“Con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki
Luận văn tốt nghiệp đại học
“Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki”
MỤC LỤC
Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số
truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki
Trang
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….2
3. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 4
5. Đóng góp của đề tài……………………………………………… 5
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….….6
7. Dàn ý của khoá luận…………… ……….6
Phần nội dung
Chương 1: Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX và nhà văn Macxim Gorki
1. Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX – quá trình
phát triển từ “con người thừa” đến “con người dưới đáy”………………… 8
1.1. Puskin, người khởi xướng nền văn học hiện thực Nga
với hình tượng nhân vật “con người thừa”…………… ……………9
1.2. Liev Tolstoi – người kế thừa xuất sắc chủ nghĩa hiện thực của Puskin…………………………………………….15
1.3. Anton Sekhov và nhân vật “con người bé nhỏ”………………25
2. Nhà văn Macxim Gorki………………………………………………………29
2.1. Vài nét về cuộc đời và sáng tác……………………………………29
2.1.1. Vài nét về cuộc đời…………………………………………… 29
2.1.2. Sáng tác……………………………………………………33
2.2. Giới thiệu truyện ngắn của Macxim Gorki………………….35
2.2.1. Truyện ngắn hiện thực………………………………….35
2.2.2. Truyện ngắn lãng mạn………………………………….42
2.3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu
trong truyện ngắn của Macxim Gorki………………………….45
Chương 2: Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”
1. Sự sa đoạ, tội lỗi trong những cảnh đời cùng khổ tối tăm…………… 46
2. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “con người dưới đáy” ………….51
2.1. Lòng khát khao về cuộc sống mới, tốt đẹp…………………………51
2.2. Cố gắng giữ nhân phẩm của mình……………………………….53
3. Những thể hiện phẩm của ý thức đấu tranh……………………………….57
3.1. Ý thức tự do………………………………………………………….58
3.2. Ý thức phản kháng………………………………………………….58
4. Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” và sự sáng tạo
nghệ thuật độc đáo của nhà văn Macxim Gorki……………………………………66
4.1. So với các nhà văn Tây Âu………………………………… …66
4.1.1. Charles Dickens (1812-1870)…………………………………66
4.1.2. Honore De Balzac…………………………………………… 67
4.2. So với các nhà văn Nga………………………………………….69
Phần kết luận
MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài
Văn học Nga mặc dù phát triển chậm (so với văn học châu Á, châu Âu) nhưng sự phát triển đột biến của nó ở thế kỷ XIX đã
làm cho mọi người phải kinh ngạc và cảm phục. Văn học Nga thế kỉ XIX không chỉ gây được tiếng vang mạnh mẽ bởi các các
nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov, Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Niecrasov, Tolstoi,
Sekhov…mà nó còn đem đến sự kinh ngạc cho mọi người bởi các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Gersen,
Bielinski, Sernưsevski, Dobroliubov…
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nền văn học Nga dừơng như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Và một làn gió mới thổi
vào văn đàn Nga mang đến một tiếng nói mới gây xôn xao dư luận. Đó là hàng loạt sáng tác đầu tay của nhà văn trẻ Macxim
Gorki. Những truyện ngắn đầu tay của ông có thể chia làm hai nhóm: nhóm truyện ngắn hiện thực và nhóm truyện ngắn lãng
mạn. Ở đề tài này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu nhóm truyện ngắn hiện thực, cụ thể đó là những truyện ngắn: Lão Arkhip và
bé Lionka, Kẻ phá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và một cô gái, Người bạn đường của tôi, Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp,
Emelian Pilai…Để viết nên những truyện này, Gorki đã lấy ngay chất liệu từ cuộc đời mình và những người bạn đồng hành
trong cuộc sống cùng khổ của mình. Hơn nữa, ông cũng đã kế thừa một cách sáng tạo những tinh hoa của văn học trước đó.
Ngoài ra ông cũng đáp ứng những yêu cầu của thời đại mà sáng tác nên những truyện đó.
Trong những tác phẩm trên, Gorki đã đề cập đến sự sa đoạ và tội lỗi của những con người cùng khổ, “con người dưới đáy”.
Nhưng mục đích chính của ông là đi sâu khám phá sự chuyển biến ý thức của những con người này trước cảnh nước Nga “nửa
thức nửa ngủ”. Đó là những biểu hiện của ý thức đấu tranh cách mạng của quần chúng đang chuyển mình để chống lại chế độ
tư bản – phong kiến Nga hoàng. Gorki viết: “Ước mơ – việc đó chưa có nghĩa là sống. Cần những chiến công, những chiến
công! Cần những lời vang lên như tiếng chuông náo động, lay chuyển tất cả, thúc đẩy băng lên phía trước ” [ 3, 514 ]. Ông
muốn “đá tung” tất cả trái đất và ngay cả chính mình để cho tất cả mọi vật “xoay như một cơn gió lốc mừng vui trong điệu
múa của những con người yêu nhau say đắm, những con người đang yêu cuộc sống này, cuộc sống mở đầu cho một cuộc sống
khác đầy tươi đẹp, phấn khởi và ngay thật…”
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn
hiện thực tiêu biểu của Macxim Gorki là một vấn đề rất thú vị.
Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá trị độc đáo trong những tác phẩm của Gorki. Để từ
đó, chúng tôi có cách đánh giá giá trị của tác phẩm một cách toàn diện, có cơ sở và cũng đánh giá được tài năng của nhà văn
Macxim Gorki. Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc phần nào tiếp cận những tác phẩm hiện thực tiêu biểu của
Macxim Gorki dễ dàng hơn và trọn vẹn hơn.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của
Macxim Gorki” chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau:
- Hiểu được bút pháp nghệ thuật mà Gorki sử dụng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”.
- Khám phá được tài năng văn chương của Gorki trong việc xây dựng hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” để thấy được
nét sáng tạo trong văn chương của ông.
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Nga trong nhà trường.
3. Lịch sử vấn đề
Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” dù chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống,
nhưng do đây là một phương diện liên quan đến mọi yếu tố nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm nên có thể từ những
nghiên cứu trước đây về các truyện của Macxim Gorki mà chọn lựa những kiến giải liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc
nghiên cứu đề tài đã chọn. Sau đây chúng tôi hệ thống lại một số ý kiến tiêu biểu:
3.1. Những công trình nghiên cứu ở Nga
Ngay từ khi ra đời, truyện ngắn của Gorki đã làm xôn xao dư luận. Những tác phẩm của ông đựơc nhiều độc giả đón nhận như
một hiện tượng kì lạ, một tính hiệu mới trong bầu trời ảm đạm của văn học Nga hồi ấy. Năm 1892, tờ báo Kapkaz xuất bản ở
Tiflit đăng truyện Makar Tsudar và sau đó các báo lần lượt đăng những truyện: Emelian Pilai, Lão Arkhip và bé Lionka,
Tsencasơ…Đến khi hai tập bút kí và truyện ngắn (gồm hai mươi tác phẩm) của ông ra mắt độc giả thì các nhà phê bình phải
thừa nhận ông là một tài năng độc đáo. Nhờ hai tập sách này mà tên tuổi Gorki lừng lẫy khắp nước Nga. Nếu như năm 1897
trên báo chí chỉ có 10 bài phê bình nói về các tác phẩm của ông thì năm 1899 đã có 45 bài, năm 1900 có 160 bài và năm 1901
con số ấy lên đến gần 300. Tên tuổi của Gorki đã nhanh chóng vang xa và được đặt ngang hàng với những tên tuổi chói lọi của
nền văn học hiện thực Nga như: Liev Tolstoi, Đoxtoiepxki, Sekhov.
Nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ là Kôsôlenkô, người thầy văn học đầu tiên của Gorki, sau khi đọc những truyện ngắn của Gorki
đã nhận xét: “Truyện của anh lạ lùng thế nào ấy! Đây là chủ nghĩa lãng mạn mà chủ nghĩa lãng mạn thì đã chết từ lâu rồi!
Anh là nhà văn hiện thực chứ không phải lãng mạn, anh là nhà văn hiện thực!”. Nhưng rồi sau khi đọc truyện Tsencasơ, ông
khen ngợi: “Anh biết xây dựng tính cách nhân vật của anh, nó nói năng hành động là do chính nó, tôi đã nói anh là nhà văn
hiện thực mà!”. Suy nghĩ thêm một lát, ông nói tiếp: “nhưng đồng thời anh cũng là nhà văn lãng mạn“.
Henry Bacbusse, nhà văn lớn của nước Pháp khẳng định: “Ảnh hưởng của Macxim Gorki đối với các nhân vật trẻ, hoạ sĩ và
nghệ sĩ chúng ta thật lớn lao. Macxim Gorki là ngọn đuốc vĩ đại, người mở những con đường văn học mới cho toàn thế giới và
những nhà hành động văn học sẽ đi theo” [ 6, 42 ].
Việc nghiên cứu các tác phẩm đầu tay của Gorki ngày càng được nhiều người chú ý. Các bài viết đã đi đến chỗ thống nhất và
khẳng định những thành tựu của các tác phẩm này ở các mặt:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: Ông hướng đến các hình tượng nhân vật có nhân cách lớn, bản lĩnh lớn, giàu tính
lãng mạn, anh hùng (truyện lãng mạn), và khắc hoạ sinh động thế giới nhân vật của những người phiêu dạt, du thủ du thực,
hành khất, trộm cắp (truyện hiện thực).
+ Phương pháp sáng tác mới mẻ – vừa hiện thực vừa lãng mạn: Gorki, người thật sự đóng vai trò khép lại nền văn học hiện
thực Nga thế kỉ XIX và mở ra một nền văn học Nga mới với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ giàu tính triết lí dân gian pha lẫn tính tri thức. Ngôn ngữ của các nhân vật không
chỉ là phương tiện giao tiếp tự bộc lộ tính cách mà còn bộc lộ bản chất xã hội – giai cấp của họ. Có thể nhận định rằng: Đến
Gorki thì quần chúng nhân dân có tiếng nói thật sự của mình.
Do trình độ có hạn, lại không được trực tiếp tiếp xúc với bản gốc nên việc trích dẫn tài liệu chúng tôi không có điều kiện trích
dẫn đầy đủ.
3.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở ViệtNam, tác phẩm của M.Gorki cũng được nhiều người quan tâm, đi sâu tìm hiểu. Nhiều công trình nghiên cứu về truyện
(gồm truyện ngắn và tiểu thuyết) của Gorki đã hoàn thành. Do không có điều kiện để đọc toàn bộ tất cả các bài nghiên cứu
khẳng định giá trị nghệ thuật trong truyện của M.Gorki, chúng tôi chỉ xin nêu một số công trình cụ thể đó là:
+ Lịch sử văn học Nga – Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà…,Nxb
GD, 1997
+ Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX – Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, Nxb GD
+ Lịch sử văn học Xô viết – Melich Nubarov (dịch), Nxb GD, 1978
+ Lịch sử văn học Xô viết – Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên, tập 1,2, Nxb ĐH & THCN, 1982
+ Văn học Xô viết những năm gần đây – Hoàng Ngọc Hiến (soạn), Nxb GD, 1989
+ Giáo trình văn học Nga – Phùng Hoài Ngọc (Đại học An Giang, năm 2003 – Lưu hành nội bộ )
Đây là những công trình nghiên cứu về nền văn học Nga thế kỉ XIX và XX. Trước nay, chúng tôi chưa thấy công trình nào
chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”.
Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa tiếp thu những ý kiến bổ ích từ các bài nghiên cứu của những người đi
trước để đi sâu tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của M.Gorki
một cách cụ thể, có hệ thống theo một quan điểm mới.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu chính là hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của
M.Gorki.
4.2. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới
đáy” trong toàn bộ truyện ngắn hiện thực của M.Gorki, mà chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới
đáy” trong bảy truyện ngắn của M.Gorki, đó là: Lão Arkhip và bé Lionka, Kẻ phá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và một
cô gái, Người bạn đường của tôi, Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp, Emelian Pilai. Đây là những truyện ngắn tiêu biểu, quen
thuộc ở ViệtNam và là những truyện thể hiện tập trung nhất phong cách sáng tác của Gorki.
5. Đóng góp của đề tài
Sáng tác của Gorki đã được nhiều độc giả quan tâm, đón nhận, đặc biệt là những truyện ngắn hiện thực của ông. Số lượng tài
liệu nghiên cứu về những tác phẩm của Gorki cũng khá nhiều và phổ biến. Song tài liệu nghiên cứu về bảy truyện ngắn hiện
thực Lão Arkhip và bé Lionka, Kẻ phá bĩnh, Hai mươi sáu anh chàng và một cô gái, Người bạn đường của tôi,
Tsencasơ, Vợ chồng Orlôp, Emelian Pilai, thì rất ít. Do đó, đến với đề tài đã chọn chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng
nói riêng và bổ ích trong việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện thực giai đoạn đầu của Gorki.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có dịp hiểu thêm sự độc đáo của văn học Nga, thấy được màu sắc riêng của nền văn
học mà thế giới từng phải thán phục này. Đồng thời, chúng tôi còn hiểu được mối liên hệ khắng khít giữa các nền văn học của
các nước trên thế giới, trong đó có mối quan hệ giữa hai nền văn học Nga – Việt. Từ đó chúng tôi có điều kiện học hỏi được
những tinh hoa văn hoá tiên tiến của nhân loại, có dịp vun đắp cho mình những tri thức mới, tiến bộ để có những sáng tạo đóng
góp hữu ích cho nền văn học nước nhà. Góp phần để nền văn học nước nhà phát triển đa dạng và phong phú hơn.
Cái tên Macxim Gorki rất quen thuộc đối với mỗi người ViệtNam. Nhiều nhà văn nước ta cũng đã học tập ít nhiều ở ông, một
trong số đó là nhà văn Nguyên Hồng. Mặc dù những tác phẩm của Gorki rất nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế
giới, song bảy truyện ngắn trên của ông vẫn còn xa lạ với ít nhiều độc giả. Trong đó có học sinh phổ thông. Chúng tôi hi vọng
rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc dễ dàng làm quen, tìm hiểu truyện ngắn hiện thực của M.Gorki. Giúp bạn đọc thấy được
nghệ thuật độc đáo mới lạ, trẻ trung và đầy lạc quan của nhà văn trẻ M.Gorki. Từ đó giúp con người biết được những cái hay,
cái đẹp, cái tinh tuý của văn học Nga và trân trọng những nét đẹp đó. Thấy được những khám phá nghệ thuật, những quan
điểm mỹ học của Gorki thật bổ ích đối với chúng ta trong công cuộc xây dựng một nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa
và tính chất dân tộc, trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Đồng thời, nó còn bồi bổ cho con người
tinh thần lạc quan cách mạng, lập trường vô sản vững vàng, biết khẳng định mình trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát
triển đất nước hôm nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã chọn bảy truyện ngắn hiện thực khác nhau trong tuyển tập truyện ngắn của Gorki. Do đó,
để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát
các tác phẩm một cách dễ dàng để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời cũng thấy được mối liên hệ giữa các nhân vật.
6.2. Phương pháp liệt kê
Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn
chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận.
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng
lại.
