5
Tiểu mô - đun 1
Phương tiện kỹ thuật dùng trong dạy học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân loại được các phương tiện kỹ thuật dạy học (PTKT DH) cơ bản theo các dấu hiệu
nhận biết cơ bản.
- Nắm được chức năng và công dụng của PTKT DH.
- Nắm được các nguyên tắc sử dụng PTKT DH.
- Phân loại và biết được công dụng, tình huống sử dụng các phương tiện hỗ trợ sử dụng
PTKT DH.
- Nắm vững công d
ụng, các tính năng và cách sử dụng, bảo quản các PTKT DH hỗ trợ
dạy học như tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện.
2. Kỹ năng
- Thực hành sử dụng được các PTKT DH cơ bản giới thiệu trong tài liệu.
- Biết sử dụng các PTKT DH đơn giản.
- Biết vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ dạy học.
- Biết tổ chức tiết học có sử dụng PTKT DH.
3. Thái độ
- Chủ động và tự tin trong việc sử dụng các PTKT DH.
- Có ý thức sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học.
II. Giới thiệu tiểu mô - đun
1. Thời gian
1 đvht = 15 tiết (8 tiết lý thuyết + 7 tiết thực hành).
2. Danh mục các chủ đề
Tên các chủ đề Số tiết Trang số
Chủ đề
1:
Phương tiện dạy học 1 6
Chủ đề
2:
Phân loại PTKT DH cơ bản 1 11
Chủ đề
3:
Các nguyên tắc sử dụng PTKT DH cơ bản 1 16
Chủ đề
4:
Chuẩn bị tiết học có sử dụng PTKT DH cơ bản 2 21
Chủ đề
5:
Máy chiếu qua đầu và cách sử dụng 5 23
Chủ đề
6:
Máy chiếu hình đa phương tiện và cách sử dụng 5 31
III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu mô - đun
1. Thiết bị và đồ dùng trực quan
6
- Tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện.
2. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999.
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992.
- Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001.
3. Học liệu
- Các tiêu chuẩn cơ bản về an toàn.
- Biết sử dụng các phần mềm MicroSoft Word và MicroSoft PowerPoint hoặc các phần
mềm tương tự.
- Biết sử dụng tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện cùng các
thiết bị hỗ trợ để sử dụng phương tiện kỹ thuật (PTKT) trong dạy học như máy in, máy
photocopy, bảng chiếu.
4. Băng hình
- Băng hình 1: Cấu tạo và hướng dẫn sử dụng máy chiếu hình đa phương tiện.
- Băng hình 2: Dạy học có sự hỗ trợ của máy chiếu qua đầu.
IV. Nội dung tiểu mô - đun
Chủ đề 1: Phương tiện dạy học
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Nắm được khái niệm phương tiện dạy học (PTDH), PTKT dùng trong dạy học.
* Kỹ năng
- Nắm chắc hoạt động dạy, học cùng quá trình dạy học.
- Tìm hiểu PTDH thông qua khái niệm, thể hiện qua ý nghĩa, nắm được các loại phương
tiện cùng cách phân loại.
* Thái độ
- Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa PTDH và phân loại được chúng khi gặp.
- Kích thích tìm hiểu và s
ử dụng PTDH.
2. Tài liệu
- Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999
(trang 186 - 191).
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992
(trang 6, 21 - 23, 38 - 42, 47 - 69).
3. Nội dung
1 tiết (lý thuyết)
Hoạt động 1
Khái niệm Phương tiện dạy học
³
Thông tin cho hoạt động 1
Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong
đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng như bất kỳ
một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao
động nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng. Nó bao gồm những phương tiện
7
vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ. ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu PTDH
vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của người dạy và người học, và được nói gọn là
PTDH. Song, khi đề cập đến các PTDH với cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến
phương tiện thực hành. Từ cách hiểu PTDH như vậy, có thể đi tới định nghĩa của nó như
sau:
PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là
những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện
nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các tài liệu sau:
+ Hoạt động dạy, học.
+ Quá trình dạy học.
+ Các phương tiện lao động sư phạm.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là hoạt động dạy?
+ Thế nào là hoạt động h
ọc?
+ Hãy nêu các phương tiện lao động sư phạm cơ bản.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập là các câu hỏi ở nhiệm vụ 1, sau đó thảo luận. Đại diện
từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 1
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là phương tiện dạy học? Cho ví dụ về các phương
tiện bạn đã được biết.
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với
tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là
phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Ví dụ: tivi, đầu đĩa, máy vi tính v.v
Hoạt động 2
Ý nghĩa của phương tiện dạy học
³
Thông tin cho hoạt động 2
8
Từ sự nghiên cứu khái niệm quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy
là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, mà một trong những
nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá
trình tri giác cảm tính những hiện tượng ho
ặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh.
Song, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực
tiếp ở ngay phòng học. Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách
gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình v.v Nhờ chúng mà tạo nên trong ý
thức của người học sinh những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự
vật.
Sản phẩm mà PTDH tạo ra thường là hình ảnh chủ quan, trong đó chỉ phản ánh mặt
bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những
hình ảnh trực quan cảm tính dẫn học sinh hiểu bản chất của hiện tượng hoặc sự vật. Việc
chuyển hoá đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái
niệm trừu tượng. Với điều đó, những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên
giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu
thông tin cần thiết. Chúng thực hiện hai chức năng cơ bản:
- Chức năng nhận thức: làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất
đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của đối
tượng và hiện tượng được nghiên cứu.
- Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học:
Những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không
ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng.
PTDH là trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn hình thành tư
duy trừu tượng cho học sinh. ở giai đoạn này những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ
cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế
nào ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh.
ở giai đoạn kết thúc sự nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật cần phải chỉ cho học sinh sự
vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ khó đạt được nếu thiếu sử dụng những
PTDH.
Vì vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và ở cả giai
đoạn giới thiệu cho học sinh sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên
cứu cũng cần phải sử dụng những PTDH.
Đối với người học, PTDH là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung
quanh.
- Việc sử dụng những PTDH giúp họ có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng
hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằ
ng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất lượng
dạy học.
- PTDH giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú của người học.
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan được
thông qua.
- Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao
nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập.
- PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực.
- Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh.
