Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.12 KB, 70 trang )

TRANG MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
TRANG GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU
NGHỆ TĨNH.
1.1 . Tổng quan về Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại màu Nghệ
Tĩnh……………………………………………………………………………………..6
1.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty ………………………….6
1.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh và quản lý kinh doanh……………..…………………….10
1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán………………………….12
1.1.4.Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh quản lý tới hạch toán kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. ……………………………………………………...17
1.2.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất……………..………………………….18
1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ……………………………………………………...18
1.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất…………………………19
1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất……………………………………………..20
1.3. Thực trạng tính giá thành sản phẩm...………..……………………………....42
1.3.1. Đối tượng tính giá thành, sản lượng tính giá thành, kỳ tính giá thành……….....42
1.3.2. Kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ…………………………………...42
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm……………………………………….....45
1.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…...…..….50
1
CHƯƠNG II: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
2.1.Đánh giá thực trạng ……………………………………...…………………….52
2.1.1.Ưu điểm và những thành quả đạt được……………………………………….....52
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………………..55
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm………………………………………………………………………………56
2.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất


và tính giá thành sản phẩm …………………………………....................................59
2.3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm…………………………………………...…………………………....59
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm……………………………………………………………………...…59
2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng thực hiện……………………….61
2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp………………………………………….……....62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………64
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
TRANG GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
TNHH NN 1 TV KLM
XDCB
TSCĐ
NVLTT
NCTT
cp
TCKT
XN
CCDC
GTGT
KTTT
SB
TTLT
Q
dd quy đổi
Q
hoàn thành
Q

ddck quy đổi
TK
DD
DT
NSNN
bq
TCHC
KHĐT
XD
DV
NKC
PVSX
K/C
Sn

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên
Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh
Xây dựng cơ bản
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí
Tài chinh kế toán
Xí nghiệp
Công cụ dụng cụ
Giá trị gia tăng
Khai thác tuyển thô
Suối Bắc
Ti\uyển tinh luyện thiếc
Khối lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành
phẩm tương đương

Khối lượng thành phẩm nhập kho
Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra
thành phẩm
Tài khoản
Dở dang
Doanh thu
Ngân sách Nhà nước
bình quân
Tổ chưc shành chính
Kế hoạch đầu tư
Xây dựng
Dịch vụ
Nhật ký chung
Phục vụ sản xuất
Kết chuyển
Thiếc
3
LỜI MỞ ĐẦU
Chi phí sản xuất là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh
doanh, và là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí sản xuất
luôn được coi là một trong những chìa khoá mở cửa sự phát triển, tăng trưởng của doanh
nghiệp. Để đạt được mục đích đó, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến công tác quản lý,
hạch toán kế toán chi phí sản xuất, để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sự cạnh tranh
trên thị trường. Đặc biệt là trong thời kỳ nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, là thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh càng quyết liệt đòi hỏi các doanh
nghiệp luôn phải hoàn thiện mình thì mới có thể đứng vững được trên thương trường.
Hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại
Màu Nghệ Tĩnh hiểu rõ vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tới
sự phát triển của Công ty. Vì vậy Công ty luôn quan tâm và tự hoàn thiện mình trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là lĩnh vực

được Công ty quan tâm hàng đầu.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ
Tĩnh, em chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu
Nghệ Tĩnh”. Vì Công ty có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều sản phẩm,
nên trong giới hạn chuyên đề em chỉ trình bày kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm thiếc thỏi 99,75%.
Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề em đã có nhiều cố gắng như không thể
tránh được thiếu sót, mong cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Đông và quý Công
ty góp ý, giúp đỡ em hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm:
CHƯƠNG I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại
Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
CHƯƠNG II: Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
5
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN
KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH
1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu
Nghệ Tĩnh.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh trước đây là Xí
Nghiệp Liên Hiệp thiếc Nghệ Tĩnh được thành lập theo Nghị định số 97/HĐBT ngày
14/07/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Sau đó, Xí Nghiệp đổi tên là
Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch
toán độc lập thuộc Tổng công ty Khoáng Sản Việt Nam, được thành lập theo Quyết định
số 336-QĐ/TCNSĐT ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng (nay là Bộ