6.4 Phương pháp so sánh
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh một số vấn đề của đề tài với các vấn đề trong một số tác phẩm của các nhà
văn Tây Âu và Nga.
7. Dàn ý của khoá luận
Đề tài: Tìm hiểu hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” trong một số truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của M.Gorki.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Dàn ý của khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX và nhà văn M.Gorki
1. Bức tranh văn học Nga thế kỉ XIX – quá trình phát triển từ “con người thừa” đến “con người dưới đáy”
1.1. Puskin, người khởi xướng nền văn học hiện thực Nga với hình tượng nhân vật “con người thừa”
1.2. Liev Tolstoi – người kế thừa xuất sắc chủ nghĩa hiện thực của Puskin
1.3. Anton Sekhov và nhân vật “con người bé nhỏ”
2. Nhà văn Macxim Gorki
2.1. Vài nét về cuộc đời và sang tác
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sáng tác
2.2. Truyện ngắn của Macxim Gorki
2.2.1. Truyện ngắn hiện thực
2.2.2. Truyện ngắn lãng mạn
2.3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn của Macxim Gorki
Chương 2: Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy”
1. Sự sa đọa, tội lỗi trong những cảnh đời cùng khổ tối tăm
2. Những thể hiện phẩm chất tốt đẹp của nhân vật “con người dưới đáy”
2.1. Lòng khát khao về cộc sống mới, tốt đẹp
2.2. Cố gắng giữ nhân phẩm của mình
3. Những thể hiện của ý thức đấu tranh
3.1. Ý thức tự do
3.2. Ý thức phản kháng
4. Hình tượng nhân vật “con người dưới đáy” và sự sang tạo nghệ thuật độc đáo của M.Gorki
4.1. So với các nhà văn Tây Âu
4.1.1. Charles Dickens
4.1.2. Honore De Balzac
4.2. So với các nhà văn Nga
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX
VÀ NHÀ VĂN MACXIM GORKI
1. BỨC TRANH VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ “CON NGƯỜI THỪA” ĐẾN
“CON NGƯỜI DƯỚI ĐÁY”:
Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, là nền văn học đạt
được những thành tựu rực rỡ trong lịch sử phát triển nghệ thuật của thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga ra đời
trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động của Nga
hoàng.
Văn học hiện thực Nga với những thành tựu lớn đặc biệt sau thế kỷ XIX đã khiến các nhà nghiên cứu phuơng Tây phải gọi nó
là “một phép lạ”. Macxim Gorki gọi đó là “hiện tượng kì diệu” của văn học Châu Âu. Thế giới ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sức
mạnh vươn lên cuộc sống mau chóng của nền văn học này với sự đóng góp của nhiều thiên tài chói lọi. Lênin nhận xét “ tầm
quan trọng thế giới mà hiện nay văn học Nga giành được chính là do văn học Nga mang trong mình những tư tưởng tiên tiến
của thời đại: Tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng nhiệt thành”.
Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao của mình bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov,
Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Sekhov, Tolstoi,…và các nhà phê bình, mỹ học dân chủ lỗi lạc như Gersen,
Bielinski, Sernưsevski, Dobroliubov…
Văn học Nga thế kỷ này chuyển tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, nó phản ánh rõ nét và kịp
thời những biến động xã hội và theo kịp xu hướng tư tuởng chính trị trong nước.
Trong phần nghiên cứu này chúng tôi chỉ điểm qua 04 tác gia tiêu biểu của bức tranh văn học Nga thế kỷ XIX, đó là: Puskin,
Liev Tolistoi, Sekhov và Macxim Gorki.
1.1. PUSKIN, NGƯỜI KHỞI XƯỚNG NỀN VĂN HỌC HIỆN THỰC
NGA VỚI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT “CON NGƯỜI THỪA”
Puskin là người “khởi đầu của mọi khởi đầu”, người “đã đặt những nền móng không gì lay chuyển nổi cho tất cả những gì sau
này sẽ kế tục mình trong nghệ thuật Nga” (M. Gorki) [7, 1468 ]. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Puskin trong
nền văn học: ông là người mở đầu cho nền văn học hiện thực Nga và cũng là người đầu tiên xây dựng hình tượng nhân vật
“con nguời thừa”.
“Con người thừa” là con người không có hại cũng không có ích cho xã hội, vô thưởng vô phạt. Con người này xét về phẩm
chất địa vị thì không phải quý tộc sa đọa cũng không thuộc quý tộc ưu tú, tiến bộ mà là nguời đang vươn lên thoát khỏi sự sa
đọa và có khả năng trở thành nguời ưu tú, tiến bộ cách mạng.
TIỂU THUYẾT “EVGENI ONEGIN”
Tiểu thuyết thơ này là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới, khởi công từ năm 1823, hoàn thành năm
1831. Với tác phẩm này, Puskin đã mở ra con đường mới cho nền văn học Nga: chủ nghĩa hiện thực Nga với phương pháp
sáng tác hiện thực, đi sâu vào thực tại, lấy cuộc sống và thời đại làm đối tượng khám phá, sáng tạo. Đây là kiểu mẫu đầu tiên
vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nuớc Nga. Với tiểu thuyết thơ này, lần đầu tiên trong
văn học Nga xuất hiện hình tượng nhân vật “con người thừa”. Puskin là cái mốc kết thúc dòng văn học lãng mạn Nga và là
người mở đầu cho dòng văn học hiện thực Nga.
Evgheni Onegin là một thanh niên quý tộc, trẻ tuổi, thông minh, sắc sảo có học thức, một kiểu mẫu của xã hội thượng lưu.
Nhưng chàng lại là một nguời đầy mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này làm cho hình ảnh chàng trở nên sinh động xa lạ với chủ
nghĩa cổ điển trước kia vẫn ngự trị trong các tiểu thuyết Nga. Evgheni Onegin không phải là nhân vật tích cực cũng không phải
là nhân vật phản diện. Ngay cả bản thân tác giả cũng khó xác định thái độ đối với anh ta. Một mặt Puskin phê phán những
thiếu sót của anh ta, mặt khác tác giả cũng ưa thích những nét tính cách đặc biệt của anh.
Nét cơ bản mâu thuẫn trong tính cách của Onegin là do địa vị xã hội và nền giáo dục mà anh nhận được qui định. Anh là người
thuộc giai cấp quý tộc với đầy đủ những phẩm chất, lối sống đạo đức của giai cấp này. Anh lại được hưởng một gia tài to lớn
của chú và cha. Vì thế anh không cần làm việc để kiếm sống. Ở Peterburg, anh sống một cuộc đời trống rỗng, vô công rỗi
nghề. Anh đã tiêu phí nhiều năm tháng trong cuộc sống sa hoa, phù phiếm nên anh luôn cảm thấy buồn chán không lúc nào
nguôi. Khi về nông thôn, anh thử quản lí trại ấp, thay đổi chế độ tạp dịch bằng địa tô nhẹ nhưng việc làm đó không lâu, vì mục
đích làm của anh chỉ là cho hết buồn chán mà thôi. Vì vậy anh vẫn cảm thấy không hết chán nản.
Địa vị xã hội đã thế, còn nền giáo dục mà anh tiếp thu là một nền giáo dục què quặt. Mẹ anh mất sớm. Cha anh chẳng chú ý gì
đến việc giáo dục anh mà giao anh cho những gia sư ngoại quốc dốt nát dạy dỗ. Do sống trong những điều kiện trên, Onegin
trở thành một con người ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, không bận tâm đến người khác. Nhiều khi anh còn vô trách nhiệm và
gây đau khổ ngay cả đối với những người thân như Lenski, Tachyana và anh càng không quan tâm đến người dân.
