Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giáo án tiếng việt 5 tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.51 KB, 43 trang )

Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I- MỤC TIÊU :
1- Biết đọc đúng các văn bản kịch. Cụ thể :
- Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm
trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu
nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có). - Bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Giới thiệu bài – Ghi đề
HĐ1: Luyện đọc
* HS đọc cả bài một lượt
- 1 HS đọc phần Nhân vật Cảnh trí. - 1 HS đọc.
- GV đọc trích đoạn vở kịch: - 2 HS đọc bài theo hình thức phân vai.
+ Giọng anh Thành : châm rãi, trầm tĩnh,
sâu lắng, thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở về
vận nước.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể tính
cách của một người có tinh thần yêu nước.
Cần nhấn giọng ở những từ ngữ : Sao lại
thôi ? Vào Sài Gòn làm gì ? Sao lại không ?
Không bao giờ ! ...
* HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV chia đoạn : 3 đoạn - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
+ Đ1 : Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì ?
+ Đ2 : Tiếp theo đến ở Sài Gòn này nữa.


+ Đ3 : Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 - HS đọc nối tiếp (2 lần)
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ
đọc sai: Phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng
Sa (GV viết trên bảng lớp)
- HS đọc từ ngữ khó.
* Hướng dẫn HS đọc nối tiếp lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Gọi HS đọc đoạn 3
- 1 HS đọc 3 dòng chú giải cuối
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- 1 HS đọc chú giải đầu.
- 3 HS giải nghĩa 6 từ tiếp theo (dựa vào
SGK)
- HS đọc theo cặp.
- 2HS đọc cả bài.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
HĐ2: Tìm hiểu bài
* Đoạn 1 : - HS đọc thầm giới thiệu nhân vật + cảnh trí
và trả lời câu hỏi.
CH : Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Anh
có giúp được không ?
-Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở SG
anh đã tìm được việc cho anh Thành.
* Đoạn 2 : Các câu nói đó là :
H : Những câu nói nào của anh Thành cho
thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?

+ Chúng ta là đồng bào ... Cùng máu đỏ da
vàng với nhau ....
+ Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân
nước Việt.
GV : Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng
của anh Thành về dân, về nước.
CH : Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê
nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm
những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích
vì sao như vậy ?
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin
được việc làm cho anh Thành. Anh Thành
lại không nói đến chuyện đó.
+ Anh Thành không trả lời vào câu hỏi của
anh Lê. Cụ thể :
- Anh Lê hỏi :Vậy anh vào Sài Gòn làm gì ?
- Anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu
Lô-ba ... thì ... ờ ... anh là người nước nào ?
- Anh Lê hỏi : Nhưng tôi chưa hiểu vì
sao ... ? Sài Gòn này nữa.
- Anh Thành lại đáp : Vì đèn dầu ta không
sáng bằng đèn hoa kì.
- GV : Câu chuyện …cứu nước, cứu dân.
HĐ3: HD Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai. - 3 HS đọc: 1 HS đọc lời người dẫn chuyện,
1 đọc lời anh Lê và 1 đọc lời anh Thành.
Đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Gv đọc mẫu. - HS đọc theo nhóm 3.
- Cho HS thi đọc. - 3 nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay. - Lớp nhận xét.

HĐ4: Củng cố, dặn dò :
H : Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2
của vở kịch (trang 10)
- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường
cứu nước cứu dân của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành.
Nghe - viết : NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
Phân biệt âm đầu r/ d/ gi; âm chính o / ô
I- MỤC TIÊU :
1- Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh
hưởng của phương ngữ.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có)
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to hoặc bảng phụ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn HS nghe - viềt
* HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả
- HS đọc bài chính tả: Đọc thong thả, rõ ràng,
phát âm chính xác những từ ngữ HS dễ viết
sai.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi và đọc thầm trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả 1 lần.
H : Bài chính tả cho em biết điều gì ? - Ca ngợi Nguyễn Trung Trực, nhà yêu nước