Công Nghiệp).
Sự ra đời của xí nghiệp Liên Hiệp Thiếc Nghệ Tĩnh (nay là Công ty TNHH NN
một thành viên Lim Loại Màu Nghệ Tĩnh) gắn liền với quá trình đầu tư xây dựng trước
đây và đi vào sản xuất của Công ty. Công trình Liên Hiệp Thiếc trước đây là công trình
trọng điểm của Nhà nước, công trình của sự hợp tác Việt-Xô do Liên Xô thiếc kế cung
cấp vật tư, thiết bị trên cơ sở hiệp định hợp tác được ký kết giữa hai Chính Phủ năm
1975.
Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 thàng 9 năm 2001 về chuyển
đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội thành công ty TNHH NN một thành viên. Quyết định số 315/2004/QĐ-TCLĐ
ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam về
việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành
6
công ty TNHH NN một thành viên. Quyết định số 613/2004/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 6
năm 2004 của Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam về việc
chuyển đổi Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh thành công ty TNHH NN một thành viên
100% vốn Nhà nước. Quyết định số 65/2004/QĐ-BCN ngày 28 tháng 7 năm 2004 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh thành
Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh.
Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh có trụ sở chính
tại: Thị trấn Quỳ Hợp - Huyện Quỳ Hợp – Tĩnh Nghệ An. Tên giao dịch quốc tế: NGHE
TINH NON-FEROUS METAL COMPANY-MENETCO. Mã số thuế 29000324.603,
Tài khoản 3621.01.7301.000 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quỳ Hợp. Đại diện chủ
sở hữu: Hội đồng quản trị Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH NN một thành viên lần đầu số
2704000007 ngày 15 tháng 10 năm 2004 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17 tháng 8 năm
2006 của Sở kế hoạch và đầu tư tĩnh Nghệ An với ngành nghề kinh doanh:
- Thăm dò, khảo sát, khai thác tuyển luyện, kinh doanh thiếc vá các khoáng sản
khác. Xuất nhập khẩu khoáng sản, vật tư thiết bị;
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, dịch vụ vận tải

và sản xuất vật liệu xây dựng;
- Tư vấn giám sát, thiết kế khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim, xây dựng và
giao thông vận tải;
- Kinh doanh thương mại, đại lý cung ứng xăng dầu, vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà
hàng, khách sạn, cho thuê kho hàng bến bãi;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Trước ngày 01 tháng 11 năm 2004 Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Nhà nước, từ ngày 01 tháng 11 đến nay Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà
7
nước và luật doanh nghiệp Nhà nước sữa đổi bổ sung ngày 01 tháng 7 năm 2004, Công
ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước
chuyển đổi Nhà nước nắm giữ 100% vốn, là thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản
Việt Nam. (Tổng nguồn vốn của Công ty tại thời đểm ngày 31/03/2007 là
42.345.979.963đồng).
Trong quá trình phát triển của Công ty, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên
không có biến động nhiều. Công ty luôn kinh doanh đúng theo pháp luật quy định, giải
quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động (Tổng số lao động tại thời điểm
31/03/2007 là 432 người, trong đó nhân viên quản lý là 36 người). Hàng năm công ty
nộp cho nhà nước hàng tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
Biểu 1.1 - Một số chỉ tiêu chính của Công ty TNHH NN một thành viên
8
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2001
Thực hiện
năm 2002
Thực hiện
năm 2003
Thực hiện
năm 2004

Thực hiện
năm 2005
1.Sản phẩm chủ yếu
- Thiêc thỏi 99,75% sản xuất (tấn) 401,053 378,4996 335,929 475,000 594,2793
- Thiếc thỏi 99,75% tiêu thụ (tấn) 321,4565 372,3302 402,676 524,500 602,8409
2.Tổng DT và thu nhập khác (tr.d) 23.230,12 32.206,59 50.228,95 88.431,92 88.344,01
3.Tổng chi phí (triệu đồng)
4.Kết quả kinh doanh (tr. đ) 2.241,25 28,5 996,03 2.407,31 1.763,89
5.Các khoản nộp NSNN (tr. đ) 1.045,32 1.107,05 1.893,77 4.780,27 4.381,56
Trong đó: VAT 204,84 421,73 685,12 1.313,30 1.174,63
TNDN 0 0 135,55 674,04 493,88
6.Thu nhâp bq người/tháng (đ) 495.262 692.183,5 1.142.747 1.861.433 1.723.608
Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh
(Theo số liệu báo cáo kết quả của đơn vị)
9
10
XN Khai
thác TT
XN Tuyển
tinh LT
XN C.giới
thi công
XN vật
liệu
XD&DV
Xưởng sữa
chữa
GCCK
Xưởng SX
thiếc S.Bắc

