Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các tỷ số nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.55 KB, 17 trang )

CASE STUDY:
MÔN: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
DANH SÁCH NHÓM:
1. TĂNG THỊ LAN ANH
MSV: 0853030010
2. LÊ NGUYỄN MAI CHI
MSV: 0853030021
3 NGUYỄN THỊ NGỌC CHI
MSV: 0852020005
4. LẠI THỊ CHĂM
MSV: 0853030017
5. PHẠM THỊ THU HOÀN
MSV: 0853030064
TÌNH HUỐNG
Ngày 1/3/2011,Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đến ngân hàng thương mại cổ
phần ABC xin vay vốn và hồ sơ vay vốn với nội dung như sau:
A. Giới thiệu về khách hàng
1. Hình thức sở hữu vốn
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (“Công ty”) là Công ty cổ phần được
chuyển đổi từ Công ty Bánh Kẹo Hải Hà theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày
14/11/2003 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103003614 ngày 20/01/2004 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp.
Theo Quyết định số 3295/QĐ-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc chuyển giao quản lý phần vốn Nhà nước tại
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, ngày
20/12/2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) chính thức bàn giao phần vốn
Nhà nước tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt
Nam.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54.750.000.000 VND, được chia làm


5.475.000 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là 10.000 VND, trong đó, vốn Nhà nước là
27.922.500.000 VND (tương ứng với 2.792.250 cổ phần), chiếm 51% vốn điều lệ; vốn
của các cổ đông khác trong và ngoài Công ty là 26.827.500.000 VND (tương ứng với
2.682.750 cổ phần), chiếm 49% vốn điều lệ.
2.Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác;
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
3.Hoạt động chính: Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh
các loại bánh kẹo.
4.Trụ sở chính:Công ty có trụ sở chính đặt tại số 25 Trương Định - Quận Hai
Bà Trưng - Thành phố Hà Nội.
5.Công ty có các Chi nhánh, Nhà máy phụ thuộc sau:
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Đà Nẵng;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II.
B. Nội dung xin vay:
1. Mục đích vay vốn:Công ty xin vay vốn 15.000.000.000VND nhằm hỗ
trợ cho dự án kinh doanh mở rộng sản xuất của công ty trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Công ty tiến hành xây dựng nhà xưởng ở khu đô thị 2,đường Lê Thánh Tông,Tp Hà
Nam với tổng diện tích 2746m2,dự tính xây dựng hoàn thành trong 3 tháng. Ngoài
ra,công ty tiến hành nhập thêm 40 lô máy chế biến từ Đài Loan nhằm hỗ trợ tăng năng
suất kinh doanh với kinh phí 345USD/chiếc.
2. Thời hạn xin vay :60 tháng
3. Lãi suất:theo thỏa thuận của Ngân hàng
4. Biện pháp đảm bảo tiền vay: Công ty thế chấp,cầm cố các tài sản hiện
có của công ty cho ngân hàng. Công ty cũng xuất trình đầy đủ bộ giấy tờ chứng minh
giá trị pháp lí của tài sản đảm bảo. Tổng giá trị tài sản đảm bảo như sau:

• Thế chấp nhà xưởng,vật kiến trúc trị giá 13.600.000.000 đồng tại 4 chi
nhánh,cầm cố 50 xe chở hàng cỡ lớn trị giá 4.746.843.000 đồng. Tổng trị giá tài sản
cầm cố là 18.346.843.000 đồng.
• Ngoài ra,công ty còn tiếp tục thế chấp các tài sản hình thành từ vốn vay
để đảm bảo tiên vay cho ngân hàng theo qui chế cho vay của ngân hàng TMCP ÁCB.
5. Đi kèm với đó,công ty cũng đính kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực
pháp lí,các báo cáo tài chính của công ty năm 2010 và phương án sản xuất kinh doanh
của công ty trong dự án vay này.
Cán bộ tín dụng tiến hành thảm định các hô sơ nêu trên,trong đó có việc
phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2010 nhằm đánh giá năng lực tài
chính của công ty với hai phương pháp : phân tích các tỷ số nhằm đánh giá tình hình
tài chính của công ty và sử dụng mô hình định mức tín nhiệm với chỉ số Z như sau
A. Phân tích các tỷ số tài chính
I/ Tính toán các chỉ sô:
1. Các tỷ số thanh khỏan
a. Tỷ số thanh khoản hiện thời:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
= 156.893.703 / 93.506.403
= 1,68 (lần)
b. Tỷ số thanh khoản nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
= (156.893.703 – 100.969.537) / 93.506.403
= 0,60 (lần)
c. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
= 156.893.703 - 93.506.403
= 63.387.300 ( nghìn)
2. Các tỷ số kết cấu tài chính/tỷ số nợ
a. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

