Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

sang kien kinh nghiem mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.72 KB, 4 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM ĐỒ CHƠI ĐỂ
LÔI CUỐN TRẺ VÀO HOẠT ĐỘNG VUI
CHƠI
I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
Với lòng nhiệt tình,đam mê làm đồ chơi,tình yêu thương trẻ,càng ngày
tôi càng hiểu trẻ hơn.Qua 11 năm tiếp xúc với trẻ,chăm sóc dạy dỗ ,và
chơi với trẻ,tôi đã hiểu được rằng:Đối với trẻ mầm non đặc biệt lứa tuổi
lên ba,con đường chuyển tải nội dung giáo dục đến với trẻ bằng nhiều
hình thức như: Học mà chơi,chơi mà học,học thông qua đi dạo….mà hoạt
động vui chơi là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách trẻ.Qua hoạt động vui chơi,trẻ khám phá tìm tòi những gì
mà trẻ thắc mắc về cuộc sống xung quanh,gần gũi với trẻ.Từ đó trẻ trở
nên vui sướng và tham gia vào hoạt động.
Để trẻ có thể vui chơi tốt giáo viên cần thường xuyên tạo cơ
hội,tạo điều kiện thích hợp về thời gian,không gian,đồ dùng đồ
chơi,nhằm kích thích sự tò mò của trẻ,giúp trẻ có thể học tốt trong quá
trình chơi.
Muốn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thông qua các hoạt
động trong trường mầm non,đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bò tốt các điều
kiện để trẻ vui chơi.Vì đồ chơi là yếu tố quan trọng đối với trẻ.Đồ chơi
phải đẹp,phong phú,có tác dụng giáo dục cao,phù hợp với lứa tuổi,mới
lạ ,hấp dẫn…hình dạng đồ chơi mang tính gợi cảm, để trẻ dể dàng tiếp
cận với đồ chơi một cách thích thú đồng thời học được nhiều điều bổ ích
trong quá trình chơi.
II / THỰC TRẠNG:
Dể thực hiện được mong muốn của mình là làm ra thật nhiều đồ chơi
đẹp,lại bền,đảm bảo an toàn cho trẻ đặc biệt sáng tạo,phát triển thẩm mó
cao.v.v…thì tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
*Thuận lợi:
- Vật liệu phế thải ngày càng phong phú và đa dạng,ống hút,hộp
nhựa,hộp giấy,võ trứng,thảm lót nền nhà,dây đồng,hoa khô….


- Phong trào làm và sử dụng đồ dùng dồ chơi của trường của ngành học
mầm non ngày càng phát triển .Chính vì thế tôi càng đam mê học tập chò
em đồng nghiệp cũng như không ngừng tìm ý tưởng mới để làm đồ chơi.
- Vì là trường bán trú tôi có điều kiện tận dụng thời gian trực trưa ở lớp
,tối thứ bảy ,chủ nhật để làm đồ dùng đồ chơi.
- Bản thân có ý thức học hỏi ,tự tìm tòi.
* Khó khăn:
- Nội dung,yêu cầu của hoạt động vui chơi đòi hỏi ngày càng phong phú
và sinh động.Đồ chơi phải mới ,đẹp thật sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ,phải
giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân.Mà lớp tôi lớp mầm,ø lứa
tuổi (khủng hoảng tuổi lên 3 )rất khó mà chơi lâu,chơi nhiệt tình,để có
buổi chơi sinh động.
- Muốn làm đồ chơi đep phải có nhiều thời gian,mà đối với giáo viên vừa
đi dạy vừa về nhà soạn bài,và phải làm đồ dùng dạy học hàng ngày thì
thời gian làm đồ dùng đồ chơi thật là hạn chế,tôi phải mang về nhà làm
vào ban đêm và giờ trực trưa.
- Kinh phí mua vật liệu thì không có.
- Đồ chơi bằng bìa giấy nhanh móp méo,bằng chai lọ hoàn toàn màu sắc
hạn chế trẻ nhanh chán.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn thực tế mà tôi phải tìm biện
pháp khắc phục để đạt được mong muốn của mình như sau:
III/ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
- Từ những thuận lợi , khó khăn trên tôi đã tìm ra một số giải pháp và áp
dụng thực tế đó là:
Tôi lên kế hoạch vui chơi theo kế hoạch năm học (chủ đề lớn, chủ đề
nhánh) để biết được cần những đồ chơi gì ? Làm như thế nào? Sau đó lên
thời khóa biểu cho bản thân.Thời gian làm đồ chơi tôi xếp vào giờ trực
trưa ở lớp và tối thứ bảy,chủ nhật hàng tuần.
- Tôi nhờ phụ huynh gom nguyên vật liệu cần thiết,đã có vật liệu rồi tôi
bắt đầu nghó cách làm đồ chơi mới lạ.Những năm học trước tôi làm cây