của dân tộc ta.
GV : Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi
tiếng của nước ta. Trước lúc hy sinh, ông đã
có một câu nói lưu danh muôn thuở “Khi nào
đất này hết cỏ, nước Nam ta mới hết người
đánh Tây.”
GV : Các em chú ý viết hoa những từ nào ?
Vì sao ? : Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân
An, Long An, Nam Bộ, Nam Kì, Tây
- Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ ...
- Cho HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai
chài lưới, nổi dậy, khẳng khái.
- Phân tích luyện viết bảng con.
* HĐ 2 : GV đọc cho HS viết
- GV đọc toàn bài.
- GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết
(đọc 2 - 3 lần). Đọc từng câu, đọc toàn bài.
- HS viết chính tả.
* HĐ 3 : Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài chính tả một lượt. - HS tự soát lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét chung.
- HS đổi vở cho nhau, soát lỗi (đối chiếu với
SGK để soát lỗi) và ghi lỗi ra lề trang vở.
* HĐ 4 : Làm bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập + bài thơ - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc
+ Các em chọn r, d hoặc gi để điền vào ô số
1 cho đúng.
+ Ô số 2 các em nhớ chọn o hoặc ô để điền

vào, nhớ thêm dấu thanh thích hợp.
- Cho HS làm bài. - HS làm bài theo cặp.
- Cho HS trình bày kết quả theo hình thức
tiếp sức (GV dán 3 tờ giấy đã ghi sẵn BT1)
- 3 nhóm thi tiếp sức gắn kết quả lên bài thơ
(mỗi nhóm 7 HS)
Cách chơi : GV chia nhóm, mỗi nhóm 7 HS.
Theo lệnh của GV mỗi em lên bảng điền một
chữ cái. Lần lượt 7 em lên. Em cuối cùng
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
điền xong đọc lại bài thơ (nếu 2 nhóm cùng
điền xong một lúc thì nhóm sau chỉ cần nói
chữ cái mình đã điền).
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét.
giấc, trốn, dim, rơi, giêng,ngọt
* HĐ 5 : Làm bài tập 3 (BT lựa chọn)
- GV chọn câu a hoặc b cho lớp làm.
Câu 3a :
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc truyện vui
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc : Trong câu chuyện vui còn
một số ô trống. Các em có nhiệm vụ tìm tiếng
bắt đầu bằng r, d hoặc gi để điền vào chỗ
trống đó sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân hoặc theo nhóm như BT
2.
- Cho HS trình bày kết quả (GV chỉ đưa bảng
phụ đã chép sẵn BT 3a lên) (nếu làm cá nhân)
- 1 HS lên làm trên bảng lớp, cả lớp dùng bút
chì viết vào SGK tiếng cần điền.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng : các
tiếng lần lượt cần điền là : ra, giải, già, dành.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng lớp của bản.
- HS ghi kết quả đúng vào vở bài tập.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ để kể lại được câu chuyện
Làm việc cho cả ba thời; học thuộc lòng hai
câu đố.
CÂU GHÉP
I- MỤC TIÊU :
1- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
2- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được vế câu trong câu ghép; đặt
được câu ghép.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Vở bài tập, bảng phụ, bút dạ + vài tờ giấy khổ to.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Giới thiệu bài – Ghi bài
HĐ1 : Làm câu 1
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
theo.
- GV giao việc: Xác định chủ ngữ, vị - HS làm việc nhóm 2
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
ngữ của từng câu. - HS đọc thầm đoạn văn.
- Dùng bút chì đánh số thứ tự câu trong
SGK
- Xác định CN-VN trong từng câu.
- Cho HS trình bày kết quả làn bài - Một số HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Cả lớp nhận xét.

* HĐ2 : Làm câu 2
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 2. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe.
- GV giao việc : các em cần xếp 4 câu
trên vào nhóm.
a) Câu đơn (câu có 1 cụm C-V)
b) Câu ghép (có nhiều cụm C-V ngang
hàng)
- Cho HS làm việc - HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả. - Một số em phát biểu.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Cả lớp nhận xét.
a) Câu đơn : Câu 1
b) Câu ghép : Câu 2, 3, 4
* HĐ 3 : Làm câu 3
- Tương tự như câu 2 - HS trả lời cá nhân.
- GV kết luận như phần ghi nhớ
- Cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK. - 3 HSđọc
4- Luyện tập
* HĐ 1 : Làm bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc
đoạn văn
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- GV giao việc: Hai việc
+ Tìm câu ghép trong đoạn văn.
+ Xác định vế câu trong các câu ghép đã
tìm.
- Cho HS làm việc (GV phát 3 tờ phiếu
cho 3 HS làm bài)
- HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp 3
HS làm vào phiếu.
- Cho HS trình bày kết quả. - 3 HS làm bài vào phiếu lên dán lên

bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
(GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng
lên). Đoạn văn có 5 câu ghép.
- Cả lớp nhận xét
* HĐ 2 : Làm bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Hỏi : Có thể tách mỗi vế câu trong 5
câu ghép thành câu đơn được không ? Vì
sao ?
- GV giao việc : Các em cần nêu rõ có
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
tách được mỗi vế câu trong 5 câu ghép ở
BT1 thành câu đơn được không ? Vì
sao ?
- Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày. - Một số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét.
* HĐ 3 : Làm bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
theo
- GV nói rõ hơn về yêu cầu của bài tập - HS làm bài vào nháp.
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- Lớp nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò
- GV : Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi
nhớ.
- 3 HS nhắc laị.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ

CHIẾC ĐỒNG HỒ
I- MỤC TIÊU :
1- Rèn kỹ năng nói :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, các em kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu
chuyện Chiếc đồng hồ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Qua câu chuyện, Bác Hồ …cũng đáng qúy.
2- Rèn kỹ năng nghe :
- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng lớp viết những từ cần giải thích : tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Giới thiệu bài – Ghi đề
2- GV kể chuyện
* HĐ 1 : Kể lần 1 (Không sử dụng tranh
- GV kể to, rõ, chậm. - HS lắng nghe.
* HĐ 2 : Kể lần 2 (Kết hợp chỉ tranh)
+ Tranh 1 : Năm 1954 ... có chiều phân tán. - HS quan sát tranh + nghe kể.
+ Tranh 2 + 3 : Bác hồ đến thăm hội nghị.
Mọi người vui vẻ đón Bác (Tranh 2)
Bác bước lên diễn đàn ... đồng hồ được
không ? (Tranh 3)
+ Tranh 4 : Chỉ trong ít phút ... hết.
3- Hướng dẫn HS kể chuyện
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
* HĐ 1 : Cho HS kể theo cặp
- GV giao việc : Các em sẽ kể theo cặp : Mỗi
em kể cho bạn nghe sau đó đổi lại.

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
* HĐ 2 : Cho HS thi kể chuyện trước lớp
- GV giao việc : cô sẽ cho 4 cặp lên thi kể.
Các em kể nối tiếp.
- 4 cặp lên thi
- GV nhận xét, cùng với HS bầu chọn nhóm
kể hay biết kết hợp lời kể với chỉ tranh
- Lớp nhận xét.
+ Qua câu chuyện này, Bác Hồ muốn khuyên
chúng ta điều gì ?
+ Trình bày cá nhân.
- GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
4- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người
thân nghe. Chuẩn bị trước bài sau .

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU :
1- Biết đọc đúng các văn bản kịch. Cụ thể :
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê, anh Mai), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2- Hiểu nội dung phần 2 : Người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm
đường cứu nước, cứu dân.
- Hiểu được ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết
tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn các từ, cụm từ La-tút-sơ, Tơ-rê-vin, A-lê hấp; đoạn kịch cần hướng dẫn

HS luyện đọc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Các em hãy đọc phân vai và trả
lời câu hỏi sau (đoạn trích 1 đã học)
- Nhóm 1 và 2 đọc và trả lời câu hỏi.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
Hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Kết
quả ra sao ?
+ Nhóm 2: Các em đọc phân vai và trả lời câu
hỏi sau :
Hỏi: Những câu nói nào của anh Thành cho
thấy anh luôn nghĩ đến dân, đến nước ?
- GV nhận xét + cho điểm.
2- Bài mới.
Giới thiệu bài – Ghi đề
`Gọi HS đọc kịch một lượt
- Cần đọc phân biệt lời các nhân vật. - HS lắng nghe.
Cho HS đọc đoạn nối tiếp
HĐ1: Luyện đọc
- GV chia đoạn : 2 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến lại còn say nóng nữa.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại
- HS đánh dấu đoạn trong SGK.
- Cho HS đọc nối tiếp. - HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp lần 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: súng
kíp, Phú Lăng Sa, La-tút-sơ Tê-rê-vin ... Đọc
đoạn nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ trong mỗi

