư gửi sẽ không đến nơi.
Địa chỉ email cần gắn với địa chỉ website và thương hiệu vì như vậy chỉ cần đọc địa chỉ email là đối tác có thể nhận
biết tên doanh nghiệp của bạn cũng như địa chỉ website của bạn. Ví dụ, khi nhận được email từ là người ta dễ dàng

đoán ra được đây là email từ công ty IBM và Website của công ty này là . Dựa trên nguyên tắc địa chỉ website gắn
liền với tên thương hiệu, trong nhiều trường hợp có thể đoán ra địa chỉ website của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Tuyệt đại đa số website của doanh nghiệp đều có phần đầu là www. và phần sau là .com hoặc .com.vn. Chúng ta chỉ
cần đặt tên thương hiệu của doanh nghiệp vào giữa hai phần trên là xong.
Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉ email, doanh nghiệp cần lấy ngay địa chỉ website làm phần
gốc (phần sau dấu @). Rất nhiều doanh nghiệp hiện đã có website, nhưng l?i không biết là họ có quyền dùng địa chỉ
website đó cho địa chỉ email của mình nên vẫn phải dùng địa chỉ email đăng ký tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet
như VDC, FPT …
1.3.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI) là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng “có cấu
trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã
thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. Trao
đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan trọng đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Với việc hình thành những hệ thống ứng dụng thương mại điện tử kỹ thuật cao như mạng giá trị gia
tăng (VAN), hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng (SCM), mạng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian …, có sự
tham gia của nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ áp dụng những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thống nhất tạo thuận lợi
cho các giao dịch thương mại điện tử. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên,
giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí trao đổi dữ liệu. Hiện nay,
sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình hiện đại như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn, do đó
EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành trên thế giới.
1.3.3. Quảng cáo trực tuyến
Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt
đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web
thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng… Chi phí quảng cáo trên các trang
web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. Vì vậy, việc tiến hành quảng
cáo trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến lược quan trọng của nhiều doanh
nghiệp. Những công ty có trang web riêng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất hàng hoá, dịch vụ
công nghiệp tới những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chi phí thấp của các hình
thức quảng cáo bằng thư điện tử bằng cách mua hoặc liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng có địa chỉ email từ
những nhà cung cấp dịch vụ Interner như FPT, VDC … rồi gửi thư điện tử quảng cáo. Ví dụ về các loại quảng cáo

trực tuyến trên website là samer, popup, contest/quizz …
1.3.4. Bán hàng qua mạng
Website bán lẻ là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng
hoá cho người tiêu dùng. Đây chính là sự thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu
dùng. Mặc dù không phải phương thức có trị giá giao dịch lớn nhất trong thương mại điện tử, nhưng khi nói đến
thương mại điện tử người ta hay nghĩ đến website bán lẻ với các mô hình nổi tiếng như , .
Website bán lẻ có ưu thế trong việc kinh doanh những món hàng có giá trị nhỏ và vừa, những mặt hàng tiêu dùng
thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh những hàng hoá hữu hình, hàng hoá có thể số hoá và dịch vụ cũng
là đối tượng của website bán lẻ. Phần mềm, trò chơi, phim là những mặt hàng số hoá có doanh số phân phối qua
mạng cao. Các dịch vụ giải trí, du lịch, giao thông, tư vấn … cũng là những lĩnh vực tiềm năng cho các website bán
lẻ.
Quy trình mua bán trên một website bán lẻ thường diễn ra như sau:
• Người mua vào website xem hàng, mỗi mặt hàng thường có hình ảnh minh hoạ, các chi tiết về mặt
hàng đó.
• Khi muốn mua một mặt hàng, người mua sẽ nhấn vào nút “Đặt mua” sau đó lại có thể tiếp tục xem
các mặt hàng khác.
• Sau khi xem và chọn hàng xong, người mua nhấn vào ô “Giỏ mua hàng” (Shopping cart hoặc
Basket) để xem lại những mặt hàng đã chọn. Tại đây người mua có thể bỏ bớt những mặt hàng đã
chọn hoặc tăng số lượng của một mặt hàng nào đó.
• Tiếp đó đến phần thanh toán, người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu đã đăng ký) hoặc điền các
thông tin về địa chỉ nhận hàng và chọn phương thức thanh toán : bằng thẻ tín dụng, chuyển tiền
thẳng vào tài khoản người bán, chuyển tiền qua Paypal, chuyển tiền qua bưu điện.
• Sau khi nhận được thanh toán, người bán sẽ gửi hàng qua bưu điện hoặc chuyển trực tiếp đến cho
người mua (người mua cũng có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tại thời điểm này).
Với website bán lẻ, doanh nghiệp có thể trở thành một nhà phân phối hàng hoá mà không cần phải trực tiếp sản xuất
hay không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh là cắt giảm được chi phí thuê
mặt bằng và nhân công. Tuy nhiên, để thiết lập website bán lẻ, doanh nghiệp cần lưu ý những điều kiện sau:
• Thiết kế hoặc thuê thiết kế được một website bán lẻ có đầy đủ các chức năng, tiện lợi cho người
dùng và bảo mật tốt (nhất là với các website có nhận thanh toán trực tiếp qua mạng).
• Đặt website trên máy chủ có tốc độ cao, đường truyền băng thông rộng để khách hàng truy cập dễ

dàng.
• Bố trí tốt nhân lực để nhận, phản hồi các đơn đặt hàng, cập nhật thông tin trên website, nhận hàng
từ nhà sản xuất và giao hàng cho người mua.
• Cung cấp nhiều loại hình thanh toán.
• Làm tốt công tác quảng cáo website, chăm sóc khách hàng.
• Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).
Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu.
D.CÁCH GIAO TIẾP
Cách giao tiếp
Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:
1. Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);
2. Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);
3. Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);
4. Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch).
E. CÁCH GIAO DỊCH
Giao dịch thương mại điện tử tiến hành:
1. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng;
2. Giữa các doanh nghiệp với nhau;
3. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ;
4. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ;
5. Giữa các cơ quan Chính phủ.
6. giữa con người với con người thông qua công cụ máy tính
Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu.
F.TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn kỹ thuật
 eBXML – XML cho quy trình kinh doanh điện tử
 XBEL – XML dùng trong kế toán
 BMECat – XML dùng trong trao đổi dữ liệu danh mục hàng hóa, thông tin giá cả,
 WClass – Hệ thống nhóm hàng hóa của công nghiệp điện
 UNSPSC - Tiêu chuẩn phân loại hàng hóa

 shopinfo.xml – Cung cấp dữ liệu sản phẩm và cửa hàng
G. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mặc dù hiện nay TMĐT mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh
các quá trình thương mại thông thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới. TMĐT là để
phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá trình cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent
agents. Lợi ích của thương mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau:
1.5.1.1. Đối với các doanh nghiệp:
• Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty
có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế
giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với
giá thấp hơn và bán được nhiÒu sản phẩm hơn.
• Cải thiện hệ thống phân phối:giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ
thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.
• Vượt giới hạn về thời gian:việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động
kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
• Sản xuất hàng theo yêu cầu:còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng
đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, ví dụ như hãng Dell
Computer Corp.
• Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách
hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn
giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
• Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các
doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
• Giảm chi phí sản xuất:giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
• Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao
dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng
5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch
thông qua bưu điện. Chi phí thanh toán điện tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng.
• Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-
15%).

• Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian
và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng
góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
• Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập
nhật nhanh chóng và kịp thời.
• Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu
phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc thù riêng biệt nên việc thu phí đăng
ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
• Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ
khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao
dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông tin; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt
động kinh doanh.
1.5.1.2. Đối với người tiêu dùng :
• Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi
nơi, mọi lúc trên khắp thế giới.
• Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn
hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
• Giá thấp hơn:do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá
cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.
• Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số hóa được như phim,
nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.
• Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông
tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông
tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
• Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên
các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên
thế giới.
• “Đáp ứng mọi nhu cầu”: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi
khách hàng.
• Thuế: trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miÔn thuế đối với các

giao dịch trên mạng.
1.5.1.3. Đối với xã hội :
Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, TMĐT nay đã trở thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng
lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển tới nền kinh tế dựa trên cơ sở tri
thức và thông tin, với công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…) biến chuyển nhanh chóng, thời
gian từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng rút ngắn. Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát
triển và hiệu quả của TMĐT: (i) khả năng liên kết bởi TMĐT, các điều kiện và hệ quả (ví dụ, thu nhập và thời gian), (ii)
niềm tin.
Các điều kiện sử dụng Internet và mạng máy tính ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận TMĐT của xã hội và cña nền
kinh tế, đặc biệt là các điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở cả các nền kinh tế phát triển và đang
phát triển. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều nước cho thấy cã sù liên hệ tích cực giữa sử dụng công nghệ
thông tin (sử dụng máy tính và Internet) và thu nhập – nói chung người có sử dụng công nghệ thông tin có thu nhập
cao hơn so với người không sử dụng hoặc ít sử dụng công nghệ thông tin. Ngược lại, những người có thu nhập cao
hơn thường sử dụng máy tính và Internet thường xuyên hơn những người có thu nhập thấp. TMĐT giúp giảm thời
gian giao dịch, dẫn tới một số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế và xã hội.
• Hoạt động trực tuyến: thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ
xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
• Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua
sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. TMĐT làm tăng thêm lòng tin của
người dân, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển.
• Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các
nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm,
kỹ năng… được đào tạo qua mạng.
• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ
công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại
giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình.
1.5.2. Một số thách thức và ảnh hưởng của thương mại điện tử
1.5.2.1. Thách thức của thương mại điện tử
Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính
thương mại. Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 rào cản lớn nhất của TMĐT theo thứ tự là:

1. An toàn
2. Sự tin tưởng và rủi ro
3. Thiếu nhân lực về TMĐT
4. Văn hóa
5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)
6. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT
7. Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng…)
8. Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng
9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
10.Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT
Biểu 1. Thách thức của thương mại điện tử
Cản trở về kỹ thuật Cản trở về thương mại
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an
toàn và độ tin cậy.
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối
với người tham gia TMĐT
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của người sö dông, nhất là trong
thương mại điện tử.
Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng
trong TMĐT do không được gặp trực tiếp
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai
đoạn đang phát triển
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa
được làm rõ
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với
các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu
truyền thống
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều
kiện để TMĐT phát triển

Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt
(công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT
còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo
cần thời gian
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại
điện tử đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không
giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện
tử cần thời gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi
thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của
TMĐT
1.5.2.2. Ảnh hưởng của thương mại điện tử :
a) Tác động đến hoạt động marketing
• Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị
trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn.
Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua
Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi,
nhanh và chính xác hơn.
• Hành vi khách hàng:Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong
thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu
cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị
tác động bởi Internet và Web.
• Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào
tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý… được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt
khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web…
• Định vị sản phẩm: Bên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất,

dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, việc định vị sản phẩm ngày nay còn được bổ sung thêm
những tiêu chí riêng của thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá
nhân và doanh nghiệp nhanh nhất …
• Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc
tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của TMĐT. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn,
nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà cung cấp và khách hàng.Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử
khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng
cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi
để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và
vô hình đều chịu sự tác động của TMĐT, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện
hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn
hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ
vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo
bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7…
b) Thay đổi mô hình kinh doanh
Việc xuất hiện thương mại điện tử đã dẫn đến trào lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ
truyền thống sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử như các Công ty Ford Motor, Dell Computer Corp… Bên
cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B.
Với Ford, việc áp dụng TMĐT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp công ty giảm lượng hàng lưu kho và
độ trễ trong phân phối hàng hoá. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng, tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
• Với Dell Computer Corp, áp dụng TMĐT trong các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
công ty như lôi kéo các khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng, sản xuất hàng theo yêu cầu (được biết đến dưới tên gọi “chiến lược kéo”), v.v
• Với mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn
giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế và giá trị mới cho khách
hàng bằng TMĐT.
c) Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng TMĐT có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình

để thấy rõ hiệu quả của TMĐT trong sản xuất. Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát
triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như Internet banking, thanh toán thẻ tín dụng trực
tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, mobile banking, ATM… hoạt động vận tải, bảo hiểm. Đặc biệt, đối với hoạt
động ngoại thương, TMĐT có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là rộng lớn trên toàn cầu, rất
phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động
của TMĐT.
H. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hoặc là những
người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó TMĐT
lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên TMĐT không thể thực hiện
được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong thương mại truyền
thống mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong TMĐT mạng Internet chính là một thị
trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn khác.
1.6.1. Các vấn đề pháp lý trong TMĐT
1.6.1.1. Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia.
Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa
đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an
toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành
lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công
đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường
truyền. Mặt khác người sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Nó cho phép người sử
dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn
của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng
biện pháp mã hoá để mã hoá các thông tin. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho Giám
đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán bộ dưới quyền.

