Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.96 KB, 6 trang )

Nuôi con song sinh
Phần lớn những ông bố bà mẹ có con sinh đôi thường hay phàn nàn rằng: để nuôi
dạy 2 con cùng tuổi là một việc không hề đơn giản chút nào thậm chí còn rất mệt
mỏi vì ngay từ khi mới sinh, những thiên thần nhỏ bé này ngoài những nét giống y
hệt nhau ra còn có những nét riêng biệt từ hình dáng cho đến tính cách.
Sinh đôi không có nghĩa là giống nhau y đúc từ A đến Z, nếu như bạn theo dõi kỹ
lưỡng hơn một chút thì sẽ nhận được ra điều đó. Chị Lan, mẹ của 2 con gái lên 3
tuổi nói: "Tôi tưởng rằng có thể "đồng bộ" hóa để làm cuộc sống trở nên đơn giản
hơn. Thời gian đầu tôi có thể làm một số việc theo cùng một cách như cho ăn vào
cùng một thời gian, cùng thìa cùng bát; cho 2 trẻ tắm chung cùng nhau, chọn mua
quần áo giống nhau Sau này tôi nhận ra cá tính của các con mình khác nhau rất
nhiều".
Và thật vậy, cô chị luôn là người muốn được quan tâm chú ý đến nhiều hơn còn
ngược lại cô em rất hiền, tính trầm và chỉ khóc khi nào cảm thấy đói. "Thậm chí,
tính cách của chúng trái ngược nhau hoàn toàn. Cô em có tính trầm lắng, có xu
hướng phát triển nghiêng về lĩnh vực nghiên cứu còn cô chị lại thích sôi nổi, thể
hiện ra ngoài và thích các hoạt động về thể chất."


Bắt đầu bằng cách ăn mặc của trẻ
Đó không là vấn đề đối với trẻ không phải sinh đôi. Dù ăn mặc giống nhau đến
đâu cũng chả ai nhầm lẫn chúng cả. Nhưng ngược lại, với những cặp song sinh thì
đây lại là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, bạn cần phải tạo những nét riêng biệt
giữa 2 trẻ để chúng có thể phát huy hết được khả năng bẩm sinh mà không bị ảnh
hưởng lẫn nhau. Bạn cần đa dạng hơn về trang phục và cần tôn trọng các nhu cầu,
sở thích khác nhau của các con. Mục đích không chỉ là để dễ dàng phân biệt hơn
về hình thức bề ngoài mà còn để khuyến khích các con của bạn phát huy những
tính cách, năng khiếu cá nhân riêng biệt. Khác nhau không chỉ về quần áo mà còn
về cả những đồ dùng cá nhân hàng ngày như: màu gối, màu cặp sách, kiểu dáng
bàn chải đánh răng rồi còn cả đồ chơi. Nói tóm lại trong mọi trường hợp bạn
không nên quá "đồng phục" cho các con của bạn và cũng không nên cố tình áp đặt


những nét khác nhau giữa chúng, tất cả đều làm hạn chế sự phát triển của trẻ.
Khi các con đến tuổi đi học
Khó khăn nhất là vào thời điểm con bạn bắt đầu đi học. Liệu bạn có nên cho các
con của bạn vào học cùng một lớp hay không? Theo lời cô giáo thì tốt nhất là
không nên chia cắt Hương Giang và Vĩnh Đức vì như nhận xét của cô, Hương
Giang không thể chơi ngoan và học tốt mỗi khi không có Vĩnh Đức bên cạnh, vào
mỗi giờ ra chơi hai em đều chơi cùng nhau. Còn với cặp song sinh khác giới thì
anh trai luôn là người bảo vệ tin cẩn của em gái mình. Bố của H. và S. kể lại, hàng
ngày khi bắt đầu đến lớp, H. rất sợ phải xa anh trai của mình. Khi ngủ trưa dậy S.
đến bên H. và an ủi em gái mình. Đó là những năm đầu đi học mẫu giáo và khi
còn học ở lớp bé, còn khi các con bạn đã lớn thì lại hoàn toàn ngược lại. Mỗi trong
số các con bạn đều muốn có một thế giới riêng. Con bạn đều không muốn có một
"nhân chứng gia đình" ở cùng chung một lớp. Khi đó, nên tách riêng lẻ các con
bạn ra, mỗi người một lớp khác nhau, cho phép chúng được học tập, vui chơi một
cách thoải mái theo cách của riêng mình và còn có những bạn bè mới khác. Chị
Lan thừa nhận: "Trong tôi luôn thường trực 2 ý nghĩ: một là tôn trọng những sở
thích riêng của 2 con, còn một lại muốn hướng cho 2 cháu luôn chơi cùng một
môn thể thao để tôi có thể tiết kiệm thời gian không phải đưa đón nhiều. Nhưng
cho đến bây giờ tôi mới nhận thấy rằng: cần phải chăm sóc và nâng niu không chỉ
những nét giống nhau mà còn cả những điểm khác nhau; phải biết lắng nghe
những sở thích, mong muốn riêng của các con. Đó là 2 nguyên tắc vàng mà bất cứ
ai có con sinh đôi đều cần phải biết."
Từ 5 đến 6 tháng: Một trong 2 luôn nghĩ rằng người kia là tấm gương sáng cần
noi theo nhưng không phải là hoàn toàn. Các con bạn chơi với nhau và cũng có
những cử chỉ bắt chước của nhau.
Khoảng 9 tháng: Trẻ đang ở cùng giai đoạn phát triển. Những biểu hiện về ngôn
ngữ, mọc răng diễn ra cùng lúc, người này tiếp sau người kia.
Khoảng 18 đến 30 tháng: Trẻ sinh đôi bắt đầu có những ngôn ngữ của riêng nhau
và những người khác rất khó hiểu trừ mẹ của chúng.
Năm 2 tuổi: Trẻ thường rất đoàn kết với nhau.