Những điều trình bày ở trên đã nói lên vai trò và tác dụng của PTDH không chỉ trong
hoạt động nhận thức của học sinh mà cả trong việc thực hiện những chức năng quan trọng
9
đối với hoạt động dạy của người giáo viên, khi làm tăng khả năng của họ như là nhà giáo
dục, như là một nguồn thông tin, nhà tổ chức và người kiểm tra, kiểm soát.
Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, PTDH đóng vai trò như
là nguồn thông tin và giải phóng người giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần
tuý kỹ thuật trong tiết học, ch
ẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn
cho công tác sáng tạo trong hoạt động với học sinh. PTDH tạo khả năng vạch ra một cách
sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng dễ hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện
hình thành cho họ động cơ học tập đúng đắn.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ ý nghĩa các mô hình dạy học trong quá trình dạy học.
+ Phân tích quá trình truyền tải thông tin từ các phương tiện hỗ trợ dạy học tới người
học?
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Sinh viên thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Các chức năng nhận thức?
+
Chức năng điều khiển nhận thức của người học?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập là nhiệm vụ 2 và thảo luận các nội dung. Đại diện từng
nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 2
Hãy trả lời câu hỏi sau: Vai trò của phương tiện dạy học?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Phương tiện dạy học có các vai trò chính sau:
- Việc sử dụng những PTDH giúp người học có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối
tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất
lượng dạy học.
- PTDH giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú của người học.
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằ
ng tính trực quan được
thông qua.
- Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao
nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập.
- PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực.
- Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh.
Hoạt động 3
Một số loại phương tiện dạy học
³
Thông tin cho hoạt động 3
Phương tiện dạy học hết sức đa dạng. Thành phần của các loại PTDH phụ thuộc vào
trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Trong nhà trường chúng ta trước đây thường được
trang bị những phương tiện ít có tính kỹ thuật hơn, đúng hơn là ít phải dùng điện năng hơn
nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay PTDH trự
c
10
quan. 30 năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã xuất hiện những PTDH trực
quan. Thực ra những phương tiện kỹ thuật dạy học như những phương tiện nghe - nhìn
cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học. Vì vậy cách phân loại có tính chất hoàn
toàn quy ước, tương đối mà thôi. Đồ dùng dạy học trực quan bao gồm: mẫu vật, hình mẫu
(makét), mô hình, phươ
ng tiện đồ hoạ như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ v.v thiết bị và đồ
dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác.
Phương tiện dạy học kỹ thuật bao gồm các phương tiện nghe - nhìn, các máy kiểm tra,
máy dạy học. Trong số những loại phương tiện đó, phương tiện nghe - nhìn chiếm vị trí
quan trọng nhất.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau đối với các loại hỗ trợ việc dạy học:
+ Mẫu vật, hình mẫu, mô hình, tranh, hình ảnh, sơ đồ, bản đồ.
+ Các thiết bị thể hiện sự nghe, nhìn và các thiết bị đồng thời cả hai chức năng nghe và
nhìn.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là giá mang thông tin?
+ Hãy nêu các phương tiện chuyển tải thông tin.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập của nhiệm vụ 2 và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể
hiện kết quả làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 3
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy kể tên và bước đầu phân loại phương tiện dạy học mang
tính hiện đại hỗ trợ việc dạy học theo tính chất nghe và nhìn mà thiết bị thể hiện?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Các phương tiện nghe - nhìn bao gồm:
- Các giá mang thông tin như bản trong, phim, băng từ âm, băng từ âm - hình, đĩa ghi
âm, ghi hình, đĩa máy tính, CD - ROM v.v
- Các phương tiện chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như đèn chiếu,
máy chiếu phim, cassettes, video, máy quay phim (camera), máy tính (computer) v.v
Hoạt động 4
Khái quát về việc sử dụng phương tiện dạy học
³
Thông tin cho hoạt động 4
Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn như trên đã trình bày, song không phải tự thân
nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng PTDH là có tác dụng
dạy học - giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người giáo viên sử dụng nó như thế
nào, vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học với việc sử dụng phương tiện đó mà họ
sẽ tiến hành.
Tiế
t học với việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học đó là một kiểu tiết học
mới mà trong đó bắt buộc người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với
chúng. Những PTDH, đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật dạy học, làm thay đổi cấu
11
trúc và cả nhịp điệu tiết học và kết quả dẫn tới là làm thay đổi vị trí người giáo viên trong
tiết học. Đồng thời điều đó đòi hỏi trình độ lành nghề của người giáo viên cao. Hiệu quả sử
dụng những PTDH càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ ý nghĩa từng PTKT DH đối với việc dạy học.
+ Sử dụng PTKT DH đối với từng điều kiện cụ thể.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Mục đích sư phạm sử d
ụng PTKT DH?
+ Xác định tính năng từng PTKT DH đối với từng bài dạy, chọn thời điểm nào để sử
dụng chúng, sử dụng trong thời gian bao lâu?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 4.
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy nêu một số việc trong tiết học khi sử dụng PTDH hỗ
trợ dạy học?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Trong một tiết học có sử dụng PTDH hỗ trợ dạy học có các việc sau:
- Xác định PTDH một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức
của học sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.
- Xác định chính xác những PTDH nào cần thiết phải sử dụng qua tìm hiểu tính năng
của từng phương tiện.
- Xác định vị trí của những phương tiện đó trong tiết học.
- Thời lượng sử dụng phương tiện đó.
Chủ đề 2: Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học cơ bản
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Phân loại được các PTKT cơ bản dùng trong dạy học ở tiểu học theo các dấu hiệu nhận
biết cơ bản.
- Nắm được khái quát chức năng và công dụng của PTKT trong dạy học.
* Kỹ năng
- Phân loại được PTKT DH khi gặp.
* Thái độ
- Bước đầu dựa trên việc phân loại PTKT DH xác định điều kiện cho phép ứng dụng
chúng trong việc dạy học.
2. Tài liệu
12
- Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999
(trang 189 - 190).
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992
(trang 38 - 42).
- Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001
(trang 2 - 4, 8).
3. Nội dung
1 tiết (lý thuyết)
Hoạt động 1
Phân loại
dựa theo loại hình nghe nhìn mà thiết bị thể hiện
³
Thông tin cho hoạt động 1
Một số PTDH đã được học trong chủ đề 1:
- Thiết bị ghi - đọc tiếng băng từ/máy ghi âm.