1.6.1.2. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời
tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được
yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa
chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do
các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và
sử dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT
cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
1.6.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và
người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ
mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như
người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau,
chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho
các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là
không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về
luật sẽ áp dụng.
1.6.1.4. Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong hợp
đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để
xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver
không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng
không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua
domain name nước ngoài và ngược lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số loại hợp đồng theo
quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng ký. Luật pháp các nước đều
không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các dịch vụ số hoá.
Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng. phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và
không có khuyết điểm nhỏ. Sẽ không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho

người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng. Việc
mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê
viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho
người mua các loại sản phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet.
1.6.1.5. Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao dịch này thường
là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn
bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi
cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong
những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi
xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với những tài liệu về
quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều
cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện.
Trong TMĐT con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều
quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm
bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
1.6.1.6. Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên. Do các bên trong
TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác định thời điểm giao kết
thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các
tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp đồng trực tiếp. Sự
phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả giá. Trường hợp này người mua là người
trả giá, người bán là người chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng không nhất thiết phải do con
người thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy móc. Ví dụ, khi người chủ đặt máy
bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành
TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp
đồng là thời điểm thông tin chấp nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau:

a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi thông điệp điện tử
nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm
việc để truy lục thông điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời điểm thông điệp điện
tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận.
1.6.2. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới
1.6.2. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới
* Các tổ chức Quốc tế
• UNCITRAL – Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương
mại điện tử vào năm 1996 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng các đạo luật về
thương mại điện tử.
• OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của
Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của
ICT đến tăng trưởng kinh tế
• WIPO – Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại
và các vấn đề liên quan đến tên miền
• ICANN – giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế
• WTO – giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế
* Các nước trên thế giới và khu vực
• EU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on electronic
commerce”
• US: UETA – Luật giao dịch điện tử thống nhất (Uniform Electronic Transactions Act)
• Canada: Luật giao dịch điện tử
• Australia: Luật giao dịch điện tử các bang
• Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998
1.6.2.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những
quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho
những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như

một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình.
Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý
và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho những giao
dịch bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
• Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thoả
mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;
• Tự do thoả thuận hợp đồng;
• Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử;
• Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp
đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành
phải được tôn trọng;
• Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung : luật chỉ áp dụng đối với hình
thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn những đòi hỏi pháp
lý nhất định;
• Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên
tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của nước mình.
1.6.2.2. Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới
Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT là việc rất cấp thiết. Để hỗ trợ các hoạt động TMĐT, nhiều nước trên
thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản
của bộ luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ Ban Pháp luật thương mại quốc tế – Liên hợp quốc (UN
Commision on International Trade Law – UNCITRAL) soạn thảo năm 1996. Bộ luật mẫu này cung cấp
các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp lý
cho các hoạt động thương mại điện tử.
Biểu 2.
Khung pháp lý cho các hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới

Nước Một số văn bản pháp lý
Australia Luật giao dịch điện tử năm 1999 (căn cứ trên luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL)
quy định các nghĩa vụ pháp lý với việc phát hành đối với phương tiện điện tử
Nhật Bản Hàng loạt luật liên quan đến công nghệ thông tin ban hành trong năm 2000 công

nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng phương tiện điện tử. Luật về
chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực điện tử của Nhật Bản cũng được ban hành
ngày 25/5/2000.
Trung Quốc Luật hợp đồng thừa nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử
Đặc khu Hongkong Ngày 7/1/2000, Hồng Kông đã ban hành pháp lệnh giao dịch điện tử. Văn bản này
có quy định về chữ ký điện tử, bản ghi điện tử và được áp dụng rộng rãi cho mọi
hoạt động truyền thông, công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử.
Hàn Quốc Hàn Quốc có Luật Chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001
Mehico Nghị định về TMĐT được thông qua năm 2000
New Zealand Luật Giao dịch điện tử (căn cứ vào luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL) ban hành
năm 1998, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào một giao dịch điện
tử. Luật cũng quy định việc cấp phép qua thiết bị điện tử đối với khu vực công cộng
và trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ thuộc bên thứ ba. Cơ chế giải quyết
tranh chấp điện tử qua Internet được sử dụng để giải quyết tranh chấp
Thái Lan Luật Giao dịch điện tử của Thái Lan được thông qua vào tháng 10/2000 đã bao quát
cả chữ ký điện tử.
Mỹ Áp dụng Luật thương mại chung
Áp dụng Luật Chuyển tiền điện tử đối với các sản phẩm lưu trữ giá trị dưới sự kiểm
soát của Cục Dự trữ Liên bang.
Luật Giao dịch điện tử thống nhất thông qua năm 1999 thừa nhận tính bình đẳng
của chữ ký điện tử và chữ ký viết tay. Các bang ban hành luật riêng dựa trên luật
giao dịch điện tử thống nhất.
Malaysia Ngày 1/10/1998, Luật về chữ ký điện tử của Malaysia đã có hiệu lực.
Singapore Ngày 29/6/1998, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã ra đời quy định về chữ ký
điện tử, chữ ký số cũng như bản ghi điện tử.
Philipines Luật Thương mại điện tử của Philipines ban hành ngày 14/6/2000 đã điều chỉnh về
chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và tội phạm liên quan tới thương mại điện tử.
Brunei Luật Giao dịch điện tử của Brunei được ban hành tháng 11/2000 bao quát đến vấn
đề hợp đồng điện tử cũng như chữ ký điện tử và chữ ký số.
Ấn Độ Luật về công nghệ thông tin của Ấn Độ được thi hành từ tháng 10/2000 quy định về

chữ ký số và bản ghi điện tử.
1.6.3. Khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử ở Việt Nam
Cùng với hệ thống pháp luật chung, các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử cũng bước
đầu được hình thành và dần hoàn thiện.
1.6.3.1. Luật giao dịch điện tử
Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ
ngày 1/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng
thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, an
ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao
dịch điện tử. Phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.
Luật Giao dịch điện tử nhấn mạnh nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử là tự nguyện, được tự thoả
thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ, bảo đảm sự bình đẳng
và an toàn.
Chữ ký điện tử là một nội dung được đề cập đến trong Luật Giao dịch điện tử. Luật công nhận giá trị
pháp lý của chữ ký điện tử, nêu lên nghĩa vụ của bên ký, bên chấp nhận chữ ký và tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký điện tử và dành hẳn một chương đề cập đến giao dịch điện tử của cơ quan Nhà
nước.
1.6.3.2. Luật thương mại
Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu
lực từ ngày 1/01/2006 là văn bản pháp lý làm nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có
thương mại điện tử. Điều 15 của Luật quy định “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp
ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương
đương văn bản”. Ngoài ra, tại khoản 4, Điều 120 (các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ),
trong đó coi “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu
hàng hoá, dịch vụ.
1.6.3.3. Bộ luật dân sự
Tại khoản 1, điều 124 “Hình thức giao dịch dân sự” của Bộ luật dân sự (Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006) quy định “Giao dịch dân sự thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. Bộ luật Dân

sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết, sửa đổi, thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng. Theo đó,
thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm
giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp
đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Đây là những khái niệm quan trọng cần tính đến khi xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến giao
kết và thực hiện hợp đồng trong môi trường điện tử.
1.6.3.4. Luật Hải quan
Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực
từ ngày 1/01/2006 có bổ sung một số quy định về trình tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải
quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bằng Thương mại điện tử.
1.6.3.5. Luật sở hữu trí tuệ
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ
ngày 1/07/2006 thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có một số điều khoản liên quan đến thương mại điện tử như quy định
về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường điện tử như cố ý huỷ
bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm, dỡ bỏ hoặc thay đổi thông
tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy
không có quy định cụ thể liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng các nguyên tắc trong Luật
Sở hữu trí tuệ có thể áp dụng đối với lĩnh vực này.
1.6.3.6. Một số văn bản pháp luật khác
Bên cạnh Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử và Bộ luật Dân sự, có một số văn bản khác cũng đề
cập đến thương mại điện tử như :
• Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT do Bộ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông ký và ban
hành ngày 11/08/2005 quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
• Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/07/2006 về quản lý đại lý
Internet.
Ngoài ra, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định về thương mại điện tử cũng đang khẩn trương được xây
dựng, tạo cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử phát triển.
L. QUY TRÌNH KINH DOANH
1.4.QUY TRÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Posted by admin on Nov 22, 2010 | Leave a Comment
1.4.1. Tìm kiếm đối tác, sản phẩm, dịch vụ
Ngày nay, chúng ta có thể tìm địa chỉ đối tác một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ
tìm kiếm trên Internet như địa chỉ www.google.com, www.yahoo.com , đặc biệt là đối tác tại
các nước phát triển, nơi có tỷ lệ phổ cập Internet rất cao. Tại những công cụ tìm kiếm, sau
vài giờ phân loại, sàng lọc thông tin, chóng ta có thể có trong tay một danh sách các đối tác
tiềm năng
Để xem thông tin chi tiết về một đối tác cũng như sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, bạn
có thể vào trực tiếp các website của họ. So với cách làm truyền thống là qua các danh bạ
điện thoại, các catalogue, phương pháp mới này có rất nhiều ưu điểm: nhanh hơn, chính xác
hơn, tiết kiệm hơn.
1.4.2. Thoả thuận hợp đồng
Một trong những điểm quan trọng nhất trong công đoạn thoả thuận hợp đồng là xác định
giá. Với Internet, việc xác định giá cho một sản phẩm và dịch vụ cụ thể nào đó là khá dễ
dàng và nhanh chóng thông qua các cách như gửi thư hỏi giá, thư báo giá đến các đối tác,
đưa giá sản phẩm, dịch vụ của mình trên website để tất cả những ai quan tâm có thể xem
được, có thể trao đổi, đàm phán trực tiếp với đối tác về các điều khoản của hợp đồng….
Internet có các công cụ hữu hiệu để làm những việc này, đó là website, e-mail, các công cụ
để hội đàm như ICQ, MS Messenger, AIM v.v…
1.4.3. Thanh toán
Thanh toán là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi và phức tạp nhất trong thương
mại điện tử. Nếu không kể đến những hợp đồng lớn giữa các công ty, vẫn được thực hiện
theo các phương thức truyền thống như trong giao dịch ngoại thương thông qua tín dụng
thư hoặc điện chuyển tiền, trong các giao dịch nhỏ, việc thanh toán có thể được thực hiện
qua thẻ tín dụng như Master Card, Visa Card, American Express … Khách hàng chỉ cần nhập
một số thông tin về thẻ tín dụng của mình, toàn bộ các công việc còn lại sẽ được các ngân
hàng thực hiện.
1.4.4. Vận chuyển hàng hoá, dịch vụ
Các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thông tin như dịch thuật, tư vấn, đào tạo, các dịch vụ
báo chí, truyền thông đều có thể được vận chuyển một cách dễ dàng nhanh chãng qua

Internet .Đối với các hàng hoá phải chuyển theo các kênh truyền thống như đường biển,
đường hàng không … Internet vẫn giúp các đối tác theo dõi được tình trạng cũng như vị trí
của hàng hoá trên đường vận chuyển. Các công ty vận tải biển, các công ty phát chuyển
nhanh thường cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng của mình như một công cụ
marketing hiệu quả.
M.PHAN LOẠI THUONG MAI DIEN TU
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:
 Người tiêu dùng
 C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
 C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
 C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
 Doanh nghiệp
 B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
 B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
 B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
 B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
 Chính phủ
 G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
 G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
 G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
. MỘT SỐ MÔ HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Posted by admin on Nov 22, 2010 | Leave a Comment
Các giao dịch của thương mại điện tử diễn ra bên trong và giữa ba nhóm chủ thể tham gia chủ yếu là:
doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (Chính phủ) và người tiêu dùng. Dựa vào các chủ thể tham gia
giao dịch thương mại điện tử người ta phân thành các loại mô hình giao dịch thương mại điện tử
bao gồm doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business - B2B); doanh nghiệp với cơ quan nhà
nước (business to government -B2G); doanh nghiệp với người tiêu dùng (business to consumer – B2C);
cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước (Government to Government G2G); cơ quan nhà nước với
người tiêu dùng ( Government to consumer G2C); người tiêu dùng với người tiêu dùng (consumer to
comsumer – C2C). Trong chương này chỉ nêu những mô hình có tính chất phổ biến đối với các doanh