Năm 2 đến 4 tuổi: Mỗi một trong số đều bắt đầu mở rộng tầm nhìn ra thế giới
xung quanh. Chúng bắt đầu phát triển theo chiều hướng riêng khác nhau.
Khoảng 4-6 tuổi: Mỗi một trong số đều bắt đầu lớp học riêng, bạn bè riêng và có
những trò chơi, hoạt động khác nhau.
Ô nhiễm gia đình
Chính cha mẹ gây nên căn bệnh 'ô nhiễm gia đình'
Nhiều ông bố, bà mẹ thích mang chuyện ngoài xã hội về bàn luận trước mặt con
cái rồi nguyền rủa, chửi bới. Người khác lại ca ngợi chủ nghĩa đồng tiền, hưởng
lạc trước mặt con Trẻ con sẽ là nạn nhân của bầu không khí ô nhiễm bởi những
tư tưởng tiêu cực đó.
Không khí ấm cúng của gia đình sẽ bị làm ô nhiễm nếu cha mẹ có những hành vi,
lối sống như sau:
Hưởng lạc: Nhiều gia đình thừa thãi vật chất song lại thiếu thốn về cuộc sống tinh
thần. Đứa trẻ sống trong hoàn cảnh như vậy thường trở thành những cậu ấm, cô
chiêu, sớm thỏa mãn, quen hưởng thụ, ăn sung mặc sướng và thường có con mắt
thiển cận, không có chí tiến thủ và khinh đời, ngạo mạn.
Dùng tiền bạc để động viên, khích lệ: cha mẹ coi đồng tiền là vũ khí vạn năng,
con cái làm được việc gì tốt là thưởng bằng tiền, mọi hứa hẹn cũng bằng tiền. Họ
không biết đã tạo cho con cái nếp nghĩ: "không có tiền không làm việc, không học
tập".
Quan hệ gia đình không hòa thuận: trong nhà chuyện cãi lộn xảy ra như cơm
bữa, thậm chí mọi người đánh nhau. Trẻ sẽ bị tổn thương tâm lý nặng nề và những
tâm tính tiêu cực sẽ nảy sinh: khó tính, tự ti, thụ động, dễ bỏ nhà ra đi thậm chí sa
ngã và phạm tội.
Giáo dục bằng đòn roi: Trẻ sống trong môi trường luôn bị đánh chửi, trách mắng
thì ý chí sẽ luôn bị suy giảm, tinh thần sợ hãi, tình cảm trầm lắng, suy tư, nhút nhát,
sợ việc, thiếu lòng tin. Mặt khác, những trẻ này sẽ có ý thức phản kháng mãnh liệt,
hình thành tâm mâu thuẫn, thường trút giận lên đầu những đứa trẻ khác, thậm chí
sẽ báo thù, nuôi hận.
Tiêu tiền như rác, vung tay quá trán: trẻ sẽ không thể chịu đựng được gian khổ,

không cầu tiến bộ.
Mặt trái của nền văn minh hiện đại: Những phương tiện kỹ thuật hiện đại như
truyền hình, internet đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa của con người.
Song mặt trái của nó là có vô số những sản phẩm văn hóa đầy tính bạo lực, kích
động khủng bố hoặc yêu đương sướt mướt, rẻ tiền, đồi trụy ảnh hưởng lớn đến
tinh thần và nhận thức trẻ thơ khi chúng chưa phân biệt được phải trái.
Bất kính, bất hiếu với cha mẹ: Cha mẹ chăm sóc ông bà không chu đáo, thậm
chí tệ bạc, hắt hủi đã hạ thấp uy tín của những người cha mẹ này trong mắt con cái.
Họ là những tấm gương và cũng sẽ là những người hứng chịu hậu quả của những
hành vi của con cái họ mai sau.
Xâm hại của tàn dư phong kiến: Cha mẹ dẫn con đi xem bói, cầu cúng, trong
nhà lập điện thờ rồi mời thầy về khấn vái triền miên Trẻ thơ bị đầu độc, tin vào
thần thánh, suy nghĩ lệch lạc rằng cuộc sống không phải do con người quyết định.
Ngôn từ, hành vi không đúng mực: Bố mẹ văng tục chửi bậy trước mặt con cái,
nói xấu, đơm đặt người này người kia, hay ghen ghét, gièm pha Con của họ khó
có thể thể trở thành người nhân ái, vị tha được.


×