Tên em:………………………. BÀI TẬP VỀ CÂU CHỦ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG
DÙNG CỤM C – V ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Bài tập 1: Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động
1.Hôm nay, cô giáo khen tôi rằng tôi rất hăng hái phát biểu ý kiến. Tôi rất hạnh phúc.
2.Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một cái áo len.
3.Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi.
4.Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ.
5.Hạn hán lâu ngày quá. Đồng ruộng khô nẻ hết cả rồi.
6.Nhân dân lao động sử dụng hết ức nhuần nhuyễn các từ địa phương trong các câu hò đối đáp.
7.Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.
8.Bảo tàng Dân tộc học hiện đang lưu giữ rất nhiều hiện vật của các dân tộc ít người trên đất nước
ta.
9.Đi du lịch Huế,các ca công sẽ hát cho bạn nghe các điệu dân ca xứ Huế như Chèo cạn,Hò giã
gạo, Lý con sáo, Lý hoài nam.
10.Nhạc sĩ Văn Cao là người sáng tác ra bài hát Tiến quân ca sau trở thành Quốc ca của Việt Nam.
11. Có lẽ không ai không thuộc một bài hát nào đó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ai cũng yêu mến
ông.
12. Gió thổi ngày càng mạnh.Gió đẩy thuyền trôi vun vút trên sông.
13.Bão lốc ập đến.Nhà đổ. Cây gãy.Ruộng vườn tan nát.
14.Bạn có biết ai là tác giả bài hát Em là bông hồng nhỏ không ?
15.Mùa đông năm nay vừa dài vừa lạnh.Biết bao nhiêu gia xúc, gia cầm đã chết.
* Bài tập 2: Chuyển câu bị động sau thành câu chủ động.
1.Tôi bị mẹ giận
2.Trong truyện cổ tích, những kẻ ăn ở bạc ác thường bị Trời trừng phạt.
3.Mẹ đi chợ về.Mỗi chị em được chia cho một phần quà bằng nhau.
4.Nó được mẹ tin tưởng giao cho giữ hòm chìa khóa.
5.Khi bỏ bị ở trong rừng, Bạch Tuyết được 7 chú lùn cưu mang.
6.Hàng ngàn người đã bị cơn bảo Narris cướp mất nhà cửa và người thân.
7.Bác Hồ của chúng ta được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
8.Vì có bản tính ôn hòa và biết tôn trọng người khác nên bạn Lan luôn được mọi người yêu mến.
9.Những người có tính kênh kiệu luôn bị bạn bè xa lánh.
10.Bộ phim Cánh đồng hoang do đạo diễn Hồng Sến dàn dựng trở thành một trong những bộ phim
kinh điển của điện ảnh Việt Nam.
11.Cuốn sách Mật mã Da Vinci do tác giả Dan Brown viết được coi là cuốn sách bán chạy nhất
trong năm 2006.
12.Trẻ con cũng như người lớn, chẳng ai thích bị người khác mắng cả.
13.Đêm qua, sau khi xem bóng đá, cả nhà bạn tôi ngủ say như chết.Đồ đạc trong nhà bị trộm vào
khoắng sạch.
14. Trận bóng đá hôm qua căng thẳng quá.Đội Đức bị đội Hà Lan ép sân cho đến gần hết hiệp
hai.Thế mà chỉ trong có mấy phút cuối,đội Đức đã lật ngược tỉ số và chiến thắng áp đảo.
15.Ngày Tết thiếu nhi 1-6,trẻ em được bố mẹ và người thân mua cho nhiều quà.
3.2 Bài tập về dùng cụm C – V để mở rộng câu
* Bài tập 1: Tìm các cụm C – V làm thành phần câu trong các câu sau và và cho biết cụm C – V đó
mở rộng thành phần nào?
1. Cách mạng tháng Tám thành công đêm lại độc lập tự do cho dân tộc.
2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
1
3. Nhà này cửa rất rộng.
4. Quyển sách mẹ cho con rất hay.
5. Tớ rất thích bức tranh bạn Nam vẽ hôm nọ.
6. Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
7. Chúng tôi đoán rằng bạn Nam sẽ đạt giải Nhất.
* Bài tập 2: Hãy mở rộng những danh từ, cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu sau thành một cụm
C – V làm chủ ngữ.
1. Người thanh niên ấy làm mọi người rất khó chịu.
2. Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
3. Gió làm đổ cây.
* Bài tập 3: Tìm các cụm C – V thích hợp làm phụ ngữ cho các danh từ trong các câu sau:
1. Bài báo rất hay.
2. Cuốn sách có nhiều tranh minh họa.
* Bài tập 4: Tìm cụm C – V làm thành phần phụ ngữ của cụm từ trong các câu sau. Hãy cho biết
cụm C – V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trọng cụm từ nào?
1. Trong những lúc nhàn rỗi, chúng tôi thường hay kể chuyện. và tôi nghe câu chuyện này của một
đ.c già kể lại.
2. Ông lão cứ ngỡ mình còn chiêm bao.