Onegin sinh trưởng trong một gia đình quí tộc, “thế giới của thói nô lệ khúm núm và thói hám danh ti tiện”. Cái thế giới ấy làm
cho anh buồn chán, hoài nghi, lạnh lùng và ích kỉ. Nhưng anh không phải là kẻ ích kỉ tự mãn mà là kẻ “ích kỉ bình thường”.
Thật vậy, trong tâm hồn anh vẫn có những mầm móng tốt đẹp.
Onegin không bằng lòng với chung quanh và không bằng lòng với chính mình, không thỏa mãn “với cuộc sống này anh lạnh
nhạt dửng dưng”. Anh không làm quan để theo đuổi danh vọng như các quí tộc khác. Anh cũng không yên tâm thanh thản để
hưởng những quyền lợi của giai cấp quí tộc dành cho mình. Anh không tận tâm tận lực phục vụ nhà nước của giai cấp đó.
Nhưng anh lại không có can đảm từ bỏ cái xã hội ấy. Anh có thể đi đâu và làm gì anh chưa biết và cũng không muốn biết, khắc
phục căn bệnh lười nhác ư? Làm việc nghiêm túc ư? Cống hiến đời mình cho sự nghiệp cao cả ư? Tất cả những cái đó còn quá
xa lạ đối với anh.
Nhưng lúc nào anh cũng cảm thấy đau buồn và chán nản. Tâm trạng đó làm cho anh đứng cao hơn bọn quí tộc địa chủ ở nông
thôn và giới quí tộc thượng lưu ở kinh đô Nga. Ở anh luôn có sự vươn lên để thoát khỏi con người sa đọa, nhưng anh lại chưa
với tới tầm cao của những người tiền chiến, những người Tháng Chạp. Chính những người anh hùng này đã hiến dâng cả cuộc
đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân. Onegin chưa giác ngộ được như họ. Anh không làm cách mạng, không dám vượt
qua tính ích kỉ của giai cấp mình để thấy được nỗi khổ của nhân dân dưới sự áp bức bốc lột nặng nề của địa chủ quí tộc. Anh
không dám đi theo những người Tháng Chạp để đấu tranh chống lại Nga hoàng, xóa bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Nỗi buồn
chán của anh là “nỗi buồn chán của người Nga”. Đó là nỗi buồn về sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước. Nhưng anh
chưa phải là con người ưu tú tiến bộ của thời đại.
Kiểu người như Onegin ở vào thời kì phong trào cách mạng mới bắt đầu thì còn đôi nét tích cực. Nhưng ở vào thời kì cách
mạng đã thành cao trào thì anh hoàn toàn là một con người thừa thải, thậm chí còn có lợi cho giai cấp thống trị hơn là cho nhân
dân.
Tính cách của Onegin có sự biến đổi. Từ việc vô tình giết chết Lenski đến việc đi du lịch dài ngày, hiểu rõ cuộc sống nặng nề
khổ đau của nhân dân Nga, đã khiến Onegin nghiêm túc hơn, có nghị lực hơn, và có khả năng xúc cảm mạnh hơn. Cuối cùng là
việc Tachyana khước từ anh và anh hiểu rõ lòng nàng. Tác phẩm khép lại ở đó. Liệu chàng có đủ nghị lực và niềm tin đi tìm ý
nghĩa cuộc sống trong phong trào đấu tranh Tháng chạp hay không? Onegin buộc phải suy nghĩ. Anh không thể bàng quan và
ích kỉ mãi như thế. Rất có thể anh sẽ thay đổi nhận thức và đi theo con đường của những thanh niên tiên tiến. Nhưng đó chỉ là
những phán đoán ở tương lai, còn thực tại trong tác phẩm thì anh chưa phải là nhà Tháng chạp. Sức lực của bản chất phong
phú của anh vẫn không có chỗ sử dụng. Tóm lại Onegin là “con người thừa”, là điển hình của một lớp thanh niên thời bấy giờ
– những kẻ sống nhờ vào sức lao động của nông dân, thông minh, có lòng thương người và không được giáo dục đầy đủ.
Onegin là con người không có lí tưởng, là sản phẩm của xã hội Nga những năm 20 và cả nửa đầu thế kỉ XIX.
Tiểu thuyết Evgheni Onegin được Biêlinski xem là “bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”. Vì đây là tác phẩm đầu tiên
phản ánh cuộc sống “đúng như nó tồn tại”, chân thực, đa dạng có tính chất “bách khoa”. Cuộc sống ở tỉnh và ở quê với những
vũ hội, yến tiệc, cưới hỏi, ma chay…và nhiều mặt phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần của nước Nga những năm
1819 – 1825, thời điểm quan trọng sau chiến tranh vệ quốc và trước cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp.
Trong tác phẩm, Puskin đã phê phán sự tầm thường ti tiện của quí tộc Nga. Và ông nêu lên tình trạng mâu thuẫn, khủng hoảng
của giai cấp này khi những đứa con cưng của nó như Onegin lại buồn chán. Ông phê phán cuộc sống với những lề thói quen
thuộc và muốn thay đổi nó khi những kẻ tầm thường lại sống hạnh phúc còn những người như Onegin, Tachyana thì lại đau
khổ. Hơn nữa trong tác phẩm, Puskin đã sáng tạo được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Điều kiện sống,
địa vị xã hội, môi trường giáo dục khác nhau sẽ hình thành những tính cách khác nhau như Onegin, Tachyana, Lenski.
Với tiểu thuyết Evgheni Onegin, Puskin đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật “con người thừa” đầu tiên, con người trẻ
tuổi, có năng lực mà lại bế tắc, vô dụng giữa cuộc đời. Và hình tượng này lại được ông tiếp tục khắc họa trong cuốn tiểu thuyết
lịch sử “Người con gái viên đại úy”.
TIỂU THUYẾT “NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY”
Puskin đã dựa vào sự kiện lịch sử: cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVIII (1773 – 1775) và lãnh tụ Pugatsov đã từng làm
rung chuyển nước Nga để xây dựng nên tác phẩm dài 14 chương này. Thông qua tác phẩm, Puskin muốn “hỏi” quá khứ để tìm
“lời giải đáp” cho hiện tại và tương lai.
Grinhop là người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính của tác phẩm. Đây là một thiếu niên quí tộc “chân chính” được giáo
dục trong môi trường quí tộc. Việc hình thành cá tính của anh ta do ảnh hưởng của địa vị xã hội và những nền giáo dục khác
nhau. Giống như Onegin, Grinhop cũng được các gia sư người Pháp dốt nát dạy dỗ. Anh là một người nhẹ dạ, vô tư, mơ ước
cuộc sống vui tươi của sĩ quan cận vệ nơi kinh thành. Grinhop có đủ điều kiện để thực hiện ước mơ của mình, vì bố anh là một
trung tá về hưu, một địa chủ có đủ uy quyền, trọng danh dự và nguyên tắc. Nhưng ông lại quan niệm rằng “con người phải
được thử thách nơi chiến trường”, ông khuyên con trai nên hiểu những vấn đề danh dự theo quan điểm của quí tộc. Ông cho
rằng phục vụ trong quân đội là nghĩa vụ cao cả của quí tộc chứ không phải là một việc mưu cầu danh vọng. Do đó, ông đã đưa
Grinhop đến phục vụ ở biên giới xa xôi chứ không gởi anh đến kinh đô. Bố của Grinhop đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành cá tính của anh. Grinhop đã tiếp thu cả mặt tốt và mặt xấu của cha. Những ngày sống hòa bình ở đồn Belogor, anh
thực hiện đúng lời dặn của cha : “không hỏi thêm công việc cũng đừng từ chối nhiệm vụ”.
