Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi nào nên nhượng bộ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.98 KB, 5 trang )

Khi nào nên nhượng bộ?
3-4 tuổi là bé đã biết cách thử thách “quyền lực” của bạn và yêu sách đủ thứ, nào
là mua thêm một gói kẹo nữa, thích đồ chơi kia, muốn mặc quần này áo kia, hoặc
khóc lóc không chịu đi tắm. Các bà mẹ thường có khuynh hướng khẳng định cho
bé hiểu “ai mới là người có quyền quyết định”. Tuy nhiên, không phải lúc nào
“nhượng bộ” cũng bị xem là thất bại mà nó lại là một bài học trong cuộc sống của
mọi người ngay cả trong đời sống vợ chồng.
Cứ làm theo đi rồi bạn sẽ thấy nhưng phải linh hoạt lựa chọn khi nào và như thế
nào?
Đúng thời điểm
Tính toán và sắp xếp thời gian, khi nào cần phải nhượng bộ. Thời điểm thích hợp
nhất để chịu thua trước những yêu cầu khẩn thiết của bé sau khi bạn đã từ chối
trước đó nhiều lần và đó là trước khi cuộc tranh cãi lên đến đỉnh điểm. Nói cách
khác, đừng vội thỏa mãn nhu cầu của bé vì khi bé tức giận thì điều bạn cần là hòa
bình. Nếu bạn dễ dàng chịu thua khi trẻ bắt đầu cất tiếng khóc thì bé nghĩ rằng khi
mẹ nói “không” có nghĩa là “không, nhưng nếu con giận dữ, khóc và gào thét thì
mẹ sẽ cho phép”.
Hãy nhượng bộ khi bé có những đòi hỏi có thể chấp nhận được và từ chối khi bé
sử dụng những "chiêu bài" trên để ép buộc bạn phải thay đổi quyết định của mình.
Giải quyết tình huống
Bước đầu tiên để có thể nhượng bộ dễ dàng là thuyết phục bản thân đây là một
phương pháp dạy trẻ. Thay vì cho rằng sự nhượng bộ là chấp nhận sự thất bại hoặc
bất lực của mình thì nên nghĩ rằng thoạt đầu rất có thể bạn sẽ hiểu sai tình huống
và khi suy xét lại thì bạn có thể đánh giá chính xác hơn.
Một khía cạnh tích cực khác là đôi khi sự nhượng bộ của bạn sẽ là tấm gương tốt
cho trẻ. Trẻ sẽ hiểu được thế nào là "cho" và "nhận". Học được đức tính tốt này
ngay từ nhỏ thì khi lớn lên bé sẽ đối xử tốt với không những với người thân mà
với cả những người khác.
Thực hành "nhượng bộ"
Ví dụ: bạn không cho phép bé xem ti vi và đừng quên chú ý đến phản ứng của bé.
Bé nghe lời. Nhưng cũng có thể bé kịch liệt phản đối, hãy xem xét lại quyết định