đoạn.
- Hs luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Đọc nối tiếp lần 2.
Cho HS đọc trong n hóm - Từng cặp HS đọc đoạn nối tiếp hết bài.
GV mẫu - 2 HS đọc toàn bộ đoạn trích.
- 1 HS đọc chú giải
- 2 -> 3 HS giải nghĩa từ.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Đoạn 1 :
-Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm đoạn 1. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Hỏi : Anh Lê, anh Thành đều là những thanh
niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác
nhau ?
- Sự khác nhau là :
+ Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu cảnh
sống nô lệ.
+ Thành Thành không cam chịu, rất tin
tưởng ở con đường mình đã chọn.
Hỏi : Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường
cứu nước được thể hiện qua những lời nói,
cử chỉ nào ?
+ Để giàn lại non sông ...
+ Làm thân nô lệ ...
+ Sẽ có một ngọn đèn khác ...
+ Xòe bàn tay ra : “Tiền đây chứ đâu ?”
+ Đoạn 2 :
Hỏi: Người công dân số một trong đoạn kịch
là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Thảo luận nhóm 2

+ Người công dân số 1 là Nguyễn Tất
Thành. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của
chúng ta.
+ Gọi như vậy vì: Ý thức là công dân của
nước Việt Nam được thức tỉnh rất sớm ở
Người.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc phân vai.
- GV luyện cho HS đọc đoạn 1
- Gv đọc mẫu. - Từng nhóm HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc. - 2 nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét + Bình chọn nhóm đọc hay. - Lớp nhận xét.
Củng cố - dặn dò
Hỏi: Toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1 + 2)
nói lên điều gì ?
- Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và
quyết tâm cứu nước của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại cả 2 trích đoạn.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn mở bài)
I- MỤC TIÊU :
1- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
2- Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ ghi sẵn hai kiểu mở bài.
- Bút dạ + 3 tờ giấy khổ to để HS làm bài.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
1- Giới thiệu bài- Ghi đề
* HĐ1 : Cho HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc 2 đoạn
1 + 2
-1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc :
+ Các em đọc kỹ 2 đoạn a, b
+ Nêu rõ cách mở bài ở 2 đoạn có gì khác
nhau?
- Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả - Một số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét.
+ Đoạn mở bài a : Mở theo cách trực tiếp
Giới thiệu trực tiếp người định tả.
+ Đoạn mở bài b : Mở bài theo kiểu gián
tiếp : Giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới
thiệu người định tả.
* HĐ 2 : Cho HS làm BT 2
- Cho HS đọc yêu cầu và 4 đề a, b, c, d - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc
+ Mỗi em chọn 1 trong 4 đều.
+ Viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và
theo kiểu gián tiếp.
- Cho HS làm bài: Phát giấy cho 3 HS. - 3 HS làm bài vào giấy.
- Cho HS trình bày (yêu cầu HS nói rõ chọn
đề nào ? Viết mở bài theo kiểu nào?)
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.

- Một số HS đọc đoạn mở bài.
- GV nhận xét, khen những HS biết mở bài
đúng theo cách mình đã chọn và hay.
- Lớp nhận xét.
HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV: Em hãy nhắc lại hai kiểu mở bài trong
bài văn tả người.
- Một vài HS nhắc lại
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết
đoạn mở bài hay. Chuẩn bị bài sau.
- Yêu cầu những HS viết đoạn mở bài chưa
đạt về viết lại.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
I- MỤC TIÊU :
1- Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép : nối bằng từ có tác dụng nối (các quan
hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ)
2- Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Vở bài tập tiếng Việt lớp 5, tập hai (nếu có)
- Bút dạ + giấy khổ to + bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS. - 2 HS trả lời
H : Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về
câu ghép.
H : Mỗi vế câu ghép có tách ra thành câu

đơn được không ?
- GV nhận xét, cho điểm
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài – Ghi đề
2- Nhận xét
- Cho HS làm BT1 + BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của đề + đọc 3 câu a,
b, c
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- GV giao việc.
+ Đọc 3 câu a, b, c.
+ Tìm các vế câu trong 3 câu đó.
- Cho HS làm bài, GV dán lên bảng 4 băng
giấy đã viết 4 câu ghép.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- HS còn lại dùng bút chì gạch trong SGK.
- Cho HS trình bày kết quả. - 4 HS trình bày kết quả trên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét.
3- Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong
SGK
- 3 HS đọc.
- Cho HS nhắc lại nộidung ghi nhớ (không
nhìn SGK)
- 3 HS nhắc lại.
4- Luyện tập
* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- GV giao việc.
+ Mỗi em đọc 3 đoạn a, b, c