- Thiết bị ghi hoặc ghi - đọc đĩa CD.
- Thiết bị (phòng) học ngoại ngữ.
- Máy chiếu qua đầu.
- Máy chiếu phim slide.
- Máy chiếu vật thể.
- Máy tính và mạng máy tính.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc thông tin sau:
+ Những phương tiện mang thông tin nghe nhìn.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thiết bị nghe?
+ Thiết bị nhìn?
+ Thiết bị nghe và nhìn?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm v
ụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp thảo luận nhiệm vụ 2. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
/
Đánh giá hoạt động 1
Hãy trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ 2?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Thiết bị nghe
Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau:
- Thiết bị ghi - đọc tiếng băng từ/máy ghi âm.
- Thiết bị ghi hoặc ghi - đọc đĩa CD.
- Thiết bị (phòng) học ngoại ngữ.
Thiết bị nhìn
13
Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau:
- Máy chiếu qua đầu.
- Máy chiếu phim slide.
- Máy chiếu vật thể.
Thiết bị nghe - nhìn
Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau:
- Thiết bị ghi - đọc hình tiếng bằng băng từ/đầu video.
- Thiết bị đọc hoặc ghi - đọc hình tiếng bằng đĩa CD/đầu VCD.
- Thiết bị phát hình tiếng máy tính/máy chiếu.
- Máy tính và mạng máy tính.
Hoạt động 2
Phân loại
dựa theo nguyên lý cấu tạo cơ bản của thiết bị
³
Thông tin cho hoạt động 2
- Thiết bị quang học.
- Thiết bị điện tử.
- Thiết bị máy tính.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Cấu tạo cơ bản của PTKT DH thông dụng.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là thiết bị Quang học - Điện tử?
+ Thế nào là thiết bị Điện tử?
+ Thế nào là thiết bị Computer?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 2
Hãy trả lời câu hỏi sau: Hãy phân loại PTDH theo nguyên lý cấu tạo cơ bản của thiết
bị.
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Hiện nay, do những áp dụng rộng rãi tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực
sản xuất thiết bị nghe nhìn, mỗi thiết bị nghe nhìn thường là một sản phẩm tổng hợp của
nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc phân chia thiết bị như hình 1 sau chỉ mang tính chất
tương đối.
14
Hoạt động 3
Chức năng và công dụng cơ bản
của các thiết bị dạy học nghe nhìn cơ bản
³
Thông tin cho hoạt động 3
Máy
chiếu
qua đầu
Máy
chiếu
slide
Máy
chiếu
vật thể
Máy
chiếu
hình đa
phương
ti
ệ
n
Máy
chiếu
phim
Máy
chiếu
phản
quang
TV/
Video
Máy
ghi âm
Phòng
học
ngoại
n
g
ữ
Máy vi
tính
Mạng
máy
tính
Thiết bị
Quang học - Điện tử
Thiết bị
Điện t
ử
Thiết bị
Com
p
ute
r
Phương tiện dạy học
Hình 1
15
Bảng sau không chỉ giúp bạn nắm được chức năng và công dụng cơ bản của các
PTKT DH mà còn đưa ra một số gợi ý trong việc sử dụng PTKT trong việc dạy và học sao
cho hiệu quả.
Việc trình bày chi tiết chức năng, công dụng và cách sử dụng hiệu quả PTKT DH sẽ
được trình bày chi tiết trong chủ đề 5 và chủ đề 6. Để tăng tính thiết thực, hiện đại của cuốn
sách, nhữ
ng PTKT DH đã quen thuộc hoặc trở nên ít thông dụng như máy chiếu phim, máy
ghi âm, TV sẽ không được trình bày thành những nội dung riêng biệt.
TT
Thiết
bị
Khả năng Hỗ trợ kèm theo Gợi ý áp dụng
1.
Máy
chiếu
qua đầu
Chiếu hình ảnh mầu hoặc
đen trắng được chuẩn bị
bằng máy tính hoặc thủ công
dùng để giới thiệu sơ đồ. Mô
hình chi tiết máy, tiết học
tóm tắt tại phòng thực hành,
giờ lý thuyết cho mọi nội
dung.
- Phim chiếu.
- Kinh nghiệm chế
tạo phim.
- Kinh nghiệm sử
dung thiết bị.
- Thích hợp cho
việc trình chiếu các
nội dung khác nhau
cho mọi đối tượng.
2.
Máy
chiếu
slide
Chiếu hình ảnh dương bản
mầu sắc hoặc đen trắng dùng
để giới thiệu sơ đồ, hình
mẫu, vật thật, các động tác,
tình huống chuẩn.
- Phim, máy ảnh.
- Kinh nghiệm chế
tạo và sử dụng.
- Sử dụng thiết bị.
Đặc biệt hiệu quả
trong việc giới thiệu
các khoá học, tiết
học cần chiếu hình,
ảnh thật, mầu sắc.
3.
Máy
chiếu
vật thể
Có khả năng chiếu, phóng to
ba chiều vật mẫu, vật thật
dùng để giới thiệu linh kiện,
dụng cụ, chi tiết thiết bị, con
giống dưới dạng tĩnh vật
v.v
- Kinh nghiệm sử
dụng thiết bị.
- Các vật thật thích
hợp về kích thước.
Đặc biệt hiệu quả
khi cần giới thiệu,
phóng to vật học có
kích thước nhỏ.
4.
Máy
chiếu
hình đa
phương
tiện
Kết nối với máy tính, đầu
video, máy chiếu vật thể để
phóng to hình động hoặc tĩnh
với ảnh mầu hoặc đen trắng
dùng để chiếu hoặc phóng sơ
đồ hình mẫu, vật thật, các
động tác, tình huống, cảnh
quan chuẩn.
- Đầu LCD.
- Máy tính/máy
chiếu CD
video/máy chiếu
băng video.
- Máy ảnh số
(digital photo
cammera).
- Cách thức lắp đặt
và sử dụng.
- Sử dụng thiết bị.
Thích hợp cho việc
trình chiếu các nội
dung khác nhau cho
mọi đối tượng. Đặc
biệt hiệu quả trong
trình chiếu hội
giảng, hội thảo
đông người.
5.
