Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LOẠN THẦN DO RƯỢU (Kỳ 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.86 KB, 5 trang )

LOẠN THẦN DO RƯỢU
(Kỳ 3)

IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
- Các hoang tưởng, ảo giác chiếm vị trí hàng đầu.
Không chẩn đoán khi có một sự ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp, không
tính đến những ảo giác do sử dụng chất gây ảo giác.
- Có bằng chứng hiển nhiên nghiện rượu là nguyên nhân liên quan đến
bệnh.
- Những biểu hiện sau cho phép nghĩ đến một loạn thần không do rượu:
hoang tưởng, ảo giác có trước khi dùng rượu, những giai đoạn tái diễn không liên
quan đến rượu.
- Bệnh cảnh không diễn ra theo chiều hướng của một sảng tiến triển.
2. Chẩn đoán phân biệt:
a. Với tâm thần phân liệt:
- Về khởi phát hoang tưởng, ảo giác do rượu thường cấp tính, nhanh đi đến
toàn phát trong khoảng vài giờ đến vài ngày. Còn trong tâm thần phân liệt khởi
phát từ từ hơn, thường có giai đoạn ủ bệnh trước khi hoang tưởng, ảo giác phát
triển rầm rộ.
- Ảo giác do rượu thường là những ảo giác thật, ảo giác trong tâm thần
phân liệt thường là những ảo giác giả có khi có ảo giác thật. Ảo thanh ra lệnh, bình
phẩm đặc trưng trong tâm thần phân liệt ít thấy ở bệnh nhân loạn thần do rượu.
- Hiện tượng bị động, bị chi phối hay tâm thần tự động đặc trưng cho tâm
thần phân liệt ít thấy ở bệnh nhân loạn thần do rượu.
- Phải xem xét tiền sử, bệnh sử, sự biến đổi nhân cách để có thể phân biệt
tâm thần phân liệt và loạn thần do rượu.
2. Với sảng rượu:
- Sảng rượu là một tình trạng cấp cứu, rối loạn toàn thân nặng nề hơn và có
nhiều rối loạn chuyển hoá cơ thể, dễ dẫn đến tử vong.
- Sảng rượu thường kèm theo rối loạn ý thức đặc thù. Sảng rượu thường


gặp hiện tượng run còn gọi là sảng run.
- Ảo giác trong sảng rượu thường gặp ảo thị, thấy những con vật kích thước
thu nhỏ.
V. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
1. Giai đoạn loạn thần:
Việc điều trị nhằm làm mất trạng thái loạn thần và đề phòng các biến
chứng.
- Các thuốc an thần kinh: Một số tác giả khuyên nên sử dụng Halopéridol
vì chúng không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá thải trừ của rượu. Một số tác
giả khuyên nên lựa chọn phối hợp an thần kinh tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng. Ở
nước ta theo thống kê ban đầu 66,6% bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị đơn
thuần một loại an thần kinh chủ yếu là Halopéridol, 33,3% bệnh nhân điều trị phối
hợp với các thuốc an thần kinh như Halopéridol, Tisercin, Aminazin …
- Các thuốc bình thần: thường sử dụng Diazepam (Seduxen) để giải lo âu
với liều lượng trung bình.
- Các thuốc chống trầm cảm: thường sử dụng thuốc chống trầm cảm ba
vòng như Amitriptilin, hoặc các thuốc chống trầm cảm mới như Stablon, Prozax
với liều thấp hoặc trung bình.
- Liệu pháp Vitamin: nghiện rượu lâu thường dẫn đến thiếu Vitamin B
1
,
giảm giữ trữ glucoza gây ra tình trạng suy kiệt. Dùng Vitamin B
1
liều cao khắc
phục được tình trạng này, phòng ngừa tiến triển xấu dẫn đến các bệnh não do
rượu.
- Liệu pháp tâm lý: nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ tin cậy, thông
cảm với bệnh nhân, làm cơ sở cho việc điều trị tiếp theo.
2. Giai đoạn sau loạn thần:
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội để chống tái nghiện, giúp bệnh nhân tái

hoà nhập với gia đình và cộng đồng. Phối hợp tâm lí, quản lí, lao động nghề
nghiệp để có thể chuyển đổi hành vi của bệnh nhân theo chiều hướng tốt.



×