của mình. Tự hỏi xem những lời bé nói có lý hay không? Chấp nhận được hay
không?
Hãy cho trẻ cơ hội giải thích với bạn là tại sao bé lại đòi như vậy và tại sao bạn
nên chiều theo ý bé. Hãy để bé tha hồ suy nghĩ và biện luận thay vì chỉ biết đòi hỏi
"Con thích…", "con muốn…" Sau khi nghe bé giải thích mà vẫn không thấy lý do
nào để chấp nhận thì đến lượt bạn đưa ra những lý do của mình để bé phải thừa
nhận ý kiến của bạn.
Sau cùng, hãy đưa ra quyết định của mình. Giải thích rõ cho bé hiểu bạn dự định
làm gì và tại sao phải làm như vậy. Lần lượt lắng nghe và giải thích, bạn đã chứng
tỏ cho bé thấy rằng bạn đã nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bé.
Bạn nên khuyến khích trẻ tham dự vào tiến trình "thương thuyết" vì thỉnh thoảng
bé cũng có thể đạt được mục đích của mình. Phương pháp này hiệu quả hơn là
luôn căng thẳng, đối đầu.
Khi ở truờng có văn nghệ
Suốt cả buổi trưa chị Phương cố gắng thu xếp công việc rồi xin phép về sớm. Nhìn
dáng vẻ vội vã của chị, mọi nguời nhìn nhau dò hỏi. Như đoán đuợc, chị mỉm cuời
nói to: "Chiều nay ở truờng con trai mình có liên hoan văn nghệ tổng kết năm
học!". À thì ra là thế!
Khi chị đến nơi thì tiếng nhạc đã vang lên rộn rã. Chị Phương đưa mắt nhìn quanh,
rất đông phụ huynh cũng đến xem con mình biểu diễn. "Không biết lớp cu Nam
đứng ở đâu?". Cuối cùng thì chị cũng nghe giới thiệu chương trình văn nghệ của
lớp Mầm B, thế nhưng nhìn mãi chẳng thấy con trai đâu? Chị tự hỏi: "Sao bé Nam
không tham gia bài nào cả nhỉ?". Chị đi vòng quanh tìm kiếm thì thấy bé đang
đứng một mình buồn bã nhìn các bạn, chị len lại gần, ôm lấy con và hỏi: "Sao con
không lên hát với các bạn?". Bé nhìn mẹ, lắc đầu và trả lời: "Cô không cho!". Chị
Phuơng tìm cô giáo thì đuợc biết: Không hiểu tại sao bé rất nhút nhát, không thích
tham gia các sinh hoạt tập thể. Khi các bạn tập hát, tập múa thì bé chỉ đứng nhìn,
không có biểu hiện thích thú gì cả. Trong giờ học thì không chăm chú, làm gì cũng
lóng ngóng, vụng về và rất chậm, chưa bao giờ giơ tay phát biểu. Khi chơi thì hay
tranh giành đồ chơi, cái gì lọt vào tay là giữ khư khư, lại còn đánh bạn nên chẳng

ai thích chơi cùng. Rất nhiều lần bé bị phạt vì đủ thứ "tội" nhưng cũng không chừa.
Nghe cô nói một thôi dài, chị Phương thấy chột dạ và lo lắng. Ở nhà chị thấy sức
khỏe cháu bình thuờng, ngoan ngoãn mặc dù ít nói. Chị cũng rất chú ý chăm lo
cho con ăn uống không thiếu thứ gì Thế nhưng có một điều chị không để ý, đó là
do công việc làm ăn bận rộn suốt ngày nên khi về đến nhà, cả hai vợ chồng chị
đều rất ít khi trò chuyện cùng con cái, ít khi dẫn cháu đi chơi đây đó: "Công việc
bận rộn quá, về đến nhà là mệt phờ rồi, lại còn phải làm đủ thứ việc nữa. Chỉ
mong hai anh em nó ngồi yên cho là dễ thở lắm rồi !". Có hôm bé muốn vẽ xe ô tô
nhưng tìm mãi mới thấy một cái bút chì bị gãy ngòi, bé đưa cho bố nhờ gọt, thấy
bố đang bận công việc nên mẹ la bé: "Để yên cho bố làm việc!" rồi nguời nào việc
đó. Nhiều tối, bố ở lầu trên làm việc hoặc xem đá banh, mẹ lo dọn dẹp, giặt giũ
cho cả nhà, chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau, anh Hai lo học bài, không ai để ý
đến bé Nam ngồi lặng lẽ chơi mãi với mấy hình lắp ráp rồi lăn ra sàn nằm ngủ.
Nguời lớn ở nhà, dù bận rộn đến mấy mỗi ngày ít nhất cũng nên dành 10 - 15 phút
cho con cái. Bố mẹ có thể cùng hát một bài hát, cùng chơi một trò chơi, cùng làm
(nặn hay cắt dán) một cái gì đó, hỏi trẻ về nội dung một bức tranh, cùng tuởng
tuợng ra nội dung khác xung quanh bức tranh đó. Đặt ra các tình huống cho trẻ trả
lời: Nếu như con thì con sẽ làm gì? Tại sao con làm (vẽ) như vậy? Cần phải làm gì
bây giờ? Tại sao chú thỏ này lại đứng một mình buồn như vậy? Chính qua chơi
cùng con, trò chuyện với con chúng ta sẽ dần dần giúp cho con trẻ tự tin hơn, hiểu
biết và tham gia một cách tích cực hơn vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh Và
điều đó thì thật cần thiết đối với trẻ biết nhường nào!


×