Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.99 KB, 7 trang )

Phòng riêng cho trẻ
Khi con bạn đến tuổi đi học, nếu điều kiện cho phép, dành riêng một phòng học
tập, sinh hoạt giúp bé có khả năng và ý thức độc lập.
Màu sắc: Màu sắc ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển của bé. Chọn các sắc độ
xanh tạo không gian yên tĩnh, rộng rãi. Sắc đỏ tạo sự năng động, sáng tạo. Các
màu rực rỡ cho bé cá tính mạnh mẽ. Bạn có thể chọn màu tươi sáng như: vàng,
xanh lá, đỏ cam, trắng sữa Có thể dùng giấy dán tường nhiều màu sắc sặc sỡ và
hình ảnh sinh động tạo khả năng tưởng tượng phong phú cho trẻ ngay từ nhỏ.
Sắp xếp phòng: Nếu bạn có ý định đặt phòng riêng cho trẻ, nên sắp xếp giống
phòng người lớn hướng cho bé ý thức độc lập. Các em có thể tự mình xoay sở, bắt
đầu từ việc nhỏ nhất, giúp trẻ thành công hơn khi trưởng thành.
Đặt tủ áo sát vách tường, ở nơi thuận tiện cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên đặt loại tủ
quần áo đa năng như ngăn dưới cũng chứa những vật dụng linh tinh để tiết kiệm
không gian, cho trẻ tự do vui đùa trong phòng.
Những điều nên tránh: Không đặt phòng bé ở giữa nhà, dù nhà bạn hình vuông.
Khu vực giữa nhà là vị trí trung tâm, thông thường đặt phòng khách. Nếu phòng
của bé ở vị trí này sẽ làm hẹp không gian nhà. Ngoài ra, phòng của trẻ nên tránh
xa toilet để đảm bảo vệ sinh cho bé. Tốt nhất, bạn sắp phòng các bé gần phòng bố
mẹ cho thuận tiện chăm sóc.
Hiện nay, thị trường có nhiều sản phẩm đa năng cho bé: giường 2 ngăn cho hai
người, bên hông có tủ kéo đựng quần áo, đồ chơi. Loại hiện đại hơn có thêm ghế
kéo ra làm góc học tập.
Với giá sách: Chỉ nên đặt loại đơn giản, thấp so với tầm nhìn của trẻ giúp tạo thói
quen sắp xếp sách vở trong phòng gọn gàng, ngăn nắp.
Phòng tránh tai nạn mùa hè
Trẻ đang nghỉ hè, đối với trẻ đây là thời gian lý thú nhất trong năm vì được quyền
chơi những trò mình thích, được ăn uống nghỉ ngơi theo ý. Và đây cũng là thời
gian trẻ dễ bị tai nạn nhất!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê, khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho
biết: "Trong mùa hè, chúng tôi nhận thấy trẻ rất dễ bị chết đuối khi đi bơi, hoặc
gãy tay, gãy chân do leo trèo không đúng cách hoặc tai nạn giao thông khi đi du


lịch". Theo bác sĩ Lê, để phòng tránh tai nạn cho trẻ cần dặn dò các em cẩn thận.
Nếu trẻ thích đi bơi cần có người lớn đi kèm và chọn những hồ có uy tín và có
người trực hồ để cứu kịp thời khi tai nạn xảy ra, tránh những trường hợp đáng tiếc.
Còn các trường hợp chạy nhảy, leo trèo thì cần nhắc nhở, thậm chí có thể cấm
đoán khi thấy quá nguy hiểm.
Các trò chơi mang hình cung, kiếm, búa, đao vì dù chỉ là đồ chơi nhưng nếu không
cẩn thận cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ: nhẹ thì trầy da, nặng thì mù mắt, gãy
tay chân
Sự nóng bức của khí hậu mùa hè khiến trẻ cũng rất thích tìm đến hồ bơi, công viên
nước vì vậy "bệnh hồ bơi" cũng được các bác sĩ nhắc nhở nhiều. Do trẻ ham chơi
và được cha mẹ cho đi chơi… thả cửa, ngâm mình trong nước quá lâu nên dễ bị
các bệnh viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai ngoài… Cách phòng ngừa tốt nhất
là vẫn cho trẻ chơi nhưng gói gọn trong một suất là đủ.
Trẻ nghỉ hè nhưng cha mẹ vẫn đi làm nên thời gian dành cho con thường không
nhiều, một chuyên gia về bệnh tai mũi họng nhận xét vào mùa này trẻ rất dễ bị hóc
xương và hóc các hạt trái cây theo mùa như na, mãng cầu, nhãn, vải. Ở đây cần
nói thêm kể cả trẻ trên 9 tuổi cũng dễ bị vì vừa chạy chơi hoặc làm một việc gì đó
vừa ăn… Cách tốt nhất là cho trẻ ăn các loại cá không xương như cá lóc lọc xương,
cá thác lác, cá thu… Riêng các loại trái cây, tốt nhất là nên làm sẵn, bỏ hột.
Ngoài chuyện ăn uống trong gia đình trẻ còn dễ bị ngộ độc thực phẩm do ăn vặt
ngoài hàng quán, tại các điểm vui chơi (phá lấu, bánh mì tôm chiên, nước dừa tắc,
si rô, kem cây…). Ngoài việc hạn chế cho trẻ tiền tiêu vặt, phụ huynh cũng nên
cho trẻ biết tác hại của việc ăn uống không hợp vệ sinh.
Khi đi dã ngoại, trẻ còn dễ bị các tai nạn nguy hiểm đến tính mạng vì bị ong chích,
rắn rít cắn… mà việc cứu chữa hầu hết không mang lại kết quả vì đường sá xa xôi,
sơ cấp cứu không đúng cách.
Để có một mùa hè đúng nghĩa: thư giãn, vui chơi chuẩn bị cho năm học mới và để
giúp trẻ không bị tai nạn, phụ huynh cần nhắc nhở và nói cho trẻ biết trước những
gì có thể xảy ra để trẻ đừng phạm phải.
Quà tặng quý giá cho con cái