Máy
ghi âm
Có công dụng ghi, phát âm
thanh, tiếng nói dùng trong
việc ghi chép và phát tiết
học, âm thanh chuyên đề đặc
biệt được dùng trong việc
Hệ thống tăng âm
khi cần thiết.
Thuận lợi cho việc
học cơ động.
16
TT
Thiết
bị
Khả năng Hỗ trợ kèm theo Gợi ý áp dụng
học tập ngoại ngữ.
6.
TV/Vid
eo
Dùng để giới thiệu đồ vật,
các hoạt động, thao tác tĩnh
hoặc chuyển động.
- Băng video.
- Kinh nghiệm biên
tập, dựng cảnh.
Đặc biệt hiệu quả
khi trình chiếu các
tiết học, các thao
tác mẫu đã được ghi
hình, các khoá học
từ xa.
7.
Phòng
học
tiếng
Có khả năng dạy, học tích
cực ngôn ngữ và đánh giá kết
quả học tập đồng thời cho
nhiều đối tượng học tập.
- Băng từ.
- TV/Video.
- Tài liệu học tập.
- Các thiết bị, đồ
dùng để duy trì hoạt
động bình thường
của phòng học (bàn
ghế, điều hoà ).
Đặc biệt hiệu quả
trong việc d
ạy và
học ngôn ngữ cho
nhóm hoặc lớp có
các trình độ nhập
học khác nhau.
8.
Máy
tính,
mạng
máy
tính
Có khả năng tổ chức việc
dạy và học tích cực cũng
như kiểm tra đánh giá kết
quả học tập theo các phần
mềm dạy học cho cá nhân,
hoặc đồng thời cho nhóm lớp
(trong trường hợp được nối
mạng).
- Đĩa mềm, máy in,
giấy in.
- Các phần mềm
dạy học.
- Các thiết bị, đồ
dùng để duy trì hoạt
động bình thường
của phòng học (bàn
ghế, điều hoà )
- Tận dụng việc sử
dụng phần mềm
giáo dục đào tạo
hiện có.
- Chế bản in giấy
hoặc phim.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Chức năng và công dụng cơ bản của các thiết bị dạy học nghe nhìn cơ bản.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Chức năng và công dụng cơ bản của các thiết bị dạy học nghe nhìn cơ bả
n?
+ Các thiết bị hỗ trợ kèm theo các PTKT trên trong quá trình sử dụng?
+ Dựa vào chức năng, các hỗ trợ đi của thiết bị đi kèm. Hãy đề xuất các ứng dụng
có thể cho các loại thiết bị đó?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thả
o luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 3
17
Trình bày chức năng cơ bản của từng loại PTKT DH hỗ trợ dạy học?.
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Trình bày phần công dụng của bảng trên, kể cả các thiết bị như tivi, đầu đọc đĩa .v.v
Chủ đề 3: Các nguyên tắc
sử dụng Phương tiện kỹ thuật dạy học cơ bản
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Nắm được các nguyên tắc sử dụng PTKT trong dạy học bao gồm an toàn, vừa sức và
hiệu quả.
* Kỹ năng
- Tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp.
* Thái độ
- Có phương pháp dạy học phù hợp.
2. Tài liệu
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992
(trang 43 - 45).
- Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001
(trang 9 - 13).
3. Nội dung
1 tiết (lý thuyết).
Hoạt động 1
Đảm bảo an toàn
³
Thông tin cho hoạt động 1
Các PTKT DH thường được sử dụng với điện áp cao, cường độ ánh sáng lớn và độ
khuyếch đại âm thanh có thể lớn hơn mức cần thiết ,vì vậy cần chú ý các nội dung an toàn
sau:
1. An toàn về điện
- Những cán bộ thường xuyên sử dụng và bảo dưỡng PTKT DH cần phải có kỹ năng
an toàn và sơ cứu điện giật.
- Các thiết bị nghe nhìn cần có dây cắm nguồn tiếp địa để tránh điện giật do điện áp
cao rò ra vỏ thiết bị.
- Cần chú ý đặc biệt những khu vực có ghi ký hiệu điện cao áp.
- Không tự động mở vỏ
bảo vệ thiết bị. Trong trường hợp cần mở, cần rút phích cắm
điện.
- Khi không dùng PTKT DH trong thời gian dài cần rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
2. An toàn thị giác
18
- Một số PTKT DH (như máy chiếu qua đầu, slide ) có cường độ chiếu sáng rất lớn
có thể gấp nhiều lần cường độ ánh sáng mà mắt người có thể chịu đựng trong thời
gian ngắn. Vì vậy, tránh để cho ánh sáng các phương tiện trên chiếu thẳng mắt giáo
viên và học sinh trong khoảng cách gần.
- Một số thiết bị như thiết bị chiếu vật thể (sử dụng theo nguyên tắ
c phản quang) có
tấm phủ bảo vệ lọt sáng. Khi sử dụng cần sử dụng tấm phủ và tuân thủ qui trình sử
dụng.
3. An toàn thính giác
- Một số PTKT DH có thể có hệ thống khuyếch đại ngoài rất lớn, tuỳ theo kích thước
của phòng học và vị trí học viên, cần điều chỉnh âm lượng (volume) đủ nghe.
Cường độ âm thanh vượt quá 55dBA (đối với phòng học, phòng hội họp).
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Các thông tin trên các sản phẩm PTKT DH về an toàn đối với người sử dụng.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
-
Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là an toàn điện?
+ An toàn thị giác?
+ An toàn thính giác?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả
làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 1
Trả lời theo các câu hỏi kiểm tra sau đây:
- Bạn đã kết thúc học chủ đề 2 “Phân loại PTKT DH cơ bản” chưa?
- Bạn hãy nêu tên ba nội dung an toàn
- Bạn có hiểu vì sao dây và ổ cắm thiết bị nghe nhìn cần được tiếp địa?
- Vì sao bạn không nên thử nhìn vào ống kính máy chiếu qua đầu, máy chiếu slide,
máy chiếu CIP v.v khi chúng đang làm việc?
