Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo án Toán lớp 1 - So sánh các số có hai chữ số doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.1 KB, 11 trang )

Tên Bài Dạy : SO SÁNHCÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ .

I. MỤC TIÊU :
+ Bước đầu giúp học sinh:
- Biết so sánh các số có 2 chữ số ( Chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có
2 chữ số )
- Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Sử dụng bộ đồ dùng học toán lớp 1
+ Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và các que tính rời ( Có thể dùng hình
vẽ của bài học )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi học sinh đếm từ 20  40 . Từ 40  60 . Từ 60  80 . Từ 80 
99.
+ 65 gồm ? chục ? đơn vị ? ; 86 gồm ? chục ? đơn vị ? ; 80 gồm ?
chục ? đơn vị ?
+ Học sinh viết bảng con các số : 88, 51, 64, 99.( giáo viên đọc số học
sinh viết số )
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới :
TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu các số có 2 chữ
số
Mt: Biết so sánh các số có 2 chữ số
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát


các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan
mà nhận ra :
62 : có 6 chục và 2 đơn vị, 65 : có 6 chục
và 5 đơn vị . 62 và 65 cùng có 6 chục, mà 2 < 5
nên 62 < 65 ( đọc là 62 bé hơn 65 )
– Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu
học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm
42 … 44 76 …. 71






-Học sinh nhận biết 62 <
65 nên 65 > 62



-Học sinh điền dấu vào
chỗ chấm, có thể giải thích
2) Giới thiệu 63 > 58
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà
nhận ra :
63 có 6 chục và 3 đơn vị . 58 có 5 chục
và 8 đơn vị .
63 và 58 có số chục khác nhau
6 chục lớn hơn 5 chục ( 60 > 50 ) Nên 63
> 58 . Có thể cho học sinh tự giải thích ( Chẳng

hạn 63 và 58 đều có 5 chục, 63 còn có thêm 1
chục và 3 đơn vị. Tức là có thêm 13 đơn vị,
trong khi đó 58 chỉ có thêm 8 đơn vị, mà 13 > 8
nên 63 > 58

-Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học
sinh so sánh và tập diễn đạt : 24 và 28 đều có số
chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28

-Vì 24 < 28 nên 28 > 24

Hoạt động 2 : Thực hành

-Học sinh có thể sử dụng
que tính






-Học sinh so sánh và
nhận biết :
63 > 58 nên 58 < 63







Mt : Học sinh vận dụng làm được các bài
tập trong SGK
-Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1

-Giáo viên treo bảng phụ gọi 3 học sinh
lên bảng
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích 1
vài quan hệ như ở phần lý thuyết

 Bài 2 : Cho học sinh tự
nêu yêu cầu của bài
- Hướng dẫn học sinh so sánh 3 số 1 để
khoanh vào số lớn nhất

-Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì
sao khoanh vào số đó

 Bài 3 : Khoanh vào số bé
nhất
-Tiến hành như trên
 Bài 4 : Viết các số 72, 38,



-Học sinh tự làm bài vào
phiếu bài tập
- 3 học sinh lên bảng
chữa bài





-Học sinh tự làm bài vào
bảng con theo 4 tổ ( 1 bài / 1 tổ )

-4 em lên bảng sửa bài
-Học sinh giải thích : 72,
68, 80.
- 68 bé hơn 72. 72 bé hơn
80. Vậy 80 là số lớn nhất.