= 96633327 / 224396591
= 43.06%
b. Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu
= 96 633, 327 / 127 763, 264
= 75.63%
c. Hệ số tự tài trợ:
Hệ số tự tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
= 127 763, 264/ 224 396. 591
= 56.94%
d. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu:
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản/ Tổng vốn chủ sở hữu
= 224 396, 591/ 127 763,264
= 175.63%
e. Tỷ số nợ dài hạn (Long term debt ratio - LDR)
LDR = Tổng nợ dài hạn/ Tổng tài sản
= 3 126, 924/ 224 396, 591
= 1.39%
3. Hiệu quả sử dụng tài sản (Asset Turnover Ratio)
a. Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/ Trung bình tổng tài sản
= 530 850, 694/ (224 394, 591+ 192 350, 155)/2
= 63.69%
b. Kỳ thu tiền bình quân (Average Collection Period - ACP)
= Trung bình các khoản phải thu/ Doanh thu bình quân ngày
Trung bình các khỏan phải thu= (23955,791+ 27809,484)/2
Doanh thu bình quân ngày = 224 394, 591/360
Kỳ thu tiền bình quân = 0.03%
c. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

= 448 786, 384/ (100 969, 538+ 70 986, 958 000)/2
= 130.49%
4. Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
a) Tỷ suất lợi nhuận
(Profit Margin -PM) = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu
= 18 908, 113/ 530 850, 694
= 3.56%
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROA = Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản trung bình
=18 908 113 000/ (224 394 591 000 + 192 350 155 000)/2
= 2.27%
c) Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
ROE = 18 908,113/ 127 763. 264
= 14.80%
5. . Nhóm tỷ số giá trị thị trường
a) Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
Giá thị trường của cổ phiếu HHC tại ngày 31/12/2010 là 26400 đồng.
EPS được tính là 3 454
P/ E = Giá thị trường của cổ phiếu/ Thu nhập cơ bản trên cổ phiếu
= 26400/ 3454 = 5.1 lần
b) Tỷ số lãi cơ bản trên cổ phiếu
EPS = Thu nhập thuần/ Tổng số cổ phần
= 18908,113/5475000
= 3454
c) Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (Market to Book ratio –P/B)
= Giá thị thị trường/ Giá trị sổ sách của cổ phiếu = 113.13%
Giá trị thị trường = 26400* 5475000
Giá trị sổ sách của cổ phiếu = (224394591000-96633327000)
Phân tích và so sánh tương quan với các tỷ số của doanh nghiệp trong năm trước
và với các tỷ số của doanh nghiệp cùng ngành

Nhóm tỷ số Tỷ số
HHC
2010 HHC 2009
BBC
2010
Tỷ số
ngành
Tỷ số
thanh
khoản
Tỷ số thanh khoản
hiện thời 1,68 1,73 1,8
Tỷ số thanh khoản
nhanh 0,6 0,75 1,18
Chỉ tiêu vốn lưu động
ròng
63.387.3
00 46.138.037
149.682.2
27
Tỷ số cơ
cấu
tài chính/
cơ cấu nợ Tỷ số nợ 43,06% 38,89% 28,00% 33,00%
Tỷ số nợ/vốn chủ sở
hữu: 75,63% 61,60% 39,00% 53,00%
Hệ số tự tài trợ: 56,94% 61,11% 72,00%
Hệ số nhân vốn chủ
sở hữu: 175,63% 163,65% 139,00%
Tỷ số nợ dài hạn 1,39% 1,25% 4,03%