Bệnh viện
công ty
Phòng
TCHC
Phòng
KHĐT
Phòng
TCKT
Ban thu
mua
Ban C.bị
SX Bản

Phòng
K.Thuật
Chủ tịch Công ty Chủ tịch Công ty
Chủ tịch Công ty
Sơ đồ 1.1 - TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN
KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH
1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh và quản lý kinh doanh
Nhiệm vụ kinh doanh là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, cuối mỗi
năm Công ty dựa vào kết quả của năm đó và từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh
cho năm tới. Nhiệm vụ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và hiệu quả
hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ chung hàng năm là:
- Bảo toàn và phát triển được vốn
- Bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, phấn đấu mức tăng trưởng chung từ
10% đến 20%.
- Sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn tối thiểu 10%.
- Nâng cao thu nhập cho người lao động, mức tăng trưởng thu nhập từ 12% đến
15% so với thu nhập thực tế của năm trước trong (điều kiện mức lương tối thiểu không

thay đổi).
- Đảm bảo các nghĩa vụ trích nộp ngân sách và thực hiện các nghĩa vụ với địa
phương.
- Đảm bảo an toàn lao động, không để xẩy ra tai nạn lao động nặng.
- Các đơn vị trong Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh
tế có lãi.
- Xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện.
Mỗi năm ngoài những nhiệm vụ chung Công ty còn xác định nhiệm vụ riêng,
năm 2007 Công ty đề ra một số nhiệm vụ như:
- Chỉ tiêu về giá trị:
+ Giá trị tổng sản lượng : 51.300 triệu đồng
+ Doanh thu : 117.761 triệu đồng.
Trong đó: Doanh thu sản suất khoáng sản : 80.985,9 triệu đồng
Thu nhập sản suất kinh doanh khác : 36.675,1 triệu đồng
11
+ Nộp ngân sách : 5.783,17 triệu đồng
+ Thu nhập bình quân đầu người : 2,5 triệu đồng/tháng
+ Lợi nhuận : 4.500 triệu đồng
- Chỉ tiêu về hiện vật:
+ Thiếc thỏi 99,75% : 400 tấn
+ Bột đá trắng : 10.000 tấn
+ Bốc xúc vận chuyển đất đá : 600.000 m
3
+ Thực hiện đầu tư XDCB, thăm dò địa chất : 32.869 triệu đồng
- Hoàn thành cổ phần hoá Công ty vào 6 tháng cuối năm 2007.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên Công ty cần tập trung vào một số
biện pháp lớn sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động. Bằng các giải pháp kỹ thuật, công
nghệ kết hợp chặt chẽ kỹ luật lao động, khuyến khích lợi ích vật chất để tăng năng suất
lao động.

- Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức sản xuất, bố trí lại cán bộ, luân chuyển cán bộ tạo ra
sự đổi mới về tổ chức cán bộ. Đầu tư thêm thiết bị tuyển khoáng, bổ sung thiết bị bốc
xúc, san gạt, vận chuyển. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong doanh nghiệp để
tạo ra sự đồng tâm trong lãnh đạo và người lao động trong Công ty, phát huy khả năng
sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty.
- Rà soát, bổ sung các quy trình vi phạm kỹ thuật, quy tắc an toàn, bằng mọi biện
pháp tuyên truyền giáo dục và áp dụng các biện pháp hành chính để người lao động tự
giác thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, củng cố lại hệ thống cán bộ làm công
tác an toàn, đầu tư trang bị phòng hộ lao động phù hợp với tính chất từng công việc có
chất lượng, tăng cường giám sát, kiểm tra để ngăn ngừa tai nạn lao động…
12
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
Bộ máy kế toán của công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh
từ năm 2004 trở về trước được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, từ
năm 2004 được tổ chức theo hình thức tập trung, tại các đơn vị trực thuộc thực hiện tập
hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển về phòng kế toán Công ty để tổng hợp
và lập báo cáo chung toàn công ty. Tại Công ty có phòng Kế toán tài chính gồm 06 cán
bộ công nhân viên, trong đó 01 tưởng phòng, một phó phòng và 04 kế toán viên có
nhiệm vụ ghi chép, hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán Nhà
nước, tại các Xí nghiệp có bộ phận nhân viên kinh tế có nhiệm vụ ghi chép, tập hợp chi
phí sản xuất và lập bảng cân đối kế toán tại các Xí nghiệp.
- Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán
cùng với sự giúp việc của một phó phòng, bốn nhân viên kế toán và các nhân viên kinh
tế tại các Xí nghiệp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức
công tác hạch toán trong toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước
pháp luật về quá trình ghi chép, hạch toán và cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Phân
tích các hoạt động kinh tế trong công ty để từ đó tham mưu cho Giám đốc, Chủ tịch
công ty giúp Giám đốc và Chủ tịch công ty có những quyết định sản xuất kinh doanh
đúng đắn.
- Phó phòng (kế toán tổng hợp và kế toán thanh toán công nợ): Tham mưu cho kế

