Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ vận chuyển điện tử quang hợp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.1 KB, 5 trang )



Hệ vận chuyển điện
tử quang hợp




Tham gia vào quá trình quang
hợp có nhiều chất có khả năng
oxi hoá khử thuận nghịch để
thực hiện chức năng vận
chuyển e
-
trong quang hợp.

* Các chất quinon: đây là
nhóm chất rất phổ biến gồm
nhiều chất khác nhau như
coenzim Q, vitamin K,
phastoquinon (PQ);
Phức hệ protein - Fe-S;
plastoxianin (Pc);
Feredoxin (Fed) xytocrom
Các chất này tham gia vào
chuỗi vận chuyển điện tử tách
ra từ hệ quang hoá 2.
* Phức hệ Fe-S-protein
: Năm 1982 Rieske đã phát
hiện ra phức hệ có chứa Fe, S
của protein trong hệ thống vận


chuyển điện tử quang hợp.
Trong chuỗi chuyển điện tử
quang hợp, phức hệ này liên
kết với xytocrom F và
xytocrom b6 tạo nên một hệ
thống có khả năng oxy hoá
plasto quinon và khử plasto
cianin.
* Plastoxianin: Đây là một
loại protein có chứa Cu tham
gia vào vận chuyển điện tử từ
phức hợp Fe-S-protein đến
P700.
* Xytocrom: xytocrom là hệ
vận chuyển điện tử quan trọng
trong cơ thể sống. Có nhiều
loại xytocrom khác nhau với
chức năng khác nhau.
Trong quang hợp có các loại
xytocrom b6, xytocrom F,
xytocrom b559 tham gia vào
các vị trí khác nhau của chuỗi
vận chuyển điện tử quang
hợp.
* Feredoxin: Feredoxin là
phân tử protein không có
cấu trúc hem. Trong thành
phần axit amin không có
Histidin, Tritophan, Metionin.
Feredoxin có thế khử cao (Eo

= -0,43v) nên tham gia vào
quá trình khử trong hệ thống
vận chuyển điện tử quang hợp
và một số quá trình khử khác.

×