Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.3 KB, 5 trang )

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH
(Kỳ 1)

I. KHÁI NIỆM
- Lạm dụng rượu lâu ngày thường đưa đến chứng nghiện rượu, khi đó rượu
trở thành tác nhân gây hại cho con người và để lại những hậu quả cho cá nhân và
xã hội.
- Về mặt cơ thể rượu gây ra các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, viêm các
dây thần kinh
- Về mặt tâm thần rượu gây ra tình trạng phụ thuộc rượu, biến đổi nhân
cách do rượu, loạn thần do rượu, mất trí do rượu
- Nghiện rượu đã được nghiên cứu từ giữa thế kỷ thứ 19 và cho tới nay vẫn
còn là vấn đề thời sự, vì số người nghiện rượu ngày càng gia tăng: ở Pháp các
bệnh lý tâm thần do rượu chiếm 22% số bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tâm thần
(J. Ades 1990).
Tại Bungaria các bệnh nhân loạn thần do rượu chiếm 20% số giường bệnh
tâm thần (T.S Tancuchev 1988). Tại Nam Tư 23,1% số bệnh nhân nằm viện tâm
thần do rượu (D. Koretic 1991).
Ở nước ta trước đây các bệnh lý tâm thần do rượu rất hiếm, các công trình
nghiên cứu về lạm dụng rượu, nghiện rượu cũng còn ít. Trong những năm gần đây
ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp loạn thần do rượu phải vào điều trị tại các
cơ sở bệnh viện tâm thần ở các tỉnh, thành phố và Viện sức khỏe tâm thần.
Bệnh lý do rượu đã chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trước đây chỉ chiếm 0,31% số
bệnh nhân nằm viện 1990; thì 1994 các bệnh lý tâm thần do rượu đã lên tới 6,99%,
tăng gấp hơn 22 lần (Võ Văn Bản, Trần Viết Nghị 1994).
Nghiện rượu trong nhân dân từ 1,16 - 3,96 theo điều tra cơ bản tại một số
địa phương 1994.

II. RƯỢU ĐỐI VỚI CƠ THỂ

1. Sự hấp thu và bài tiết rượu:


- Mức độ hấp thụ của rượu tùy thuộc vào loại rượu, lượng uống rượu nhiều
hay ít, lượng thức ăn đi kèm khi uống, thể trạng của người uống, tâm trạng khi
uống
- Rượu được hấp thu nhanh khoảng 20% số lượng rượu được vào cơ thể
ngay qua dạ dày, số còn lại được hấp thu qua ruột. Cơ thể thường có phản ứng tự
bảo vệ khi nồng độ rượu đưa vào quá cao, niêm mạc của dạ dày sẽ bị kích thích
tiết ra chất nhầy làm giảm bớt sự hấp thu, cùng lúc đó môn vị co thắt ngăn rượu
không xuống ruột, làm cho người uống buồn nôn và nôn rượu ra ngoài.
Thức ăn chất đạm và chất béo làm chậm sự hấp thu của rượu, trái lại nước
uống sẽ làm tăng sự hấp thu của rượu, vào máu rượu được phân phối khắp cơ thể.
- Nhiễm độc rượu là khi nào nồng độ rượu trong máu trên 0,15% thể tích.
Khoảng 10% số lượng rượu đào thải ra ngoài bằng đường hô hấp, phần lớn được
khử ở gan và đào thải qua nước tiểu.
2. Rượu đối với não:
- Rượu không phải là một chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cả 2
quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương. Nhưng rượu làm mất
ức chế mạnh hơn gây nên quá trình hưng phấn giả và vì vậy người uống rượu cảm
thấy hưng phấn, đỡ lo âu, sợ hãi, hoạt động nhiều, nói nhiều, khả năng tự kiềm chế
bản thân suy giảm nên lời nói thiếu tế nhị, xàm xỡ, cử chỉ hoạt động thiếu chính
xác.
- Khi nồng độ rượu trong máu là 0,3% thì vận động và tư duy, tri giác đều
bị rối loạn. Khi nồng độ rượu lên tới 0,4 - 0,5% thì cả 2 quá trình hưng phấn và ức
chế đều bị suy giảm, người uống rượu bị bất tỉnh, hôn mê và khi nồng độ rượu lên
đến 0,6 - 0,7% thì người uống rượu có thể tử vong.
3. Rượu ảnh hưởng đến các cơ quan khác:
- Tác dụng lên tuyến yên, gây nên rối loạn sự tăng trưởng, rối loạn kinh
nguyệt, rối loạn chuyển hóa nước và muối khoáng.
- Gây viêm dạ dày, viêm tụy cấp, mạn tính.
- Tác hại đối với gan, gây xơ gan, thoái hóa mỡ gan.
- Các bệnh mạch máu, tim mạch, tăng lắng đọng choleterol ở mạch máu và

ở tim gây xơ mỡ động mạch.

×