Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.04 KB, 6 trang )

Nhút nhát
Tâm tính của trẻ ở độ tuổi bắt đầu đến trường có thể dẫn đến thái độ thận trọng với
những tình huống mới và chậm thích ứng với những người chưa quen.
Làm thế nào động viên trẻ nhút nhát?
Làm gương. Bạn phải có tính quyết đoán trong những trao đổi với những người
bán hàng, hỏi những câu hỏi thích hợp với bạn bè, và nhìn thẳng vào người lạ khi
tiếp xúc.
Cảnh giác với những phản ứng nhanh. Bạn nên gần gũi với trẻ để quan sát và
phát hiện những tình huống xã hội nào có khuynh hướng làm tăng tính nhút nhát
nơi trẻ. Khi hiểu hơn về những lo lắng của trẻ, bạn hãy nói và cùng làm việc với
trẻ để vượt qua những tình huống đó. Ví dụ, con bạn bị áp lực nặng về học hành,
có thể cháu không dám nói vì sợ thất bại. Trong tình huống đó, bạn nên giảm
những kỳ vọng của mình đối với việc học của trẻ.
Thực tập những tình huống khó. Rủ con chơi đóng kịch, cho nó đóng những vai
nó thường ngại làm. Trẻ vừa làm vừa cười khúc khích và thấy rằng thật buồn cười
khi phải nói trước đám đông, phải mời các bạn đi dự sinh nhật , nhưng nó cũng
bắt đầu cảm thấy tự tin hơn về khả năng hòa nhập với xã hội.
Giúp trẻ khẳng định vai trò riêng của mình. Trẻ nhút nhát thường khó xác định
cho mình một vị trí riêng trong xã hội. Ðể động viên trẻ, bạn cho cháu tham dự
những hoạt động ngoại khóa thích hợp với sở thích của trẻ: nhóm bơi lội, hướng
đạo sinh, câu lạc bộ cờ vua Một khi trẻ khám phá ra tài năng của mình, lòng tự
tin của trẻ sẽ dâng cao cùng với lòng nhiệt thành. Nếu trẻ không chịu tham gia thì
đừng ép. Bạn liên tục đưa ra ý tưởng, và cuối cùng trẻ sẽ nhận ra những hứng thú
phù hợp.
Cần ý thức khi nào phải rút lui. Có một ranh giới mong manh giữa việc giúp trẻ
đương đầu với sự nhút nhát và việc quấy nhiễu trẻ bằng những đòi hỏi liên tục bắt
trẻ phải hội nhập với xã hội bên ngoài. Cũng nên nhắc bạn rằng tính khí của trẻ
không phải là kết quả của những khả năng nuôi dạy của bạn. Chừng nào trẻ có bạn
bè, cảm thấy hạnh phúc, và có thể thực hiện vai trò của mình như một học sinh
hay một thành viên trong gia đình, thì mọi chuyện bắt đầu ổn thỏa. Bạn nên khen
cháu mỗi khi cháu có nỗ lực hòa nhập, khuyên bảo khi trẻ cần, sau đó để trẻ tự