toán trưởng trong công tác kế toán hạch toán tại công ty, theo dõi công nợ, tính lương,
làm kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty. Lập các báo cáo tài
chính sau mỗi quý, mỗi kỳ kế toán.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thường xuyên các hoạt động thu chi quỹ tiền mặt,
tiến hành các thủ tục thu chi như viết phiếu chi, phiếu thu sau khi có các chứng từ hợp
lý, hợp lệ từ đó giám sát được số dư tiền tại quỹ từng ngày; lưu trữ chứng từ đầy đủ và
thường xuyên đối chiếu các sổ chi tiết.
13
- Kế toán thuế: tính các loại thuế dựa trên các hoá đơn thuế, tỷ suất thuế các loại,
sau đó chuyển sang cho phó phòng để tổng hợp. Lập các báo cáo thuế và thực hiện quyết
toán thuế với cơ quan thuế.
- Kế toán theo dõi TSCĐ và Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Hàng tháng tính
khấu hao tài sản để phân bổ cho các đối tượng sử dụng, theo dõi sự tăng giảm của tài
sản, lập các bảng phân bổ khấu hao. Theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ…
- Thủ quỹ: có chức năng chi, thu tiền theo lý, hợp lệ và theo lệnh của cấp trên có
thẩm quyền, có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, vay tiền, gửi tiền khi có lệnh của cấp
trên có thẩm quyền bằng giấy tờ.
- Nhân viên kinh tế: có nhiệm vụ thu thập, sắp xếp và phân loại chứng từ đưa lên
phòng tài chính kế toán để hạch toán.
Sơ đồ 1.2 - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH NN một thành viên
Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh
14
Nhân viên kinh tế
tại các xưởng. XN
Thủ quỹ
Kế toán thanh
toán
Kế toán thuế
Kế toán

TSCĐ, NVL,
CCDC
Kế toán tổng hợp
(Phó phòng
TCKT)
Kế toán trưởng
(trưởng phòng
TCKT)
Công ty thực hiện chế độ chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Hoá đơn bán
hàng (Hoá đơn giá trị gia tăng) của Công ty được Tổng cục thuế chấp nhận phát hành
theo Công văn số 1092 TCT/AC ngày 26/02/1999.
Một số chứng từ như: Phiếu nhập, phiếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ;
Phiếu thu, Phiếu chi tiền mặt; Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng; Hợp đồng vay …
Hoá đơn GTGT do Công ty tự in theo mẫu quy định sau đó gữi cơ quan thuế
xác nhận và mang về sử dụng.
Trước ngày 01/01/2007 hệ thống tài khoản của Công ty thực hiện theo Quyết định
số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bắt đầu từ ngày 01/01/2007 Công ty thực hiện
theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/20006 của Bộ Tài chính.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán do Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam cung
cấp nên hệ thống tài khoản có một số khác biệt (Danh mục tài khoản phần phụ lục) Công
ty không mở thêm tài khoản nào ngoài nhũng tài khoản theo phần mềm được thiết kế
sẵn.
Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, được thực hiện trên máy tính (trước năm
2007 Công ty sử dụng phần mềm máy tính của Bộ công nghiệp nặng, từ năm 2007 Công
ty sử dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2006 của Tổng Công ty Khoáng sản
Việt Nam cung cấp), bao gồm các loại sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các tài khoản và các
loại sổ liên quan.
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp với trình độ kế toán và đặc
thù kinh doanh của Công ty, không mở sổ nhật ký đặc biệt.