Ngoài những ảnh hưởng xấu, Grinhop còn chịu những ảnh hưởng khác tốt hơn. Những ảnh hưởng tốt này dần dần được tôi
luyện và củng cố trong “trường đời khắc nghiệt”. Và tính cách của anh ngày càng phát triển qua những biến cố dữ dội, kinh
hoàng trong đời anh. Bắt đầu từ bài học vỡ lòng đời lính với chàng Durin ở phố Orenbua. Ở đây Grinhop ăn chơi sa đọa, đánh
bạc thua gần hết tiền. Rồi đến việc đi ra biên giới, đây là sự sắp đặt của người cha chứ anh không hề tự nguyện gì cả. Việc đi
này không phải là lí tưởng của anh. Anh xem nó như là chuyến du lịch, đi cho biết đó biết đây. Và suốt thời gian ở đồn
Belogor anh chỉ biết yêu đương và say đắm với tình yêu của Masa thôi. Cũng vì tình yêu mà anh đã quyết đấu với Svarbin.
Tính cách của Grinhop phát triển toàn diện khi quân khởi nghĩa đến chiếm đồn và anh tiếp xúc với Pugatsov. Quan hệ giữa anh
và Pugatsov bắt đầu từ cuộc gặp gỡ trong cơn bão tuyết, người Côdăc này đã cứu anh và bằng tấm lòng thương người anh đã
tặng chiếc áo da thỏ cho người này. Lúc chạm trán với quân khởi nghĩa, anh tỏ ra dũng cảm, trung thành với lời thề có tính
chất quí tộc của mình. Trong mọi hoàn cảnh anh vẫn là người trọng danh dự, dũng cảm, có tình yêu sâu sắc, chân thật, và anh
vẫn là đứa con của giai cấp quí tộc với những định kiến của nó.
Tuy nhiên nguyên tắc trọng danh dự thời trẻ của anh thực tế đã bị phá bỏ mặc dù anh vẫn giữ nguyên quan niệm là chống
Pugatsov đến cùng. Khi sắp bị treo cổ, anh định toan hô những lời như đại úy Ivancozomic. Nhưng lúc Pugatsov tha chết cho
anh và bảo anh hôn tay hắn thì anh từ chối và nói rằng: “tôi đã tuyên thệ với Nga hoàng”. Xét kĩ ra thì đây là thời thề vì danh
dự cá nhân chứ không phải là một sự trung thành tuyệt đối, sẵn sàng chết để bảo vệ Nga hoàng. Lời nói này thể hiện anh là một
con người có tinh thần chiến đấu kém và lòng trung thành đối với Nga hoàng rất yếu. Việc anh xin đem binh đi chiếm đồn
cũng không phải là việc phục thù để lập chiến công mà thực chất đó là để bảo vệ tình yêu của anh với Masa.
Grinhop cũng nhận thấy rằng Pugatsov và những người theo ông ta không phải chỉ có những nét kẻ cướp mà còn có cái gì đó
nghiêm túc hơn, khác hơn và có trách nhiệm hơn. Anh nhận thấy được Pugatsov là một con người hào hiệp, một lãnh tụ được
đông dân chúng ủng hộ, một con người có cách cư xử công minh “đã nói giết là giết, nói tha là tha”, một con người có tinh
thần trọng nghĩa và bênh vực kẻ yếu đuối dù đó là Masa, con gái kẻ thù. Hơn nữa, chính Pugatsov cũng là người đã cứu mạng
anh nhiều lần.
Thời gian tiếp xúc với giới sĩ quan quí tộc ở đồn Belogor, Grinhop nhận ra rằng bọn chúng toàn là những tên sa đọa, một đội
quân kém sức chiến đấu, thiếu tổ chức, kĩ luật và chỉ huy.
Pugatsov đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi tính cách của Grinhop. Anh gần như ngày càng nhận thức được con
đường cách mạng. Từ quan điểm lúc đầu là chống Pugatsov đến cùng, không chịu theo Pugatsov nhưng đến lúc Putgatsov bị
treo cổ thì tính cách của anh đã thay đổi hoàn toàn. Anh đã tìm đến nơi tử hình Pugatsov và anh kể “Pugatsov nhận ra tôi và
gật đầu chào tạm biệt”. Nhưng ta xét kĩ ra, Pugatsov là ân nhân đã cứu mạng của anh, hơn nữa ông đang ở trên giá treo cổ
trong khi anh thì đang đứng chen trong đám đông thì làm sao mà Pugatsov lại dễ dàng nhận ra anh và vẫy tay chào. Người vẫy
tay chào đó ta có thể đoán ra chính là anh, một kẻ mang ơn phải chủ động tìm đến chào vĩnh biệt vị ân nhân của mình. Lúc
này, tính cách của anh đã phát triển hơn, anh đã có cảm tình với Pugatsov, cũng tức là bước đầu có cảm tình với cách mạng.
Cơn bão tuyết mịt mù là hình ảnh tượng trưng cho đường đời của anh. Anh đã mất phương hướng trong cơn bão tuyết cũng
chính là mất phương hướng trong cuộc đời của mình. Và Pugatsov là người đã dẫn anh ra khỏi nơi mù mịt đó. Người ân nhân
cứu anh thoát khỏi nơi đó cũng là người cứu anh ra khỏi những lầm lạc, ngộ nhận. Người dẫn đường cho anh trong cơn bão
tuyết cũng là “người dẫn đường” cho tinh thần của anh.
Mặc dù tính cách của anh có sự phát triển, ý thức cách mạng đang lấp lóe và anh đã có cảm tình với người Tháng Chạp –
Pugatsov – nhưng trong tác phẩm anh vẫn là “con người thừa”, là hình mẫu kiểu Onegin. Anh không trung thành với Nga
hoàng cũng không theo quân khởi nghĩa. Trong thời đại bấy giờ anh vẫn là kẻ vô dụng, không có ích cho cách mạng cũng
không có hại gì cho nhân dân. Quá trình nhận thức của anh đã có sự thay đổi. Và sau này khi tác phẩm khép lại, có thể bằng
con đường nào đó anh sẽ thoát khỏi “con người thừa” và trở thành người tri thức cách mạng. So với Evgheni Onegin thì
Grinhop đã có một bước tiến cụ thể hơn.
Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy được xem là “bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga” thứ hai sau tiểu thuyết
Evgheni Onegin. Puskin đã đề cập đến vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga ở giai đoạn này – vấn đề nông dân khởi nghĩa.
Thành tựu rực rỡ này có được là do Puskin đã tổng kết được những suy nghĩ, tìm tòi trong nhiều năm qua những tác phẩm viết
về đề tài lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Nga, ngòi bút của nhà văn hiện thực Puskin lại miêu tả sinh động cụ thể
cuộc khởi nghĩa nông dân hùng vĩ đến như vậy: đông đảo các dân tộc và các tầng lớp tham gia, thanh thế lớn và địa bàn rộng
khắp nước Nga. Ông đã cắt nghĩa sâu nguyên nhân “tức nước vỡ bờ” của quần chúng. Ông miêu tả cuộc khởi nghĩa như là bài
học kinh nghiệm cho lần sau.
Với hình tượng nhân vật “con người thừa” xuất hiện đầu tiên trong văn học Nga đầu thế kỉ XIX, Puskin đã có những đóng góp
rất lớn cho nền văn học hiện thực của nước Nga nói riêng và thế giới nói chung. Ông đã hoàn thành tuyệt diệu công việc “khởi
đầu của mọi khởi đầu”. Ông đã đưa văn học Nga phát triển ở một trình độ cao. Hình tượng nhân vật “con người thừa” của ông
được văn học thế giới công nhận là không thua kém nhân vật “vỡ mộng” của Honore De Balzac, Stendhale…trong văn học
Pháp. Puskin xứng đáng với vị trí nổi bật trong văn học Nga và thế giới. Ông đã đặt nền móng vững chắc, chuẩn bị cho sự phát
triển rực rỡ sau này của các nhà văn như Liev Tolstoi, Sekhov, Macxim Gorki…
1.2. LIEV TOLSTOI – NGƯỜI KẾ THỪA XUẤT SẮC CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA PUSKIN
Puskin là người đã có công đặt nền móng xây dựng nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Và khi “mặt trời thi ca Nga đã lặn”
thì ở các giai đoạn sau, nhiều nhà văn nhà thơ đã đưa nền văn học hiện thực Nga vươn đến thời kì toàn thắng mà đỉnh cao là
Liev Tolstoi.