quyết theo cách của nó.
Đừng gán chữ "nhút nhát" cho con bạn
Ngàn lần không nên gắn một nhãn hiệu gì cho trẻ con, kiểu như: "Ồ, cháu nhát đấy
mà!" Có thể trẻ không nghĩ mình nhút nhát. Nhưng nếu bạn cứ hay nói vậy, trẻ sẽ
tin điều đó. Hơn nữa, có thể trẻ không thấy tính nhút nhát là một cản trở, nhưng
nếu bạn nói trắng thực tế của vấn đề, thì trẻ có thể nhận ra đó là một trong những
nhược điểm trong nhân cách của mình.
Bạn nên nói: "Chưa quen ấy mà. Một lát nữa là nói như sáo thôi", thay vì gọi trẻ là
nhút nhát.
Một khi đã bị mọi người cho là đứa nhút nhát rồi, bạn cố gắng thay đổi hình ảnh
đó bằng cách cho trẻ nghe lóm một vài điều tích cực về nó. Khi trẻ đang nghe lóm,
bạn nên khoe rằng con bạn đã cởi mở hơn, hoặc đề cao một nỗ lực nào đó mà trẻ
đã làm để hội nhập với xã hội. Ðồng thời bạn cũng nên dặn dò những người trong
gia đình, người thân, bạn bè, và thầy cô giáo đừng dán nhãn hiệu cho trẻ.
Trẻ nhút nhát có cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia không?
Chúng ta nên hiểu sự nhút nhát chỉ là chướng ngại vật trên đường chứ không phải
là rào chắn. Dù có đôi chút đau buồn hay vấp phải vài bước đi sai lầm, mọi trẻ em,
dù rất nhút nhát đều có thể rèn luyện cách giao tiếp và đương đầu với tình trạng bị
mọi người chú ý. Chúng có thể có ít bạn hơn so với những trẻ khác, nhưng tình
bạn của chúng rất thân.
Tuy nhiên, nếu con bạn nhút nhát quá đến nỗi tránh tiếp xúc, hoặc nếu bạn lo rằng
sự nhút nhát của trẻ hủy hoại khả năng hoạt động của nó, thì nói cho thầy cô giáo
của trẻ ở trường hoặc bác sĩ tâm lý nhi khoa. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và hỗ trợ sự
phát triển tâm lý của trẻ.
Nói chuyện với bé
Với bé 2 - 3 tuổi
Nói chuyện với em bé từ khi nó còn nhỏ xíu là một trong những kinh nghiệm bổ
ích và thích thú nhất đối với cha mẹ lẫn con cái. Trẻ em học và lớn lên trong mối
tương giao và những kinh nghiệm mỗi ngày với những trẻ em khác, với người lớn
và thế giới xung quanh.

Có nên nói chuyện với con không?
Khi nói chuyện và vui đùa, trẻ càng có nhiều cơ hội đối thoại thì càng học được
nhiều. Đọc sách, ca hát, chơi những trò chơi đố chữ và đơn giản chỉ nói chuyện
với con bạn cũng sẽ gia tăng vốn từ cho trẻ. Đây là một số gợi ý giúp phát triển
những kỹ năng giao tiếp của trẻ:
- Nói với bé về những điều nó đã làm trong suốt một ngày hay những dự định cho
ngày mai. "Ba nghĩ chiều nay trời thế nào cũng mưa. Ngày mai mẹ sẽ bế con đi
chích ngừa " hoặc nói về những chuyện trong ngày vào giờ ngủ.
- Chơi trò đóng kịch.
- Đọc những quyển truyện thú vị của bé nhiều lần và động viên trẻ tham gia vào
những từ mà trẻ biết. Khuyến khích trẻ đọc "giả vờ" (bạn để trẻ giả vờ đọc sách
cho bạn nghe).
Với bé 4 - 5 tuổi
Trẻ em tiếp thu được rất nhiều kiến thức qua những thông tin trao đổi hàng ngày
với bạn bè, người lớn và thế giới xung quanh. Khi lên 4 hoặc 5 tuổi, nhiều bé đã đi
mẫu giáo hoặc tham gia các chương trình phù hợp. Ở đó, khả năng ngôn ngữ của
trẻ được hình thành.
Nên trò chuyện với trẻ như thế nào?
Trong những cuộc nói chuyện nghiêm túc cũng như vui đùa, càng có nhiều đối
thoại thì trẻ càng học được nhiều điều. Cùng bé đọc sách, ca hát, chơi những đố
chữ và đơn giản nhất là nói chuyện với con, bạn đã giúp trẻ làm giàu vốn từ ngữ
và tạo cơ hội để bé phát
triển kỹ năng nghe. Dưới đây là một vài phương pháp phát triển kỹ năng đối thoại
của con bạn:
- Khuyến khích trẻ đọc sách bằng cách chọn những câu chuyện thật đơn giản
nhưng phản ánh về cuộc sống gia đình, về văn hóa hay cộng đồng nơi bạn sinh
sống.
- Để các loại sách, tạp chí và những tài liệu khác ở nơi mà trẻ có thể tự lấy.
- Giúp trẻ thực hiện bộ sưu tập riêng như “Tôi” hoặc “Gia Đình Chúng Tôi” bằng
hình ảnh hay những vật lưu niệm.

- Bàn luận về những chương trình truyền hình, phim ảnh bạn cùng xem với trẻ
hoặc những câu chuyện cả hai cùng đọc.

×