Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.34 KB, 3 trang )
CÁC PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
* Mục tiêu:
- Biết các phương tiện dạy học, sử dụng tốt các phương tiện dạy
học.
- Biết kết hợp các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại
phù hợp với từng bài học khác nhau.
5.1. Khái niệm về phương tiện dạy học
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương tiện dạy học.
- Theo các tác phẩm về lý luận dạy học thì phương tiện dạy học
đồng nghĩa với phương tiện trực quan, đó là các vật thật, vật tượng trưng
và các vật tạo hình được sử dụng để dạy học.
+ Vật thật: Giúp học sinh tiếp thu tri thức, gây hứng thú tìm tòi,
học tập. Đó là các động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên,
khoáng vật.
+ Các vật tượng trưng: Giúp học sinh thấy được một cách trực
quan các sự vật, hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát hoặc
đơn giản, như: sơ đồ, lược đồ, biểu đồ
+ Vật tạo hình: Tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, băng video, phim đèn
chiếu thay cho các vật khó nhìn thấy hoặc không nhìn thấy.
- Một số tác giả khác lại coi phương tiện dạy học là những đồ dùng
dạy học trực quan được khái quát bằng những mô hình vật chất được
dựng lên một cách nhân tạo, tương tự với đối tượng gốc về một số mặt
nhất định nào đó.
- N.N.Baranxki đưa ra khái niệm thiết bị dạy học: Là những
phương tiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức
và kết quả của việc giảng dạy địa lý ở nhà trường.
Các thiết bị đó bao gồm: Phòng địa lý, bản đồ giáo khoa, quả cầu
địa lý, tranh ảnh treo tường, biểu đồ, đồ thị
- GS. Nguyễn Dược và một số tác giả khác đưa ra khái niệm thiết