15
.

Sơ đồ 1.3 - Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức
Nhật ký chung

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi hàng kỳ
Ghi đối chiếu
Niên độ kế toán của Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ
Tĩnh bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Công ty sử dụng đồng Việt Nam
(VNĐ) làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính.
Hệ thống Báo cáo tài chính, trước ngày 01/01/2007 Công ty thực hiện lập Báo
cáo tài chính theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ
16
Chứng từ
gốc
NKC Sổ kế toán chi
tiết
Sổ quỹ
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kể toánBảng cân đối số
phát sinh
Tài chính và thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, Thông tư số 105/2003/TT-
BTC ngày 04/11/2003 và thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực này hướng dẫn những sữa
đổi chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 1141/2001/QĐ/TC-CĐKĐ ngày
01/11/1995 của Bộ Tài chính. Bắt đầu Quý I năm 2007 Báo cáo tài chính được lập theo

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, và các thông tư hướng dẫn thực hiện. Các Báo cáo tài
chính được lập theo nguyên tắc giá gốc.
Ngoài 04 Báo cáo (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo
luân chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính) Công ty lập để nộp cấp trên và cơ
quan thuế thì nội bộ Công ty còn sử dụng một số loại Báo cáo như: Báo cáo chi phí sản
xuất theo yếu tố; Báo cáo giá thành sản xuất thiếc thỏi 99,75%; Báo cáo chi tiết doanh
thu tài chính và khác; Báo cáo chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền; Báo
cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ luỹ kế; Báo cáo thiếc bán nội địa; Báo cáo chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp; Báo cáo khoản nợ phải thu và nợ phải trả; và một số báo cáo
khác phục vụ nội bộ doanh nghiệp khác.
Một số chính sách kế toán.
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. (Hàng tồn kho chủ yếu phản ánh giá trị
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng gửi bán). Giá xuất hàng tồn kho
được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Hàng năm khi kết thúc
năm tài chính Công ty tiến hành kiểm kê, phân loại và giá trị của hàng tồn kho kém, mất
phẩm chất để tiến hành trích lập dự phòng, sử dụng và hoàn nhập các khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định tại thông tư số 107/TT-BTC ngày
31/12/2001.
- Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng theo
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng
và tính khấu hao TSCĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 32/2005/TT-BTC
17
ngày 29/4/2005 hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà
nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
- Hạch toán chi phí sản xuất: Tính giá theo phương pháp tập hợp chi phí, phân bổ
cho từng loại sản phẩm.
1.1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh quản lý đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm
Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, xuất phát từ

loại hình hoạt động kinh doanh đó là khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác và chế
biến quặng, kết hợp với sự quản lý kinh doanh của Công ty tạo nên một cách tính chi phí
đặc trưng riêng của Công ty. Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp chi phí và phân bổ
chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán trên cơ sở kiểm tra
tình hình thực hiện định mức và dự toán chi phí của Công ty. Và cũng từ đó mà Công ty
đã lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thành riêng. Đó là hạch toán chi phí sản xuất
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tập hợp cho từng phân xưởng (nơi phát sinh
chi phí), tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp, đây là phương pháp phù
hợp với loại hình khai thác quặng, chế biến quặng. Công ty khai thác quặng bằng
phương pháp lộ thiên và hầm lò nhưng trong cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
và tính giá thành sản phẩm đều giống nhau, tức là các loại chi phí phát sinh được tập hợp
theo từng phân xưởng (vì mỗi phân xưởng thực hiện một công đoạn sản xuất nên củng
có thể nói là tâp hợp theo từng công đoạn sản xuất) sau đó tập hợp lại để tính giá thành
sản phẩm từng công đoạn và cuối cùng là tính giá thành sản phẩm thiếc 99,75% (giá
thành công đoạn cuối cùng). Đối tượng tính giá thành là quặng nguyên khai (công đoạn
đầu tiên ở xưởng Suối Bắc), quặng thô (công đoạn thứ hai ở xưởng khai thác tuyển thô),
sản phẩm thiếc thỏi 99,75% (công đoạn cuối cùng ở xưởng tuyển tinh luyện thiếc). Các
bước tính giá thành ở từng công đoạn cng với mực đích cuối cùng là tính giá thành sản
phẩm thiếc thỏi 99,75%. Vì sản phẩm của giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn sau nên
để có sự phù hợp giữa chi phí phát sinh và kết quả, Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá
thành là quý.
18
Công ty vừa khai thác, vừa chế biến quặng, sản phẩm cuối cùng của quy trình công
nghệ là thiếc 99,75%. Trong các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm thiếc thì cơ cấu
gần như không có sự thay đổi nhiều giữa các kỳ hạch toán, tỷ trọng của chi phí nguyên
vật liệu thường chiếm koảng từ 70% đến % giá thành; chi phí nhân công thường chiếm
khoảng từ 7% đến 10% giá thành, còn lại là chi phí sản xuất chung.
Do các đơn vị khai thác của Công ty đều ở trên địa bàn miền núi, việc khai thác sản
xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ban lãnh đạo Công ty đã có một số biện pháp khắc
phục phần nào sự tổn thất do thời tiết mang lại như: Trong mùa mưa phải tích trữ nước