- Đánh dấu âm lượng/tiếng ồn tố
i đa cho phép:
- Trong phòng học:
• 45 dBA 55 dBA 90 dBA
- Trong điều kiện có tiếng ồn lớn như xưởng nghề v.v
• 55 dBA 70 dBA 90 dBA
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
19
Bạn đã kết thúc học chủ đề 2 “Phân loại PTKT DH cơ bản” chưa? Có Không
Bạn hãy nêu tên ba nội dung an toàn Đạt Chưa đạt
Bạn có hiểu vì sao dây và ổ cắm thiết bị nghe nhìn cần được tiếp địa? Đạt Chưa đạt
Vì sao bạn không nên thử nhìn vào ống kính máy chiếu qua đầu, máy
chiếu slide, máy chiếu CIP v.v khi chúng đang làm việc?
Đạt Chưa đạt
Đánh dấu âm lượng/tiếng ồn tối đa cho phép:
• Trong phòng học:
45 dBA 55 dBA 90 dBA
• Trong điều kiện có tiếng ồn lớn như xưởng nghề v.v
55 dBA 70 dBA 90 dBA
Đạt Chưa đạt
Để hiểu và vận dụng được các nguyên tắc sử dụng PTKT DH các câu trả lời phải là “Đạt”
và “Có”.
Hoạt động 2
Đảm bảo tính vừa sức
³
Thông tin cho hoạt động 2
Nguyên tắc này mang đặc tính tâm lý - sư phạm và nó có liên quan tới
cách thức sử dụng PTKT DH.
1. Sử dụng PTKT DH đúng lúc, đúng chỗ
- Chỉ sử dụng PTKT DH vào thời điểm thích hợp của tiết học hoặc giờ thực hành.
- Cần tuân thủ kế hoạch sử dụng PTKT DH, kế hoạch này cần dành ưu tiên cho
những môn, giờ học cần thiết.
- Không lạm dụng PTKT DH.
- Trước và sau thời điểm sử dụng có thể không nên bật thiết bị hoặc cần tắt thiết bị
để tránh gây phân tán cho học sinh.
2. Sử dụng PTKT DH phù hợp tâm sinh lý học sinh tiểu học
- Sử dụng PTKT phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Học sinh cần được hướng dẫn và thực tập trước cách thức sử dụng PTKT DH cần
thiết.
- Các điều kiện về kích thước bảng, bàn ghế, ánh sáng, độ ẩm, an toàn điện trong
phòng học có sử dụng PTKT DH cần tuân thủ các tiêu chuẩn về nhân trắc và đồ
dùng, thiết bị dạy học của Việt Nam.
Nhiệm vụ
20
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin qua các câu hỏi sau:
+ Khi nào thì gọi là dạy học đúng lúc, đúng chỗ?
+ Nêu ví dụ cụ thể khi dạy học ở tiểu học.
+ Khi nào thì gọi là dạy học đủ cường độ tiếp thu của người học?
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm họ
c tập với các câu hỏi sau:
+ Khi nào thì áp dụng các PTKT DH một cách có hệ thống, đa dạng các hình thức của
phương tiện?
+ Khi chọn các PTKT DH ta cần tìm hiểu nội dung của chúng và khả năng áp dụng đồng
bộ chúng như thế nào?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 2
Trả lời theo các câu kiểm tra sau đây:
- Bạn thử nêu 3 lời khuyên cho các bạn trong việc sử dụng PTKT DH để hình thành kỹ
năng.
- Vì sao cần có kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng PTKT DH?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Bạn thử nêu 3 lời khuyên cho các bạn trong việc sử dụng PTKT DH
để hình thành kỹ năng.
Đạt Chưa đạt
Vì sao cần có kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng PTKT DH? Đạt Chưa đạt
Để hiểu và vận dụng được các nguyên tắc sử dụng PTKT DH các câu trả lời phải là “Đạt”.
Hoạt động 3
Đảm bảo tính hiệu quả
³
Thông tin cho hoạt động 3
Hiệu quả sư phạm và hiệu quả kinh tế cần được cân nhắc khi sử dụng PTKT DH.
1. Định hướng hình thành kỹ năng
- Các giờ sử dụng PTKT DH cần được chuẩn bị không chỉ để cho tiết học hoặc giờ thực
hành thêm sinh động, phong phú mà còn nhằm hình thành kỹ năng cho học sinh. Vì
vậy, mục tiêu cũng như các nội dung bài học của các tiết/giờ học có PTKT DH (nội
dung trình chiếu, nội dung nghe) cần phải mang tính hình thành kỹ năng cao, tránh dài
dòng, không tập trung vào trọng tâm.
- Cố gắng sử dụng tối đa khả năng kiểm tra đánh giá của PTKT DH.
2. Lựa chọn sử dụng phương tiện khi biết rõ việc sử dụng nó có hiệu quả
- Phương tiện kỹ thuật dạy học được lựa chọn phải đảm bảo nâng cao chất lượng của giờ
dạy học, hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học sinh.
3. Quản lý
21
- Cần có phòng hoặc nơi chuyên cất giữ, bảo quản PTKT DH. Các phòng này cần có nội
qui sử dụng.
- Cần có cán bộ chuyên trách về phòng PTKT DH như cán bộ chịu trách nhiệm quản lý
phòng máy tính, phòng ngoại ngữ, phòng cất giữ bảo quản, thiết bị, phương tiện nghe
nhìn.
- Cần có kế hoạch sử dụng PTNN. Kế hoạch này cần được xây dựng trên nguyên tắc
thống nhất giữa nhu cầ
u hiện tại, dự báo tương lai và khả năng hỗ trợ của cơ sở đào tạo.
Kế hoạch cần được thể hiện thành văn bản và có sự chấp thuận và hỗ trợ của lãnh đạo
cơ sở đào tạo.
4. Phát triển
- Không nên mua sắm các thiết bị quá cũ kỹ lạc hậu hoặc khó có khả năng nâng cấp, phát
triển.
- Trong kế hoạch sử dụng PTKT DH cần có kế hoạch, nội dung bảo dưỡng, mua sắm bổ
sung. Các nội dung này cần có khoản mục kinh phí dự kiến cần hỗ trợ.
- Các cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng PTKT DH cần tự học hoặc được cử tham gia các
khoá học nâng cao về sử dụng PTKT DH.
5. Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
- Tránh lạm dụng hình ảnh, ánh sáng, màu sắc loè loẹt trong các nội dung trình chiếu.
- Cần kết hợp hài hoà việc bố trí thiết bị với màu sắc, kích thước sàn trần, cửa sổ, bảng,
bàn ghế trong phòng học.