Hiệu quả Asset Turnover Ratio 63,69% 57,89% 26,50% 14,00%
sử dụng tài
sản
Kỳ thu tiền bình quân 41,53 20,67 27,63
Tỷ số vòng quay hàng
tồn kho 1,30 1,30 1,54
Nhóm tỷ số
khả năng
sinh lời Tỷ suất lợi nhuận 3,56% 5,59% 5,30% 2,00%
Tỷ suất lợi nhuận trên
tài sản 2,27% 3,23% 5,50% 1,00%
Tỷ suất lợi nhuận
thuần
trên vốn chủ sở hữu 14,80% 13,33% 7,67% 1,00%
Nhóm tỷ số
giá trị thị
trường
Tỷ số giá trên thu
nhập (P/E) 5,1 3,8 7,4
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu 3454 3719 2709
Tỷ số giá trên giá trị
sổ sách (P/B) 113,13% 68,00% 34,71% 100,00%
II/ Phân tích ý nghĩa các tỷ sô:
1) Tỷ số thanh khoản
a) Tỷ số thanh khoản hiện thời:
Tỷ số thanh khoản hiện thời của HHC chỉ ở mức 1,68 thấp hơn đáng kể so với mức
công ty đã đạt được năm 2009 (1,73) đồng thời cũng thấp hơn mức 1,8 của BBC trong
cùng năm 2010. Từ đây có thể thấy rằng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả
của HHC vẫn ở mức an toàn nhưng có xu hướng giảm và thấp hơn các công ty cùng

ngành. Tuy nhiên cần phải xem xét thêm cơ cấu tài sản lưu động và tỷ số thanh khoản
nhanh để có được cái nhìn chính xác hơn.
b) Tỷ số thanh khoản nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh của HHC ở mức 0,6 thấp hơn rất nhiều so với đối thủ BBC
( 1,18). Như vậy có thể thấy là hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tài sản
lưu động. Một lượng hàng tồn kho quá lớn là một dấu hiệu không tốt trong ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh của HHC vì thế mà trở nên rất yếu kém. So với năm trước
( ở mức 0,75), tỷ số này của công ty cũng thể hiện sự đi xuống.
c) Chỉ tiêu vốn lưu động ròng:
. Vốn lưu động ròng ở HHC năm 2010 là 63.387.300 nghìn đồng, tăng mạnh so với
năm 2009 - ở mức 46.138.037. Vốn lưu động ròng chính là phần tài sản lưu động
được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chất trung và dài hạn. Như vậy, có thể thấy, trong
năm 2010 phần vốn lưu động thường xuyên này của HHC ở mức khá cao, có thể làm
tăng khả năng trả các khoản nợ khi tới hạn. Tất nhiên, vốn lưu động ròng là một chỉ
tiêu mang tính tuyệt đối vì thế không thể so sánh với các doanh nghiệp có quy mô
tương đối khác như BBC.
2) Tỷ số cơ cấu tài chính
a) Tỷ số nợ
Tỷ số nợ của HHC ở vào mức 43,06%. So với mặt bằng chung các doanh nghiệp, tỷ
số này cho thấy Hải Hà vẫn chưa tận dụng được lợi thế từ đòn bẩy tài chính. Trong
tương quan với tỷ số này của doanh nghiệp vào năm 2009 là 38,89% , tỷ số nợ năm
nay đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng thay đổi trong cơ cấu tài
chính với việc tài trợ bằng các khỏan nợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu so sánh với tỷ
số nợ của ngành là 33 % và của công ty cùng ngành, cũng là đối thủ chính của Hải Hà
(HHC) là Bibica (BBC)- ở mức 28% thì tỷ số này vẫn cao hơn.
b) Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của HHC đạt mức 75,63%, cho thấy mức nợ so với tổng vốn
chủ sở hữu đạt mức khá cao, cao hơn so với năm trước đó 2009 là 61,60%, và cao hơn
công ty cùng ngành BBC 39,00% một mức đáng kể. So với mức chung của ngành
thực phẩm bánh kẹo là 53%, tỷ số của HHC cũng được coi là khá cao. Với mức