xanh hoàn toàn bằng chai lọ có độ bền nhưng màu sắc,kiểu dáng, không
lôi cuốn được trẻ nên trẻ rất nhanh chán.Năm học này tôi đổi nguyên vật
liệu thân cây tôi sử dụng kẻm làm lõi trong ngoài tôi quấn bằng mút
mủ,có thể tạo được nhiều dáng cây(cong,nghiêng,2 cây đan vào nhau…
thật hấp dẫn)dùng len xanh buộc chặt kắt ra từng cục dán tạo thành tán
lá,lấy hũ sữa chua đặt cây vào đổ xi măng.Thế là được một cây xanh
tuyệt đẹp và tôi tiếp tục làm nhiều cây.Với cây hoa tôi làm tương tự
nhưng chọn hũ ,làm cây nhỏ hơn riêng phần cánh hoa trước đây tôi làm
bằng mút mủ,cánh hoa không được tự nhiên lắm giờ tôi thay bằng dây
đồng uốn cong vải von màu thắt lại,có thể tạo được cánh thẳng,cánh
cong….úp vào nhau làm nụ (Hoa có nhiều màu sắc)ï…lá hoa làm tương tự
dùng vải xanh lá.Với cùng một vật liệu tôi làm được nhiều loại hoa rất đa
dạng và phong phú về kiểu dáng cũng như màu sắc.
- Tiếp tục công việc là làm những chú ong con bướm bằng vải von và hạt
nhãn ,hạt cao su(hạt nhãn làm đầu ,hạt cao su làm bụng,dây đồnguốn
cong bọc vải von tạo thành cánh,dùng bút xóa vẽ mắt ,vẽ khoang bụng.
- Cỏ tôi dùng len xanh đậm và xanh nhạt cột lẫn nhau tạo màu xanh
cỏ,cắt ra và dính lại thành luống cứ cách một đoạn đính một khóm hoa để
thảm cỏ tự nhiên hơn.
- Nhà trước đây tôi dùng nhà gỗ giờ đây tôi sử dụng hộp sữa có màu sắc
đẹp độ bền cao sau đó dùng giấy decan cắt hình chữ nhật ,hình vuông tạo
thành cửa ra vào cửa sổ,nhà 1 tầng 1 hộp, nhà 2 tầng 2 hộp,…
- Cổng là hộp kem đánh răng,dán những mẫu xốp hình vuông,chữ
nhật,dán đều giống như ốp đá,hàng rào tôi sử dụng hộp kem đánh
răng,hộp thuốc lá màu đỏ,khi chơi trẻ phải biết xếp tiếp theo.
Xong xuôi tôi bố cục lại mô hình rồi mời các chò em đồng nghiệp góp ý,
trên cơ sở đó tôi chỉnh sửa lại những thiếu sót để mô hình hoàn thiện hơn.
Thế là tôi đã hoàn chỉnh bộ đồ chơi xây dựng có cổng, hàng, rào,nhà
,cây xanh,các loại hoa,và nhiều đồ chơi khác cho trẻ chơi.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:

Mỗi khi tổ chức vui chơi,trẻ rất thích chơi xây dựng mô hình,trẻ biết lắp
ráp và bố cục mô hình,hài hòa,cân đối,hợp ly ,đặc biệt trẻ rất nâng
niu,trân trọng đồ chơi. Thấy trẻ say mê chơi,cháu xây hàng rào,cháu
dựng cổng sau đó tất cả cùng nhau trồng hoa…thật chăm chỉ và cần
mẫn.Tôi cảm thấy vui lây với trẻ,lúc đó trong lòng rộn lên một chút hân
hoan và hơn nữa từ sau khi tôi làm những đồ chơi đó xong các chò em
trong trường cũng như các giáo viên nghàng học mầm non đã nhờ tôi tạo
mẫu,xem mẫu để về làm.Một cách làm tốn ít tiền mua vật liệu,lại bền
đẹp,mới lạ khi bụi bẩn giặt được,đáp ứng được nhu cầu giáo dục mầm
non mới nhằm phát triển năm mặt lónh vực cho trẻ.
Khi tôi dự thi giáo viên giỏi vòng huyện,không những trẻ rất hứng thú
vui chơi,tiết hoạt động vui chơi của tôi đạt kết quả tốt,các cháu nhẹ
nhàng cất đồ chơi sau khi chơi,những đồ chơi tôi làm đã được phổ biến
rộng rãi trong đơn vò và các trường khác.Nhưng vẫn sử dụng được, Bộ đồ
chơi xây dựng mô hình của tôi tuy đã chơi nhiều từ đầu năm đến cuối
năm, nhưng vẫn sử dụng được ,vì nó vẫn còn mới ,bền, đẹp.
Tôi không phải làm đi làm lại nhiều lần và có thời gian nghiên cứu làm nhiều
đồ chơi khác,mới lạ.Để đáp ứng nhu cầu của trẻ và phương pháp dạy của cô đạt
hiệu quả cao.Tôi phấn đấu sang năm học mới tôi lại làm được nhiều đồ chơi
mới lạ hơn,khoa học hơn để đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non mới,cũng như
phát triển toàn diện cho trẻ.
V/ BÀI HỌC RÚT KINH NGHIỆM:
Qua thực tế việc nghiên cứu làm làm đồ chơi,và hướng dẫn trẻ vui chơi
qua năm học này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Muốn cho hoạt động vui chơi của trẻ được tốt ,trẻ biết tìm tòi ,khám
phá,sáng tạo,hứng thú vui chơi,biết trân trọng cái đẹp ,mong muốn tạo ra
cái đẹp.Thì giáo viên phải đầu tư vào việc nghiên cứu làm đồ chơi,tận
dụng nguyên vật liệu sẵn có ở đòa phương,dựa vào tình hình thực tế của
nhu cầu giáo dục mầm non mới,từng độ tuổi của trẻ để làm.Đồ chơi làm
ra phải phong phú,thẩm mỹ,mang tính sáng tạo,khoa học,thực tế,đảm bảo

an toàn bền đẹp,thì mới giúp trẻ học tốt trong quá trình chơi,phát triển về
mọi mặt cho trẻ.
Phú Riềng ngày 15 tháng 1 năm 2010
Người viết: Nguyễn thò thân
Trường Mầm Non Phú Riềng B
Huyện Bù Gia Mập

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×