6. Khuyến khích sử dụng tối đa PTKT DH trong điều kiện cho phép
- Nếu bạn có khả năng sử dụng an toàn, vừa sức và hiệu quả PTKT DH nên sử dụng và
khuyến khích các giáo viên và học viên khác sử dụng tối đa chúng trong dạy và học.
- Công việc lập kế hoạch, tổ chức và triển khai sử dụng PTKT DH trong một cơ sở đào
tạo có thể tham khảo trong Phụ lục 6 và Phụ lục 7. Trong đó bạn có thể tìm hiểu việc
xây dựng các bước triển khai cũng như việc khuyến khích giáo viên trong cơ sở sử
dụng PTKT DH; xây dựng tiến trình cho giờ giảng hoặc khoá học; lập dự trù mua sắm
vật liệu
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Chủ đề 2.
+ Kết quả học của học sinh khi thực hiện tiết học có sử dụng PTKT DH.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
-
Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Dạy học có hỗ trợ của PTKT DH có phải chỉ cung cấp đơn thuần kiến thức cho người
học?
+ Lựa chọn PTKT DH cho tiết học như thế nào?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
-
Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả
làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 3
22
Trả lời theo các câu hỏi kiểm tra sau đây:
- Khi mua sắm thiết bị mới liệu bạn có suy nghĩ về khả năng phát triển về nâng cấp
chúng? Liệu có kinh phí cho việc đó không?
- Thế nào là sử dụng ánh sáng, mầu sắc thái quá?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Khi mua sắm thiết bị mới liệu bạn có suy nghĩ về khả năng phát
triển về nâng cấp chúng? Liệu có kinh phí cho việc đó không?
Có Không
Thế nào là sử dụng ánh sáng, mầu sắc thái quá? Đạt Chưa đạt
Để hiểu và vận dụng được các nguyên tắc sử dụng PTKT DH các câu trả lời phải là “Đạt”
và “Có”.
Chủ đề 4: Thiết kế tiến trình dạy học
có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Nắm được quy trình chuẩn bị tiết học có sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học.
* Kỹ năng
- Xây dựng tiết học trong điều kiện có sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học.
* Thái độ
- ý thức việc xây dựng tiết học theo đúng quy trình với việc áp dụng PTKT DH vào
giảng dạy.
2. Tài liệu
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992
(trang 47 - 69).
- Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001
(trang 27 - 31).
3. Nội dung
2 tiết (1 lý thuyết + 1 thực hành).
Hoạt động 1
Các bước chuẩn bị tiết học
có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
³
Thông tin cho hoạt động
23
Xác định tên và giới hạn tiết học
Xác định mục tiêu và các tiêu chí
đánh giá
Xác định nội dung
Xác định phương pháp và xây
dựng tiến trình tiết học
Chuẩn bị tiết học với phương tiện
nghe nhìn hỗ trợ
Những nội dung bên phải thể hiện các yếu tố, các điều kiện để thực hiện mỗi bước.
- Yêu cầu đào tạo
- Chương trình đào tạo tổng thể
- Giới hạn tiết học
- Trình độ học viên
- Mục tiêu tiết học
- Tiêu chí đánh giá
- Nội dung tiết học
- Phương tiện hiện có
- Tiến trình tiết học
- Phương tiện, vật liệu, tài liệu
- Năng lực người dạy
Như vậy, để chuẩn bị được tiết học với phương tiện nghe nhìn hỗ trợ, trước khi biên
soạn tiết học (không đề cập đến trong tài liệu này), cần phải xây dựng tiến trình và làm chủ
phương tiện.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Các bước chuẩn bị tiết học.
+ Các bước chuẩn bị tiết học với sự hỗ trợ PTKT DH.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
-
Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là mục tiêu, nội dung tiết học?
+ Phương pháp xây dựng tiến trình tiết học?
+ Các bước chuẩn bị tiết học với sự hỗ trợ PTKT DH.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
-
Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả
làm việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 1
Hãy trình bày các bước chuẩn bị tiết học với sự hỗ trợ PTKT DH.
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
24
Người giáo viên lành nghề khi sử dụng những PTDH, đặc biệt là phương tiện kỹ thuật
dạy học trong một tiết học bao giờ cũng thực hiện các việc sau:
- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những PTDH nào cần
thiết phải sử dụng, mục đích sư phạm sử dụng từng PTDH đó, kết quả cần đạt được.
- Tìm hiểu tính năng của từ
ng phương tiện và qua đó để sử dụng phối hợp các PTDH
khác nhau nhằm đạt hiệu quả sư phạm cao.
- Xác định vị trí của những phương tiện đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm
nào của tiết học để sử dụng phương tiện đó nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Xác định thời lượng sử dụng phương tiện đó.
- Suy nghĩ kỹ về sự phù hợp những PTDH đã lựa chọn với những PTDH khác.
- Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập
cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những
PTDH một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong
việc lĩnh hội tài liệu học tập.
Hoạt động 2
Chuẩn bị phương tiện nghe nhìn
³
Thông tin cho hoạt động 2
Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị nội dung trình chiếu và chuẩn bị thiết bị trình
chiếu.
- Chuẩn bị nội dung trình chiếu: Theo tiến trình, tuỳ theo phương tiện sử dụng, các nội
dung trình chiếu được chuẩn bị sao cho thích hợp với nội dung và thời lượng dự kiến.
- Chuẩn bị thiết bị nghe nhìn
Ta sẽ có khả năng lắp đặt và sử dụng thiết bị nghe nhìn sau khi đã kết thúc các mô - đun về
các PTKT DH cơ bản. Cần lưu ý rằng khi chuẩn bị các thiết bị phục vụ tiết học cần chú ý
những nội dung sau:
+ Thiết bị cần phải được chuẩn bị sẵn sàng trước khi tiết học bắt đầu.
+ Các nội dung trình chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự trình chiếu.
+ Phải kiểm tra độ rõ nét, âm lượng từ các vị trí thiệt thòi nhất của lớp học.
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Nội dung trình chiếu.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Các bước chuẩn bị nội dung trình chiếu, PTKT DH với tiết học cụ thể.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm v
ụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 2
25
Trả lời các câu hỏi sau đây: Gạch dưới những từ viết nghiêng trong ngoặc bạn cho là
đúng (Khi chuẩn bị thiết bị nghe nhìn phục vụ tiết học).