75,63% của HHC vẫn được coi là trong tầm kiểm soát nên không đáng lo ngại, tuy
nhiên ngân hàng khi cho vay cũng cần theo dõi chặt chẽ những biến động trong cơ cấu
nợ của doanh nghiệp.
c) Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp cao hơn mức hợp lý (0,3-0,5)
Trong tương quan với tỷ số năm trước, thì ngược lại với tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu, tỷ
số này (56,94%) đang có xu hướng giảm xuống, so với năm trước 2009 và ở mức thấp
hơn so với công ty cùng ngành và tỷ số chung của ngành, do tác động của việc huy
động vốn bằng các khỏan vay bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động của doanh
nghiệp
d)Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của HHC ở mức 175,63%, khá cao so với mức năm trước,
đồng thời cao hơn đáng kể so với công ty cùng ngành BBC, cũng giống như hệ số tự
tài trợ, đây là hệ quả do việc tài trợ nguồn vốn bằng các khỏan vay bên ngòai, cho
thấy xu hướng tài chính của công ty đã bắt đầu có sự thay đổi trong cơ cấu tài trợ với
việc nâng cao tỷ trọng của các khỏan nợ trong cơ cấu.
e) Tỷ số nợ dài hạn
Mặc dù tỷ số nợ dài hạn của HHC khá cao so với công ty cùng ngành, tỷ số nợ dài hạn
của doanh nghiệp này lại thể hiện ở một mức độ khiêm tốn hơn, với mức 1,39% trên
tổng số tài sản, cho thấy phần tài sản được tài trợ bằng các khỏan nợ dài hạn chiếm tỷ
trọng khá nhỏ so với các khoản nợ ngắn hạn và nợ phải trả khác. Do dùng ít nợ dài
hạn để tài trợ, doanh nghiệp có thể gặp phải các khó khăn về thanh khỏan khi các món
nợ ngắn hạn và nợ phải trả khác đáo hạn, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp
2. Nhóm các tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản
a. Hiệu quả sử dụng tài sản
Tỷ số này ở HHC được vào mức 63,69%, cho thấy cứ một đồng tài sản có thể cho
ra 0,6369 đồng lợi nhuận. So với năm trước, tỷ số này có sự tăng trưởng đáng kể,
chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn các nguồn tài sản của mình.
Đặc biệt so sánh trong tương quan với công ty cùng ngành Bibica, con số này vượt
trội hơn hẳn, gấp gần 2,5 lần, so với tỷ số bình quân ngành, gấp hơn 4,5 lần. Tỷ số

này là dấu hiệu khả quan trong tình hình kinh doanh của HHC, cụ thể là trong khả
năng quản lý tài sản của doanh nghiệp
b) Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy thời hạn tín dụng trung bình mà doanh nghiệp áp
dụng cho khách hàng của mình. Chỉ số này tại HHC là 41,53, nằm ở mức tương
đối hợp lý. Tuy nhiên so sánh với cùng chỉ số năm trước cho thấy kỳ thu tiền bình
quân đã tăng lên khoảng 2 lần, thể hiện chính sách tín dụng mở rộng hơn của
doanh nghiệp với khách hàng, tuy nhiên, chính sách này cũng có thể đem lại
những khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề thanh khoản và quay vòng tiền
mặt để tiếp tục sản xuất kinh doanh. So sánh với công ty cùng ngành ( 27,67), mức
kỳ thu tiền bình quân của HHC thể hiện cao vượt trội hơn hẳn.
c) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của Hải Hà tương đối ổn định so với năm trước
2009, cho thấy có ít biến động theo thời gian. So với công ty cùng ngành, tỷ số này
thấp hơn, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho khá hiệu quả. Mặc dù vậy,
với vòng quay hàng tồn kho ở mức khá cao 1,3 vòng, doanh nghiệp cũng cần đề
phòng các trường hợp thiếu hàng tồn kho cho hoạt động bán hàng, điều này có thể
dẫn đến mất khách hàng do thíêu hàng.
3. Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
a) Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận của HHC đạt mức 3,56%, cao hơn đáng kể so với trung bình
ngành thực phẩm bánh kẹo (2%). Tuy nhiên mức này lại khá thấp so với chỉ số của
doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành (5,3%), đồng thời giảm đáng kể so với năm
trước. Điều này cho thấy, HHC đang giảm hiệu quả trong việc quản lý chi phí, trên
cùng một đồng doanh thu, mức chi phí của năm nay lại cao hơn năm trước, và cao
hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 2,27% đã sụt giảm đáng kể so với năm trước, cũng
thể hiện xu hướng giảm sút đáng kể trong hiệu quả quản lý tài sản của doanh
nghiệp. So với công ty cùng ngành, ROA của HHC thể hiện thấp đáng kể, chỉ