nghiệp và có thể áp dụng tại Việt Nam để doanh nghiệp tham khảo.
2.1.1. Mô hình giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C)
Do đối tượng tham gia mô hình giao dịch này gồm doanh nghiệp và người tiêu dùng nên thương mại
điện tử dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và thường được xã hội chú ý. Đây cũng là phương thức thường
được doanh nghiệp lựa chọn khi bước đầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt với những
doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới phục vụ đối tượng người tiêu dùng. Từ kinh nghiệm xây dựng và
vận hành các website thương mại điện tử B2C của một số doanh nghiệp đã tương đối thành công, có thể
rút ra một số nhận định sau:
Điểm mấu chốt quyết định thành công của một website thương mại điện tử B2C là khả năng thu hút và
duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng. Để thu hút khách hàng mới, bên cạnh giao diện đẹp và thuận
tiện cho việc sử dụng, thông tin trên website cũng cần phải hết sức phong phú. Kinh nghiệm cho thấy
khách hàng đặc biệt quan tâm tìm kiếm những thông tin mô tả và giá cả hàng hóa, dịch vụ trên mạng,
qua đó so sánh, đối chiếu để dẫn đến quyết định mua hàng. Việc đáp ứng một cách thuận tiện nhu cầu
của người tiêu dùng về khảo sát giá cả cũng như sản phẩm là lợi thế nổi bật của phương thức tiếp thị
trực tuyến mà các nhà kinh doanh cần khai thác triệt để. Một khi khách hàng đã quan tâm đến website,
dùng thử các dịch vụ trên đó và thấy thực sự hiệu quả thì xác suất quay lại sẽ là rất lớn. Trong bối cảnh
các website thương mại điện tử của Việt Nam chưa nhiều, những doanh nghiệp quan tâm đầu tư làm
thương mại điện tử một cách bài bản sẽ có nhiều ưu thế trong việc xây dựng lượng khách hàng trung
thành để làm cơ sở cho giai đoạn cất cánh về sau.
Phương thức mua hàng trên mạng có sức hút mạnh với đối tượng là cán bộ công sở, sinh viên, những
người ít có thời gian mua sắm và thường xuyên sử dụng mạng Internet. Do đó, khi triển khai các “cửa
hàng trực tuyến”, doanh nghiệp cần lưu ý phân tích thói quen và tâm lý tiêu dùng của các nhóm đối
tượng này để có chiến lược tiếp thị hoặc lựa chọn loại hàng hóa cho phù hợp.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử theo phương thức B2C phù hợp hơn với các doanh nghiệp
thương mại dịch vụ. Khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng muốn tìm được thông tin đa dạng về các
loại hàng hóa và sản phẩm khác nhau ngay tại một chỗ. Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng
hóa sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu này do mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất một vài sản phẩm nhất
định. Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại dịch vụ – vốn chỉ đóng vai trò trung gian phân phối sản
phẩm – sẽ có lợi thế hơn trong việc tập hợp các nguồn hàng khác nhau để có hàng hóa, sản phẩm trưng
bày phong phú, tạo thuận lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của người mua hàng.

Trong vài năm qua, số lượng website thương mại điện tử B2C ở Việt Nam không ngừng tăng. Báo cáo
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004 ước tính có 17.500 website doanh nghiệp vào thời điểm cuối
tháng 12/2004, trong số này rất nhiều website theo định hướng B2C. Ngoài số lượng đơn hàng, mức độ
thích ứng của người tiêu dùng đối với phương thức giao dịch thương mại điện tử B2C còn thể hiện ở giá
trị trung bình của các đơn hàng trên mạng. Theo số liệu thống kê chi tiết, giá trị trung bình của giao dịch
thương mại điện tử B2C trên các website VDC tăng khá nhanh trong vòng 3 năm qua, từ mức 760.000
đồng/giao dịch trong năm 2003 lên đến 2.300.000 đồng/giao dịch trong năm 2005. Điều này cho thấy
người tiêu dùng ngày càng tự tin hơn khi tiến hành giao dịch trên mạng và sẵn sàng mua những mặt
hàng có giá trị tương đối lớn dựa vào các thông tin cung cấp trên website thương mại điện tử của doanh
nghiệp.
Thành công của các công ty theo mô hình B2C là nhờ vào những thuận lợi trong việc mua hàng mà họ
có thể cung cấp cho khách hàng. Quá trình này có phần tương tự với dịch vụ khách hàng kiểu cũ. Các
công ty như Amazon.com … đã thu hút được đông đảo khách hàng trực tuyến chủ yếu là nhờ vào việc
đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của họ.
Một kinh nghiệm đối với khách hàng trực tuyến chính là giao diện: được hiểu là từ ngữ và hình ảnh mà
người mua hàng sẽ tiếp xúc, thay vì người bán hàng thực sự (mặc dù những công nghệ mới như VoIP
có thể cho phép khách hàng đàm thoại trực tiếp với các nhân viên bán hàng khi họ thực hiện mua hàng).
Nếu người mua hàng đưa các mục hàng vào một chiếc giỏ mua hàng ảo và trình ra thẻ tín dụng, các
công ty có thể đáp ứng các đơn đặt hàng mà hầu như không cần có sự tham gia xử lý của con người.
Cuối cùng, các hệ thống như màn hình trợ giúp theo tình huống (context-sensitive) và quảng cáo phù
hợp với sở thích từng cá nhân đã ra đời. Mặc dù, ban đầu công chúng có một số lo ngại về độ bảo mật
của các giao dịch bằng thẻ tín dụng nhưng TMĐT B2C giờ đang bắt đầu bùng phát.
Ngoài ra, các công ty theo mô hình B2C còn có những cách khác để thu lợi. Họ có thể bán chỗ quảng
cáo trên trang web của mình hoặc bán quyền truy cập tới một nội dung đặc biệt tính trên cơ sở trả tiền
theo sử dụng (pay-per-use) hay trả tiền theo lần xem (pay-per-view). Với cách bán quyền truy cập, các
công ty sẽ chia nhỏ thông tin trên trang web của mình và bán cho khách hàng của mình theo từng lần sử
dụng hoặc là theo một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Chẳng hạn, Nhật báo Wall Street
( cho phép khách hàng quyền truy cập có thời hạn 1 ngày tới một phiên bản báo trực
tuyến của công ty với giá không đầy 50 cent. )
Trong chương 5 sẽ hướng dẫn chi tiết hơn việc xây dựng một website bán lẻ.