- Thiết bị cần phải được chuẩn bị sẵn sàng (trước/trong) khi tiết học bắt đầu.
- Các nội dung trình chiếu phải được (biên soạn/sắp xếp/mô tả) theo thứ tự trình
chi
ếu.
- Phải kiểm tra độ rõ nét, âm lượng từ các vị trí (gần nhất/xa nhất/thiệt thòi nhất) của
lớp học.
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
- Thiết bị cần phải được chuẩn bị sẵn sàng (trước/trong) khi tiết học bắt đầu.
- Các nội dung trình chiếu phải được (biên soạn
/sắp xếp/mô tả) theo thứ tự trình
chiếu.
- Phải kiểm tra độ rõ nét, âm lượng từ các vị trí (gần nhất/xa nhất
/thiệt thòi nhất) của
lớp học.
Chủ đề 5: Máy chiếu qua đầu và cách sử dụng
1. Mục tiêu
* Kiến thức
- Nắm vững công dụng và các tính năng của máy chiếu qua đầu.
- Sử dụng và bảo quản được máy chiếu qua đầu.
* Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo máy chiếu qua đầu.
* Thái độ
- Luôn ý thức sử dụng máy chiếu qua đầu phục vụ đào tạo.
2. Tài liệu
- Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999
(trang 196 - 203).
- Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992
(trang 115 - 121).
- Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001
(trang 34 - 37, 39 - 43).
3. Nội dung
5 tiết (2 lý thuyết + 3 thực hành)
Hoạt động 1
Công dụng, phân loại và cấu tạo thiết bị
³
Thông tin cho hoạt động 1
a. Công dụng thiết bị
Máy chiếu qua đầu, hay còn gọi là máy chiếu phim tấm trong (có tên tiếng Anh là
Overhead projector) là thiết bị được sử dụng để phóng to và chiếu văn bản và hình ảnh tĩnh
có trên phim nhựa trong suốt lên màn hình phục vụ việc trình bày.
b. Nguyên tắc hoạt động
26
Nhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học (thấu kính, gương chiếu) hình
trên phim trong suốt được chiếu và phóng to trên màn hình kích thước lớn.
Lưu ý: Cường độ sáng càng lớn, khả năng chiếu xa và đạt được hình rõ nét càng cao. Tuy
nhiên, lượng tiêu thụ điện sẽ lớn hơn và việc bảo dưỡng bóng đèn đòi hỏi cao hơn.
c. Hình dạng, cấu trúc thiết bị
Các máy chiếu qua đầu nói chung bao gồm các bộ phận được thể hiện như hình sau:
Công dụng của các bộ phận chính như sau:
. Thấu kính A: Tiếp nhận, hội tụ và phóng chiếu nguồn sáng từ bóng đèn công suất lớn.
. Gương hắt B: Tiếp nhận hình chiếu và giúp điều chỉnh góc chiếu thích hợp trên màn hình.
. Tay chỉnh tiêu cự C: Giúp tinh chỉnh tiêu cự nhằm tạo ra hình ảnh rõ nét nhất.
. Nguồn và công tắc nguồn D: Là nơi cắm dây nguồn và công tắc, bật nguồn điện.
. Thân máy E: Là nơi chứa cố định nguồn sáng, thấu kính, quạt thông gió và nơi chứa
gương hắt, chỉnh tiêu cự khi đóng máy.
. Thông khí F: Các lỗ thông khí cố định có tác dụng lưu thông gió do quạt tạo ra có tác
dụng làm mát thiết bị.
. Tay xách K: Dùng để vận chuyển thiết bị trong trạng thái đóng.
d. Lắp đặt máy chiếu qua đầu
Lắp đặt máy chiếu qua đầu được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Gạt các lẫy bên sườn máy đồng thời mở nắp máy (được gắn liền với thấu kính A).
Bước 2: Nâng giá gương hắt B bằng cách kéo giá gương bằng tay phải, trong khi giữ thân
máy E bằng tay trái.
Bước 3: Nâng giá đỡ kính hắt B để đạt được vị trí thẳng đứng.
Bước 4: Đậy nắp máy (thấu kính A).
Bước 5: Cắm nguồn điện và bật nguồn bằng công tắc D.
Bước 6: Chỉnh tiêu cự tối ưu bằng cách điều chỉnh tay chỉnh tiêu cự C nhằm đạt được
khuôn hình và độ nét tối ưu trên màn ảnh.
Khi không sử dụng, nếu cần tháo lắp để có thể vận chuyển cần chú ý các thao thác cơ
bản sau:
Bước 1: Tắt công tắc điện, tháo phích cắm điện. Hạ giá gương hắt B bằng cách dùng tay
phải kéo giá đỡ theo chiều mũi tên, trong khi phải giữ thân máy E bằng tay trái.
Chú ý: Cần thận trọng không làm nứt, vỡ thấu kính A.
Bước 2: Đậy nắp thiết bị, thu dây cắm vào hốc để dây tại nắp máy.
Nhiệm vụ
A: Thấu kính
E: Thân má
y
K: Ta
y
xách K: Ta
y
xách
B: Gư
ơ
n
g
hắ
t
C: Ta
y
chỉnh tiêu c
ự
F: Thôn
g
khí
D: Côn
g
t
ắc n
g
uồn
Hình17
27
- Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Công dụng, phân loại và cấu tạo máy chiếu qua đầu.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Công dụng thiết bị?
+ Nguyên tắc hoạt động?
+ Hình dạng, cấu trúc từng thiết bị?
+ Lắp đặ
t máy chiếu qua đầu như thế nào?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 1
Trả lời theo các câu hỏi kiểm tra sau đây:
- Sử dụng máy chiếu qua đầu bạn có thể bị bỏng. Khi nào và tại sao?
- Công dụng của máy chiếu qua đầu?
- Lắp đặt máy chiếu?
- Tháo lắp máy chiếu?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Bạn đã qua thực hành về an toàn điện chưa? Có Chưa
Sử dụng máy chiếu qua đầu bạn có thể bị bỏng. Khi nào và tại sao? Đạt Chưa đạt
Công dụng của máy chiếu qua đầu? Đạt Chưa đạt
Lắp đặt máy chiếu? Đạt Chưa đạt
Tháo lắp máy chiếu? Đạt Chưa đạt
Để sử dụng và bảo quản thành công máy chiếu qua đầu các câu trả lời phải là “Đạt” và
“Có”.