bằng gần ½, mặc dù vậy, so với trung bình ngành bánh kẹo, mức ROA của doanh
nghiệp vẫn đạt mức khá cao.
c)Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu tăng đáng kể so với năm trước và gần
gấp đôi tỷ số của công ty cùng ngành, cho thấy mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
khá khả quan, mặc dù ROA của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm sút, song
tỷ số này- ROE vẫn tăng trưởng ổn định, điều này thể hiện có lợi cho các chủ sở
hữu nhưng không hẳn có lợi cho các chủ nợ của công ty.
4) Nhóm tỷ số giá trị thị trường
a) Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
(P/E) của doanh nghiệp ở mức 5,1, khá cao so với công ty cùng ngành, chứng tỏ
doanh nghiệp đang được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận
cao hơn. Mặc dù vậy, so với trung bình ngành ở mức 7,4, tỷ số này vẫn thể hiện ở
mức khá khiêm tốn.
b) Tỷ số lãi cơ bản trên cổ phiếu ở mức 3454 (đồng), giảm so với năm 2009, tuy
nhiên ở mức cao hơn so với công ty cùng ngành, cho thấy vẫn có cơ hội để các cổ
đông và các nhà đầu tư kỳ vọng vào doanh nghiệp với mỗi cổ phần đầu tư.
c) Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (Market to Book ratio –P/B)
Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp vào khoảng 1,13 chứng tỏ doanh
nghiệp có uy tín trên thị trường ở mức có thể chấp nhận được. So sánh trong tương
quan năm trước, tỷ số này có sự tăng trưởng đáng kể. Tỷ số này cũng cao hơn so
với tỷ số của công ty cùng ngành một mức đáng kể, chứng tỏ được uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, so với tỷ số chung của ngành, tỷ số này
của HHC cũng thể hiện mức khá cao.
III/ Nhân xét:
Qua quá trình phân tích các chỉ số tài chính trên nhân viên tín dụng có thể thấy rõ
tình hình tài chính ổn định của công ty Hải Hà. Qua đó có thể chấp nhận cấp hạn
mức tín dụng mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên nhân viên tín dụng cũng phải hết
sức cẩn trọng và theo dõi sát sao chỉ số về nợ của công ty vì nó đang có xu hướng
tăng nhanh qua từng thời kì, từ đó để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho khách hang,

đó cũng chính là cách để bảo vệ an toàn cho khoản tín dụng của ngân hang đồng
thời tạo ra tỷ lệ thu nhập bền vững cho ngân hang.
B. Mô hình điểm số Z của Edward I. Altman
1.Khái quát về mô hình
 Trong kinh doanh ngân hàng việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để các ngân hàng hạn
chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Việc tìm ra một công
cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chánh doanh nghiệp. Có nhiều công
cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai
giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ
số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard
N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu
trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát
minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá
cao. Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa
yếu tố (MDA).
 Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1,
X2, X3, X4, X5:
X
1
=
Vốn lưu động
ròng
Tổng tài sản
• Vốn lưu động ròng= tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
• Chỉ số trên đo lường tỷ trong TSLD ròng của doanh nghiệp trong tổng tài sản
• Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X
2

=
Lợi nhuận giữ
lại
Tổng tài sản
• Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời.
• Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty
mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi
nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công
ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X
3
=
EBIT
Tổng tài
sản
• Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra
lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn
các thước đo tỷ suất sinh lợi và khá quan trọng.
X
4
=
Thị giá của vốn chủ sở hữu
Giá sổ sách của tổng nợ
• Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
• Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
• Tỷ số này cho khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đối với những sụt giảm
trong giá trị tài sản. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các
biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959).
Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.
• Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ

sách của vốn cổ phần.
X
5
=
Doanh thu
Tổng tài sản
• Đo lường khả năng tạo ra doanh thu của tài sản, quản trị của công ty để tạo ra
doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.
• Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan
trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
• X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia
khác nhau
 Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo
từng loại hình của doanh nghiệp:
 Mô hình 1 :Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2 + 1.4 + 3.3 + 0.64 + 1.0
• Nếu Z > 2.99  Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ
phá sản
• Nếu 1.8 < Z < 2.99  Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản.
• Nếu Z <1.8:  Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
 Mô hình 2 : Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z’ = 0.717 + 0.847 + 3.107 + 0.42 + 0.998
Trong đó:
:Vốn chủ sở hữu/ Tổng nợ
• Nếu Z’ > 2.9:  Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ
phá sản
• Nếu 1.23 < Z’ < 2.9:  Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản.