2.1.2. Mô hình giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B)
Giữa các doanh nghiệp, TMĐT được sử dụng để trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá và
dịch vụ. Về mặt công nghệ trong khi B2C chủ yếu sử dụng cửa hàng ảo trên mạng, mô hình B2B chủ yếu
sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).Về thanh toán, trong mô hình dạng B2B việc thanh toán được tiến
hành trên cơ sở quyết toán bù trừ vào cuối kỳ và có thể thực hiện theo phương thức truyền thống mà vẫn
không làm giảm ý nghĩa của nó. Trong khi đó ở mô hình B2C, việc thanh toán được quan tâm đặc biệt vì
mua hàng lần nào thanh toán lần đó. Đấy là chỗ khác nhau căn bản giữa hai loại mô hình B2B và B2C.
Có nhiều kiểu mô hình B2B cho các kiểu kinh doanh khác nhau, trong đó đặc trưng nhất là các mô hình
sau:
a) Mô hình bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối (B2B Direct)
Đây là mô hình áp dụng trong trường hợp bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối hay nhà bán lẻ (còn
được gọi là hình thức bán buôn cho nhà bán lẻ. Ví dụ như nhà nhập khẩu hàng hoá khi nhập khẩu hàng
về trong nước có thể giao trực tiếp cho các siêu thị, công ty kinh doanh bán lẻ; nhà máy sản xuất văn
phòng phẩm bán trực tiếp các sản phẩm do nhà máy sản xuất ra như bót, mực, vở, đồ dùng văn phòng
phẩm khác cho các cửa hàng bán lẻ…
Mô hình B2B direct được xây dựng trên hoạt động kinh doanh thực tế đang diễn ra giữa nhà bán buôn và
nhµ bán lẻ. So với mô hình TMĐT dạng B2C nó có đầy đủ các chức năng như tìm kiếm hàng hoá, đặt
hàng, giao hàng, vận tải. Do trong thực tế công việc thanh toán giữa người bán và người mua được tiến
hành vào cuối kỳ trên cơ sở bù trừ nên mô hình hỗ trợ công cụ theo dõi công nợ với từng khách hàng và
tổng hợp công nợ của các khách hàng. Mô hình cung cấp các modules để tích hợp các số liệu công nợ,
thanh toán vào hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Mô hình này hữu hiệu khi số lượng mặt
hàng lớn, trong kỳ giao hàng nhiều lần, có việc đối lưu hàng hoá hay thanh toán, tạm ứng nhiều lần.
b) Mô hình bán hàng thông qua hệ thống các đại lý
Mô hình kinh doanh này thường được sử dụng để quản lý hệ thống đại lý. Nó hỗ trợ cho doanh nghiệp
quản lý được hệ thống đại lý của mình, nắm được lượng hàng bán của từng đại lý tại thời điểm mà mình
quan tâm, ví dụ như vào 16h30′ hàng ngày doanh nghiệp cần nắm được trong ngày hệ thống đại lý của
mình đã bán được bao nhiêu hàng, những hàng nào đang bán chạy, đại lý nào ngày mai sẽ hết hàng và
nếu phải điều hàng tới thì phải điều từ kho nào… Mô hình này cho phép các đại lý hỗ trợ lẫn nhau trong
bán hàng. Ví dụ khách hàng đến đại lý của LG tại Hà Nội, mua một cái tủ lạnh, nhưng lại muốn giao hàng
tại Nam Định, đại lý LG tại Hà Nội sẽ bán hàng cho khách và chuyển việc giao hàng cho đại lý LG tại

Nam Định. Đại lý LG tại Nam Định sẽ thực hiện và cuối kú hai đại lý sẽ thanh toán bù trừ cho nhau. Các
dữ liệu về hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống đại lý này sẽ được cập nhật vào CSDL chung để LG
có thể căn cứ vào đó điều chỉnh kế hoạch giao hàng, bổ sung cho kế hoạch tiếp thị cũng như hoạch định
các phương án kinh doanh.
Về mặt công nghệ, thực chất của mô hình này là doanh nghiệp xây dựng một catalogue chung, các
thành viên của doanh nghiệp theo chức năng của mình sẽ được chia sẻ một phần catalogue chung đó,
phần catalogue mà một thành viên được chia sẻ sẽ được doanh nghiệp áp dụng chính sách riêng, không
phụ thuộc vào các chính sách áp dụng cho các thành viên khác. Như vậy tuy cùng một loại hàng nhưng
các thành viên khác nhau sẽ được doanh nghiệp dành cho các giá bán buôn khác nhau, thời hạn thanh
toán, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau, lãi suất quá hạn khác nhau, hỗ trợ khác nhau…
và các thông tin này là thông tin bí mật giữa doanh nghiệp và đại lý, các đại lý khác không được biết.
Mô hình này, trong thực tế rất phong phú và không chỉ cho hệ thống đại lý, có thể vận dụng cho cả kiểu
mua đứt, bán đoạn nhưng nhiều lần. Hai điều kiện để áp dụng cho mô hình này là các thành viên chia sẻ
thông tin chung theo những quy định riêng của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh có tính chất
lâu dài.
c) Mô hình mua hàng thông qua tập hợp các nhà cung cấp
Về công nghệ, mô hình mua hàng qua các nhà cung cấp là mô hình ngược với mô hình bán hàng qua hệ
thống đ¹i lý. Mô hình bán hàng qua hệ thống đại lý doanh nghiệp xây dựng catalogue và thông tin chung
rồi sau đó cho phép các thành viên tham gia được chia sẻ. Mô hình mua hàng qua các nhà cung cấp thì
doanh nghiệp không xây dựng catalogue mà các thành viên xây dựng các catalogue riêng của mình sau
đó đặt vào “chợ chung” để tạo nên catalogue chung.
Mô hình này được sử dụng để kiên kết các nhà cung cấp riêng lẻ thành một nhà cung cấp lớn và tạo nên
sức mạnh xâm nhập thị trường. Ví dụ một làng nghề có nhiều cơ sở sản xuất với nhiều mặt hàng khác
nhau. Mỗi cơ sở sản xuất xây dựng một catalogue sản phẩm riêng của mình và đặt tại site chung (chợ
chung) của cả làng. Chợ chung sẽ có hàng nghìn sản phẩm và sẽ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của
khách hàng khi họ ghé thăm. Tuy nhiên mô hình vẫn đảm bảo là khách lựa chọn sản phẩm của cơ sở
nào thì khách sẽ làm việc với cơ sở đó một cách riêng tư. Ở đây các cơ sở đóng vai trò các nhà cung
cấp.
d) Mô hình hỗn hợp mở rộng extended site (XS)
Do trong thực tế một doanh nghiệp thường có nhiều khách hàng với các tính chất công việc khác nhau,

do vậy cần phải quản lý các khách hàng này khác nhau. Mô hình hỗn hợp thường được sử dụng trong
trường hợp này. Mô hình XS để người bán hàng có thể tạo ra nhiều site nhằm vào các nhóm người sử
dụng khác nhau. Ví dụ, người bán hàng có thể tạo ra các site theo vùng địa lý, các site riêng cho khách
hàng lớn. Tất cả các site khác nhau được tạo ra này đều có thể chia sẻ các tài sản chung như catalogue
chẳng hạn, tại đó mỗi site tạo ra có thể chọn lựa một nhóm con của catalogue và chỉ phần được chọn đó
mới được hiển thị, nếu cần thiết có thể thêm các thông tin riêng như giá cả, điều kiện giao hàng, thanh
toán, khuyến mãi…cho site con được tạo ra. Điều đó có tác dụng:
1. Cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều chiến lược để sản phẩm/dịch vụ luôn sẵn sàng đối với
khách hàng.
2. Doanh nghiệp có nhiều site trình diễn khác nhau mà khách hàng thấy như là một site riêng biệt.
Doanh nghiệp có thể tạo các site theo :
• Vùng địa lý
• Mặt hàng
• Phân đoạn thị trường
• Khách hàng
Mỗi site thể hiện như là một site riêng duy nhất cho khách hàng truy nhập, mỗi site có thể áp dụng quy
định kinh doanh riêng. Ví dụ, các vùng địa lý khác nhau có thể có qui định giá cả, điều kiện thương mại
và mức thuế khác nhau.
Mô hình XS khởi tạo và quản lý một cấu hình dữ liệu chung, các site sẽ chia sẻ và sử dụng chung. DN có
thể tạo XS chứa tất cả các khai báo cần thiết đối với khách hàng của mình để xác lập site duy nhất cho
một thị trường đặc biệt.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất ô tô có thị trường tiêu thụ là Việt Nam (miền Bắc, Trung, Nam) và xuất
khẩu ra thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc …); tham gia vào sản xuất có các nhà cung cấp linh
kiện, bán thành phẩm, nội thất; tham gia vào quá trình phân phối có các nhà xuất khẩu, các đại lý, salon
ôtô.
Khi tham gia TMĐT, doanh nghiệp sản xuất ôtô có thể mở thêm các site ngoài site chính của mình như:
1. Site cho nhà cung cấp săm, lốp
2. Site cho nhà cung cấp trang bị nội thất, ghế, đệm
3. Site cho nhà cung cấp dây, cáp, bảng mạch điện cho ô tô
4. Site cho tổng đại lý tiêu thụ