Liev Tolstoi (1828 – 1910) là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất sắc nhất của văn học Nga và thế giới. Gần 60 năm
hoạt động nghệ thuật không mệt mỏi, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ và quí báu, đáng chú ý nhất là bộ ba tiểu thuyết
lớn: Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina và Phục sinh. Trong ba bộ tiểu thuyết này, Liev Tolstoi đã có sự kế thừa sáng
tạo các nhà văn lớp trước đặc biệt là Puskin với hình mẫu nhân vật “con người thừa”. Nhưng nhân vật “con người thừa” của
Tolstoi rất sinh động và đa dạng, nó mang dáng dấp rất riêng của nhà văn. Đây là sự kế thừa một cách tài tình và sáng tạo của
Tolstoi. Ông lại tiếp tục xây dựng nhân vật để tiếp bước cuộc hành trình lịch sử của nhân vật “con người thừa” mà Puskin đã
khời đầu thành công. Và Liev Tolstoi đã đưa nhân vật của mình đến điểm thắng lợi của chặng đường lịch sử thứ nhất – cách
mạng Tháng Chạp.
TIỂU THUYẾT “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH”
Tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình được L.Toltoi viết từ năm 1863 – 1869. Cuốn tiểu thuyết đã làm tên tuổi của L.Toltoi
rạng rỡ khắp nước Nga và thế giới. Mọi người gọi ông là “con sư tử của văn học Nga”. Cuốn tiểu thuyết là một bức tranh hiện
thực vẽ tả nhiều mặt cuộc sống của nước Nga những năm đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là sức mạnh của quần chúng nhân dân trong
cuộc chiến năm 1812. Tác phẩm còn là một cuốn sử thi biên niên ghi lại cuộc đời của nhiều người quí tộc tiến bộ, buổi thiếu
thời của một số người Tháng Chạp tương lai, và ghi lại sự phát sinh và phát triển tư tưởng cách mạng của họ do phong trào yêu
nước năm 1812 thúc đẩy.
L.Toltoi đặc biệt chú ý miêu tả lớp thanh niên quí tộc, những người ưu tú của thời đại trên đường đi tìm chân lí cuộc sống. Hai
nhân vật chính trong tác phẩm là Pier và Andrey. Cả hai người đều có nhiều điểm chung. Họ điều khinh ghét xã hội thượng
lưu, bất bình với thực tại xấu xa ở chung quanh. Họ cũng không bằng lòng với bản thân mà luôn luôn băn khoăn đi tìm lẽ sống
chân chính, đi tìm sứ mạng thật sự của con người. Trong con người họ luôn diễn ra sự đấu tranh giằng co quyết liệt giữa hệ tư
tưởng quí tộc và lí tưởng tiên tiến của thời đại. Họ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của nhiều nhà khai sáng Pháp. Nhưng họ chỉ
thật sự hiểu được chân lí của cuộc sống khi tiếp xúc với nhân dân. Họ ngày càng nhận thức được vai trò của những con người
bình thường, những người lính, những người nông dân Nga.
Bá tước trẻ Pier Bezukhov đi du học ở nước ngoài về. Anh là người nhạy cảm chân thực. Anh ôm ấp lí tưởng về bình đẳng, tự
do xã hội. Cuộc đời anh trãi qua nhiều việc như chia gia tài, cưới Elen và sau một thời gian tiếp xúc với gia đình Kuraghin,
“một nòi giống đê tiện và vô lương tâm” đi đến đâu là “gieo rắc trụy lạc và độc ác” đến đó. Sau khi kết thúc cuộc đấu súng với
Đôlôkhôp, Pier nhận ra rằng đó là một hành động “thật ngu xuẩn…ngu xuẩn”. Trải qua những sự việc trên, Pier đã thấy được
bản chất đê tiện và hèn hạ của bọn quí tộc và anh kiên quyết thoát khỏi cuộc hôn nhân giả dối với Elen. Đây cũng là quyết định
đoạn tuyệt với cái xã hội quí tộc đồi trụy, ích kỉ và giả dối.
Pier luôn băn khoăn đi tìm lẽ sống chân chính. Lúc đầu anh còn xa rời nhân dân, mặc dù anh có lo cải thiện đời sống cho họ
nhưng việc đó còn hời hợt. Anh chưa hiểu hết nỗi khổ cực của nhân dân. Anh cũng từng đắm mình vào hội Tam điểm vì tưởng
đó là nơi truyền bá lí tưởng của mình. Nhưng anh cũng đã nhận thấy được bản chất của bọn khoác áo tôn giáo để che đậy
những mánh khóe tầm thường. Và anh quyết tâm đoạn tuyệt với hội Tam điểm. Anh lại rơi vào những suy tưởng nặng nề và
chán chường.
Cuộc chiến tranh ái quốc năm 1812 đã thức tỉnh Pier và hé mở lẽ sống chân chính mà anh luôn băn khoăn đi tìm. Anh đã tận
mắt thấy được tinh thần chiến đấu anh dũng và gan dạ của người lính Nga ở Bôrôdinô. Anh đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhân
dân trong cuộc chiến. Anh khâm phục họ, những con người bình thường mà trước đây anh từng rời xa. Anh ao ước được đem
hết sức mình xâm nhập vào đời sống của họ và anh muốn thấm nhuần những cái gì đã làm cho họ trở thành những con người
như thế. Anh đã từng lầm tưởng Napoleon là vĩ nhân. Nhưng trong cuộc chiến này anh đã hiểu ra mọi chuyện. Anh đã hiểu
được cách mạng và thậm chí “vươn cao hơn cách mạng”. Anh đã gan dạ dắt dao đi giết Napoleon. Những ngày bị giam, tiếp
xúc với Platon Carataev anh đã thấy được hạnh phúc không ở trong những suy tưởng mông lung xa thực tế mà ở ngay trong sự
thỏa mãn những nhu cầu sơ đẳng hằng ngày, trong việc tự do lựa chọn công việc. Thực tiễn năm 1812 đã giúp anh thay đổi
cách sống. Anh không còn những tư tưởng tiêu cực, suy nghĩ miên man về một đấng thượng đế có mặt ở khắp nơi giống như
Carataev mà anh cảm thấy yêu mến đất nước của những người dân bình thường. Nơi nào Vinlacxki (một trong những người
cầm đầu hội Tam điểm) chỉ thấy có sự chết lặng thì Pier lại thấy có một sinh lực phi thường, cái sinh lực đã được duy trì trên
mảnh đất đầy tuyết phủ. Khi gặp lại Natasa, anh nói sẵn sàng sống lại cuộc sống đã qua trong những ngày kháng chiến. Anh
yêu cuộc sống đó và cảm thấy còn sống là còn hạnh phúc. Cuộc tình muộn màng của anh và Natasa cũng là một tất yếu trong
cuộc đổi đời của anh.