để mùa khô vẫn có thể tiến hành sản xuất tránh được phần nào thiệt hại ngừng sản xuất
trong mùa khô.
1.2. Thực trạng hạch toán chi phí tại Công ty TNHH NN một thành viên
Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh
1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty rất đa dạng, phức tạp, luôn vận động, để thuận lợi cho
quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã phân loại chi
phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, bao gồm các khoản mục
chi phí:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trưc tiếp sản xuất khoáng sản (TK6214): Phản ánh
toán bộ chi phí nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…tham gia trực
tiếp vào việc sản xuất sản phẩm thiếc thỏi 99,75%. Ở mỗi công đoạn sản xuất chi phí
nguyên vật liệu khác nhau. Đối với hoạt động khai thác và tuyển thô quặng thiếc các
khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan như: kíp nổ, mìn nổ, xăng dầu, điện…
được tập hợp theo định mức và chi phí thực tế phát sinh cho từng đối tượng. Đối với
hoạt động chế biến khoáng sản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính
như: quặng các loại tuỳ thuộc vào hàm lượng kim loại có trong quặng, được xác định
trên cơ sở giá thanh toán trong từng thời điểm và các chi phí khác, vật liệu phụ như:
dung dịch điện phân, điện…được hạch toán theo chi phí thực tế phát sinh.
19
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khoáng sản (TK6224): Gồm tiền lương, phụ
cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Trên cơ sở đơn giá tiền lương do Công ty lập và
gửi Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam để báo cáo khi xây dựng kế hoạch năm tài
chính. Tiền lương được ghi nhận trên cơ sở sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Các chi phí tiền lương này được phân bổ cho các đối tượng sản phẩm sản xuất (chủ yếu
là sản phẩm thiếc và quặng thiếc).
- Chi phí sản xuất chung (TK627): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung bao
gồm các loại chi phí như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí vật liệu

sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng
tiền. Các khoản mục chi phí chung được tập hợp theo thực tế phát sinh phân bổ cho các
sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo định mức trên cơ sở sản lượng sản xuất trong kỳ. Vì
là đơn vị khai thác nên trong chi phí sản xuất chung có chi phí thuế tài nguyên chiếm
một tỷ trọng tương đối lớn. Có một số chi phí sản xuất phân bổ cho từng phân xưởng,
nhưng củng có một số chi phí sản xuất chung không phân bổ mà được tính cho sản phẩm
cuối cùng (chi phí thuế tài nguyên,…).
Trong ba loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên liệu, vật liệu
thường chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 70% - 80%), chi phí nhân công và chi phí sản xuất
chung thường có tỷ lệ chênh lệch nhỏ.
1.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thiếc, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
là các đơn vị, các phân xưởng khai thác và sản xuất thiếc thuộc Công ty. Có ba xưởng
khai thác và chế biến khoáng sản đó là xưởng khai thác tuyển thô, xưởng Suối Bắc,
xưởng tuyển tinh luyện thiếc. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng sau
đó được phân loại, tổng hợp để phân chi phí thành các loại như đã nêu trên để tính giá
thành sản phẩm ở từng công đoạn.
20
Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, kế toán tập hợp
chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khi phát sinh chi phí, trước
hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí ( yếu tố chi phí nguyên vật liệu,
yếu tố chi phí nhiên liệu động lưc, yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo
lương, yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, yếu tố chi phí
khấu hao tài sản cố định, yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài) rồi mới được biểu hiện thành
các khoản giá thành sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung).
1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì
mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được… Việc hạch toán
chi phí sản xuất tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh được