• Nếu Z’ ≤1.23:  Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
 Mô hình 3 : Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh
nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công
thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau.
Z’’ = 6.56 + 3.26 + 6.72 + 1.05
• Nếu Z’’ > 2.6  Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ
phá sản
• Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6  Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản
• Nếu Z’’ ≤1.1  Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao.
2. Áp dụng mô hình Z với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Vì đây là một doanh nghiệp đã được tiến hành cổ phần hóa  áp dụng mô hình 1 để
tiến hành phân tích:
Sử dụng các báo cáo sẵn có của công ty,ta có:
X2 = 0,04
X3 = 0,08
(EBIT= Tổng lợi nhuận kể toán trước thuế + chi phí lãi vay)
X4 =
=
notongcuasoghitrigai
huusochuvongiathi
96633
148372
= 1,54
X5 = 2,37
Với: Z = 1.2 + 1.4 + 3.3 + 0.64 + 1.0
Chỉ tiêu Đơn vị tính NĂM 2009 NĂM 2010

1.TSLD và
ĐTNH
Tr 192350 224396
2. Nợ ngắn
hạn
Tr 79209 93506
3. Vốn lưu
động
Tr 46138 63387
4. Lợi nhuận
giữ lại
Tr 238 10056
5. Ebit Tr 28063 18048
6. Gía trị thị
trường vốn
chủ sở hữu
Tr 122640 148372,5
7. Gía trị sổ
sách của tổng
nợ
Tr 81613 96633
X1 0,24 0,28
X2 0,001 0,04
X3 0,15 0.08
X4 1,5 1.54
X5 2,4 2.37
Z 4,14 4,012
3. Nhận xét
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, căn cứ vào chỉ số Z, ta nhận thấy doanh
nghiệp đang trong nằm trong vùng an toàn,chưa có nguy cơ phá sản với Z = 4,012

> 2,99. Đây là tín hiệu lạc quan để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cũng như
hạn mức tín dụng cần thiết đối với doanh nghiệp. Với chỉ số Z như trên,cho thấy
doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động hiệu quả và khá an toàn,khả năng
xảy ra rủi ro vỡ nợ hầu như rất thấp, do đó,ngân hàng có thể tin tưởng vào khả
năng hoàn trả nợ gốc và lãi của công ty trên. Như vậy, mô hình điểm số Z có thể
coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết
định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy chỉ số Z của doanh nghiệp trong năm 2010 đã giảm
đôi chút với số liệu vào năm 2009 điêu này có thể do việc mở rộng quy mô đã
khiến công ty phải vay nhiều hơn phục vụ cho việc trang trải một số chi phí phát
sinh trong ngắn hạn và thanh toán cho nhà cung cấp. Bên cạnh đó là việc phải chịu
những tác động tiêu cực do tình hình kinh tế chung gây ra đã làm giảm các tỷ số
X3 và X5.
Mọi thay đổi của các biến số X1,X2,X3,X4,X5 trong mô hình đều có ảnh hưởng
đến chỉ số Z. Nhận thấy,mặc dù công ty có tỷ lệ vốn lưu động ròng và tổng tài sản,
khả năng sinh lời ở mức thấp,tỷ lệ này được hỗ trợ bởi tỷ lệ doanh thu được tạo ra
trên tài sản khá cao cho một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (X3=0,08). Mặt
khác,tỷ số đo khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước khi rơi vào tình trạng
mất thanh khoản là rất cao (X4= 1,54 ), đảm bảo khả năng chống chịu cũng như
năng lực quản trị của doanh nghiệp luôn đứng ở mức an toàn. Một vấn đề nổi bật
cho thấy các chỉ số liên quan đến doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp luôn
cao,tương đồng với giá trị tài sản đầu tư của công ty,cho thấy tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty trên đang hoạt động rất tốt,điển hình tỷ sổ X5=2,37. Tuy
nhiên,trong khi doanh thu của doanh nghiệp khoảng 530850 triệu,lợi nhuận giữ lại
chỉ còn lại 10056,điều này cho thấy mức chi trả chi phí các loại của doanh nghiệp
cũng khá cao (có thể là chi trả cho chi phí sản xuất,chi phí bán hàng,chi phí
nguyên vật liệu ,chi phí bảo quản và nhiều chi phí khác có liên quan đến quá trình
sản xuất,lưu kho,phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng đây cũng là đặc điểm
điển hình không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp sản xuất như Hải Hà. Đi
cùng với chi phí bỏ ra cao,khả năng tạo lợi nhuận của tài sản trong công ty khá

cao,khả năng quay vòng sản phẩm nhanh đã đem lại khá nhiều thu nhập cho doanh
nghiệp.
Dựa trên những phân tích trên đây về hệ số Z qua các năm của Hải Hà và mối
tương tác giữa các tỷ số trong chỉ số Z nhân viên tín dụng có thể ra quyết định là
chấp nhận cấp tín dụng cho công ty tuy nhiên nhân viên tín dụng cũng phải hết sức
chú ý vì tỷ lệ vay nợ của công ty ngày càng gia tăng.

×