3. Thầy giáo khen bài tập làm văn mà Nam viết.
4. Quyển sách mà tôi mua bìa rất đẹp.
5. Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.
6. Chú khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.
* Bài tập 5: Thêm cụm C – V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ.
a. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn……………
b. Chúng tôi chép lại bài thơ………………………
c. Vấn đề mà…………………………………………… vẫn chưa được giải quyết.
* Bài tập 6: Thêm cụm C – V làm phụ ngữ cho cụm DDT.
a. Mọi người đều lắng nghe……………………………………
b. Tôi nhìn thấy………………………………
c. Tôi tin rằng…………………………….
2
Phiếu bài tập .
* Bài 1 . Xác định từ “ mình” trong ví dụ sau thuộc ngôi thứ mấy?
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
* Bài 2: Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ trong các câu sau.
a. – Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau
- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
b. Hắn nghĩ bụng: “ Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu?”
- Theo các bạn hoa cúc có bao nhiêu cánh?
- Phật nói thêm “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.
*Bài 3: Nhận xét về thái độ của người nói trong hai cau sau.
a. Cái xe này tốt nhưng đắt /……………………………………………
b. Cái xe này đắt nhưng tốt./……………………………………………
- Em hãy viết thêm một câu vào chỗ trống để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu đó?
* Bài 4: Sửa lại các quan hệ từ dưới đây cho đúng.
a. Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên một cảnh Côn Sơn thật là nên thơ.
b. Anh trai tôi xúc đất với cái xẻng nho nhỏ
c. Buổi sáng mẹ tôi dậy thổi cơm mà cha tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt
d. Con chó của tôi tuy xấu mã, lông xù người to bè mặc dù nó trung thành với chủ
* Bài 5: Chữa lại quan hệ từ của các câu sau cho đúng.
a. Bạn Nga không những học giỏi các môn tự nhiên tuy nhiên bạn ấy còn học giỏi các môn xã hội.
b. Càng yêu lao động bao nhiêu tuy nhiên các em càng chăm chỉ học tập bấy nhiêu.
c. Dưới ngòi bút của mình, Đỗ Phủ đã viết nên bài thơ thật xúc động.
d. Em đến trường với con đường đầy bóng mát.
* Bài 6: Phân tích tác dụng của các từ đồng nghĩa trong khổ thơ sau?
A Ông mất năm nao ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào.
B. Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tuơi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
* Bài 7: Tìm các từ đồng nghĩa trong câu thơ sau? Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ
đồng nghĩa đó?
Người ta bảo không trông……………………………………………………………………………
Ai cũng bảo đứng mong………………………………………………………………………………
Riêng em thì em nhớ. …………………………………………………………………………….
* Bài 8: Hãy cho biết trong bài thơ sau đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé.
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
* Bài tập 9. Thử phát hiện cái hay trong bài thơ sau?
3
a. Ô! Quạ bắt gà
b. Xà! Rắn cắn ngoé
* Phát hiện các chơi chữ trong câu thơ sau.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
…………………………………………………………………………………………
* Bài tập 10.
Tìm và giải thích các thành ngữ có trong câu thơ sau?
a. Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân
…………………………………………………………………………………………
b. Pha kể đầu đôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe.
………………………………………………………………………………………………….
c. Rổi đến chiều tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo, thành ra ruột nóng như cào.
……………………………………………………………………………………………
d. Giấy tờ, ai dám đưa cho ông cụ ruột để ngoài da ấy.
………………………………………………………………………………………………………
e. Hùng không muốn có chuyện lôi thôi trong nhà nên nhiều khi phải nhắm mắt làm ngơ.
…………………………………………………………………………………………………
* Bài 11: Tìm các từ trái nghĩa có trong các câu thơ sau và chỉ ra tác dụng của các từ trái nghĩa đó.
a. Nước non lận đận một mình
Thân cò lên tác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
b. Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
* Bài 12. Gạch chân các điệp ngữ trong các ví dụ sau và cho biết đó là điệp ngữ nào?
a. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến tí ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
c. Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
* Bài 13: Tìm và phân tích các điệp ngữ có trong các đoạn thơ sau
a. Bác là người ông. Bác là người cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà triết học. Hoà bình ta có thể vẽ
Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng bây giờ dựng tượng Người ta sẽ dựng
tượng Hồ Chí Minh. Người du kích Hồ Chí Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh.
c. Sáo kêu vi vút trên không
Sáo kêu dìu dặt bên lòng hồng quân
Sáo kêu ríu rít xa gần
Sáo kêu giục giã bước chân quân hành.
* Bài 14: Tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và cho biết chúng mắc lỗi gì? Chữa lại cho đúng
a. Ông linh cảm có điều gì bất chắc sắp xảy ra.