hạch toán trình tự như sau:
- Tại các phân xưởng, nhân viên kinh tế có nhiệm vụ tập hợp chứng từ phát sinh
liên quan đến chi phí sản xuất của đơn vị mình, sau đó mang lên phòng tài chính kế toán
của Công ty để hạch toán.
- Tại phòng tài chính kế toán của Công ty, kế toán các phần hành có nhiệm vụ mở
các loại sổ chi tiết và sổ tổng hợp liên quan đến phần hành của mình theo từng phân
xưởng. Khi nhân viên kinh tế mang chứng từ lên thì liên quan đến phần hành nào thì kế
toán phần hành đó tiếp nhận và tiến hành ghi sổ (phản ánh số liệu vào máy tính).
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chi phí lao vụ và chi phí sản
xuất chung cho các phân xưởng, các loại sản phẩm liên quan. Sau đó tập hợp các chi phí
phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng phân xưởng để kết chuyển chi phí, xác định chi
phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá đơn vị sản phẩm.
21
Cách hạch toán chi phí sản xuất của Công ty có thể cụ thể hoá như sau -
Số liệu lấy của QI/2007.
1.2.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán sử dụng TK6214 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng
sản”. TK6214 được mở chi tiết theo từng phân xưởng.
TK 6214 (KTT.Thô) – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng sản tại
xưởng khai thác tuyển thô.
TK 6214 (SB) – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng sản tại
xưởng Suối Bắc
TK 6214 (TT luyện thiếc) – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng sản tại
xưởng tuyển tinh luyện thiếc.
TK 6214 (Công ty -thiếc) – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất khoáng
sản tại cơ quan Công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên
vật liệu phụ. Sản xuất sản phẩm thiếc trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, từ khai thác
quặng nguyên khai, tuyển rữa sàng lọc để được tinh quặng, luyện để được thiếc thỏi, sản
phẩm của giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn khác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

chỉ hạch toán trên tài khoản 6214 (không chi tiết là nguyên vật liệu chính hay nguyên vật
liệu phụ).
Ở mỗi giai đoạn sản xuất có các loại nguyên vật liệu khác nhau, ở giai đoạn khai
thác và tuyển thô quặng thiếc các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến
hoạt động khai thác như: kíp nổ, mìn nổ, xăng dầu, điện…; Đối với hoạt động chế biến
khoáng sản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm quặng thiếc các loại tuỳ theo hàm
lượng kim loại trong quặng (là sản phẩm của giai đoạn 1), điện, nhiên liệu, than, thép
chọc lò…
Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ: Phiếu xuất kho,
hoá đơn mua hàng, Hợp đồng mua nguyên vật liệu, Bảng thanh lý hợp đồng mua nguyên
vật liệu, lệnh xuất kho, …Các sổ kế toán liên quan như Bảng kê chứng từ tài khoản, Sổ
cái TK 6214, Bảng tổng hợp Nhập nguyên vật liệu, bảng tổng hợp Xuất nguyên vật liệu,
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn,…
22
Hạch toán nguyên vật liệu được tiến hành cụ thể như sau:
 Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Giá nguyên vật liệu xuất kho là giá bình quân gia quyền tháng. Khi nhập, xuất kho
thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất (trên phiếu xuất kho chưa có chỉ tiêu đơn giá)
ghi vào thẻ kho chỉ tiêu số lượng. Định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho để nhận
chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho. Dựa vào phiếu nhập kho của cả tháng nhân
viên kế toán vật tư tính ra giá bình quân gia quyền tháng ghi vào cột đơn giá, cột thành
tiền trong Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02 – VT).
Biểu 1.2
Mẫu số: 02 - VT
Đ ơn v ị:…… PHIẾU XUẤT KHO Theo QĐ: 15/2006/QĐ - BTC
Địa chỉ:…….. Ng ày 12 tháng 01 năm 2007 ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưỏng Bộ Tài chính
Nợ: TK 621…. Số: 478
Có: 152, 153
Họ tên người nhận hàng:…. tổ cơ khí………Địa chỉ (bộ phận)………