+ Tìm câu ghép trong mỗi đoạn.
- Cho HS làm bài. - HS làm bài cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả - Một số HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Lớp nhận xét.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 2 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
theo.
- GV giao việc : 2 việc
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
+ Mỗi em viết một đoạn văn tả ngoại hình
của một bạn trong lớp, trong đó ít nhất có
một câu ghép.
+ Cách nối các câu ghép.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to cho 3
HS.
- 3 HS làm bài vào giấy.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- Cho HS trình bày kết quả. - 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng
lớp.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn
văn hay, có câu ghép và nêu được đúng cách
nối các vế câu ghép.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
5- Củng cố, dặn dò :
GV : Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ - 3 HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về
nhà viết lại.
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(Dựng đoạn kết bài)
I- MỤC TIÊU :
1- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
2- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu : mở rộng và không mở rộng. II-
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
- Bảng phụ ghi sẵn hai kiểu kết bài.
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lược đọc đoạn văn đã viết trong
tiết Tập làm văn trước.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
Ở lớp 4, các em đã học về hai kiểu kết bài : kết
bài mở rộng và không mở rộng. Trong tiết học
hôm nay, các em sẽ tiếp tục được luyện tập về
hai kiểu kết bài này qua những bài tập cụ thể.
- HS lắng nghe.
2- Luyện tập
* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu cuẻa BT1 + đọc 2 đoạn
a, b
- GV giao việc :
+ Đọc 2 đoạn văn a, b
+ Chỉ rõ sự khác nhau giữa hai cách kết bài.
- Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm việc cá nhân.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm. - Một số HS phát biểu.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. - Lớp nhận xét
+ Đoạn kết bài a là kết bài không mở rộng.
+ Đoạn kết bài b là kết bài theo kiểu mở rộng.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
theo.
+ Chọn 1 trong 4 đề tập làm văn đã cho ở tập
làm văn trước.
+ Viết kết bài cho đề bài đã chọn theo hai
kiểu : mở rộng và không mở rộng.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ và giấy cho
2 HS làm bài.
- 2 HS làm bài vào giấy.
- HS còn lại làm vào giấy nháp hoặc vở bài
tập.
- Cho HS trình bày kết quả. - 2 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc bài viết của mình
- GV nhận xét và khen những HS làm bài tốt.
3- Củng cố, dặn dò
H : Em hãy nhắc lại hai kiểu kết bài trong bài
văn tả người.
- 2 HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt
về nhà viết lại.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008

- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Tập làm văn
tuần 20.
Giáo án Luyện từ và câu5 / Tuần 21/ T.2 / GV Trần Tài/ TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn14/02/ 2008
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I- MỤC TIÊU :
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện : thái sư, câu dương, hiệu, quán hiệu ...
Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu,
nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch
(Phần 2)
CH: Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu
nước nhưng họ khác nhau như thế nào ?
CH: Người công dân số 1 là ai ? Tại sao lại gọi
như vậy ?
Mỗi nhóm 4 HS đọc phân vai : anh
Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn
chuyện.
Nhóm 1 đọc + trả lời câu hỏi 1, nhóm 2
đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
* HĐ1 : Gọi HS đọc diễn cảm bài văn

- GV hướng dẫn - 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
* HĐ2 : HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn - HS đánh dấu đoạn trong SGK.
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “...ông mới tha cho”
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến ...”thưởng cho”.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp - HS nối tiếp đọc đoạn lượt 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : Linh Từ
Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, ... cho HS đọc
đoạn tiếp lượt 2 + giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc.
* HĐ 3 : Cho HS đọc trong nhóm - HS luyện đọc nhóm 3
* HĐ 4 : GV đọc cả bài
- GV cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
3- Tìm hiểu bài
* Đoạn 1 :
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng, HS còn lại đọc
thầm theo.
CH: Khi có nguời muốn xin chưa câu đương,
Trần Thủ Độ đã làm gì ?
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu
người đó phải chặt một ngón chân để
phân biệt với những câu đương khác.
CH : Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ
có ý gì ?
- HS trả lời.
- GV chốt lại ý : răn đe những kẻ có ý định mua

×