Hoạt động 2
Chế tạo phim chiếu bằng phim trong
³
Thông tin cho hoạt động 2
a. Vật liệu
Để chế tạo phim trong (transparencies), bạn cần có các công cụ và vật liệu sau:
- Giấy/phim trong: bất cứ loại giấy trong nào có thể in, viết hoặc dán hình trên bề mặt đều
có thể làm phim chiếu. Tuy nhiên, loại phim thông dụng là các loại phim chuyên dụng, khổ
A4, trong suốt có thể chịu nhiệt hoặc kém chịu nhiệt.
- Bút viết trên kính đen trắng hoặc mầu sắc.
- Máy tính kèm máy in lazer mầu hoặc đen trắng.
b. Chế tạo
28
Có hai cách chế tạo phim chiếu: chế tạo thủ công và chế tạo với sự trợ giúp của máy
photocopy và máy vi tính.
Cách 1: Chuẩn bị thủ công: Trên bề mặt phim trong ta có thể dùng các loại bút mầu đen
hoặc mầu sắc khác loại viết được trên kính với sự trợ giúp của thước kẻ, com pa thể hiện
chữ và hình theo ý muốn. Trong một số trường hợp ta có thể dùng loại keo dán hoặc b
ăng
dính trong để đính các hình cắt đã được chuẩn bị trước. Tuy nhiên, việc dán hình chỉ nên sử
dụng khi cần có hình khối đơn giản và màu đen trắng.
Cách 2: Chuẩn bị bằng máy tính: Máy tính ngày càng phổ biến và tiện lợi. Với sự trợ
giúp của các phần mềm xử lý hình và chữ bạn có thể chuẩn bị trình bày của bạn trên vi tính
sau đó in trên giấy trong bằng máy in laser hoặc in và sửa trên giấy bình thường sau đó
dùng máy photocopy in trên giấy trong. Bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng để
chuẩn bị trình chiếu của bạn: Microsoft Word, Microsoft Paint, Microsoft Power Point,
Adobbe Photoshop, Autocad hoặc các phần mềm tương tự.
- Những chú ý:
+ Thực tế cho thấy khi trình chiếu bằng chữ, số dòng không nên quá 6 dòng và mỗi dòng
không nên quá 6 từ đối với phim trong khổ A4. Khuôn hình trên phim chỉ nên giới hạn
trong khuôn khổ 20cm x 25cm.
+ Mực bút viết, mực in phải là loại mực bám trên giấy trong. Thông thường nên dùng mực
đen và xanh dương để thể hiện nội dung cơ bản. Các mầu khác có thể sử dụng để tạo các
điểm nhấn thị giác (gây sự chú ý).
+ Khi sử dụng máy photocopy hoặc máy in phải chú ý sử dụng loại phim trong chịu nhiệt
(trên vỏ hộp đựng phim có đề “Có thể dùng để photocopy” - “For photocopy” hoặc “Có thể
dùng cho máy in” - “Printable”), hoặc phim màu (“Ink Jet Transparencies”.
+ Một số ít máy photocopy do tốc độ in chậm và sự hạn chế của các tính năng khác, có thể
không in được phim trong.
+ Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phim cần đặt
một tờ giấy mềm để tránh hỏng nội dung.
Nhiệm vụ
Máy vi tính
Người viết
thủ công
Phim
trong
Phim chiếu
Photocopy
Hình 18
29
-
Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau:
+ Phim trong phục vụ việc trình chiếu bằng máy chiếu qua đầu.
Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết
thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin).
- Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau:
+ Phim trong dùng để làm gì?
+ Các cách chế tạo phim trong?
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm).
- Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm
việc của nhóm.
Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên
làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm).
/
Đánh giá hoạt động 2
Trả lời theo các câu hỏi kiểm tra sau đây:
− Phim bạn chế tạo có nằm trong khuôn hình 20 x 25cm?
− Số lượng từ tối đa trên phim A4 do bạn chuẩn bị không lớn hơn 40 từ?
8
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Phim bạn chế tạo có nằm trong khuôn hình 20 x 25cm? Có Không
Số lượng từ tối đa trên phim A4 do bạn chuẩn bị không lớn hơn 40
từ?
Đạt Chưa đạt
Để sử dụng và bảo quản thành công máy chiếu qua đầu các câu trả lời phải là “Đạt” và
“Có”.
Hoạt động 3
Sử dụng máy chiếu qua đầu trong dạy học ở Tiểu học
³
Thông tin cho hoạt động 3
- Những chú ý khi sử dụng máy chiếu qua đầu: Ngoài các nguyên tắc và qui tắc chung,
cần tuân thủ một số qui tắc sau:
+ Khi không sử dụng hoặc trong thời gian nghỉ dài khi trình bày, cần tắt máy.
+ Chú ý an toàn điện và bỏng có thể gây ra khi tiếp xúc với bóng chiếu sáng chính.
+ Tránh va đập mạnh, không sờ tay, làm xước gương, thấu kính.
- Các điều kiện để sử dụng hiệu quả máy chiếu qua đầu: Sử dụng hiệu quả máy chiếu qua
đầ
u phụ thuộc vào các yếu tố căn bản sau:
+ Chất lượng thiết kế và chế tạo phim chiếu:
Hình ảnh đơn giản, rõ ràng, kích thước nằm trong khuôn hình.
Chữ càng ít càng hiệu quả. Kích thước chữ phải đủ lớn để đọc. Kinh nghiệm cho
thấy, với lớp học có chiều dài 5 - 10m, máy chiếu đặt cách màn hình 2,5 - 3m thì
phông chữ tối thiểu là 16 thì học viên cuối lớp mới nhìn rõ.
Các hình chiếu,
đương nhiên, phải đảm bảo tính hệ thống và logic tiết học.
+ Hình ảnh chiếu phải đạt chất lượng cao: Cụ thể hình phải rõ nét và nhìn thấy được trong
phạm vi lớp học, hội trường. Chất lượng này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Cách chỉnh khuôn hình và tiêu cự. Cũng cần lưu ý rằng chất lượng khuôn hình và
độ nét còn phụ thuộc rất nhiều vào cường độ sáng của máy chi
ếu. Cường độ sáng có
thể được bù đắp và khắc phục một phần nhờ việc che tối phòng học, hội trường.