4
b. Sau những ngày làm việc vất vả, mẹ Nam đi ăn dưỡng ở Vũng Tàu.
c. Trong rừng có rất nhiều muôn thú
d. Đã thương thì thương cho chót
e. Đây là bộ phim trưởng rất hay
* Bài 15: Phát hiện lỗi dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng
a. Những đôi mắt ngây ngô trong sáng, chăm chú nhìn vào nét phấn của cô giáo
b. Muốn có bài văn hay phải thường xuyên xâm nhập đời sống thực tế của xã hội
c. Dưới danh nghĩa phục hồi văn hoá truyền thống, nhiều nơi đã vô tình làm sống lại những thủ tục
thời phong kiến.
d. Không chịu được gian khổ là yếu điểm duy nhất của anh ta.
* Bài 16: Tìm từ sai và sửa lại cho đúng
a. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người
b. Đây là lĩnh vực kinh doanh béo bổ
c. Rừng cây rậm rạp, không nhìn thấy khoảng trống vắng nào.
d. Tên sĩ quan bắt đầu thấy trong con người yếu ớt ấy một nghị lực phi thường.
e. Mẹ đã đỡ đần con những bước đi đầu tiên
g. Các bạn nhất trí cười vui vẻ và đua nhau mượn quyển sách ấy
h. Anh cứ giữ thái độ lạnh lẽo ấy nên mọi người không gần anh là phải.
i. Tôi giả vờ không hiểu câu hỏi, tôi nói bơ vơ chỗ ấy chắc còn xa.
k. Tình hình ở đây rất yên tâm.
Phần II: VĂN BẢN
Câu 1: Trong văn bản “ Cổng trường mở ra”, câu kết là: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này
là của con. Bước qua cánh cổng này là một thế giới sẽ mở ra.”. Em hiểu “ Thế giới kì diệu” là gì?
- Câu văn thể hiện vai trò to lớn của nhà trường, Gọi đó là “Thế giới kì diệu” vì nhà trường là:
+ Nhà trường là nơi cung cấp cho ta những tri về thế giới và con người.
+ Là nơi cung cấp cho ta hoàn thiện về nhân cách: Về lẽ sống, tình thương và thái độ ứng xử…
+ Đó là nơi ta được sống trong mối quan hệ mẫu mực: Tình thầy trò, tình bạn…
Câu 2: Qua truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nói tới vấn đề gì?
- Phê phán những bậc làm cha làm mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
- Là bức thông điệp gởi tới tất cả mọi người: Tổ ấm gia đình rất quan trọng, phải giữ gìn hạnh phúc
để những đứa trẻ được sống trong tình yêu thương của mọi người trong gia đình.
- Thể hiện niềm thương cảm với những đứa trẻ không may bị rơi vào cảnh bất hạnh.
- Ngợi ca tâm hồn cao đẹp của hai anh em và nêu lên một vấn đề quan trọng: Trẻ em muốn có một
gia đình hạnh phúc, chúng không muốn phải sống trong cảnh chia lìa.
Câu 3: Tại sao “ Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của nước ta?
Sông núi nước Na được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì:
- Một bản tuyên ngôn bao giờ cũng phải nêu được ba nội dung cơ bản:
+ Thứ nhất: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
+ Thứ hai: Khẳng định chủ quyền đất nước
+ Thứ ba: Khẳng định ý chí bảo vệ đất nước
- Nam quốc sơn hà có đủ cả ba yếu tố trên: Câu thơ thứ nhất và thứ hai là lời khẳng định đanh thép
về ranh giới và chủ quyền lãnh thổ. Hai câu sau là lới đe doạ, cảnh báo và nêu cao ý chí quyết tâm
chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Câu 4: Em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau giữa thơ Bà Huyện Thanh Quan và thơ Hồ
Xuân Hương?
5
- Ngôn ngữ: + Thơ Bà Huyện Thanh Quan giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố.
+ Thơ Hồ Xuân Hương bình dị gần với ;ời ăn tiếng nói hàng ngày
- Giọng thơ: + Thơ Bà Huyện Thanh Quan giàu tính ước lệ, nhiều điển tích, điển cố.
+ Thơ Hồ Xuân Hương phóng túng, gần gũi với hơi thở của văn học dân gian
Câu 5: Xác định cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ sau và chỉ rõ tác dụng của chúng.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi.
- Cặp từ trái nghĩa: thiếu – lão, li – hồi, vô cải – tồi.
-> Diến tả được khoảng cách thời gian nhà thơ xa quê là rất lâu. Đó không phải là một năm, hai
năm hay mười năm mà là gần cả cuộc đời. Tuy thời gian xa quê lâu như vậy nhưng giọng quê vẫn
không đổi, tình cảm với quê hương vẫn son sắt.
6
Câu 6: Xác định phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ sau và chỉ rõ tác dụng của điệp ngữ đó.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
* Trả lời: Đoạn thơ trên sử dụng phép điệp ngữ. Từ “ Vì” được đặt ở đầu câu góp phần khắng định
mục đích chiến đấu của anh bộ đội. Cháu chiến đấu vì mục đích hết sức cao cả và thiêng liêng: Bảo
vệ quê hương, đất nước. Nhưng cháu còn chiến đấu vì những điều hết sức bình dị, đời thường. Dù
đó có khi chỉ là tiếng gà thân thuộc, là những quả trứng hồng tuổi thơ.
7