64 .
a)Theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé




-Học sinh tự làm bài,
chữa bài





4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh học lại bài, làm các bài tập vào vở Bài tập .
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
5. Rút kinh nghiệm :




Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số; về tìm số liền sau của
số có 2 chữ số
- Bước đầu biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số
đơn vị
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi các bài tập. Các bảng mica trắng để học sinh tham gia trò
chơi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh lên bảng : 34 … 50 Khoanh tròn số lớn nhất :
Viết các số 72, 38, 64
78… 69
38 , 48 , 19
a) bé dần
72 81 91, 87 , 69
b) lớn dần
+ Giáo viên hỏi học sinh trả lời miệng trong khi học sinh làm bài : số
liền trước, liền sau …
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới :
TG


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
Hoạt động 1 : Củng cố đọc viết và so
sánh số
Mt: Củng cố đọc, viết, so sánh các số
có 2 chữ số, tìm số liền sau của số có 2 chữ số

-Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài.
-Cho học sinh mở SGK .Giới thiệu 4
bài tập
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 1
-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài
tập 1a, 1b, 1c . Yêu cầu học sinh mỗi tổ làm 1
bài vào bảng con



-Học sinh lặp lại đầu bài

-Học sinh nêu yêu cầu bài 1

-Lớp chia 3 tổ mỗi tổ làm 1
bài : a,b,c trên bảng con
-3 em đại diện 3 tổ lên bảng
sửa bài
-Vài em đọc lại các số theo

-Giáo viên cho học sinh cho học sinh
nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên chỉ vào

các số yêu cầu học sinh đọc lại
-Giáo viên kết luận : Đọc : ghi lại cách
đọc
-Viết số : ghi số biểu diễn cho cách đọc
số

 Bài 2 : Cho học sinh tự
nêu yêu cầu

-Giáo viên treo bảng phụ có bài tập 2
-Muốn tìm số liền sau 80 em phải làm
gì ?
-Cho học sinh tự làm bài vào phiếu bài
tập
- 2 học sinh lên bảng chữa bài
-Giáo viên nhận xét, kiểm tra bài làm
của học sinh
-Kết luận : Muốn tìm số đứng liền sau
yêu cầu của giáo viên

-Cho học sinh đọc lại các số
( đt)

-Viết số theo mẫu
-Học sinh đọc mẫu : số liền
sau của 80 là 81 ( giáo viên đính
mẫu )
-Thêm 1 vào 80 ta có số 81
vậy số liền sau 80 là 81







-Học sinh nêu yêu cầu bài 3


của 1 số ta thêm 1 đơn vị vào số đã cho trước.

-Ví dụ : 23 thêm 1 là 24 . Vậy liền sau
23 là 24

 Bài 3 : Điền dấu <, > , =
vào chỗ chấm

-Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 bài tập
3a, 3b, 3c
-Cho học sinh phân 3 đội, mỗi đội cử 4
học sinh tham gia chơi tiếp sức. Từng em sẽ
điền dấu < , > , = vào chỗ chấm, lần lượt mỗi
em 1 phép tính
-Đội nào làm nhanh, đúng là thắng
cuộc.

-Nhận xét bài làm của học sinh. Tuyên
dương đội thắng cuộc.
-Hỏi học sinh : Muốn so sánh các số có
2 chữ số em cần chú ý điều gì ?






-Học sinh cử 4 em / đội lên
tham gia chơi
-Học sinh lớp cổ vũ cho bạn



-So sánh số hàng chục
trước. Số hàng chục nào lớn hơn
thì số đó lớn hơn. Nếu 2 số hàng
chục bằng nhau thì ta so sánh số ở
hàng đơn vị





-Giáo viên kết luận theo ý kiến của học
sinh

 Bài 4 : Viết ( theo mẫu )
.
-Giáo viên hướng dẫn theo mẫu :
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị . Ta viết 87
= 80 + 7 .
-Cho học sinh làm bài vào phiếu bài
tập

-Giáo viên xem xét, chấm 1 số bài của
học sinh
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài .
-Giáo viên cho học sinh nhận xét cách
phân tích số tách tổng số chục và số đơn vị

-Học sinh tự làm bài vào
phiếu bài tập









4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
- Dặn học sinh ôn lại bài học, làm các bài tập vào vở Bài tập .
- Chuẩn bị xem trước bài : Bảng các số từ 1  100
5. Rút kinh nghiệm :

×