Pier tiếp tục tìm tòi con đường chống sự áp bức của Nga hoàng sau khi cuộc chiến năm 1812 kết thúc. Năm 1820 anh là thành
viên của hội kín. Qua lời của Nicolai nói với anh “nếu anh chống lại Nga hoàng thì tôi là người đầu tiên giết anh”, ta có thể
đoán ra rằng Pier đang chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa. Và ngày 14 Tháng Chạp năm 1825 điễn ra cuộc khởi nghĩa lật đổ
Alexandre I tại Peterburg chắc chắn có anh tham gia. Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã thất bại vì chưa được sự ủng hộ của nhân dân
nhưng Pier đã hoàn toàn thoát khỏi “con người thừa”, anh đã với tới tầm cao của những của người Tháng Chạp.
Andrey Bonconski già dặn hơn Pier. Andrey đã sớm nhận thấy bản chất xấu xa của xã hội thượng lưu. Chàng tâm sự với Pier
“những phòng khách, những chuyện kháo vặt, những buổi khiêu vũ, thói hư vinh, cuộc sống rỗng tuếch, đó là cái vòng lẩn
quẩn mà tôi không tài nào thoát ra được”. Chàng cũng từng đặt nhiều hi vọng vào việc cải tạo pháp quyền, sùng bái Napoleon.
Và khi lao vào cuộc chiến không mục đích ở chiến trường Au-xtec-lit nước Áo thì giấc mộng Tu-lông của chàng tan vỡ vì
chàng nhận thấy rằng Napoleon chỉ là một tên tàn bạo, đê hèn và “nhỏ bé”.
Việc gặp lại Pier và Natasa đã giúp Andrey thức tỉnh tình yêu cuộc sống sau một thời gian khủng hoảng tinh thần bởi cái chết
của vợ và sự tan vỡ của “giấc mộng Tu-lông”. Lòng chàng như cây sồi cằn cỗi đã đâm chồi nảy lộc, dù hơi muộn.
Andrey là một con người đầy mâu thuẫn. Đó là sự giằng xé giữa hệ tư tưởng quí tộc hẹp hòi ích kỉ và những lí tưởng vị tha đối
với nông nô. Cuộc chiến năm 1812 nổ ra đã giúp anh tìm được lẽ sống chân chính thật sự. Lí tưởng của anh bây giờ là xả thân
vì tổ quốc, vì nhân dân Nga. Bất chấp mọi gian khổ hi sinh, Andrey chiến đấu dũng cảm và trở thành bạn của Kutuzov – vị
tướng chỉ huy cuộc chiến đấu của nước Nga. Cũng như Kutuzov và mọi người lính Nga, Andrey luôn tin tưởng vào sự thắng
lợi của quân Nga.
Trước lúc tử thương, Andrey sa vào tư tưởng thần bí, cải lương “hãy thương yêu đồng loại, thương yêu những kẻ thù của
mình”. Nếu như đi theo tư tưởng đầy màu sắc tôn giáo và phản động này thì anh vẫn là “con người thừa”. Nhưng dựa vào lời
của con trai anh và con đường mà Pier đã đi thì ta có thể thấy được anh sẽ đi theo con đường khác. Andrey sẽ vẫn đi tiếp con
đường cách mạng. Với phẩm chất, tư cách địa vị của Andrey cho phép ta có thể suy đoán rằng: nếu anh không chết anh sẽ là
người chiến thắng dũng cảm, được thăng chức tướng lãnh và dần dần sẽ thay thế Kutuzov, anh sẽ thực hiện được giấc mộng
của mình và sẽ trở thành một chính khách nước Nga. Bạn anh, Pier vẫn tin rằng: Nếu Andrey còn sống, anh ấy sẽ đi đúng con
đường danh dự – chiến đấu chống cường quyền, áp bức ở Nga.
Cuộc chiến năm 1812 đã giúp cho Andrey và Pier vươn lên thoát khỏi “con người thừa”, lấy lại niềm tin, xác định đúng đắn
con đường mới của mình và tìm được lẽ sống chân chính trong đời sống nhân dân. Trước đó Grinhop có cố gắng vươn lên
thoát khỏi sự sa đọa, cố gắng để bảo vệ tình yêu và có cảm tình với Pugatsov nhưng anh ta chưa xác định được rõ ràng con
đường chân chính cách mạng, anh ta chưa thật sự hành động và chưa phải là người Tháng Chạp. Còn Andrey và Pier đã tiến xa
hơn. Họ đã thực sự hành động và tìm được chỗ đứng xứng đáng trong lòng dân tộc. Phải chăng chính Onegin và Grinhop đã
trưởng thành về mặt tư tưởng và trở thành Andrey và Pier? Phải chăng đó là sự kế thừa rất tài tình và sáng tạo của L.Toltoi?
Tác phẩm vĩ đại này được cả thế giới đánh giá như một đỉnh cao hàng đầu chưa từng có lúc bấy giờ. Ảnh hưởng của nó tràn
khắp thế giới văn học về tư tưởng, về nghệ thuật và về tư duy. Mặc dù trong tác phẩmTolstoi có bộc lộ những tư tưởng mâu
thuẫn giữa bạo lực và tình thương, nhưng đó chỉ là phần nhỏ so với những đóng góp của ông.
TIỂU THUYÊT “ANNA KARENINA”
Sau đề tài chiến tranh, L.Tolstoi đi vào những tấn bi kịch của xã hội. Cuốn tiểu thuyết Anna Karenina được ông viết từ năm
1873 – 1877. Tác phẩm đánh đấu sự phát triển tư tưởng và sáng tác của ông. Thông qua những câu chuyện riêng tư trong tác
phẩm, Tolstoi muốn đề cập đến những vấn đề lớn lao trong xã hội. Cuốn tiểu thuyết đã miêu tả khá đầy đủ cả thời đại mà trong
đó “ tất cả đã bị đảo lộn và chỉ mới đang được sắp xếp” (lời của Levin – một nhân vật trong tác phẩm). Theo Lênin thì “cái đã
bị đảo lộn là chế độ nông nô chuyên chế, thối nát và cái đang được sắp xếp chính là chủ nghĩa tư bản đang nảy sinh” [1, 291].
Anna Karenina là nhân vật bi kịch “nổi loạn”. Đó là người đàn bà giàu sức sống, thông minh, tính cách thành thực và ghét
mọi sự giả dối. Bi kịch của nàng bắt đầu từ khi nàng lấy Karenin – một người hơn nàng 20 tuổi, kẻ chỉ quan tâm duy nhất việc
thăng quan tiến chức và hơn nữa hắn là người mà nàng không yêu. Nàng xem việc lấy chồng của mình là “một sai lầm ghê
gớm” [ 3, 407 ]. Hơn 8 năm lấy nhau nhưng Karenin chỉ xem nàng như một thứ công cụ ngoại giao. Vì thế Anna luôn khao
khát một tình yêu chân chính. Hai tiếng yêu đương đối với nàng có một ý nghĩa đặt biệt. Ngay từ buổi đầu gặp Vronski nàng
đã nói “tình yêu…tôi không ưa chữ đó chính bởi nó chứa chất quá nhiều ý nghĩa đối với tôi”.
Sống bên cạnh người chồng không yêu, Anna đem hết tình yêu vào đứa con trai và khi gặp Vronski thì tình cảm ấy cũng không
thua gì. Nàng nói với Đônly “em yêu hai người như nhau mà cả hai em đều yêu hơn chính bản thân mình”. Nhưng cái xã hội
đen tối với những pháp luật, tôn giáo và định kiến ích kỉ đã không cho nàng được chọn cả hai. Nàng phải chịu sự giằng xé
giữa tình yêu và tình mẫu tử.
