Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 13 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 5 trang )

Ghét đến trường

Đó là điều không bình thường nếu như con bạn tìm đủ mọi lý do để không đi học
trong những tuần lễ đầu tiên, tốt nhất bạn nên gặp và trao đổi với cô giáo để cháu
đuợc quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.
Không thích cô giáo
Ở các trường tiểu học, ban giám hiệu thường chọn những giáo viên giàu kinh
nghiệm giảng dạy và làm việc với trẻ ở lứa tuổi này. Nhưng có thể cô giáo của con
bạn là một nguời nghiêm khắc, hãy giải thích cho cháu hiểu rằng, trong lớp có
nhiều học sinh và cô giáo luôn phải bận rộn với các học trò mới, nếu cháu làm
đúng những lời cô chỉ bảo thì cháu sẽ chẳng bao giờ bị la rầy.
Không có bạn
Nếu con bạn là đứa trẻ nhút nhát hãy khuyến khích cháu tìm bạn. Bạn nên tìm hiểu
xem chung quanh nhà mình có trẻ nào học cùng trường, cùng lớp với cháu không,
nếu có hãy động viên cháu chơi với bạn đó rồi từ từ gợi ý cháu chơi với một nhóm
nhỏ các bạn. Với sự khuyến khích của bạn, cháu sẽ dần dần tìm đuợc bạn cho
mình.
Muốn đi vệ sinh
Có một số cô giáo rất nghiêm khắc trong việc cho phép trẻ đi vệ sinh trong giờ học
bởi có một số trẻ lợi dụng chuyện này để trốn học đi chơi. Nói với cháu rằng đừng
tỏ ra quá sợ hãi, hãy xin phép cô giáo đi vệ sinh nếu thật sự cần thiết.
Chưa biết đọc
Bạn cần nói chuyện với cô giáo để cô biết rằng con bạn chưa biết đọc, biết viết.
Hỏi thêm cô giáo về một số gợi ý để bạn có thể giúp đỡ con mình thêm ở nhà. Bắt
đầu từ năm học 2001, Sở Giáo Dục đã yêu cầu các trường mầm non không được
dạy chữ trước cho trẻ và các giáo viên lớp một phải dạy trẻ tập đọc theo đúng
chương trình. Vì vậy bạn có thể yên tâm nếu như con bạn vẫn chưa biết đọc, biết
viết.
Không ăn được những thức ăn ở trường
Những ngày đầu đến trường nếu như con bạn không thích nghi được với những
thức ăn ở trường, bạn có thể chuẩn bị theo một vài thứ gì đó cho con bạn ăn trưa.


Đừng quá lo lắng về điều đó vì dần dần con bạn sẽ quen và yêu cầu bạn cho cháu
đuợc ăn cùng thức ăn với các bạn cùng lớp. Bạn nên hỏi thêm cô giáo về việc ăn
uống của trẻ ở trường để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho cháu nếu thấy cần thiết.









Giai đoạn trẻ nói “không”
Lúc 2 tuổi trẻ thường trả lời “không”. “Con nghỉ chơi đi ngủ nhé?“ - “Không”.
“Con ăn thêm một muỗng nữa nào” - “Không”
Được hai tuổi, trẻ vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển “cái tôi”. Trẻ tự cho mình
là cực kỳ quan trọng và cứ nghĩ rằng mọi người phải luôn làm vừa lòng trẻ bằng
cách chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của chúng. Vì vậy, khi trẻ nói “không”
có nghĩa là chúng thực sự muốn vậy.
Thêm một tuổi nữa, trẻ bắt đầu nhận thức và quan tâm đến việc người khác cũng
có suy nghĩ giống như chúng. Tuy nhiên khi ấy từ “không” là từ rất thông dụng
trong vốn từ ít ỏi của trẻ.
Đừng bực mình vì trẻ hay nói “không”. Khi trẻ trả lời “không” thì không có nghĩa
là nó hư và khó dạy. Thật ra, trẻ đang diễn đạt suy nghĩ tức thời của chúng và
mong muốn bạn hiểu những gì trẻ muốn nói. Cố gắng kềm chế cơn giận trước thái
độ bất hợp tác của trẻ.
Chiến thuật đầu tiên để khép một đứa trẻ vào kỷ luật là kiên nhẫn hành động. Thực
hiện những gì bạn đã hoạch định cho dù trẻ có tán thành hay không. Bạn là cha mẹ
nên hãy đối xử với trẻ cứng rắn nhưng phải tỏ rõ sự cảm thông. Nếu thực hiện
được điều này bạn đã đạt được một bước tiến bộ trong việc khép trẻ vào kỷ luật.

Hãy nói với trẻ rằng “Mẹ biết là con không muốn làm việc này nhưng trước sau gì
con cũng cũng phải làm”. Dĩ nhiên là trẻ sẽ chẳng thèm nghe lời giải thích của bạn
nhưng đừng vội nản lòng vì cuối cùng trẻ sẽ hiểu ra rằng bạn thật sự muốn trẻ làm
việc đó.
Chiến thuật thứ hai là đừng nhượng bộ trước những đòi hỏi của trẻ. Trẻ sẽ sớm
hiểu ra rằng dù nó có khóc lóc, nài nỉ đến đâu thì vẫn không thể làm cho bạn thay
đổi cách đối xử. Giữ vững lập trường bất chấp tiếng khóc, tiếng kể lể của trẻ.


×