Đây là tư vấn của các chuyên gia giáo dục với các phụ huynh bận thường bận rộn
ở công sở, có ít thời gian dành cho con.
1. Yêu thương che chở
Để chứng tỏ điều này, mẹ vỗ về âu yếm để khích lệ khi trẻ bối rối, hôn chúng
trước khi ngủ, gần gũi với trẻ trong mọi dịp có thể như giờ ăn, ngủ và luôn nói:
''Mẹ yêu con lắm''. An ủi, khích lệ mỗi khi chúng thất vọng về bản thân. Trẻ sẽ
thấy yêu thương và cần có bạn hơn bất cứ đồ chơi ưa thích nào của chúng.
2. Tính kỷ luật
Hãy giải thích với con: ''Mỗi lần con làm sai trái đièu gì hoặc đòi hỏi không chính
đáng thì mẹ phải ngăn con tới khi biết tự kiềm chế bản thân''.
3. Gương tốt cho con noi theo
Những nhắn gửi hay lời dạy bảo quan trọng nhất với trẻ nằm ở cách xử sự và sinh
hoạt của cha mẹ chúng. Nếu không muốn con hút thuốc thì bạn đừng hút, muốn
chúng ăn nói nhỏ nhẹ hòa nhã thì bạn cần chứng tỏ như thế qua sinh hoạt hàng
ngày.
Để tạo tấm gương tốt cho con thì bậc cha mẹ phải tự kiềm chế mình. Con trẻ đang
theo dõi từng cách xử sự của bạn để học hỏi, do vậy hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về
những động tác của bạn lên chính con cái mình.
4. Lòng tôn trọng
Cha mẹ cần đối xử bằng tình yêu lẫn sự trân trọng, không phải ''cả vú lấp miệng
em'' và bắt nó phải nghe theo. Bạn cần giải thích cho chúng hiểu hơn là ép buộc
chúng phải nghe theo vô điều kiện.
Không phải cứ quát mắng đánh đập là bạn có thể cải hóa được suy nghĩ trong đầu
trẻ. Bậc phụ huynh cần trân trọng sự lựa chọn của trẻ để chúng có dịp phát triển
nếp suy nghĩ và cách làm riêng của chúng. Hãy chứng tỏ cho trẻ thấy bạn luôn ở
bên cạnh để nâng đỡ, khuyến khích chúng.
5. Tính tự lập
Bạn cho trẻ sự chăm sóc, yêu thương nhưng đừng tỏ ra thái quá khiến chúng mất
tự lập, ỷ lại. Khi làm cho trẻ một việc khó nào đó hãy nói với nó: ''Con chưa có
khả năng tự làm, vì vậy mẹ phải làm giúp con''. Bạn cần tập cho con cách làm đến

khi nó có thể tự làm lấy. Khi đó trẻ sẽ vui mừng nói: ''Con đã tự làm việc đó rồi''.
6. Những thói quen tốt
Đó là vệ sinh răng miệng, tập thể dục và ăn thực phẩm lợi cho sức khỏe. Nếu trẻ
sợ phải đi bác sĩ hãy giải thích lợi ích của khám bệnh. Thói quen giữ sức khỏe là
món quà hữu ích cho con đến suốt đời.
7. Cùng nhau chia sẻ thời gian
Dù bận, bạn cần dành thời gian chia sẻ, gần con như giờ tắm rửa, giờ ngủ hay dịp
cuối tuần đầy thú vị. Làm vậy chính là bạn cách bạn nói: ''Mẹ luôn yêu con và
luôn muốn ở bên con''. Những thời gian cùng trẻ quan trọng để cha mẹ cùng con
chia sẻ âm nhạc, thể thao, cách xử thế và biết bao niềm vui khác.
8. Tính ham học hỏi
Phụ huynh quan tâm trau giồi kiến thức tự nhiên sẽ tác động tới tinh thần hiếu học
của con. Với trẻ chậm tiếp thu bạn nên tạo sự chú ý về khoa học tự nhiên cho
chúng sớm hơn. Hãy đọc tác phẩm có giá trị cho chúng nghe từ khi còn nhỏ. Sau
đó, khi chúng đã lớn hơn, nói chúng đọc cho bạn nghe. Theo dõi sự phát triển kiến
thức của trẻ qua cuộc trao đổi nói chuyện với chúng.

9. Tính lạc quan, khôi hài
Khi bạn đùa vui và chọc cười con, chúng có thể học ở bạn tính khôi hài, dí dỏm rất
có lợi cho chúng sau này. Tính lạc quan không đánh tan được lo âu đời sống
nhưng cũng làm chúng nhẹ đi. Hãy cùng nhau xem phim hài và chia sẻ khía cạnh
yêu đời của phim.
10. Mối quan hệ bạn bè
Khi lên 6, 7 tuổi chúng cần bạn cùng tuổi để không cô đơn. Hơn nữa, qua giao tiếp
đó, chúng học cách dàn xếp và tinh thần tương trợ lẫn nhau. Do đó, hãy để chúng
có thời gian riêng tư với bạn bè. Chúng cùng học hỏi và mở mang thêm kỹ năng
giao tiếp với thế giới xung quanh. Đến lứa tuổi học sinh cấp 2 con không muốn bố
mẹ để mắt nhiều đến chúng.



×