Nàng yêu Vronski, một thanh niên điển hình của xã hội thượng lưu với đầy đủ cách suy nghĩ quen thuộc của xã hội này: lòng
háo danh, lối ăn chơi phóng đãng, bộ mặt đạo đức tầm thường. Vronski yêu nàng nhưng khi va chạm vào thế giới thượng lưu
thì chàng lại thiếu bản lĩnh. Khác với anh, Anna đã “nổi loạn”, tình yêu của nàng cũng chính là sự thách thức xã hội đó. Nhưng
cái xã hội đạo đức giả dối ấy đã đè bẹp sự chống đối của nàng. Anna là nạn nhân của cái xã hội đó vì tội đã dám vùng dậy
chống lại nó. Nàng là một phụ nữ đáng thương, một người chỉ khát khao được sống và được yêu, một tình yêu chân chính
nhưng cũng bị xã hội khước từ và chà đạp tàn nhẫn.
Mặc dù yêu nàng nhưng Vronski chưa đủ khả năng vượt ra những tập tục của xã hội để đấu tranh bảo vệ tình yêu đến cùng.
Nhưng xét cho cùng thì anh cũng không phải là một quí tộc tầm thường có tâm hồn trống rỗng. Bắt gặp hình ảnh của mình qua
một công tước từ nước ngoài đến, anh tự nhủ thật là “một khúc thịt ngu ngốc! có thể nào mình lại như hắn được”.
Cũng giống như Anna, Vronski rất ghét sự giả dối. Chàng thấy khó chịu về cảnh mập mờ của mối tình trái pháp luật giữa mình
và Anna, chàng muốn sớm chấm dứt tình trạng đó. Nhưng chính mối tình với Anna đã làm cho Vronski ngày càng cao thượng
hơn. Chàng dám chống lại lòng háo danh đã ngự trị trong tâm hồn mình từ lâu, dù chưa diệt hẳn nó nhưng Vronski cũng can
đảm nói với bạn rằng “không nên chỉ sống vì tham vọng”. Cái chết của Anna không chỉ là lời lên án xã hội thượng lưu tàn
nhẫn, gian trá và lừa đảo mà nó còn tác động mãnh liệt đến cảm xúc của Vronski. Chàng đau khổ và tự nhủ “phải, nếu coi như
một công cụ thì tôi còn có thể có ích đôi chút. Nhưng xét kĩ về mặt con người thì tôi chỉ là một đống hoang tàn”.
Mặc dù chàng có những nhận thức tiến bộ hơn giới thượng lưu lúc đó nhưng Vronski vẫn là “con người thừa”. Cuối tác phẩm
chàng quyết định từ bỏ ứng cử và đi làm công tác xã hội. Việc làm này dường như hé mở cho anh một con đường lí tưởng để
giải quyết tư tưởng của mình, làm điều gì đó mới mẻ và có ích cho đời. Nhưng con đường đó còn rất mơ hồ.
Bên cạnh tuyến Anna, Tolstoi còn xây dựng tuyến của Levin. Levin là nhân vật mang tính lí tưởng của nhà văn. Qua nhân vật
này tác giả muốn thử nêu lên một cách giải quyết vấn đề gai góc của xã hội – quan hệ giữa địa chủ với nông nô và vấn đề số
phận nước Nga. Levin là điển hình của những người quí tộc tiến bộ những năm 70.
Là một quí tộc địa chủ nhưng Levin lại là người sống nội tâm không tham gia vào thế giới thượng lưu. Anh xem hôn nhân là
một vấn đề nghiêm chỉnh, chung thân đại sự. Nhưng Levin không đặt hạnh phúc cá nhân lên trên hết mà anh luôn suy nghĩ
nhiều về cách cải tạo tình trạng đen tối của nước Nga, để sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Anh thử đưa ra một biện pháp để cải tạo tình trạng đen tối của xã hội. Anh phản đối bọn quí tộc tự do chủ nghĩa mưu toan nhập
nguyên xi trật tự tư sản Tây Âu vào nước Nga. Anh cũng phản đối ý kiến cho giáo dục là đòn bẩy xã hội của Xvi-at-xki. Theo
ý anh “trước hết phải chạy chữa cảnh nghèo nàn đã”. Trong cuộc bầu cử đại biểu quí tộc anh cũng không quan tâm đến việc
tranh chấp giữa phái cũ và phái mới. Anh nhận thấy Kô-dơ-nư-sep biết nói những điều rất hay về nhân dân và công ích nhưng
ông ta lại ít hiểu nhân dân và có một trái tim gắn bó thật sự với công ích. Hơn nữa, anh thấy mình đang sống trong thời đại mà
“tất cả đều đã bị đảo lộn và chỉ mới đang được sắp xếp”. Xã hội hiện tại đã thế nhưng anh không chấp nhận cái trật tự tư sản
mới đang hình thành ở nước Nga. Anh muốn tìm cho nước Nga một con đường khác – sự gần gũi và quan tâm thật sự của điền
chủ đối với quyền lợi của nông dân.
Vì thế anh đã tìm cách hòa mình vào môi trường sống của những người lao động. Anh làm trang trại, ra đồng cắt cỏ, cuốc đất
cùng nông nô. Anh lo dung hòa giữa quyền lợi của mình và quyền lợi của nông nô. Anh muốn làm một cuộc cách mạng không
đổ máu bằng giải pháp hòa hợp “thay vào cảnh nghèo nàn, khắp nơi sẽ là giàu có và sung túc. Thay vào lòng thù hận sẽ là sự
hòa hợp về mối liên hệ quyền lợi”. Đây là một quan niệm có tính chất ảo tưởng vì anh không thấy được nguyên nhân sâu xa
của mọi bất công xã hội là chế độ tư hữu ruộng đất. Quan niệm của anh cũng giống như quan niệm của hai nhân vật Bảo và
Hạc trong tác phẩm “Gia đình” của Khái Hưng. Bảo và Hạc đều là những thanh niên trí thức, không ham công danh mà họ tự
nguyện về nông thôn để thực hiện lí tưởng cao đẹp của mình: cải cách đời sống của người dân. Họ đóng vai những ông bà chủ
đồn điền đầy lòng từ thiện, giúp nông dân nâng cao dân trí, lập khu nghỉ mát, dệt vải may áo cho họ, diễn thuyết cho họ nghe
về vệ sinh, về cách nuôi con… Tất cả đều là những biện pháp lý tưởng, xa rời thực tế. Ngay trong bản thân Levin cũng có
nhiều mâu thuẫn. Anh không muốn từ bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của mình mà lại muốn xóa bỏ bất công xã hội. Chính anh
trai Nicolai Levin của anh cũng phê phán cái chủ trương cải tạo xã hội nửa vời vá víu của anh: “chú chỉ muốn tỏ ra rằng ít nhất
chú cũng bốc lột nông dân một cách có suy nghĩ”.
Levin bế tắc. Anh bi quan chuyển những vấn đề xã hội thành vấn đề đạo đức, hạ thấp lí trí nêu cao đức tin. Anh tưởng rằng cái
ảo tưởng của việc “sống cho linh hồn mình và không quên chúa” sẽ giải quyết những băn khoăn suy nghĩ của anh nhưng cuối
cùng anh cũng thất bại. Nhìn chung Levin cũng là nhân vật đầy bi kịch.
Mặc dù kiên trì thực hiện “chân lí nông dân”, có những ảo tưởng để cải tạo xã hội nhưng Levin vẫn là người có tư tưởng tiến
bộ. So với Andrey và Pier thì anh đã vượt xa hơn. Andrey và Pier trải qua một thời gian dài mới phát hiện ra chân lí nhân dân.
Còn đối với Levin, chân lí đó đã được khẳng định ngay từ đầu, có điều là anh chưa thấy được nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng bất công trong xã hội. Và khi sắp tìm ra được gốc rễ của vấn đề thì anh đã dừng lại. Cái lớn lao ở Levin là anh không