Tên Bài Dạy : ĐỒNG HỒ. THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ
- Có biểu tượng ban đầu về thời gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài
+ Đồng hồ để bàn ( Loại chỉ có 1 kim ngắn, 1 kim dài )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+Sửa bài tập 4 / 52 / Vở bài tập . Đo phần dài hơn của băng giấy ở
hình vẽ dưới :
+ Học sinh dùng thước đo và nêu số cm em đo được ( 11 cm )
+ Hỏi lại cách đo độ dài đoạn thẳng
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Mt: Học sinh hiểu các số trên mặt
đồng hồ, vị trí các kim chỉ giờ trên mặt đồng
hồ.
- Cho học sinh xem đồng hồ để bàn,
quan sát và nêu trên mặt đồng hồ có gì ?
- Giáo viên kết luận mặt đồng hồ có 12
số, có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn và kim
dài đều quay được và quay theo chiều từ số
bé đến số lớn
- Giới thiệu kim dài chỉ số 12, kim
ngắn chỉ đúng vào số nào đó. Ví dụ chỉ số 9
tức là đồng hồ lúc đó chỉ 9 giờ
- Giáo viên quay kim ngắn cho chỉ vào
các số khác nhau ( theo đồng hồ Sách giáo
khoa ) để học sinh nhận biết giờ trên đồng hồ
- Hỏi : Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy
? Kim dài chỉ số mấy
- Lúc 5 giờ sáng bé đang làm gì ?
- Học sinh quan sát nhận xét nêu
được :
- Trên mặt đồng hồ có 12 số
cách đều nhau, có 1 kim ngắn và 1 kim
dài
- Học sinh quan sát mặt đồng hồ
chỉ 9 giờ đúng.
- Kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ
số 12.
- Hình 2 : đồng hồ chỉ mấy giờ ? bé
đang làm gì ?
- Hình 3 : đồng hồ chỉ mấy giờ ? bé
đang làm gì ?
- Vậy khi đồng hồ chỉ giờ đúng thì kim
dài luôn chỉ đúng vị trí số 12
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh biết đọc giờ trên mặt
đồng hồ
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Cho lần lượt từng em đứng lên nói
giờ đúng trên từng mặt đồng hồ trong bài tập
và nêu việc làm của em trong giờ đó
- Cho học sinh nêu hết giờ trên 10 mặt
đồng hồ
Hoạt động 3 : Trò chơi
- Bé đang ngủ
- Kim ngắn chỉ số 6. Kim dài chỉ
số 12 là 6 giờ. Bé tập thể dục
- Đồng hồ chỉ 7 giờ. Bé đi học .
- Cho vài học sinh lặp lại.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh quan sát kim trên
từng mặt đồng hồ và nêu được. Ví dụ :
* Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ
số 12 là 8 giờ. vào lúc 8 giờ sáng em
đang học ở lớp.
Mt : Củng cố đọc giờ đúng trên mặt
đồng hồ
- Giáo viên treo 2 mặt đồng hồ trên
bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh quay kim
đồng hồ chỉ vào giờ nào thì học sinh làm
theo, 2 em trên bảng quay nhanh kim chỉ số
giờ yêu cầu của giáo viên. Ai chỉ nhanh, đúng
là thắng cuộc.
- Mỗi học sinh có 1 đồng hồ mô
hình
- Học sinh tham gia chơi cả lớp
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập trong vở bài tập toán
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Thực hành
5. Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ
- Bước đầu có nhiều hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực
tế của học sinh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Mặt đồng hồ, các tranh vẽ của các bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh đọc số giờ đúng trên mặt đồng hồ của giáo viên treo
trên bảng
+ Gọi 3 em lên chỉnh kim đồng hồ chỉ 8 giờ, 11 giờ, 3 giờ
+ cả lớp nhận xét, giáo viên sửa sai.
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Mt: Học sinh biết xem giờ đúng trên
đồng hồ
- Giáo viên giới thiệu bài ghi đầu bài
- Cho học sinh mở Sách giáo khoa .
Bài 1 : Viết theo
mẫu
- Cho học sinh đọc mẫu kim ngắn chỉ số
3 kim dài chỉ số 12 là 3 giờ đúng
- Giáo viên nhận xét sửa sai chung
Bài 2 : Vẽ thêm kim
ngắn để đồng hồ chỉ đúng giờ
- Học sinh lặp lại tên bài học
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh tự quan sát các hình
vẽ tiếp theo và làm bài vào phiếu bài
tập ( trong vở Bài tập )
- 4 học sinh lên bảng sửa bài
-Cả lớp nhận xét
- Học sinh nêu mẫu
- Học sinh tự vẽ kim ngắn
thêm vào mặt đồng hồ chỉ số giờ đã
-Giáo viên sửa sai chung
Bài 3 : Nối tranh
với đồng hồ thích hợp
-Buổi sáng : Học ở trường lúc 10 giờ
-Buổi trưa : ăn cơm lúc 11 giờ
- Buổi chiều : học nhóm lúc 3 giờ
- Buổi tối : nghỉ ở nhà lúc 8 giờ
Bài 4 :
- Hướng dẫn học sinh phán đoán được vị
trí hợp lý của kim ngắn chẳng hạn nhìn vào
tranh thấy lúc đó mặt trời đang mọc thì có thể
người đi xe máy bắt đầu đi từ lúc 6 giờ sáng (
Hoặc 7 giờ sáng ) tương tự khi về đến quê có
thể là 10 giờ sáng hoặc 11 giờ sáng hoặc 3 giờ
cho
- 4 em học sinh lên bảng vẽ
hình trên bảng
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh nối các tranh vẽ chỉ
từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ
thời điểm tương ứng
- Học sinh đọc bài toán : Bạn
An đi từ thành phố về quê. Vẽ thêm
kim ngắn thích hợp vào mỗi đồng hồ
chiều
- Học sinh có thể nêu các giờ khác nhau
nhưng học sinh cần nêu các lý do phù hợp với
vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ
- Giáo viên quan sát , nhận xét tuyên
dương học sinh làm bài và lý giải tốt
- Học sinh tự làm bài vào sách
Giáo khoa bằng bút chì mờ
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Luyện tập
5. Rút kinh nghiệm :