Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 22 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 5 trang )

Giúp con chấp nhận em bé
Phần đông trẻ đều thích nhà mình có thêm một thành viên tí xíu, nhưng khi cùng
mẹ từ nhà hộ sinh về thì nhiều cô cậu bé lại bị sốc. Nhiều em đang rất ngoan, ăn
ngủ nề nếp, nhưng từ lúc xuất hiện em bé bỗng trở nên lỳ lợm, ít nói. Có cô cậu
còn tè hoặc ị đùn nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Theo lý giải của chuyên gia tâm lý, do các em cảm thấy bị ra rìa, giờ đây trung
tâm chú ý của gia đình là thành viên mới chứ không phải em. Từ đó, các cô cậu
nảy sinh tâm lý đố kỵ, ghen tức với em bé.
Các chuyên gia khẳng định hoàn toàn có thể tránh được những cơn sốc tâm lý như
thế nếu cha mẹ chuẩn bị tâm lý trước cho con. Ngay từ lúc mang thai hoặc chuẩn
bị mang thai đứa thứ hai, người mẹ cần trò chuyện với con về hình ảnh đứa em
tương lai và hãy gợi mở về tình cảm gia đình, sự nhường nhịn quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau (có thể bằng chuyện kể hoặc đọc sách). Mặt khác, hãy tập cho trẻ ngủ
riêng giường để tách khỏi hơi bố mẹ, sống tự lập dần.
Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con là rất quan trọng. Tuy bận rộn
chăm sóc bé sơ sinh, nhưng bà mẹ không quên âu yếm, vuốt ve, an ủi đứa lớn, tức
là biết dành cho mỗi đứa con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Cách cư
xử như thế nghĩa là người mẹ đã dạy cho con bài học đầu tiên về lòng nhân ái, sự
công bằng.
Giúp con ham học
Không phải lúc nào con bạn cũng luôn có ý thức cao trong học tập. Sáu lời khuyên
nhỏ sau đây phần nào giúp bạn làm cho việc học hành của con trẻ dễ dàng hơn.
1. Tạo thói quen đọc sách trong gia đình
Đọc sách không chỉ là thú tiêu khiển, giải trí mà còn là cách rất tốt để tiếp thu kiến
thức, cải thiện vốn từ ngữ và nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Bởi vậy,
việc đọc sách không nên chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà mỗi gia đình
nên tự trang bị một tủ sách và tạo thói quen cùng nhau đọc sách.
2. Chia sẻ với con những điều mới mẻ
Bạn đừng ngần ngại chia sẻ, thảo luận với con về những đề tài hay thông tin mới
lạ mà bạn vừa biết, tất nhiên là không vượt quá khả năng hiểu biết của con bạn.
Điều này tạo điều kiện để con bạn mở mang kiến thức và có hứng thú tìm hiểu,