Lý do xuất kho: Cấp phục vụ sản xuất tại xưởng khai thác tuyển thô
Xuất tại kho: Chị Thảo
Số
TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm
chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn
vị tính
Số lượng Đơn
giá (đ)
Thành
tiền (đ)
Theo
chứng từ
Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1
2
3
Đá mài Φ100
Miếng kính tròn
Sơn trắng
Viên
Cái
Hộp
02
01
01
02

01
01
8.000
7.000
21.000
16.000
7.000
21.000
Cộng 44.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ) Bốn mươi bốn nghìn đồng
Xuất, ngày…tháng …năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Trích từ hồ sơ kế toán Quý I của Công ty)
23
Dựa vào Phiếu xuất kho, kế toán nhập số liệu vào Phiếu xuất kho trong máy tính,
máy tính tự động kết chuyển vào Nhật ký chung và các Sổ cái khác có liên quan.
Phiếu xuất kho trên được phản ánh trên Nhật ký Chung như sau:
Nợ TK 6214 (Xưởng KTT.Thô) : 44.000 đ
Có TK 152 : 21.000 đ
Có TK 153 : 23.000 đ
 Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản
xuất sản phẩm căn cứ giá thực tế xuất dùng (giá mua không có thuế GTGT), kế toán
phản ánh vào Nhật ký chung, máy tính hạch toán tự động trên các tài khoản liên quan.
Ngày 11 tháng 01 năm 2007, anh Hoàng Xưởng KTT.Thô mua 20 lít dầu digen của
hàng xăng dầu Quỳ Hợp, giá mua chưa có thuế GTGT là 7.067 đồng/lít, thuế GTGT
10%, thanh toán bằng tiền mặt, dùng trực tiếp cho sản xuất (Hoá đơn 125) Kế toán phản
ánh vào Nhật Ký chung:
Nợ TK 6214 (Xưởng KTT.Thô) : 141.340 đ

Nợ TK 1331: : 14.134 đ
Có TK 111 : : 155.474 đ
 Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập kho.
Ngày 28 tháng 03 năm 2007, Xưởng KTT.Thô nhập kho 2kg thuốc nổ (Phiếu nhập
356) do dùng không hết lượng thuốc nổ xuất kho ngày 20 tháng 03 năm 2007 theo phiếu
xuất kho số 485. Cuối tháng kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (giá hạch toán là giá
bình quân gia quyền tháng xuất nguyên vật liệu), (Giá bình quân gia quyền tháng 3 của
thuốc nổ là 25.000đ/kg).
Nợ TK 1521 :50.000đ
Có TK 6214 (Xưởng KTT.Thô) :50.000đ
Cuối quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại các đơn vị sản xuất thiếc căn cứ vào
số phát sinh Nợ, Có trên “ BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN” của từng xưởng và Sổ
Cái TK 6214. BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN được mở cho từng phân xưởng với
từng loại tài khoản. Số dư cuối của bảng này là do cuối kỳ chưa kết chuyển chi phí.
24
Biểu 1.3:
TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN TKV
CÔNG TY TNHH NN 1 TV KLM NGHỆ TĨNH
Đ ơn v ị: X ư ởng KTTT BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THEO TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày: 31/03/2007
Dư Nợ đầu kỳ
Chứng từ
Ngày Số
11/01/ PC 215 TT tiền mua vật tư (Xưởng KTT.Thô) 6214 111 155.474
31/01/ PX 478 Xuất Nliệu PVSX T1/2007 (Xưởng KTT.Thô) 6214 1521,153 44.000
31/03/ PN 356 Nhập Vliệu thừa ( Xưởng KTT.Thô) 6214 1521 50.000
.
.
.
.

.
.
.
.
Tổng cộng 630.634.377 79.225.255
Dư Nợ cuối: 551.409.122
Ngày …tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
(Trích từ hồ sơ kế toán Quý I của Công ty)
Sổ cái TK 6214 được ghi hàng ngày (máy tính tự vào sổ sau khi nhập số liệu vào
máy), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng hoặc làm giảm chi phí nguyên liệu, vật
liệu sản xuất khoáng sản; cuối kỳ máy tính kết chuyển tự động sang TK 1544 “Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang khoáng sản” để tính giá thành sản phẩm thiếc. Sau khi kết
chuyển sang TK 1544, số Dư Nợ Cuối bằng không.
Số liệu từ các Bảng kê chứng từ theo tài khoản vào Sổ cái TK 6214.
25

×