Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.72 KB, 5 trang )


Giáo dục ý thức tiền bạc từ 3t



Trẻ em cần đuợc giáo dục ý thức về tiền bạc từ 3 tuổi?
Các chuyên gia giáo dục phương Tây cho rằng, nên dạy cho trẻ em biết ý thức về
tiền bạc ngay từ khi chúng 3 tuổi và họ xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng giai
đoạn như sau:
3 tuổi: nhận biết các loại tiền và giá trị của chúng.
4 tuổi: học cách dùng tiền để mua những thứ đơn giản nhu bút vẽ, kẹo, đồ chơi, đồ
ăn. Nhưng vẫn cần nguời lớn đi kèm.

5 tuổi: hiểu rằng tiền là thành quả do lao động mà có.
6 tuổi: có thể đếm đuợc một số tiền tương đối lớn, bắt đầu học cách cất giữ tiền,
bồi dưỡng ý thức "tiền của mình".
7 tuổi: có thể quan sát bảng giá, so sánh với số tiền mình có để biết khả năng mua
hay không mua cái gì.
8 tuổi: nghĩ cách tự kiếm tiền tiêu vặt như bán báo, mua giúp hàng xóm những
món hàng để được nhận tiền thuởng.
9 tuổi: có thể tự lập ra kế hoạch tiêu tiền của mình, biết mặc cả khi mua hàng, học
cách giao dịch.
10 tuổi: biết tiết kiệm tiền tiêu vặt; những lúc cần, có thể mua những thứ khá đắt
như dụng cụ thể thao hay một loại nhạc cụ yêu thích.
11 tuổi: học cách đánh giá những sản phẩm được quảng cáo, từ đó phát hiện được
những sản phẩm tốt, rẻ và có khái niệm về bán hạ giá, khuyến mãi.
12 tuổi: biết quý trọng đồng tiền, hiểu rằng kiếm được tiền không dễ dàng, có ý
thức tiết kiệm.

Sau 12 tuổi: hoàn toàn có thể tham gia một số hoạt động thương mại của thế giới
người lớn và các hoạt động quản lý tiền bạc, giao dịch khác


Kế hoạch trên cho thấy, xã hội phương Tây rất coi trọng việc giáo dục ý thức về
kinh tế cho trẻ em.
Theo họ, trẻ em có năng lực quan sát rất tốt, chúng quan tâm đến tiền bạc khá sớm,
vì chúng biết, có tiền mới mua đuợc những thứ mà mình thích. Bố mẹ chỉ cần dẫn
trẻ đi dạo các cửa hàng một vài lần, chúng có thể nhớ rất kỹ nhiều loại hàng hóa và
giá cả của mỗi loại.

Khi hiểu rằng tiền chỉ có đuợc thông qua lao động, thì ở trẻ em sẽ xuất hiện tâm lý
quý trọng đồng tiền, biết tiết kiệm, tránh tiêu xài lãng phí. Nhiều đứa trẻ đuợc bố
mẹ chiều chuộng thái quá, cung phụng đủ thứ, nhất là những gia đình khá giả,
khiến cho chúng có tâm lý ỷ lại, coi rẻ đồng tiền, lười lao động, như thế không
những không phát huy đuợc tính cần cù, sáng tạo mà còn có thể làm nảy sinh tư
tưởng kiếm tiền một cách bất hợp pháp. Điều này chứng tỏ việc nhận thức về tiền
và giá trị đồng tiền có liên quan chặt chẽ với giáo dục đạo đức, nhân cách.
Thói quen quý trọng tiền bạc, chi tiêu có kế hoạch sẽ dần được hình thành và tác
động trực tiếp đến nhân cách của trẻ thông qua cách ứng xử của chúng với tiền bạc.
Những trẻ em được giáo dục đầy đủ về quản lý và sử dụng tiền bạc sau này thường
có khả năng làm kinh tế giỏi. Hơn thế, biết tự mình kiếm tiền sẽ tạo nên tính độc
lập trong tư duy và hành động của trẻ.


×