học tập hơn.
3. Hỏi về những gì con được học ở trường hơn là kết quả mà chúng đạt được
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu kết quả học tập của con bạn không bằng những
đứa trẻ khác, điều đó không có nghĩa là con bạn lười học và không có gì tiến bộ.
Bởi vậy, tốt hơn hết bạn hãy hỏi con về những gì mà con được học ở trường hơn là
khăng khăng đòi xem bản điểm cho bằng được.
Điều này không những không quá gây áp lực cho con mà còn giúp con trẻ nâng
cao được kỹ năng trình bày, lập luận vấn đề và ghi nhớ bài học lâu hơn.
4. Tạo điều kiện để con phát huy hết sở trường, sở thích và được bày tỏ quan
điểm, thái độ và cảm xúc
Tất nhiên, việc con bạn được trang bị những kiến thức phổ thông là điều không thể
thiếu, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu những kỹ năng và lĩnh vực mà con bạn thật sự
nổi trội và yêu thích để hướng chúng phát triển theo đó. Lòng đam mê sẽ giúp con
bạn trở nên ham học hơn và thế mạnh về kỹ năng sẽ giúp chúng dễ thành công.
Ngoài ra, việc rèn luyện bằng cách tự trình bày quan điểm lập trường hay biểu lộ
cảm xúc của mình trước những gì được học sẽ giúp trẻ tự tin và có hứng học tập
hơn.
5. Tán thưởng những kết quả mà con bạn nỗ lực đạt được
Những phần quà nho nhỏ hay nhưng lời khen ngợi dành cho những nỗ lực mà con
bạn đã cố gắng đạt được có ý nghĩa rất lớn. Khi ấy con bạn sẽ cảm thấy hứng khởi
học tập hơn và mọi khó khăn thử thách kế tiếp đối với chúng dường như không
còn quan trọng nữa.
6. Biến mọi hoạt động hay sự kiện hàng ngày thành những bài học thực tế
Bất cứ sự kiên gì xảy ra hằng ngày đều là những bài học thực tiễn có giá trị giáo
dục rất lớn. Điều tích cực mang lại những bài học khuyến khích noi theo; và
ngược lại, điều tiêu cực mang lại những bài học có ý nghĩa răn đe. Ngoài ra, việc
khuyến khích con bạn liên hệ và áp dụng những lý thú vào thực tiễn cũng gây cho
chúng hứng khởi rất lớn.
Giúp con học nhạc
Với trẻ, biết chơi một nhạc cụ không đơn thuần là giải trí. Âm nhạc giúp trẻ dễ hòa

nhập với cuộc sống và tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, nên coi âm nhạc
là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ.
Giúp trẻ học nhạc cho tốt không thể chỉ là trang bị nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ xịn hay
tìm thầy dạy giỏi. Các bậc phụ huynh còn phải biết cách động viên, khuyến khích
kịp thời cho sự phát triển tài năng ở trẻ. Larry Newman, một chuyên gia về nhạc
và nhạc cụ ở Mỹ đưa ra một số lời khuyên:
Giúp trẻ tìm hiểu về âm nhạc: Năm đầu tiên làm quen với nhạc cụ có thể coi là
thời gian thám hiểm. Vì thế, không thể đòi hỏi ở trẻ một sự thành thạo, mà quan
trọng nhất là giúp trẻ có được sự yêu thích qua việc tìm hiểu về âm nhạc.
Cho trẻ học theo nhóm: Hầu hết trẻ đều thích khi được học theo nhóm vì giữa
những người bạn, chúng vừa được thể hiện mình vừa học hỏi được nhiều điều ở
bạn.
Cùng học với trẻ: Cha mẹ nên tham gia cùng trẻ ở những bài học đầu tiên về âm
nhạc để hiểu rõ yêu cầu của môn học cũng như yêu cầu của giáo viên, nhằm giúp
con thực hiện bài tập về nhà và tự luyện tốt hơn.
Giúp trẻ học một cách bài bản: Việc học một cách cơ bản bắt đầu từ những bài
học lý thuyết và những động tác đơn giản rất quan trọng. Chẳng hạn, một người
chơi violin đầu tiên sẽ phải biết cách cầm cây vĩ ở tư thế đúng.
Có sự liên kết với giáo viên: Một việc rất quan trọng để giúp con học tốt là phụ
huynh phải có sự liên lạc thường xuyên với người hướng dẫn trẻ học, từ đó biết rõ
tình hình học của trẻ nhằm kịp thời chấn chỉnh những nhược điểm nếu có cũng
như khuyến khích sự phát huy ưu điểm ở trẻ.
Không ép buộc: Ở năm đầu tiên học nhạc, đừng bắt trẻ phải thực hành liên tục.
Thay vì bắt ép, cha mẹ nên khuyến khích bằng cách nói với con rằng bạn rất thích
thú khi xem và nghe con luyện tập.
Bản thân cha mẹ đừng nản lòng và nên động viên trẻ nếu có sự trục trặc trong quá
trình học tập của trẻ. Khắc phục được những trục trặc đó, trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh,
thêm yêu và càng hăng hái hơn trong luyện tập.



×