5. Site chuyên cho xuất khẩu
6. Site chuyên giới thiệu sản phẩm mới …
Tuy mở nhiều site, nhưng DN sản xuất ô tô chỉ cần dùng 1 catalogue chung, các site tuỳ theo yêu cầu mà
sử dụng một phần tài nguyên của catalogue chung này. Khi sử dụng chung catalogue, doanh nghiệp có
thể khai báo để các site mở thêm này (site phụ) phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Ví dụ có thể đưa thêm
vào site cho tổng đại lý các chính sách, giá cả, khuyến mãi, lịch trình cấp hàng cũng như các yêu cầu
riêng về kinh doanh, các hỗ trợ về kỹ thuật … để hỗ trợ cho quản lý, kinh doanh một cách tích cực. Thực
chất doanh nghiệp khi thực thi XS có thể kiến tạo site theo yêu cầu riêng của mình và cấp quyền cho các
site con do mình tạo ra.
Mô hình kinh doanh theo kiểu XS là một mô hình cho phép DN sử dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà
cung cấp dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo được bí mật kinh doanh của mình như trường hợp đầu tư xây
dựng mạng kết nối Internet riêng. Điều này cho phép tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Ngoài ra nó có
tác dụng thúc đẩy nhanh phát triển của thương mại điện tử do những đòi hỏi về xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, thiết bị đầu nối…) đã có những đơn vị chuyên đảm nhận, doanh nghiệp
có điều kiện tập trung cho công việc kinh doanh.
e) Mô hình bán đấu giá
Bán đấu giá nhằm xác định tiềm năng của thị trường đối với một mặt hàng hoặc xác định mức giá đối với
một sản phẩm. Đôi khi nó còn dùng như một công cụ xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới.
Có nhiều kiểu bán đấu giá:
• Open cry – tất cả các bidder (người tham gia đấu giá) biết các thông tin của nhau.
• Sealed bid – thông tin của các bidder chỉ người quản trị được biết, tất cả các bidder
không biết các thông tin về giá của nhau.
• Dutch – Không yêu cầu bidder đặt giá khởi điểm mà người quản trị đặt giá và thông báo
tới các thành viên tham gia đấu giá để xem ai chấp thuận giá này không. Thông thường sẽ
đặt ra một giá cao sau đó giảm dần tới khi có bidder đồng ý mua.
f) Mô hình gọi thầu
Việc tổ chức đấu thầu là một quá trình công phu đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng và có sự tham gia của Nhà
nước. Các văn bản pháp quy về đấu thầu còn phải được cụ thể hoá trong trường hợp đấu thầu qua
mạng. Đó là điều kiện và cũng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả của đấu thầu qua mạng. Hàn Quốc là nước
có kinh nghiệm trong tổ chức đấu thầu mua sắm công. Hàng năm họ thẩm định và phân loại các công ty

tham gia muốn tham gia đấu thầu thành các hạng khác nhau.
Khi gọi thầu, người gọi thầu công bố gói thầu đó dành cho doanh nghiệp hạng nào và chủ các doanh
nghiệp hạng đó muốn được tham gia. Các nhà thầu Download hồ sơ mời thầu để nghiên cứu. Tại thời
điểm mở thầu, các nhà thầu chỉ gửi qua mạng đến bản chào gửi và các điều kiện thương mại khác theo
quy định của hồ sơ thầu. Việc xét thầu sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Năm
2004, kinh phí của Hàn Quốc dành cho mua sắm công là 38 tỷ USD, 95% mua sắm được đấu thầu qua
mạng và tiết kiệm được 2,8 tỷ USD.
Biểu 3. Sự khác nhau giữa B2B và B2C
Đặc tính B2C B2B
Tỷ lệ tham gia Thấp đến trung bình Cao đến rất cao
Độ phức tạp của quyết định mua Đơn giản hơn – Tự quyết định Phụ thuộc vào nhiều đối tượng
Kênh Thẳng đến người tiêu dùng Qua nhiều trung gian
Thanh toán Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Đặc điểm hàng hóa Chuẩn Chuẩn hoặc không
2.1.3.Mô hình giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng ( C2C)
Phương thức giao dịch thương mại điện tử C2C diễn ra giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhau. Tuy
nhiên, khác với thương mại điện tử B2C hoặc B2B là những mô hình kinh doanh dựa trên doanh nghiệp
và do doanh nghiệp làm động lực, thương mại điện tử C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thương mại
điện tử của từng cá nhân tham gia giao dịch cũng như nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng nói
chung trong xã hội.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet, nhu cầu tìm kiếm, cung cấp thông tin về hàng hoá và dịch vụ
qua mạng ngày càng lớn. Trong vài năm gần đây, một số website xây dựng theo mô hình thương mại
điện tử C2C cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu dưới hai hình thức website rao vặt và website đấu
giá. Do yêu cầu kỹ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ thương mại điện tử đối với người tham gia
cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như
lượng thông tin đăng trên từng trang. Đây là những website thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ cần
bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng, v.v…
N.ĐÒI HỎI CỦA TMDT
Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại điện tử đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra
hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các vấn đề cần phải giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh

nghiệp, quốc gia và quốc tế. Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp
đan xen vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ; và bao gồm:
Hạ tầng cơ sở công nghệ
Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ
thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính toán (computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này
ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và hiện nay đang có xu
hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ
tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về
kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).
Hạ tầng cơ sở nhân lực
Hoạt động thương mại, theo đúng nghĩa của chữ "thương mại" trong "thương mại điện tử", liên quan tới mọi người,
từngười tiêu dùng đến doanh nghiệp, phân phối, Chính phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng thương mại điện
tử tất yếu đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có
thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính, và cần phải có một đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh.
Bảo mật, an toàn
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá, đặt ra
yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v là
các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống
điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là "hacker") xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết
kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan tới
an ninh quốc gia). Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư.
Hệ thống thanh toán tự động
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở
mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động (trong đó "thẻ thông minh") có vai trò đặc biệt quan
trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin
tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh
toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Giá trị của sản phẩm ngày nay tập trung ở "chất xám"; tài sản của con người, của quốc gia, đang quy dần về "tài sản
chất xám", thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì thế trong

việc truyền gửi các dữ liệu qua mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin (hình
thức quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, cấu trúc cơ sở dữ liệu, các nội dung truyền gửi), ở các khía cạnh phức tạp
hơn nhiều so với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể.
Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng là mục tiêu ngày càng được đề cao trong thương mại. Quy cách phẩm chất hàng hóa, và
các thông tin liên quan trong thương mại điện tử đều ở dạng số hóa, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao
dịch thương mại vật thể; để bổ cứu, phải có cơ chế trung gian vá giám sát đảm bảo chất lượng, là một khía cạnh
đang nổi lên trước thực tiễn rủi ro đang ngày càng gia tăng trong giao dịch thương mại điện tử, xâm phạm vào quyền
lợi của người tiêu dùng.
Môi trường kinh tế và pháp lý
Mỗi một quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể
bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử,
các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Website, bí mật đời tư,
và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận
chữ ký điện tử, v.v ; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất;
một hệ thống thuế thích hợp để xử lý các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có
một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được phản ánh đầy
đủ trong quan hệ nội luật. Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là
xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau.
Tác động văn hoá xã hội
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến
hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web
làm công cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực lượng
phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm
bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v ;
Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích
động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên
theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông
qua nối mạng các doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động
tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không

có tính kinh tế, và việc làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế).
Lệ thuộc công nghệ
Hoa Kỳ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin trên thế giới, cả phần cứng cũng như phần mềm (bao gồm
phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet, các phần mềm tìm kiếm và trình duyệt chủ
yếu cũng là của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã đi đầu và có nhiều thực tiễn về kinh tế số hóa và thương mại điện tử. Một khi
thương mại được số hóa thì toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ Hoa Kỳ và các nước tiên tiến gần với Hoa
Kỳ, là điều có thể đưa tới nhiều hệ quả.
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một
tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên,tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần
chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp
nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo
dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
O.VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TMDT
Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch hoặc là những
người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó TMĐT
lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên TMĐT không thể thực hiện
được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong thương mại truyền
thống mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong TMĐT mạng Internet chính là một thị
trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn khác.
1.6.1. Các vấn đề pháp lý trong TMĐT
1.6.1.1. Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia.
Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa
đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an
toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành
lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công
đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường

truyền. Mặt khác người sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Nó cho phép người sử
dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn
của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng
biện pháp mã hoá để mã hoá các thông tin. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho Giám
đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán bộ dưới quyền.
1.6.1.2. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời
tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được
yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa
chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do
các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và
sử dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT
cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
1.6.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy ra các rủi ro và
người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ
mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như
người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau,
chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho
các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là
không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về
luật sẽ áp dụng.
1.6.1.4. Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong hợp
đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để
xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver
không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng
không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua
domain name nước ngoài và ngược lại.

Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số loại hợp đồng theo
quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng ký. Luật pháp các nước đều
không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các dịch vụ số hoá.
Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng. phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và
không có khuyết điểm nhỏ. Sẽ không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho
người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng. Việc
mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê
viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho
người mua các loại sản phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet.
1.6.1.5. Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao dịch này thường
là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn
bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi
cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong
những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi
xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với những tài liệu về
quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều
cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện.
Trong TMĐT con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều
quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm
bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
1.6.1.6. Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên. Do các bên trong
TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác định thời điểm giao kết
thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các
tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp đồng trực tiếp. Sự
phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả giá. Trường hợp này người mua là người

trả giá, người bán là người chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng không nhất thiết phải do con
người thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy móc. Ví dụ, khi người chủ đặt máy
bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành
TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp
đồng là thời điểm thông tin chấp nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau:
a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi thông điệp điện tử
nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm
việc để truy lục thông điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời điểm thông điệp điện
tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận.
1.6.2. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới
1.6.2. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới
* Các tổ chức Quốc tế
• UNCITRAL – Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương
mại điện tử vào năm 1996 làm khung hướng dẫn cho các nước xây dựng các đạo luật về
thương mại điện tử.
• OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của
Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của
ICT đến tăng trưởng kinh tế
• WIPO – Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại
và các vấn đề liên quan đến tên miền
• ICANN – giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế
• WTO – giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế
* Các nước trên thế giới và khu vực
• EU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on electronic
commerce”
• US: UETA – Luật giao dịch điện tử thống nhất (Uniform Electronic Transactions Act)
• Canada: Luật giao dịch điện tử
• Australia: Luật giao dịch điện tử các bang

• Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998
1.6.2.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những
quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho
những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình.
Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý
và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho những giao
dịch bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
• Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thoả
mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;
• Tự do thoả thuận hợp đồng;
• Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử;
• Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp
đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành
phải được tôn trọng;
• Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung : luật chỉ áp dụng đối với hình
thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn những đòi hỏi pháp
lý nhất định;
• Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên
tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của nước mình.
1.6.2.2. Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới
Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT là việc rất cấp thiết. Để hỗ trợ các hoạt động TMĐT, nhiều nước trên
thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản
của bộ luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ Ban Pháp luật thương mại quốc tế – Liên hợp quốc (UN
Commision on International Trade Law – UNCITRAL) soạn thảo năm 1996. Bộ luật mẫu này cung cấp
các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp lý
cho các hoạt động thương mại điện tử.
Biểu 2.

Khung pháp lý cho các hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới

Nước Một số văn bản pháp lý
Australia Luật giao dịch điện tử năm 1999 (căn cứ trên luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL)
quy định các nghĩa vụ pháp lý với việc phát hành đối với phương tiện điện tử
Nhật Bản Hàng loạt luật liên quan đến công nghệ thông tin ban hành trong năm 2000 công
nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng phương tiện điện tử. Luật về
chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực điện tử của Nhật Bản cũng được ban hành
ngày 25/5/2000.
Trung Quốc Luật hợp đồng thừa nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử
Đặc khu Hongkong Ngày 7/1/2000, Hồng Kông đã ban hành pháp lệnh giao dịch điện tử. Văn bản này
có quy định về chữ ký điện tử, bản ghi điện tử và được áp dụng rộng rãi cho mọi
hoạt động truyền thông, công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử.
Hàn Quốc Hàn Quốc có Luật Chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001

×